Phàm Trần

Chương 43: 43: Ngông Ngông Nghiêu Nghiễu Nghênh Ngang- Thiên Sư Bại Hoại Giảng Tràng Đạo Kinh





Thu đến thu đi, thế sự ưu bi như giấc mộng.

Phàm trần những năm này rất mãn nguyện.

Hắn cảm thấy mình sống rất ý nghĩa.

Bao thăng trầm qua đi.

Bây giờ chỉ là một Bại Hoại Thiên Sư hàng ngày giữ Miếu, bói dạo, giải tường tri sự việc cho dân mụ mị.Phàm trần nằm lăn ra ghế ngủ khò.

Thế sự như bò, ăn no đi ngủ.

Chúng nô tì A Thu A Ngọc thấy Khôi Bá Lạc của hiện tại không khác nào Đạo Sĩ ẩn tu.

Thật không hiểu nổi.

Suốt ngày trốn trong Miếu Thổ Công.

Thật hắn định làm Ông Từ giữ Miếu đến chết hay sao?Đang ngủ ngon lành thì có người gọi dậy làm Phàm Trần thức giấc, hắn quơ tay la ó vì đang ngủ ngon có người gọi tĩnh.Là đệ tử đây thưa Sư Phụ.

Đệ tử Phúc Loan đây.

Luận Đạo Công Trần Phúc Loan trong tư thế lôi thôi lếch thếch dơ bẩn thấy gớm vừa quỳ vừa khóc.

Đệ tử khổ quá mà, không hiểu sao lời Sư Phụ nói ứng nghiệm, đệ tử từ ngày rời khỏi Sư Tôn thì khổ không tả nổi.Cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc, đệ tử rất thảm thưa Sư Phụ.

Sai! La lối cái gì! Khổ là công cuộc bước đầu trong cuộc sống, la lối vô ích.

Đứng lên đi.Phàm trần nói tiếp: Thế sự này mong manh ngắn ngủi, cái sai của ngươi là tuổi trẻ quá nóng vội, cần phải tĩnh tâm nhập đạo, đại đạo ba ngàn, như sông sâu bể cả.Để Bại Hoại Thiên Sư ta truyền cho ngươi một pháp, bảo đảm hết khổ.

Luận Đạo Công Trần Phúc Loan nghe xong tỉnh táo lại vui mừng chú ý lắng nghe.Tương truyền nhân loại đã trãi qua vô lượng kỷ nguyên, vô lượng thời đại.

Mà Thượng Cổ Đại Năng đã thông qua các thời kỳ khác nhau để truyền đạt ý chí thượng cổ xuống những quốc độ khác nhau.Từ các Sứ Giả như Ngài Ác Liệt Hông, Ngài Ô Dề, Ngài Đề Sư, Ngài Mê Hả Mệt.

Các Ông đều nhận được mặc khải từ Trời.

Thông qua ý chí đại đạo từ Thượng Cổ Đại Năng diễn tấu tạo tác ra đại đạo phi thường vô ngã.Đến một kỷ nguyên mới, khi mà nhân tộc cần đến những tri thức lý luận thực tiễn mới, đại đạo mới.

Lúc này tại một Cổ Quốc tên gọi Bất Tử.

Bất Tử Cổ Quốc nghe tên là biết, cường giả như mây, đầy đường chật chợ.

Ngay tại Đế Quốc này xuất hiện một Hiền Giả danh gọi là Báo.

Báo còn có nghĩa cổ là "Cánh Cổng".Hiền Giả Báo nói rằng mình đã được Thượng Cổ Đại Năng chọn, thế là Hiền Giả Báo lập ra đại đạo gọi là đạo Bà Ba, đạo mang phong cách hà sa bác ái, thế nhưng, sự đời mà, chẳng bao lâu thì Báo Hiền Giả bị người thù ghét.


Quốc Chủ của Bất Tử Cổ Quốc lệnh cho tất cả cường giả trong nước vây công giết chết Báo Hiền Giả, dập tắt đại đạo sinh sôi.Hỡi Ôi! Đại Đạo vừa chóm nở, thoáng chốc lại lìa tan.

Thương thay bậc Hiền Giả đoan trang, chưa kịp vội truyền trao ý chí liền gục ngã.

Ngày mà Báo Hiền Giả lâm nạn, bầu trời mưa giăng mây phủ, trời đất bỗng tối tăm như đau buồn cho một Đấng Từ Bi tử nạn.

Báo Hiền Giả một thân chống lại 800 cường giả Cổ Quốc Bất Tử.

Đến chết Ngài vẫn một lòng vì đại đạo, quyết không lùi bước trước cái ác xâm lấn.Để không cô phụ ý chí bất diệt của Hiền Giả Báo.

Một lần nữa Thượng Cổ Đại Năng chọn lấy một Hiền Giả có tên là Bất Hủ Lạc.

Bất Hủ Lạc có nghĩa là " Vinh Quang Của Đại Năng"Bất Hủ Lạc Hiền Giả nói rằng Ngài đến để kế thừa y bát của Đức Hiền Giả Báo.

Ngay lập tức con dân cổ quốc hết sức phấn chấn vì đại đạo trường tồn bất diệt.

Quốc Chủ Bất Tử Cổ Quốc hết sức tức giận vì vừa dập tắt Đạo Bà Ba, liền nổi lên Đạo Bà Hai của một tên tự nhận mình là Sứ Giả của Trời có tên là Bất Hủ Lạc.Hiền Giả Bất Hủ Lạc thành lập đại đạo gọi là Đạo Bà Hai.

Bà Hai có nghĩa là "Vinh Quang hay Tráng Lệ".

Quốc Chủ Bất Tử Cổ Quốc cho người vây bắt Hiền Giả Bất Hủ Lạc.

Ngài bị giam cầm cho đến chết.Những tháng ngày bên trong đại lao u tối, Hiền Giả Bất Hủ Lạc vẫn không ngừng được Thượng Cổ Đại Năng truyền đạt ý chí.

Ngày đã viết ra hơn 100 bộ kinh thư bí pháp để lại cho nhân tộc thời đại đó.Sau khi Đức Bất Hủ Lạc tọa hóa.

Đức A Đục Bá Hạ là Trưởng Tử tiếp nhận y bát của Ngài.

Khi Đức A Đục Bá Hạ tọa hóa thì y bát truyền thừa được giao lại cho ngoại tôn của Đức Bất Hủ Lạc là Ông Sổ Nghì Ó Dênh Đâm.Đại đạo không ngừng sinh sinh hóa hóa.

Vạn pháp trôi trãi tiếp diễn theo dòng thời gian bao la vô thỉ.Hôm nay Vi Sư sẽ đọc lại bí pháp xa xưa cho ngươi nghe, mong ngươi thường tu tĩnh trưởng dưỡng tâm từ bi thanh tịnh.

Có lẽ ngươi chưa vội tin ta.

Nhưng ta nói cho ngươi biết.

Vào đời sau khi ta tọa hóa.

Khi ngươi gặp khổ đau mà đem bí pháp này ra tụng đọc thì sẽ khai linh kiến tánh, lòng chánh trào tăng.CHÍN ĐIỀU ĐỨC BẤT HỦ LẠC RĂN DẠY TU HÀNH GIẢ:1.Chư Hiền phải phục tùng Luật Lệ và Triều Đình nơi Quốc Gia Chư Hiền đang tá túc."Nhớ rằng mình sống ở trầnLào thông luật lệ chuyên cần nghiêm minhPhép vua cung kính thiệt tìnhTôn ti trật tự giữ gìn đạo tâm"2.Chư Hiền hãy hủy bỏ mọi định kiến trong tâm thức để dễ dàng tiếp nhận ý Trời." Làm người thành kiến đập tanKhách quan nhật xét ấy an sự đờiSự đời sớm tối chiều mơiLòng không định kiến thảnh thơi an nhàn".3.

Đối với Đại Năng thì Chư Hiền dù là Nam hay Nữ đều bình đẳng."Phàm trong trời đất công tâmNữ Nam đều vốn chồi mầm thượng thiênCông bình bác ái diên niênPhải luôn bình đẳng bình yên mọi loài".4.

Giáo đạo xa xưa đến nay đều cùng một nguồn cội do ý chí đại năng truyền đạt.


Nên Chư Hiền phải có một tấm lòng bi mẫn đối với mọi giáo phái khác."Nhớ rằng giáo đạo ngàn xưaChỉ do một Đấng đò đưa qua bờĐấng này mới giảng thiên thơSai trong thân tín qua bờ dạy dânCho nên mình đã tu chânKhông nên phân biệt đạo gần đạo xaNgàn năm mối đạo một màChỉ do cách nói khác ta khác mình".5.

Chư Hiền cần cố gắng phấn đấu lao động học tập sản xuất để rút gọn khoảng cách nghèo và giàu trong thiên hạ." Xưa nay mưu sự tại nhânRáng lo lao động chuyên cần thoát nguyNghèo giàu hữu sự lâm lyMình người thiện tín tường tri đại đồng"6.Chư Hiền cần vận động các nhi tử tập trung vào con chữ, khai hóa trí tuệ thông qua con đường học tập."Trời giành tất cả hồng ânCon dân nhân tộc chuyên cần phổ thôngHọc hành bao quát tây đôngĐồng lòng phát triển trần hồng vui ca".7.

Thượng cổ Đại Năng giao trọng trách cho tất cả Chư Hiền trong công cuộc tìm ra chân lý."Đạo không phải ở tại thầyĐạo trong nhân thế đạo đầy nhân sinhĐạo như đại hải minh minhNgàn năm thấu tỏ thiệt tình nơi ta".8.

Dưới Đại Đạo này Chư Hiền sẽ được thành lập nên một công đồng đại đạo, và một sự hợp pháp được bảo đảm an toàn."Đạo cần đoàn kết công đồngLập ban chỉnh lý một lòng dạy khuyênKhông chia phân biệt vùng miềnKhó nan giải thích chỉ truyền một thôi".9.

Đại Đạo được mỗi Chư Hiền dung chứa với ý chí bản tâm và sự phát triển của mặc môn hòa quyện cùng chung vậy."Đạo dung chứa cả tam nhânBản tâm, thực tại, xa gần công mônĐại thời phát triển phát ngônGiới cơ máy móc, ta cần học nghe".BÍ ĐIỂN CỦA ĐỨC BẤT HỦ LẠCBí văn này là sự vinh quang trên mọi vinh quang.Đây là những lời từ cõi vinh quang truyền xuống qua ngọn lưỡi quyền năng và uy lực, đã từng mặc khải cho các Đấng Tiên tri ngày xưa.Chúng ta gạn lọc lấy phần tinh hoa nội tại và cô đọng làm một đặc ân ban cho những người chính trực hầu giúp chúng vững dạ trung thành với giao ước của Đại Năng, thực hành trong đời sống sự tin cậy của Ngài và thừa hưởng trong cõi tinh thần cái giá trị trân bảo của phẩm hạnh thiêng liêng.1.Hỡi nhi tử của tâm thức.

Lời mà Bần Đạo khuyên răn Chư Hiền cần phải làm là: Hãy có một tâm hồn mạnh mẽ thánh thiện và trong sáng thuần tịnh, để cho nó trở thành một lĩnh vực của vạn cổ, bất diệt và vĩnh cửu."Này là bản ngã tâm mêThổi hồn cho tịnh ê chề qua mauTâm minh thánh thiện chí caoHồn thanh hồn tĩnh ba đào xé tanTrở thành lĩnh vực minh anCổ kim bất diệt chứa chan đại từ"2.

Hỡi nhi tử của tinh thần.Dưới con mắt của Bần Đạo, điều đáng yêu quí nhất là công bằng; đừng xa rời nó nếu ngươi khaokhát đi theo Bần Đạo, đừng hững hờ với nó để cho Bần Đạo tin cậy.

Nhờ sức nó, Chư Hiền sẽ nhìn thấy với chính mắt mình, chứ không phải bằng mắt kẻ khác; sẽ hiểu biết do chính trí tuệ mình, chứ không qua trí tuệ của kẻ láng giềng.

Hãy suy ngẫm điều đó trong tâm tư Chư Hiền, cho biết bổn phận Chư Hiền phải thế nào.

Công bằng quả thực là món quà Bần Đạo ban cho Chư Hiền, nó biểu hiện tấm lòng sủng ái của Bần Đạo.

Hãy đặt nó trước mắt Chư Hiền."Này là bản ngã tâm mêDưới con mắt đạo lối lề bình côngLại gần sẽ thấy thiên khôngChư hiền theo đạo bình công làm đầuTuệ tâm tuệ nhãn gồm thâuTỏ khai chân ngã một bầu tịnh minhNào đâu cần pháp huệ linhDưới mi mục kẻ ngoài mình khác ngayGồm thâu đại đạo gậm nhaiXét nơi trí huệ phận này phải thôngMón quà đạo lý bình côngLà phần thưởng quý ban trong chư hiềnTấm lòng bác ái vạn niênMau đem đặt trước mục tiên Chư Hiền".3.

Hỡi nhi tử của nhân loại.

Khi còn ẩn tàng trong bản thể vĩnh cửu và trong tinh hoa vạn cổ hằng tại của Bần Đạo , Bần Đạo đã biết tình yêu của Bần Đạo đối với Chư Hiền; vì vậy Bần Đạo đã tạo ra Chư Hiền, đã khắc cẩn vào Chư Hiền hình ảnh của Bần Đạo và đã khải lộ cho Chư Hiền vẻ đẹp của Bần Đạo." Này người con của tinh thầnĐại năng tàng ẩn trong phần xác taTinh hoa vạn cổ hà saTình yêu quy kính bao la trên ngườiĐại năng tạo tác các ngươiKhắc vào tâm cảnh vàng mười vàng trongBan truyền một ánh hồng môngChư hiền nhập đạo một lòng thiện lương".4.

Hỡi nhi tử của nhân loại.Bần Đạo yêu thích sự tạo sinh ra Chư Hiền, do đó Bần Đạo đã tạo ra Chư Hiền.

Vậy hãy kính yêu Bần Đạo, để Bần Đạo nhìn nhận Chư Hiền và ban cho tâm hồn Chư Hiền tinh thần sự sống."Hỡi này con của ta ơiTạo ra con để chiều mơi phụng hànhTạo ra con để làm lànhTrừ ma đuổi quỷ nhân danh đại từThế nên quy kính thiên thưĐể Trời già biết nhìn người công tâmThiên thư tức đại bản tâmĐại năng ban xuống huyền âm nhập lòng".5.Hỡi nhi tử của sự sống mãnh liệt.Hãy yêu Bần Đạo, để Bần Đạo yêu Chư Hiền.

Nếu Chư Hiền không yêu Bần Đạo, thì tình yêu của Bần Đạo không thể nào đến với Chư Hiền được.

Hãy thức ngộ điều đó, hỡi người hành giả kế thừa của Bần Đạo."Này là sự sống trong taHãy nên quy kính trời già trong tâmYêu thương đi đứng ăn nằmKhông quên nhớ tưởng ơn thâm biển trờiĐại năng lao khổ mấy mơiMới truyền ý chí trong đời cứu taChư hiền nhớ kỹ xót xaGìn lòng mộ đạo gọi là công ơnNếu như quên lãng nguồn cơnƠn trên khai sáng thì lờn đức tinChư hiền là đại đạo sinhLà ơn dưỡng dục quần linh trong đờiChư hiền là pháp tắc trờiLà người kế tự bao đời đại năng."6.

Hỡi nhi tử của sự sống mãnh liệt.

Thiên đàng trong tâm thức của Chư Hiền là tình yêu của Bần Đạo; cư thất của Chư Hiền ở trên trời, ấy là sự hội ngộ cùng Bần Đạo.

Hãy vào đó và đừng chần chờ nữa.

Đó là điều đã được tiên liệu cho Chư Hiền trong cõi tối thượng và nơi ngự trị cao cả của Bần Đạo."Này là sự sống trong taThiên đàng tâm thức là nhà đại năngNgôi gia trời phủ mây giăngLinh quang đại đạo luôn chăn dắt đờiChư hiền cốt cách trên trờiMau mau nhập đạo nhớ lời thệ minhĐại năng tiên liệu như đinhTâm như keo dính hằng in Chư HiềnCõi trên vô thượng diên niênSẵn lòng tiếp đón Chư Hiền vào đây".7.

Hỡi nhi tử của nhân loại.Nếu Chư Hiền yêu Bần Đạo thì hãy lánh xa tự ngã; nếu Chư Hiền muốn làm cho Bần Đạo vui thú, thì đừng lo đến sự vui thú của Chư Hiền; có thế thì Chư Hiền mới có thể chết trong Bần Đạo, và Bần Đạo sẽ sống vĩnh viễn trong Chư Hiền."" Này là con của ta ơiBỏ đi cái tánh cống cao ngạo đờiTự khen chỉ tự xì hơiNhận mình là dỡ một đời ổn anNếu như người muốn đặng anChư hiền cung kính vái vang kêu cầuTrời già một mãnh gồm thâuTrong thân trong xác trong bầu tâm ta.Đại năng cũng chính chư hiền.Chư hiền cũng chính gọi là Đại Năng".8.Hỡi nhi tử của tinh thần.


Chư Hiền sẽ không khi nào được thanh thản trừ khi biết đoạn tuyệt với bản thân để quay về với Bần Đạo.

Bởi Chư Hiền có bổn phận đạt đến vinh quang nhân danh Bần Đạo, chứ không phải vì chính Chư Hiền; đặt lòng tin nơi Bần Đạo, chứ không phải vào Chư Hiền, vì Bần Đạo chỉ muốn được yêu mến duy nhất và trên tất cả."Này là tâm thức cao xaMau mau nhập định trời già trong conĐại năng hợp thể lo trònNhân danh cao cả mỏi mòn nát tanLòng tin trời đất xốn xangVái vang cầu khẩn đặng an trong trờiTrời kia duy nhất người ơiTrời là chân ngã là đời tạo xây".9.

Hỡi nhi tử của sự sống mãnh liệt.Tình yêu của Bần Đạo là thành trì kiên cố của Bần Đạo; kẻ nào vào đó sẽ được an toàn; ai lánh xa sẽ chắc chắn lạc đường và bị diệt vong."Hỡi là quy luật sinh tồnTình yêu trời đất thổi hồn núi sôngTình yêu đại ngã đại đồngAi mà vào được cõi lòng bình anAi mà khi dễ quênh quangQuanh năm sầu khổ khóc than đau lòng".Bại Hoại Thiên Sư nói tiếp: Ngươi phải nhớ lấy những gì hôm nay Vi Sư truyền dạy.

Thế đạo này thay đổi khôn lường.

Cả đời Đức Bất Hủ Lạc sống trong u tối lao tù, nhưng Ngài đã tìm ra ánh sáng chân lý vĩnh hằng vô biên cao thượng.Người xưa dù ở tù tới chết vẫn một lòng quy kính thiêng liêng mà không hề sợ hãi.

Vi Sư mong Luận Đạo Công Trần Phúc Loan ngươi dù sau này trãi qua trăm vạn ngàn khổ nạn vẫn không sờn lòng nản chí.

Nhớ kỹ càng khổ càng hay.Khổ riết để mà thức tỉnh.

Vi Sư tiên đoán dẫu sau này ngươi đầu trần thân trụi, ở bụi ở lùm, ngồi khóc kêu um, thì đến lúc đó ngươi sẽ còn khổ nữa.

Khi ngươi khổ ngươi hãy ngẫm lại xem trăm kinh ngàn sách có ích gì? Và tu như thế nào cho đúng.Nhớ kỹ không trộm cắp vặt của người.

Không tham pháp, chỉ một lòng lo lao động.

Đại đạo là lao động, chứ không phải ngồi đó nói.Trần Phúc Loan ngẫm nghĩ lời Bại Hoại nói hồi lâu, rồi đứng dậy bước đi trong im lặng.

Thân ảnh rời xa miếu thổ công.

Lần này không biết hắn sẽ đi bao lâu.

Phàm trần cũng tin chắc rồi hắn sẽ vượt qua tất cả.

Còn nếu không vượt qua thì chết.

Chỉ có vậy.Buổi chiều tối Con Gấu mập Vũ Ca lại vác đông ba kiếm mò tới.

Gấu trong bộ dáng tươm tất sạch sẽ.

Nó đến trước ban thờ Thổ Công dâng hương.

Xong quay lại chỗ phàm trần đang ngồi.

Gấu quỳ xuống đặt đông ba kiếm qua một bên.

Gấu ta lạy thành tâm ba lạy rồi ngước cổ lên nói:Xin Sư Tôn hãy ban cho Đồ Đệ danh tự để sau này nở mày nở mặt với thiên hạ quần hùng.

Phàm trần đang uống trà nghe gấu nói cũng mắc cười.

Nhưng biết Gấu tâm tánh lương thiện, phàm trần gọi nó lại ngồi sát bên rồi nói:Phàm Mỗ sẽ dạy ngươi cách đặt pháp danh.

Ta sẽ đặt pháp danh cho ngươi và dạy cho ngươi rành rẽ, sau này khi ngươi khai tông lập giáo thu nhận môn đồ, ngươi cứ nương theo đó mà đặt pháp danh cho bọn họ.Xin đa tạ Sư Tôn.

Gấu vui mừng hớn hở.Phàm trần nói: Nay Vi Sư sẽ ban cho ngươi pháp danh là BÍCH LẠC HOÀNG TUYỀN.

Tại sao gọi tên ngươi là bích lạc hoàng tuyền?"BÍCH ấy ngọc cung một tảng trờiLẠC đạo thanh bần chỉ chiều mơiHOÀNG vốn vàng kim nơi ánh đạoTUYỀN là cam lộ suối thảnh thơi".Sao này ngươi cứ xưng mình là Bích Lạc Hoàng Tuyền Đạo Nhân ngụ ý là một tu hành giả tâm như bích lạc đạo tợ hoàng tuyền.Giải nghĩa cụ thể hơn thì Gấu ngươi chỉ cần nhớ ngươi là con Gấu cứng cõi luôn sống vui tươi lòng hướng đại đạo huy hoàng, luôn tâm thanh tánh tịnh như mặt nước suối trong veo chảy mát.Còn về cách đặt pháp danh cho môn đồ, ngươi phải thuộc bài kệ sau:KỆ ĐẶT TÊN:"Bích- Diệu- Lý - Ba- Ngộ- Thiên- HàLinh- Chi- Kim- Tán- Độ- Đàn- SaChí- Dũng- Song- Toàn- Minh- Uy- PhổNạp- Xuất- Từ- Sinh- Vạn- Nhất- Tha".Tức là thế này: Ngươi là đệ tử đầu tiên ta sẽ ban cho ngươi chữ Bích.


Gọi ngươi là Bích lạc hoàng tuyền.

Nói chung là chữ bích làm đầu phía sau muốn đặt gì do minh sư suy diễn mà đặt.

Đúng ra phải đặt ngươi là Bích Phượng, Bít Đường, Bích Cống, Bích Tắc Giao Lộ.....!Ngươi hiểu chưa! Haha!Đến đời đệ tử tiếp theo ngươi đặt pháp danh ngươi chọn sau chữ bích là chữ diệu, còn diệu gì thì ngươi thích gì đặt đó ví dụ: Diệu Diệu Minh Uy, Diệu Pháp Liên Hoa, Diệu Nhiễu, Diệu Thâm, Diệu Như Heo, đại khái là vậy.

Khi đặt hết thứ tự trong bài kệ thì quay trở lại ban đầu.Con Gấu mặt bí xị buồn so, mặt cứ đần ra rồi nói: Sư Tôn cứ thích ghẹo Bản Gấu ta.

Cảm ơn Sư Tôn ban cho Pháp danh.

Nhưng ta đề nghị Sư Tôn có thể đổi con thú cưỡi khác không?.

Ngài có thể sửa kinh Ông Hai Béo lại thành con vật gì Ngài cưỡi trong đó như kỳ lân, voi , sư tử,đại bàng.Chứ Sư Tôn cưỡi heo mỗi lần người ta hỏi đệ tử Sư Tôn đệ tử cưỡi con gì?.

Đệ tử chỉ biết ôm đầu bỏ chạy vì mang nhục.Phàm trần cười to rồi nói: Thật Gấu ngươi không hiểu, để Vi Sư giải thích cho.

Hai néo là cách nói vui tươi dí dỏm mà ẩn dụ.

Tương truyền thời kỳ xa xưa có Con Thượng Cổ Hung Thú gọi là Thượng Cổ Lăn Trai.Sao gọi là Thượng Cổ Lăn Trai.

Nó vốn là heo rừng, tu luyện vạn năm, rồi hàng ngày ra gốc cây đại thụ trong rừng lăn vào những nhựa mũ cây chảy xuống.

Theo thời gian vạn năm, lớp da nó biến đổi như huyền thiết.

Sức mạnh nó lại hùng dũng khiếp kinh, bách tà bất xâm.Cổ thư có miêu tả về Thượng Cổ Lăn Trai như sau:" Sắc Sắc Phụng Sơn.

Thỉnh Ngài Lăn Trai Thượng Cổ, Mao như bạch tuyết, thân tợ huyền thau.

Tướng lực điền anh dũng uy hào, nanh song kiếm cong như vầng nguyệt khuyết.

Ngài mài nanh con tà sợ, Ngài quơ nanh con tà run.

Sức Ngài Lăn Trai thật hãi hùng.

Một mình dám đánh thập đại hung thượng cổ".Còn về danh Hai Béo để gọi cho vui dí dỏm trong môn đồ tông thân.

Gấu ngươi ngu dốt, sau này ta có rời đi vùng đất khác, ngươi muốn ca ngợi ta cho nở mặt nở mài thì ngươi thay chữ Heo Béo lại bằng chữ Nhị Lực.Hai là nhị, béo là chỉ thân hình khỏe mạnh thì gọi là Lực.

Ngươi cứ đọc:" Thỉnh Ngài Nhị Lực Đạo NhânCưỡi Con Thượng Cổ Thú Thần Xuống Đây"."Sắc truyền Thượng Cổ Lăn TraiCõng Ngài Nhị Lực về ngay độ trần"Hay là:" Thỉnh trên Nhị Lực Đạo NhânCưỡi Con Thượng Cổ Lăn Trai Xuống Trần".Hoặc là:"Trước là con thỉnh Ông BàSau thỉnh Nhị Lực về nhà nghe kinhThầy đi núi lỡ chuyển mìnhCưỡi thượng cổ thú giáng linh độ đời".Gấu nghe xong liền vui vẻ.

Gấu cười ha ha rồi vác kiếm ra đi dõng dạt nói.

Bần Đạo pháp hiệu Bích Lạc Hoàng Tuyền Chân Nhân, là môn đồ của Đức Nhị Lực Đế Tôn.

Để xem còn ai dám ăn hiếp ta.

Ha ha ha ha.Phàm trần đau não với con Gấu.

Nhìn Gấu đi đã xa, phàn trần quay lại vào miếu thần, đóng cửa nghĩ ngơi.

Kết thúc một ngày tốt đẹp..


Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.