Phó Thác Vận Mệnh

Chương 29: C29: Phàm phu




<!-- vuông -->

Chương 29: Phàm phu

Anh sống rồi, nhưng cái giá phải trả là phân nửa khuôn mặt.

Cơ bắp co rút lại, ngũ quan cũng bị ảnh hưởng nên lệch lạc theo, mắt trái trũng xuống, cái mũi và khóe miệng lại cong lên trên, trông lúc nào cũng như đang cười lạnh.

Từ Khánh Lợi cũng không để ý, anh nghĩ kỹ rồi, cuộc đời đã vậy, kiểu gì cũng phải lấy gì đó để đổi trác. Khi đã hiểu đạo lý này, cuộc đời anh bỗng trôi chảy hẳn.

Đúng vậy, chỉ cần còn sống, còn tồn tại đã là một sự thắng lợi. <!-- vuông -->

Anh đi thẳng về phương Bắc, đi đến đâu cũng hỏi han tin tức của Điền Bảo Trân.

Không có tiền thì dừng lại, làm vài công việc vặt.

Bây giờ anh rất giỏi bàn điều kiện với người khác, chỉ cần bao ăn bao ở, tiền lương bằng một nửa người khác cũng được. Nhiều ông sếp nghe xong cũng hơi rung rinh, nhìn từ trên xuống dưới thì khuôn mặt của anh cũng đáng sợ thật. Nhưng bọn họ đâu cần kết thân hay sinh con với anh, một tên nhân viên chạy vặt thôi, xấu một tí cũng có làm sao.

Vì đồng lương thật sự rất rẻ mạt, cứ thử xem sao, đầu tiên cho anh một chút việc bẩn thỉu vặt vãnh, để anh làm.

Một tháng sau, bọn họ dần biết chỗ tốt của anh, ít mồm kín miệng cũng biết chịu khổ, đối nhân xử thế cũng khá ổn trọng, quan trọng nhất là không gây sự. Lúc không có việc làm, mấy nhân viên khác thì ghé vào với nhau, hoặc là cờ bạc hoặc là rượu chè khoác lác. Anh lúc nào cũng ở một bên, cầm một cuốn gì đó trong tay lặng lẽ đọc. Có đôi khi là một tờ báo cũ, có khi là một cuốn tạp chí rách từ tận ba bốn năm trước, nhặt được cái gì thì anh đọc cái đó, cũng chẳng bắt bẻ, như lúc cho anh cái gì là anh ăn cái đó, cũng không lắm mồm.

Nhưng Từ Khánh Lợi cũng có một vấn đề, đó là không ở một chỗ quá lâu, làm chừng một năm là sẽ rời đi.

Ban đầu sếp còn tưởng là chỉ kiếm cớ đòi tăng lương nên có lệ thêm cho vài đồng, nhưng lâu dần ông ta mới thấy sai sai. Dù có giữ thế nào, thêm điều kiện ra sao, người đàn ông này chỉ cười cười lắc đầu, khăng khăng bỏ đi như đã hạ quyết tâm.

Trên phố bắt đầu đồn đãi, vì có khoảng cách nên anh cũng trở nên thần bí hơn hẳn.

Mọi người đều bảo không giữ được anh, vì số người đàn ông này là phải mở một đường máu, trời sinh đã phải phiêu bạt vô định, bốn bể là nhà.


Từ Khánh Lợi nghe vậy cũng chỉ mỉm cười cho qua, chỉ có mình anh biết tại sao mình không dám ở lại, vì anh sợ. . ngôn tình hoàn

Tuy bây giờ anh đã có cơm no áo ấm, có đồng lương đảm bảo, nhưng lúc nào cũng vẫn lo lắng đề phòng như trước.

Anh đã quen độc lai độc vãng, cách đối xử của người ngoài với anh hoặc là mâu thuẫn, hoàn toàn không để trong lòng, hoặc có một phần xa cách. Mỗi khi thân thiết hơn với một người nào đó, khi họ bắt đầu lớn gan nói chuyện với anh, dò hỏi quá khứ của anh, nhắc tới vết sẹo trên mặt anh, là anh biết, đã đến lúc phải rời đi.

Dù sao cũng là cuộc đời mà mình trộm được, không thể sống quá khoa trương được.

Anh cũng không biết gì về người đàn ông kia, cái người đàn ông tên Nghê Hướng Đông ấy. Anh không biết người đàn ông chết trong vũng bùn ấy trông như thế nào. Tất cả những phỏng đoán đều đến từ đồ đạc trong túi anh ta vào ngày qua đời, một bao thuốc dúm dó và một cái bật lửa.

Bản thân Từ Khánh Lợi không hút thuốc, nhưng để tiệm cận hơn với bóng dáng người đàn ông kia, anh buộc phải khắc phục nỗi sợ ngọn lửa của mình, ngậm điếu thuốc đang nhen nhóm vào miệng.

Vị chua xót tràn ngập đầu lưỡi, anh hít sâu một hơi rồi bị sặc, không nhịn được đành phải ho khan. Làn khói trắng đục làm đôi mắt cay xè đau đớn, không khỏi rơi lệ. Từ Khánh Lợi thật sự không hiểu sao người ta lại bỏ tiền ra để chịu khổ như vậy.

Nhưng anh cần phải học, vì cái người tên Nghê Hướng Đông kia thích hút thuốc.

Anh ép bản thân châm thêm một điếu nữa, chậm rãi hút, ít nhiều học được phần nào nên lần này anh không ho khan nữa, nhưng vẫn không thấy được tí lạc thú nào.

Đến điếu thuốc thứ ba anh mới dần hiểu ra, đầu óc hơi mông lung, trái tim cũng đập thật mạnh.

Khi hút xong một bao, anh đã hiểu thuốc lá tốt chỗ nào.

Bây giờ, anh cũng coi như một dân chuyên rồi. <!-- vuông -->

Đi thẳng về phương Bắc, anh cũng luôn che giấu dấu vết của mình, hút thuốc uống rượu rồi bịa vài câu chuyện xưa.

Sau khi vào nam ra bắc, khẩu âm của anh cũng loạn hết lên, nói dối ngày càng nhiều, cuối cùng dường như đã lừa cả bản thân mình.

Dần dần anh quên mất cả tuổi thơ xa xôi, quên mất những nhát roi đánh lên người, quên mất trong núi sâu còn có một khu vực nhỏ tên là thôn Nam Lĩnh.


Đương nhiên, anh cũng quên mất cái tên vốn có của mình.

Ba chữ “Nghê Hướng Đông”, ban đầu nói ra mồm còn hơi trúc trắc. Lúc nghe người khác hỏi tên họ, chữ “Từ” đã suýt bật ra khỏi miệng không biết bao nhiêu lần. Nhưng lâu dần, chữ “Nghê” ngày càng như dòng họ ruột thịt của anh, lúc đặt bút cũng tự nhiên đổi bộ thủ, mà dường như một nơi nào đấy trong xương cốt cũng đã biến mất theo nét chữ ấy.

Anh bắt đầu làm một vài chuyện trước đây không bao giờ làm, trốn dưới lớp mặt nạ Nghê Hướng Đông, anh như sống một cuộc đời chân chính thuộc về Từ Khánh Lợi.

Nhưng anh vẫn nhớ rõ ba mình, dù đi đến đâu anh vẫn gửi tiền về đúng hạn cho ba.

Anh không mở thẻ ngân hàng, lúc làm công cũng chỉ cần tiền mặt, chỉ khi mang tiền đến quầy bưu chính gửi hàng tháng, anh mới mơ hồ nhận ra dưới lớp da tàn tạ khuyết tật này, có vẻ vẫn còn một linh hồn khác đang ngủ đông.

Cuối hạ năm 2019, Từ Khánh Lợi vòng đi vòng lại, cuối cùng đi tới Thanh Đảo, tất cả hành lý trên người chỉ có một bộ chăn ga mỏng.

Ban đầu chỉ định ở lại một đêm, làm một chuyến trung chuyển thôi, nhưng lúc xuống tàu, anh ngẩng mặt lên thì nhìn thấy bờ biển trước mắt. Khi ấy đang là chạng vạng, ánh hoàng hôn đỏ đậm lan ra trên mặt biển, đỏ rực và đẹp đẻ, ánh sáng màu đỏ cam ánh lên trong đáy mắt như gợi lên một miền ký ức xa xăm.

Tự dưng anh muốn ở lại nơi này, biết đâu Bảo Trân cũng sẽ lưu luyến bờ biển này?

Ở trong một quán trọ gia đình tới hôm sau, Từ Khánh Lợi lại đi tìm việc như trước.

Vẫn là một công việc tay chân, anh rất hiểu bản thân mình, không bằng cấp, không ngoại hình, miệng lưỡi vụng về, thứ đem ra buôn bán được chỉ có chỗ cơ bắp cả người này và chút tinh thần trai trẻ thôi.

Anh làm việc một thời gian trong nhóm kịch nói của xã, tiền lương không nhiều, một ngày chỉ được sáu mươi đồng, về cơ bản phải ở đó cả mười hai tiếng đồng hồ, lúc nào cũng sẵn sàng làm việc. Nhưng anh cũng không quan tâm lắm, bản thân anh cũng chẳng có chỗ khác để đi.

Sau này được nhân viên phục vụ giới thiệu, anh cũng ra ngoài làm mấy công việc xây dựng hay phá dỡ, mệt hơn, nhưng cũng kiếm được nhiều hơn.

Mấy người họ thường xuyên ngồi xổm bên ngoài những trung tâm thương mại, chờ những chàng trai cô gái quần là áo lượt đi hết rồi, chờ những tủ kính sáng lấp lánh tắt đèn, bọn họ mới gánh đồ đạc trên lưng, hồng hộc đi vào thang máy vận chuyển hàng.


Trong trung tâm thương mại không một bóng người, anh đi dép nhựa, dẫm lên lớp đá cẩm thạch trong veo như phản xạ được bóng người.

Thành phố phồn hoa này không thuộc về anh, nhưng sự phồn hoa của thành phố này lại có một phần là anh cho.

Nghĩ đến đây, Từ Khánh Lợi đắc ý mỉm cười, vết sẹo trên má trái cũng vặn vẹo theo, ảnh ngược trên cửa kính nhỏ của cửa hàng trang sức cũng mỉm cười với anh.

Làm việc trong rạp hát lâu ngày, ông chủ cũng rất tán thưởng nhân phẩm của anh, muốn chuyển anh sang làm chính thức. Nếu được vậy, đãi ngộ sẽ cao hơn một chút, nghe nói còn bao ăn bao ở. Đương nhiên Từ Khánh Lợi rất vui, nhưng khi nghe phải nộp chứng minh nhân dân để thống nhất đăng ký, anh lại xìu xuống, cuống quýt xua tay từ chối ý tốt.

Quanh đi quẩn lại đã đến thứ Hai, anh kết toán tiền công rồi không chào hỏi bất kỳ ai, bỏ chạy qua chỗ khác.

Một tuàn sau, anh tìm được một công trường.

Thành thị phát triển nhanh chóng, những tòa nhà cao chọc trời trồi lên từ mặt đất, mấy dự án mới cuồn cuộn chờ được thúc đẩy, từng bản vẽ rơi xuống dất, những công trường cực lớn trước mắt đang đến mùa thiếu người.

Thế nên, khi Từ Khánh Lợi giương cái mặt sẹo đứng đó, người môi giới công nhân không hỏi nhiều.

Làm việc ở đây ai chẳng có dăm chuyện quá khứ? Ai chẳng từng chịu vài chuyện khổ đau trong cuộc sống?

Nếu mà hỏi kỹ, cả đám ai cũng có vài câu chuyện xưa, ai cũng có những chuyện khó xử, ông ta lười hỏi, ông ta không rảnh nhớ những khổ đau của chúng sinh, ông ta chỉ nhớ kỹ thời hạn của công trình.

Thế là ông ta chép chép miệng, đánh giá một lượt từ trên xuống dưới, may mà thằng nhóc này trông cũng rắn chắc, nhìn đã thấy làm được việc. Bàn giá cả xong, ông ta ném cho anh một cái mũ vàng, gọi một công nhân già tới đưa anh đi dạo một vòng học quy tắc.

Từ Khánh Lợi không có kỹ năng gì, thứ giỏi nhất là làm mấy công việc chân tay.

Hoặc là công việc với thanh thép, nghiêng người khuân thanh thép lên vai, thường xuyên phải ngồi xổm dưới nắng cả ngày, cánh tay buộc chặt thanh thép, sống lưng và cánh tay đều phơi ra bên ngoài, đỏ bừng và phồng rộp lên.

Công việc này không cần kỹ thuật, chỉ cần chịu được khổ, chỉ có một cái tư thế là gập eo xuống ngồi xổm cả ngày. Chuyện đau eo tê chân đã là thường xuyên, ban đầu lúc mới làm, hôm sau eo và chân anh tê rần không chịu được, nhưng dần dần cũng thành thói quen.

Thỉnh thoảng anh cũng làm công việc khuân vác xi măng, phải vác bao xi măng lên lưng, vận chuyển hai đầu, một bao khoảng 50 kí mà chỉ trả năm hào, kiếm nhiều hay kiếm ít thì phải xem năng lực của mình đến đâu, có chịu nổi hay không.

Từ Khánh Lợi giỏi nhất là đổi mồ hôi và máu thành tiền, suốt một ngày, khuân 600 đến 800 bao cũng không thành vấn đề.

Con người luôn như vậy, nếu không bị ép đến đường cùng, ai cũng nghĩ mình không khiêng nổi. Nhưng nếu vất vả và cực khổ liên tục đập xuống đầu, có phải gãy răng chảy máu, cũng phải nhịn đến cùng.


Buổi sáng sáu giờ bắt đầu làm, buổi tối bảy giờ kiểm tra kết toán, sau một tháng đầu chịu đựng, dần dần Từ Khánh Lợi cũng bắt kịp, thậm chí còn tìm được một tia tự do.

Dù sao làm cu li một ngày xong, ai cũng mệt đến mức ngả đầu xuống là ngủ ngay, không ai có hứng thú với vết sẹo của anh nữa.

Huống chi ở đây rộng rãi lại lắm người hỗn tạp, dòng giống gì cũng có, họ đều là ốc còn không mang nổi mình ốc, ai lại đi quan tâm đến một người như anh đâu?

Anh tranh thủ lúc người ta không chú ý, tìm một nơi khuất bóng tính hút một điếu.

Kết quả vừa mới vòng tới tường vây đã thấy một người đàn ông trung niên ở cách đó một đoạn, sau lưng lấm tấm một hôi, đang ngồi xổm trên mặt đất khóc huhu.

Anh đã gặp người đàn ông này vài lần, làm việc rất cố gắng, cũng không nói gì nhiều, gần như không giao tiếp với ai, ngày nào cũng chỉ cắm đầu vào dọn gạch.

Không hiểu sao, anh cảm nhận được một sự thân thiết từ tận đáy lòng, rồi đi tới hỏi han, làm chính bản thân anh cũng phải giật mình:

“Người anh em, làm sao thế?”

Người đàn ông kia vẫn chưa để ý đến anh, chỉ ngưng tiếng lại, giơ mu bàn tay lên lau nước mắt trên mặt.

“Không sống nổi nữa à?”

Vẫn không nói gì.

“Ầy, ai mà chả thế.” Anh cười cười, rút điếu thuốc ra đưa qua, người đàn ông sửng sốt, duỗi tay nhận rồi ngậm ngoài miệng.

Hai người ngồi xổm song song nhau, ai cũng hít mây nhả khói, không hề mở miệng.

Đến khi điếu thuốc cháy hết, người đàn ông kia báo tên, giọng nói thô lệ khàn khàn, như những vết chai trên tay cậu ta.

“Tào Tiểu Quân.”

Từ Khánh Lợi lặng lẽ nhắc lại cái tên này, sau đó vứt tàn thuốc xuống đất dí tắt, nheo mắt lại cười cười:

“Tôi tên Nghê Hướng Đông.” <!-- vuông --> <!-- 1 --> <!-- AI CONTENT END 1 -->


Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.