Niệm Đường – A Man

Chương 44




Tại một thị trấn nhỏ trên vùng đồi núi Hà Nam, ông chủ Trịnh bước ra khỏi một chiếc Mercedes Benz sáng loáng.

Một người đàn ông có thân hình gầy gò nhưng gương mặt thì ngược lại có vài lạng thịt, trông rất béo tốt.

Vừa mở miệng liền muốn kêu một câu tiểu bảo bối của ta, nghĩ thầm một đứa con gái thì có thể có bản lĩnh gì?

Chắc chắn là muốn kiếm chác thêm rồi.

Những lời Giáo sư Viên nói với ông ta vào tai này ra tai kia, dù sao chỉ cần biết là chính phẩm là được, bây giờ tặng quà cần có kỹ năng, càng là người có thân phận thì càng thích những thứ mơ hồ như này.

Mật ngọt vượt ngàn dặm tự mình đưa đến cửa, nghĩ thế nào cũng là ông ta chiếm tiện nghi.

Khi cần thiết, miệng Đường Đường như được bôi mật, dỗ ông chủ Trịnh vô cùng vui vẻ.

Tri Thu bên cạnh cúi đầu, cậu đã đổi về kiểu áo Tôn Trung Sơn quen thuộc, hai tay nhét vào trong túi, thật sự là không chịu nổi cái ánh mắt tràn đầy dục vọng của lão già không nên nết kia.

Cậu rất khó chịu khi chị của mình lại phải nói chuyện với hạng người như ông ta.

“Này, đừng đứng ở đây, gió lớn quá, tôi dẫn hai người đi ăn cơm nhé!”

Nói xong ông ta dẫn hai người đến một quán rượu gần đó, bên cạnh quán rượu là một nhà tắm công cộng, ông ta có tính toán gì, chỉ cần người sáng suốt vừa thấy liền biết.

Đường Đường xua tay lắc đầu, dáng vẻ của cô lúc này không khác gì thiếu nữ trong tranh vẽ ngày Tết.

Lão Trịnh mất hứng: “Lòng tốt không được chấp nhận, chuyện này không phải khiến tôi mất mặt rồi sao?”

Đường Đường nói, vậy được rồi, cung kính không bằng tuân mệnh. Cô gái nhỏ thật dễ lừa mà.

Ăn uống no nê rồi đến rửa chân mát xa, trong căn phòng tràn ngập mùi hương tinh dầu rẻ tiền, kém chất lượng.

Lão Trịnh ngồi xuống gần Đường Đường, trong bầu không khí mơ màng, ông ta vươn bàn tay ngăm đen đến muốn đặt lên tay của Đường Đường.

Đường Đường nở nụ cười, hỏi: “Gái ở đây giá bao nhiêu tiền một đêm?” Lão Trịnh còn tưởng mình nghe nhầm, đây là muốn thương lượng hả? “Bốn năm trăm, sáu bảy trăm đều có.”

Đường Đường quả thực muốn thương lượng với lão ta, nhưng trước tiên muốn kể cho lão nghe một câu chuyện.

Là chuyện xưa về Mộc Bàn tiên sinh – vị đại qua nổi tiếng cuối thời nhà Thanh.

Mộc Bàn tiên sinh thuộc phe ngoan cố và tuyệt đối trung thành với triều đình thời bấy giờ, nhưng một lượng lớn thuốc phiện của phương Tây đã được nhập khẩu vào trong nước, lại thêm khởi nghĩa nông dân bùng nổ ở khắp nơi, đời sống dân sinh ngày càng khó khăn khiến lòng ông nóng như lửa đốt.

Trong cái vòng thế lực cốt cán của triều đình, ông từng là người phản đối gay gắt nhất phái Tây Phương hóa. Tuy nhiên, sau chiến tranh thuốc phiện lần thứ nhất và việc ký kết nhiều hiệp ước bất bình đẳng như hiệp ước Nam Kinh và hiệp ước Hoa Môn, lại càng nhiều quan lại chuyển sang phái ủng hộ Tây Phương hóa. Vào thời điểm khó khăn nhất, ông đã dựa vào việc bán của cải để lấy tiền duy trì hoạt động của máy móc và xây dựng cầu đường.

Những người thuộc phái ngoan cố chỉ trích lòng trung thành của ông đối với triều đình, trong khi phái Tây Phương hóa lại nghi ngờ dụng tâm của ông. Dưới sự dồn ép của cả hai bên, cấp bậc của ông hết lần này đến lần khác bị giáng xuống.

Trong những năm nghèo khó cuối đời, vợ con chết đói ngoài đường, Mộc Bàn tiên sinh lê tấm thân ốm yếu đến thăm nơi khai trương tuyến đường sắt đầu tiên do người Hoa chủ trì xây dựng ở Hoa Nam.

Trong đám đông náo nhiệt, không ai có thể nhìn ra ông lão ăn xin này lại là Mộc Bàn tiên sinh – người đã từng là vị đại quan sừng sững trong triều, vệ binh muốn xua đuổi ông. Pháo mừng màu đỏ phóng lên không trung, trong không khí oanh oanh liệt liệt của buổi lễ, ông lau nước mắt. Khi màn đêm buông xuống, ông trở lại căn phòng tồi tàn của mình và vẽ tác phẩm cuối cùng của cuộc đời mình – Sông núi Xuân Thu.

Dừng bút, ông nhổ ra một búng máu, vậy là coi như cả đời này ông cũng không thẹn với quốc gia.



Trong phòng riêng vẫn lởn vởn hương tinh dầu ái muội kia, cô gái mát xa đã rời đi từ lúc nào.

Lão Trịnh nín thở, kìm lại dòng lệ nơi khóe mắt cùng với vị chua nơi cổ họng.

“Haizz, tôi không được học nhiều, chưa ai nói với tôi về những điều này, thứ lỗi thứ lỗi.”

Là một người đàn ông, ai mà không có tình nghĩa với giang sơn đất nước, đối với tình cảm gia đình thì lại càng có thể đồng cảm, giống như chính bản thân mình cũng bị vậy.

“Một cô gái nhỏ như cô lại nói với tôi những thứ này để làm gì?”

Đường Đường nói: “Ngài có thể cảm động và đau lòng trước câu chuyện của Mộc Bàn tiên sinh nghĩa là ngài cũng là một người đàn ông có lý tưởng.”

Lão Trịnh xấu hổ: “Đâu…đâu ra, tôi chẳng qua là vì miếng cơm manh áo, làm sao bằng người ông ấy.”

Khi Đường Đường nói mảnh tranh rách trong tay ông rất có thể là bức

<< Sông núi Xuân Thu>>, bức tranh này có ý nghĩa văn hóa và lịch sử rất lớn,lão Trịnh khiếp sợ sửng sốt hồi lâu.

Ông vỗ vào đùi ‘đét’ một cái: “Hoa hồng là tùy cô, cô có yêu cầu gì thì cứ việc nói, tôi nhất định sẽ phối hợp với cô!”

Đường Đường liếc mắt nhìn Tri Thu đang ngồi ngáp một bên, nhìn đi, không phải tốt rồi sao!

Câu chuyện đằng sau tác phẩm này rất cảm động không sai, nhưng cũng bởi vì bối cảnh đó mà tuyệt bút của Mộc Bàn tiên sinh mới càng đáng giá hơn.

Định hướng lợi nhuận mới là điều đáng quan tâm.

Hóa ra tàn tích này là do một người cháu trong gia đình ông tặng cho nên bọn họ liền lên đường đi tìm người. Người cháu trai này là một giáo viên cấp 2 ở vùng nông thôn, thích tìm tòi, sưu tầm mấy thứ độc lạ trong dân gian.

Khi cô hỏi hắn ta lấy bức tàn tích này ở đâu, anh ta thậm chí còn không nhớ nổi, chỉ vô tình tìm thấy trong nhà.

Còn may là vợ hắn ta còn có chút ấn tượng, nói rằng một hôm hắn ta đến trạm tái chế rác thì nhặt được, chỉ là một tờ giấy rách vậy mà còn bọc lấy mang về như bảo vật không bằng.

Mà trạm tái chế đồ cũ này cũng rất đặc biệt, nằm ở phía sau Bảo tàng Văn hóa Lịch sử của huyện, không nhận đồ gia dụng các thứ, chỉ thu những các loại sách báo cũ.

Tri Thu canh giữ bên ngoài căn phòng không khác gì ổ rác, Đường Đường thì cắm rễ mấy ngày mấy đêm ở bên trong, tìm cách moi ra đống “giấy vụn” còn sót lại.

Giữa đống giấy bề bộn, Đường Đường ngồi trên một chiếc ghế nhỏ lau mồ hôi, cả người cô lúc này đều thẫm đẫm mồ hôi.

Lão Trịnh bịt mũi tiến vào, bụi trắng dày đặc hiện ra dưới ánh nắng mặt trời, ông không đành lòng nói: “Không tìm được cũng không sao, có lẽ là người ta tiện tay đốt rồi không chừng.”

Ông lão trông coi trạm cong eo tiến vào, đưa cho Đường Đường một tách trà nóng, nhìn tinh thần có vẻ không được bình thường lắm: “Bé con…cháu uống uống…uống trà đi.”

Cái bàn ở đây cũng đã lâu đời, bốn chân khập khiễng không bằng nhau, vừa mới để tách trà lên thì nước trà đã bị đổ ra.

Đường Đường cầm giẻ lau, chợt phát hiện góc bàn được lót một khối giấy rất dày.

Tim cô đập ‘bịch bịch’ mãnh liệt, cô dỡ từng tờ giấy ra, từ đống giấy viết thư đã ố vàng, cô rút ra được hai mảnh giấy vàng cũ mỏng manh.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.