Phục Hưng

Chương 45: xây dựng.






Tuyệt phẩm tiên hiệp - Đạo Quân Dùng xong bữa sáng, Vũ Tiến cùng Nguyễn Bình ngồi uống trà đàm đạo, bàn bạc việc xây dựng sắp tới.

“Bình huynh, huynh thấy tướng quân nói không xây thành có ổn không? Tại nơi man hoang chi địa này, e là nguy hiểm.” Vũ Tiến ngỏ lời.

“Huynh hiểu sai ý tướng quân rồi, tướng quân cũng không nói là không xây thành, ngài nói là chưa xây thành vội. Ta mới đến, lạ nước lạ cái, biết sao mà xây cho ổn, vùng này hay động đất gió bão, thiên tai liên miên, chọn địa thế xây thành rất khó, phải tìm hiểu nhiều mới được. Vả lại, xây thành là công trình to lớn, cần rất nhiều, rất nhiều nhân thủ vật tư, những thứ đó giờ ta chưa kiểm được.” Nguyễn Bình giảng giải.

“Lại nữa, mặc dù có thạch thủy (xi măng) thần kì như vậy nhưng chúng ta cũng cần gạch đá các thứ, chưa kể còn không có gỗ tốt.”

“Huynh nói phải, tướng quân yêu cầu một cứ điểm trên đảo này, còn làm sao tự chúng ta suy xét, huynh thấy chúng ta lên xây gì đầu tiên?” Vũ Tiến dò hỏi.

“Trước tôi phải tìm được đất xét cùng đá vôi đã, sau chọn vị trí phù hợp xây lò gạch cùng quân doanh, quân doanh xây đầu tiên, binh lính không thể ở mãii trên thuyền được, ta cũng cần nơi đóng quân trên đảo. Sau lại xây xưởng thạch thủy, vận chuyển từ Đại Việt qua quá mất thì giờ, lại dễ hư hỏng. Tiếp đến xây khu dân cư, chuẩn bị cho tướng quân di dân qua, rồi sau đó mới đến các thứ khác. Nhưng việc này tôi không làm chủ được, phải đợi tướng quân.”

“Ừm, trước làm như huynh nói. Đợi nát nữa huynh tìm tên Tân, kêu hắn dò hỏi đám dân bản địa xem ở đâu có mấy thứ huynh cần, à, còn tìm than đá tướng quân dặn nữa, thứ đó nhiệt cao, làm chất đốt tốt lắm, chắc chắn huynh sẽ cần. Tiện thể nếu tìm luôn được mỏ sắt thì tốt quá.” Vũ Tiến nói.

“Được. Thôi tôi đi ngay đây, tìm được càng sớm càng tốt, việc xây dựng không thể để lâu được.” Nguyễn Bình uống hết chén trà vội đứng lên.

“Huynh gấp gáp quá, thôi cũng được, binh lính tập luyện xong rồi, nghỉ ngơi chút tôi cũng mang người đến giúp huynh. Huynh tìm trước hộ tôi khu nào hợp xây quân doanh, tôi dọn dẹp luôn thể.” Vũ Tiến cũng đứng dậy.

“Được, thôi tôi đi đây, dù gì cũng không có việc làm, ngồi không mấy ngày, cả người tôi đều bứt rứt khó chịu.”

“Haha, huynh đi đi.”


Nói rồi Nguyễn Bình xoay người đi tìm tên Tân cùng mấy tên đồng tộc của hắn, mấy tên này chắc giờ vẫn đang ngủ há mõm. Mặt trời lên cao rồi mà vẫn chưa chịu dậy, quả thực là lười, bảo sao đến giờ vẫn ăn lông ở lỗ.

……

Mặt trời lên đến đỉnh đầu, ánh nắng càng ngày càng cay độc, thiêu đốt làn da những người đang lao động bên dưới.

“Kéo đi….hai ba….hai ba…”

Một người lính tay cầm giáo dài, lưng treo khiên, eo đeo trường đao ra sức hò hét đám thổ dân bên dưới.

Bên dưới hàng chục thổ dân ra sức kéo đi một thân gỗ khổng lồ, cỡ 3 vòng ôm, mồ hôi mồ kê nhễ nhại. Người lính ra sức hét nhưng tuyệt không ra roi đánh đập, hắn cũng không có roi, chẳng nhẽ lấy giáo đập? Thế thì chết người mất, mà hắn cũng không được phép làm vậy.

“Phập... crắc...phập...crắc…”

Một bên khác, hàng trăm binh sĩ cởi trần, dùng rìu, cưa ra sức đốn cây, thi thoảng lại có tiếng rầm rầm cây cối ngã xuống. Những cây cổ thụ cao hàng chục mét, thân cây thô nặng bị đốn xuống hàng loạt, lúc này nếu “hội yêu cây, bảo vệ cây ở Hà Nội” mà nhìn thấy chắc chửi ầm lên mất :v Cả cánh rừng tan hoang trước sự tàn phá của con người, muông thú, chim chóc tán loạn, chạy hết đi, kể cả hổ báo cũng sợ hãi trốn vào rừng sâu…phong thái chúa tể sơm lâm đi đâu hết rồi…. lũ quái hai chân này quá nguy hiểm, ngày trước đói chúng vẫn đi bắt một hai tên cho đỡ thèm, ai biết bọn quái này còn có thể hung hãn như vậy….Đứng trước sức mạnh của văn minh loài người, chúa tể sơn lâm hay vua của muôn thú cũng phải cúi đầu!!!

Cây vừa đốn, lập tức thổ dân chuyển đi, chuyển đến gần bờ sông, tại đây, lại có một nhóm binh lính khác tiến hành xử lý. Cành lá bị chặt đi chuyển đến nơi lò gạch sắp xây, thân gỗ gom chung một chỗ phơi khô, một số chuyển đi ngâm. Cả cánh rừng chỉ còn lại những gốc cây trơ trọi….nhưng gốc cây cũng không được để yên, tiếp tục bị một đám nô lệ chèo thuyền cùng thổ dân đào lên rồi chuyển đi...những nô lệ được phát cuốc xẻng nhưng chân vẫn đeo gông sắt, phòng chạy trốn, hay tấn công lại, xung quanh là binh lính mặc giáp sắt canh gác, sẵn sàng tiêu diệt bất kỳ ai có ý định phản kháng…..Bởi vậy không ai dám làm liều hay có gan làm liều, tất cả đều thành thành thật thật đi đào gốc cây.

…….

Cứ thế liên tục 2 tuần, bằng sức lao động của mấy ngàn người, hàng trăm mẫu rừng quanh “vương quốc” cũ của thổ dân bị đốn hạ để lấy diện tích xây quân doanh cùng làm ruộng. Có bãi trống, lò gạch cũng đã đi vào hoạt động, gạch đủ cung ứng cho xây dựng.

“Đất đã dọn rồi, gạch ngói cũng tạm đủ, ta có thể xây quân doanh chưa Bình huynh?” Vũ Tiến hỏi.

“Ừm, còn thiếu chút gỗ để làm mái thôi, gỗ mới chặt còn tươi quá, dùng tạm thì được nhưng không bền, dễ mối mọt.” Nguyễn Bình phàn nàn.

“Thế thì huynh không cần lo, gần đây quân lính tìm được món gỗ khô, không biết để làm gì, toàn gỗ tốt, đóng thuyền cũng đủ sức.”

“Chắc của bọn lái buôn Tàu đấy, mà mặc, đảo này giờ của ta, ta cứ dùng thôi. Mấy tuần nay cũng có thấy thuyền buôn nào qua đâu.”

“Ừm, thế dựng doanh thôi, huynh muốn dùng người nào xây doanh, thổ dân, nô lệ hay lính mình.”

“Nếu được lính mình thì tốt nhất, dễ giao việc, nhưng thế thì phí lính của huynh quá. Thôi thì dùng tạm thổ dân với nô lệ là được rồi, huynh để chút quân canh gác phòng chúng làm loạn là được.”

“Được, tôi để cho huynh 500 lính, 500 lính khác giữ thuyền, hai bên thay phiên nhau. Số còn lại tôi đưa đi dọn dẹp mấy bộ lạc quanh đây, phòng chúng tấn công.”

…….

Cùng lúc đó, trên đất Thuận Hoá, nông dân bắt đầu thu hoạch, cả cánh đồng lúa vàng ươm, bông nào bông nấy nặng trĩu hạt. Nông dân từ sớm tinh mơ đã thổi cơm ra đồng, giữa cái nóng gay gắt vẫn hăng say làm việc, ai đấy mồ hôi nhễ nhại nhưng mặt không dấu nổi vui mừng.

Năm nay mưa thuận gió hoà,vụ mùa bội thu, đầy đồng đều là thóc gạo. Đã vậy, tướng quân thu thuế chỉ có ba thành, địa tô địa tiếc không có gì hết, giữ lại một ít làm giống, số còn lại đủ cả nhà ăn no nê cả năm thậm chí còn dư. Trời ơi đất hỡi, từ thuở cha sinh mẹ đẻ, có năm nào nhà lại dư dả như vậy, thằng Tí, thằng Tèo năm nay có bộ quần áo mới cho bằng bạn bằng bè, Thị Nụ cũng có cái yếm đào như mong ước. Nhìn đống lúa to mà sướng quá, ở đâu phú thuế lại nhẹ như vậy, quan lại lại tốt như vậy, xưa kia kể cả được mùa vẫn đói ăn, hết phú thuế thì đến địa tô, nhà nào có ruộng còn đỡ, nếu là tá điền thì thu được bao nhiêu nộp cho nhà địa chủ gần hết, đã vậy còn bận lao dịch, nào có thời gian chăm lúa mà lúa tốt cho được.


Thu hoạch tràn đầy, dân chúng ấm no sung sướng, khác nào cảnh thịnh thế thời Thái Tổ, Thái Tông (nhà Lê Sơ)

“Đời vua Thái Tổ, Thái Tông

Thóc lúa đầy đồng trâu chẳng buồn ăn.”

Năm nay lúa gặt được nhiều, trẻ con đi nhặt mót cũng được đầy thúng đầy bao, chim chóc từng đàn từng đàn xà xuống ruộng nhặt thóc rơi vãi, khắp nơi là cảnh vui tươi náo nhiệt.

Đứng trên tường thành, nhìn từng xe từng xe lúa nông dân trở vào, Đại Hải không cấm nổi vui mừng. Có lương thực, đất Thuận Hoá cũng yên, dân chúng có thể an tâm sinh sống, hắn cũng không cần giật gấu vá vai lo không đủ gạo nữa rồi, không cần bỏ bạc ra mua gạo của bọn gian thương với giá cắt cổ nữa. Quả tạ đè nặng trong lòng bấy lâu nay cũng rơi xuống. Lê Toàn bên cạnh cũng mỉm cười vừa lòng, đây cũng là công sức của hắn mấy tháng nay, giờ là lúc hưởng trái ngọt, sao không vui cho được.

“Lúa thu xong bao lâu thì bắt đầu vụ mới Lê Toàn?”

“Tầm một tháng, chủ công. Một tháng cho đất nghỉ ngơi, nông dân phơi thóc gạo, ngâm giống, rồi sau đó mới cày bừa bắt đầu vụ mới.” Lê Toàn trả lời.

“Nhắc dân chúng cẩn thận củii lửa, trong thành rơm rạ nhiều, dễ cháy, khó dập. Tăng người đêm đêm tuần tra phòng bất trắc.”

“Vâng.”

“Ba năm tới triều đình không trưng thuế ở Thuận Hoá, số thu được ta dùng nuôi quân với thu thập nạn dân. May mà trúng mùa, không cần mua lương của bọn gian thương nữa.”

“Vâng, vạn hạnh, mấy năm rồi Đại Việt chiến hoạ liên miên, giá lương cao ngất ngưởng. Bên Tàu thì đỡ hơn chút nhưng đường xa, mà bọn lại buôn Tàu cũng chẳng phải hiền lành gì cho cam. Mấy tháng rồi ta cũng mất đến chục vạn lạng tiền mua lương, đắt ngang mua thuyền.”

“Tiền tiêu đi không tiếc. Ta tiêu tiền nhưng mua được lòng dân, giờ dân trung với ta hơn trung với triều đình. Cái này bao nhiêu tiền cũng không mua được. Đưa than sưởi ấm ngày tuyết rơi bao giờ cũng tốt hơn dệt hoa trên gấm.”

“Đất Thuận Hoá mới chỉ có 20 vạn dân, vẫn còn quá ít để thành đại nghiệp.” Lê Toàn nói.

“Việc đâu còn có đó, phải từ từ, nóng vội không ăn được đậu hũ nóng. Có 20 vạn dân chúng này làm chứng, sau này ta thu nạp nạn dân dễ nói hơn, tiếng lành đồn xa, dân chúng các nơi sẽ nô nức đến Thuận Hoá. Nhưng ngươi nói đúng, vẫn còn quá ít, chỉ bằng số dân Việt còn lâu chúng ta mới ra nổi Thăng Long.”

“Ý chủ công là?” Lê Toàn ngờ vực hỏi.

“Ngươi đoán!”

“Người Chiêm!” Lê Toàn nhăn mày nói, hắn không ưa người Chiêm cho lắm, dù gì hai bên kết thù oán với nhau mấy trăm năm, mười mấy năm lại đây đánh nhau liên tục, vua 2 bên đều tử trận trên chiến trường, Đại Việt có Dụ Tông, Chiêm thì Chế Bồng Nga.

“Nếu chủ công mượn quân người Chiêm để thành đại nghiệp thì e lấy được thiên hạ dân chúng cũng không nghe theo.” Lê Toàn khuyên nhủ.

“Không, Lê Toàn ạ. Tầm mắt của ngươi còn ngắn lắm. Thiên hạ bao nhiêu loại người, đâu nhất thiết phải là người Chiêm. Mà người Chiêm cũng đã sao, nếu ta biến họ thành người Việt, nói tiếng Việt, học chữ Việt, sống nếp sống người Việt. Như thế thì không ai phản đối cả. Lại nói còn có người Tàu, người Chà Và, người Ai Lao, Đông Doanh, vô số loại người để ta sử dụng nữa.” Đại Hải nói

“Thuộc hạ không hiểu.”

“Ý ta là muốn trộn lẫn một bộ phận người Chiêm, người Tàu, Đông Doanh….sống cùng người Việt, nhờ đó tăng lên dân số của ta. Dĩ nhiên số người này phải nói tiếng Việt, học chữ Việt, sống nếp sống người Việt, có như vậy ta mới đối xử với họ như đối với người Việt được.”

“Đại nhân là muốn mộ họ đi lính, làm pháo hôi.” Lê Toàn có chút hiểu ra.


“Ngươi có thể coi là như vậy, trước mắt sẽ làm như thế.”

“Đại nhân định để họ sống ở đâu? Thuận Hoá ư?”

“Không, ta đưa họ đến Tân đảo, xứ đấy đất rộng người thưa, diện tích còn hơn Đại Việt ta mà dân số mới mấy chục vạn, đã thế còn lạc hậu. Ta đến giáo hoá họ, đổi lại họ phải phụng sự cho ta, đi làm lính cho ta. Nhưng đấy là việc khó, cần rất nhiều thời gian, không phải một sớm một chiều làm được.”

“Thuộc hạ hiểu rồi, chủ công muốn đồng hoá họ, biến họ thành người Việt, như cách khi xưa người Tàu làm ở nước ta….. nhưng người Tàu đã thất bại.” Lê Toàn vỡ lẽ nhưng vẫn còn nghi hoặc.

“Đúng vậy, chính là thế. Người Tàu không đồng hoá được nước ta vì dân ta quen sống đoàn kết, lại ham muốn tự do độc lập mà hay chống lại. Đã vậy quân Tàu mới chỉ chiếm được phủ huyện, còn làng xã vẫn là người Việt ta quản, dân ta vẫn sống theo nếp xưa, bởi vậy mà người Tàu thất bại. Nay ta cũng làm y như vậy bên Tân đảo, nhưng khác chỗ ta quản lí chặt chẽ hơn, xuống đến tận thôn xóm, mà lại dân xứ đó sống phân tán theo các bộ lạc lẻ tẻ, không đoàn kết, dễ bề khống chế hơn.

Ta tính chia dân, cả dân Việt bên xứ đó thành 3 loại, thứ nhất là công dân, thuế thu ít nhất, có nhiều ưu đãi, quyền lợi, công dân phải nói được tiếng Việt, đọc viết được bằng chữ Việt, bộ chữ mà ta đưa ngươi trước đó.

Thứ hai là bình dân, chỉ cầu nói được tiếng Việt, thuế thu nhiều hơn, khi học được chữ thì có thể tấn thăng lên công dân.

Loại cuối là thứ dân, là dân các xứ ta thu nạp về, loại này thuế thu nặng nhất, quyền lợi ít nhất. Nhưng chỉ cần họ học tiếng Việt, chữ Việt, chịu tiếp thu văn hoá Việt thì ta có thể tấn thăng cho. Có vậy mới nhanh đồng hoá được, kích thích họ ham học, ham sống như người Việt.” Đại Hải giảng giải.

“Diệu! Quá diệu! Thế thì dăm ba năm thôi họ đều thành người Việt hết rồi, còn đâu người Chiêm, người Tàu nữa.” Lê Toàn vui mừng thất thố.

“Không dễ như vậy, nhưng mưa rầm thấm lâu. Đến đời con đời cháu họ thì mới coi là người Việt được. Khi xưa cha ông ta đồng hoá ngược lại người Tàu là như vậy.

Việc này rất khó, cần người tài, đủ kiên nhẫn đi làm mới được. Lê Toàn, ngươi nguyện giúp ta không?”

“Thuộc hạ nguyện ý.”

“Ra Tân đảo, cuộc sống sẽ rất nhiều khó khăn,vất vả. Ngươi vẫn nguyện ý chứ?”

“Nguyện chết chẳng từ nan.”

“Tốt lắm. Ta không để ngươi phải thất vọng. Chỉ cần chục năm. Ta đảm bảo Tân đảo còn phồn hoá hơn Đại Việt, tên ngươi sẽ lưu danh sử sách, để đời đời tưởng nhớ.”

“Thuộc hạ lĩnh mệnh.” Lê Toàn cuồng nhiệt trả lời, không chút nghi ngờ. Chỉ mấy tháng thôi Đại Hải có thể biến một xứ hoang vu như Thuận Hoá trở lên phồn hoa thì không có lí gì cả chục năm không làm Tân đảo trở lên phồn hoa được. Làm người ai mà không muốn lưu danh sử sách, hắn sẽ là một trong số những người đầu tiên khai phá vùng đất đó, khai cương mở cõi cho Đại Việt. Công lao hãn mã, mãi mãi lưu truyền.





Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.