Như Mùa Đông Rơi Xuống

Chương 23: Tiếng chuông báo thức




Sáng nay má vào phòng tôi, dẫm phải cây bút chì trên sàn khiến nó gãy đôi, và má suýt ngã. Từ lúc đó, má cứ cằn nhằn việc tôi chưa dọn phòng. Cụ thể là đống manga rải rác từ phòng đến giường, bút giấy cùng những thứ linh tinh khác vương vãi khắp nơi. Má đã nói đến chuyện này vài ngày trước, nhưng tôi lười chưa dọn. Thêm nữa, tôi ưa thích sự bừa bộn đó. Mà chũng có phải quầ áo bẩn hay thức ăn thừa sắp mốc lên đâu. Chúng vô hại mà.

Nhưng bây giờ thì tôi phải bắt tay vào việc dọn dẹp một cách nghiêm túc, thật sự nghiêm túc. Vì má nói nếu tôi bận, má sẽ dọn giùm. Thật là đại họa. Má sẽ không biết cái gì là báu vật đối với tôi và sẽ vứt béng chhungs vào thùng rác không thương tiếc. Như lần dọn phòng giùm gần đây nhất, má đã vứt bộ truyện tranh của Bỉ, Spirpou và Fantasio in màu toàn bộ, xuất bản cách đây rất nhiều năm, chỉ vì nó quá cũ. Tôi khóc lóc vì tiếc, vì tuần nào tôi cũng kiểm tra xem nó có bị mối mọt gặm mất miếng nào không, vì tôi đã nâng niu, yêu quý nó, vì có đi lùng mua lại ở đâu cũng không thấy nữa. Má cũng khóc thút thít vì tôi giận má (mà thật ra tôi có giận đâu, chỉ tiếc thôi). Tôi sụt sịt thêm lần nữa vì tôi làm má khóc. Và bố tôi đi làm về, lại phải là thiên thần dỗ dành cả hai má con.

Tóm lại là má mà dọn phồng thì chẳng có gì tốt đẹp cả.

Thế là tôi vừa bật nhạc 1D, vừa ngửa cổ hát theo thật to “baby you light up my world….”, vừa trả vật nào về chỗ nấy. Vì giữa đống bộn bề thân quen, tôi bắt gặp một vật lạ chưa từng thấy bao giờ. Đó là một chiếc đồng hồ báo thức kiểu cũ gỉ sét, dáng tròn, với hai miếng kim loaijk ở hai bên như hai cái tai, và hai thanh như dùi trống nhỏ ở bên trên. Nhìn vào vết tích hoen gỉ của nó, tôi đoán nó siêu cũ rồi, vậy nên thật ngạc nhiên khi kim phút, kim giây vẫn đều đặn di chuyển để chứng tỏ “tui còn ngon lánh lắm”. Xoay chiếc đồng hồ trong tay ngắm nghía thêm một lúc, tôi nhận thấy ở dưới đáy của nó có một dòng chữ khắc tay mạ vàng lấp lánh đến mức gần như tỏa ra ánh sáng. “Hãy đặt giờ và phép màu sẽ đến”. Tôi bật cười, hiểu rồi, “đặt giờ”, chắc chắn là báo thức và “phép màu”, hẳn là không dậy muộn. Có thế mà cũng màu mè gớm.

Tôi đặt nó lên bàn học, đoán là một vật dụng cũ của ba vì ông có một giương những đồ dùng cũ cất ở gác xép. Có thể tôi đã lục lọi ở đó, và mang nó lên đây vào một hôm nào đó rồi quên bẵng đi.

Tối đó, trước khi đi ngủ, tôi nảy ra ý định dùng thử chiếc đồng hồ đồ cổ thay cho chuông điện thoại di động như mọi hôm. Tôi vặn kim báo thức đến sáu giờ, và gạt cái nút nhỏ sang ô “Vận hành”. Sáng mai, tôi cần “phép màu” để đến trường đugfs giờ. Phải dậy sớm vào thứ hai cho kịp giờ chào cờ sau một ngày chủ nhật được ngủ nướng thật đúng là ác mộng.

***

Reggggggg.

Âm thanh của chiếc đồng hồ báo thức đủ to để đánh thức cả một tòa nhà. Nó làm tôi tỉnh dậy ngay lập tức. Và không mất baoo nhiêu thời gian để tôi nhận ra rằng, mình đang ở một nơi không phải phòng mình. Căn phòng bày không có những ngôi sao dạ quang dán trên tường cạnh mấy tấm poster Yoo Chun, tủ manga biến mất. Và nắm bên cạnh tôi là một đứa con gái khác đang cau mày vì phải thức dậy. Lạ lùng là có vẻ như đối với cô bạn thì tiếng chuông báo thức cũng không to lắm.

- Sao hôm nay mày đặt chuông sớm thế? Chiều nay mới có tiết triết cơ mà?

Tôi trợn mắt.

- Triết?

- Ờ, cái môn khô khan chết tiệt đó. Giời ạ, bậy giờ thì tao chẳng ngủ nổi rồi. Dậy luôn vậy.

Mất một lúc, sau khi hỏi han cô bạn kia và nhận được những câu hỏi kiểu như “mày mơ thấy gì đêm qua mà sáng nay như người mất trí vậy?” tôi mới lờ mờ biết rằng ở thời điểm này, tôi đang là sinh viên năm thứ nhất đại học, đang thuê một căn phòng diện tích tám mét vuông với một cô bạn cùng lớp. Bằng cách nào đó, một bí ẩn nào đó đã đưa tôi đến tương lai. Mà tôi chắc chắn rằng, vật bí ẩn đó chính là chiếc đồng hồ.

Chà, thật là nhẹ nhõm khi biết tôi sẽ đậu đại học.

Không rõ mình sẽ ở đây trong tình huống này bao lâu, nhưng tôi rất yên tâm tận hưởng những ngày tháng này. Tôi đã mơ về nó khá nhiều, thâm chí đã viết trong nhật ký những tháng ngày tự do và lên dánh sách những điều cần làm khi ngày đó đến. Chẳng hiểu sao, tôi tin chắc mình sẽ trở về mốc thời gia cũ, dù sớm hay muộn, nên chẳng lo lắng gì. Nhưng để cẩn thận, tôi lúc nào cũng cất cái đồng hồ vào ba lô, mang đi khắp nơi.

Những ngày tháng này, mới đầu thật sự rất thú vị. Tôi toàn quyền sử dụng thời gian của mình: đi học, đi chơi, thức khuya, dậy muộn…. mà chẳng có ai quản thúc cả. Tôi cứ sống như thế được vài ngày, nhưng rồi cũng cảm thấy chán, cũng như chán những bữa cơm bụi nguội ngắt. Hai chúng tôi đều lười nên không nấu ăn. Chiếc đồng hồ đem tôi đến những ngày cuối tháng khi mà túi tiền của bọn sinh viên đã cạn, và chúng tôi đã phải ăn mì tôm cho buổi tối, trưa hôm sau cũng thế, tối hôm sau cũng thế. Mùi mì tôm chán ngắt, buồn bã. Tôi tự dưng them bát canh chua nóng hổi có nhiều đậu bắp, cá kho thật keo và nhiều ớt cay cay…do má nấu.

Má gọi điện cho tôi, hỏi han mọi chuyện. Tôi trả lời đầy đủ. Lúc má cúp máy, tôi cứ thấy buồn buồn sao đó. Tôi nhớ má.

Tối đó, trước khi đi ngủ, bạn cùng phòng dặn, “Đặt chuông bây giờ nha, ngày mai bọn mình có tiết học sáng”. Tôi vặn giờ, gạt cái nút nhỏ.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.