Ngọc Quan Âm

Chương 15




Nhìn từ góc độ pháp luật, vụ án của Mao Kiệt vẫn chưa kết thúc. Vấn đề nảy sinh khi nó được trình lên toà án.

Khi tiến hành dự thẩm, Mao Kiệt kiên quyết không nhận tội buôn bán ma tuý, cứ khăng khăng nói mình chỉ mang trà cho người thân mở cửa hàng tạp hoá thôi.

Anh ta nói khi lên thuyền thì gặp lại bạn gái cũ. Cô ta nhờ anh ta xách hộ chiếc túi nặng lên bờ, không ngờ vừa lên tới bờ thì bị bắt, lúc mở túi ra, anh ta mới biết trong đó có chứa chất cấm. Theo như cách nói của Mao Kiệt, anh ta không có tội, anh ta chỉ gặp xui xẻo và bị công an hãm hại.

Vấn đề là, hiện giờ Viện Kiểm sát thực thi tư pháp công khai, độc lập phán án, họ chỉ làm việc theo nguyên tắc của mình, không chịu sự chi phối của ai cả. Vậy nguyên tác làm việc của Viện Kiểm sát là gì? Chính là “sự thực là căn cứ, pháp luật là thước đo.” Cũng tức là tất cả những lời cáo buộc phải đi kèm với chứng cứ.

Khi lấy khẩu cung của mẹ Mao Kiệt, bà ta quyết bao che cho con trai, tự nhận mình và người chồng đã chết buôn bán ma tuý, còn Mao Kiệt không dính dáng gì. Bà ta nói vì hôm đó hai vợ chồng ốm nặng nên mới sai Mao Kiệt đến Ô Tuyền lấy hàng, bảo anh ta tìm người cầm chiếc túi du lịch, sau đó trao đổi và mang cái túi của người đó về nhà, chỉ có vậy thôi. Lời khai có vẻ hợp tình, theo như ý của bà ta thì cha mẹ làm cha mẹ chịu, con cái không có tội tình gì. Khi đưa ra toà xét xử, Mao Kiệt xuất hiên với tư cách người làm chứng, đã thừa nhận lời mẹ anh ta nói là đúng. Có thể thấy bà ta dù có chết cũng phải bảo vệ con mình. Khi mẹ Mao Kiệt một lần nữa nhấn mạnh việc con trai mình vô can trước toà, Mao Kiệt đã bật khóc.

Thẩm phán nhìn thấy Mao Kiệt khóc lóc thì trầm ngâm một lát rồi hỏi anh ta: “Chẳng phải lúc đầu bị cáo đã khai rằng mình xách chiếc túi lên bờ hộ một cô gái sao? Rốt cuộc là cô gái đó nhờ bị cáo Lương Phượng Chi (tức mẹ của Mao Kiệt) sai bị cáo mang chiếc túi về?”

Mao Kiệt nghẹn ngào, anh ta biết dụng ý của mẹ mình, cũng biết nếu thừa nhận chiếc túi đó là của bà ta thì đời bà ta coi như xong. Anh ta ngẩng đầu nhìn mẹ, bà ta cũng nhìn anh ta, gương mặt lạnh lùng đanh lại như thép, không biểu lộ cảm xúc gì. Thẩm phán lại hỏi một lần nữa, cổ họng Mao Kiệt tức nghẹn lại, nhưng cuối cùng anh ta đã lên tiếng. Lời khai đó không những giúp anh ta thoát tội mà còn trực tiếp tuyên bố án tử cho mẹ mình.

“Vâng, là mẹ tôi sai tôi mang chiếc túi đó về...”

“Bị cáo có biết trong chiếc túi đó đựng gì không?” Thẩm phán hỏi.

“Biết.” Mao Kiệt bật khóc.

“Bị cáo biết khi nào?”

“Sau khi bị bắt ở trên bờ.”

“Vì sao bị cáo biết?”

“Cảnh sát nói cho bị cáo biết.”

“Cảnh sát nói với bị cáo thế nào?”

“Cảnh sát nói trong túi đựng heroin.”

...

Phiên toà xét xử mẹ Mao Kiệt diễn ra khá thuận lợi. Sau giờ nghị luận, toà đã tuyên mẹ Mao Kiệt khung hình phạt cao nhất: Tử hình. Khi tuyên án, Mao Kiệt không có mặt, nhưng hôm trước, khi ra toà với tư cách người làm chứng, anh ta cũng đã nghĩ tới khả năng này.

Tiếp theo là việc kết tội Mao Kiệt. Việc này tương đối phức tạp vì tuy Mao Kiệt bị bắt khi đang xách chiếc túi đựng heroin, nhưng không có chứng cứ chắc chắn. Mẹ Mao Kiệt đã nhân hết tội về mình nên Viện Kiểm sát khó có thể khép tội anh ta. Trong giờ nghỉ giải lao, đại diện Viện Kiểm sát đã thông báo tình hình đó cho Bộ Công an và yêu cầu họ bổ sung chứng cứ xác thực đủ để khởi tố Mao Kiệt, nếu không, căn cứ theo luật, Mao Kiệt sẽ được tuyên vô tội hoặc Viện Kiểm sát phải rút lại đơn khởi tố. Đối với Viện Kiểm sát, việc chủ động rút lại đơn khởi tố còn có thể diện hơn nhiều so với việc tuyên anh ta vô tội.

Tất nhiên là Bộ Công an phải họp khẩn và cử sếp Phan đến Bình Quảng ngay trong đêm đó. Và sếp Phan đã tìm đến nhà An Tâm, một là để thăm mẹ con họ, hai là nói về việc này.

Hôm đó, sếp Phan đã nói: “Chú nhớ là cháu từng nói khi ở trên thuyền, cháu và Mao Kiệt đã nói chuyện với nhau. Mao Kiệt dặn cháu sau này đừng dính dáng đến chất cấm nữa, còn nói đó không phải là việc của đàn bà con gái. Cháu còn nhớ không?”

“Cháu nhớ, anh ta đã nói như vậy. Khi đó thuyền sắp cập bến, hành khách chen nhau lên bờ, chúng cháu không có thời gian nói nhiều, cũng không thể nói quá rõ ràng.”

“Thế là đủ rồi. Điều đó chứng tỏ hắn biết mình đang xách thứ gì trên tay. Chú đã nói với Viên Kiểm sát rồi, ba ngày nữa là có thể mở phiên toà xét xử. Mao Kiệt bị bắt đã lâu, chính vì vậy phải nhanh chóng xét xử hắn. Muộn nhất là ngày kia, cháu phải trở về Nam Đức để ra toà làm chứng. Thằng bé xa mẹ vài hôm có được không? Nếu không được có thể mang nó theo.”

An Tâm ngây người. Em luôn muốn né tránh việc đó nhưng giờ thì không thể tranh được nữa rồi. Em bần thần hồi lâu, không nói được một câu.

Sếp Phan tiếp tục thuyết phục: “Chú biết là khó xử nhưng hi vọng cháu có thể khắc phục, được không?”

An Tâm không né tranh ánh mắt của ông ta, cúi đầu lắp bắp: “À, không... không có gì khó xử đâu ạ.”

Khi mẹ con Thiết Quân đi tảo mộ về thì sếp Phan cũng đã cáo biệt. Hai ngày sau, An Tầm theo lệnh, đáp chuyến tàu trưa về Nam Đức. Em không nói rõ lý do với mẹ con Thiết Quân, chỉ nói em từng tham gia một chuyên án, giờ có vài việc em phải quay về bàn giao lại. Vì chuyện đó có liên quan tới Mao Kiệt nên em không tiện nói cho Thiết Quân biết.

Trên đường đi, trong đầu An Tâm còn nghĩ mãi về chuyện này, tâm trạng nặng nề khó tả. Mặc dù em biết mình là một cảnh sát, một nhân chứng có mặt tại hiện trường, ra làm chứng trước toà là trách nhiệm của em, nhưng tự đáy lòng, em thực sự không muốn đứng trước toà để tố cáo một người đã từng là bạn. Em hỏi sếp Phan tội của Mao Kiệt ít nhất phải ngồi tù bao nhiêu năm, Ông ta đáp chắc là tử hình. Thực ra không cần hỏi em cũng biết, vì trước đây em đã từng học luật pháp và khi ở đội Phòng chống ma tuý, em cũng biết rõ khung hình phạt cho tội danh này. Dựa vào số heroin trong túi, Mao Kiệt có đến mấy cái mạng cũng không đủ chết. Có lẽ em nói với sếp Phan rằng em không có tình cảm với Mao Kiệt nên ông ta mới nói thẳng như vậy.

Đúng, em và Mao Kiệt không hề có tình cảm gì. Em tin đó không thể gọi là tình yêu, cùng lắm chỉ là sự cảm mến, hay đơn thuần chỉ là sự hấp dẫn giới tính. Em muốn tìm một cái cớ để có thể tha thứ cho mình.

Đúng, em không có tình cảm với Mao Kiệt, nhưng bảo em tố cáo anh ta, tiễn anh ta ra pháp trường thì cả về tư tưởng cũng như tình cảm, em đều thấy khó. Chuyện đó quá nhẫn tâm. An Tâm biết trái tim mình rất mếm yếu, hoàn toàn không hợp với nghề cảnh sát.

Sau khi quay về Nam Đức, An Tâm đã cùng với người của Viện Kiểm sát, Bộ Công an và cả sếp Phan bàn bạc về việc cung cấp chứng cứ cho toà như thế nào, cuộc thảo luận đó kéo dài đến tận nửa đêm. An Tâm quay về căn phòng trong ký túc xá để nghỉ ngơi, nhưng đêm đó, em đã thức trắng.

Nhìn thái độ của mọi người, em biết phiên toà ngày mai rất có khả năng sẽ là phiên toà cuối cùng quyết định sự sống chết của Mao Kiệt.

Trời gần sáng, em mới thiếp đi. Ma xui quỷ khiến thế nào, em lại mơ thấy Mao Kiệt, khung cảnh là ngày đầu tiên họ gặp nhau, cùng ăn cơm, cùng đi dạo... Đang lúc mặn nồng nhất thì Mao Kiệt cười khẩy một cái rồi biến thành một kẻ xấu, một con quỷ mặt xanh... An Tâm sợ đến nỗi giật mình tỉnh dậy, sau đó em nghe thấy có tiếng gõ cửa.

Người gõ cửa là sếp Phan, ông ta đến đón em tới toà án.

Phiên xử bắt đầu lúc chín giờ nhưng phải đợi gần một tiếng, An Tâm mới được gọi vào phòng xử. Khi đi qua hành lang, tiếng giày gõ lộp cộp trên nền gạch nghe vừa cô độc vừa đáng sợ. Trong đầu An Tâm lại hiện lên giất mơ đêm qua, một cơn ác mộng đúng nghĩa.

Rất nhiều người đến dự phiên toà lần này, vì đó là một vụ án lớn. Khi bước vào phòng xử, An Tâm đã thấy người ngồi chật kín ghế, hai cảnh sát đi theo em cho tới khi em ngồi xuống ghế của nhân chứng. An Tâm hít sâu một hơi nhằm trấn tĩnh lại, sau đó ngẩng đầu nhìn thẩm phán. Thẩm phán hỏi: “Nhân chứng, mời giới thiệu tên tuổi và nghề nghiệp của mình cho toà biết.”

“Tôi tên An Tâm, là thực tập sinh trong đội Phòng chống ma tuý của thành phố Nam Đức.”

An Tâm nói rất nhỏ, dường như em muốn né tránh, sợ người khác, đặc biệt là Mao Kiệt, biết em có mặt ở đó. Nghe em giới thiệu xong, thẩm phán cũng không phàn nàn về việc em nói nhỏ mà tiếp tục hỏi: “Nhân chứng, căn cứ vào điều 305 Bộ Luật Hình sự của nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Trung Hoa và điều 48 của luật Tố tụng, công dân có nghĩa vụ làm chứng, có trách nhiệm thành khẩn khai báo, không bao che, không giả mạo, cô đã rõ chưa?”

Mặc dù làm chứng trước toà là nghĩa vụ, trách nhiệm của em, hơn nữa, em còn là một cảnh sát phòng chống ma tuý, mặc dù em đã bàn bạc kĩ với sếp Phan về việc làm chứng thế nào, trả lời ra sao, nhưng khi đứng ở nơi nghiêm trang này, câu trả lởi của em vẫn mang mấy phần miễn cưỡng.

Em ngước nhìn thẩm phán theo phản xạ và trả lời: “Rõ ạ.”

“Nhân chứng, ngày Ba mươi tháng Chín nam ngoái, công an thành phố Nam Đức đã tổ chức truy quét một đường dây buôn ma tuý lớn, cô có tham gia không?”

“Có tham gia.”

“Giờ mời cô nhìn, người vận chuyển ma tuý hôm đó có phải bị cáo này không?”

An Tâm hướng mắt về phía bị cáo, đó là lần đầu tiên em nhìn Mao Kiệt kể từ khi bước vào phòng xử án. Lúc đầu, em luôn kiềm chế không cho ánh mắt mình hướng về nơi bị cáo đang đứng đó, nhưng cuối cùng, em vẫn bắt buộc phải nhìn vào anh ta. Họ nhìn nhau, An Tâm có thể cảm nhận được sự thù hận trong ánh mắt của anh ta, từ thời khắc em bước vào tòa.

Họ nhìn nhau bao lâu, không ai nói chính xác được, nhưng thẩm phán và những người tham dự phiên xử rất nhanh đã nghe thấy một câu: “Là anh ta.”

Thẩm phán liền hỏi: “Mời nhân chứng kể lại quá trình bắt bị cáo.”

An Tâm thu lại ánh mắt đang nhìn Mao Kiệt, trong lòng rối bời. Em kể lại như đang đọc thuộc lòng một cuốn sách, lời khai của em đã được thống nhất từ tối hôm trước nên vô cùng mạch lạc và thận trọng. Trước tiên, em tóm tắt lại nội dung vụ án, từ quá trình lập án, điều tra đến việc bắt được cô gái với chiếc túi đựng ma tuý trong nhà nghỉ, để rồi từ đó quyết định đến Ô Tuyền bắt người nhận hàng. Khi thuyền sắp cập bến, em mới nhìn thấy Mao Kiệt lôi chiếc túi du lịch đen từ trong túi ni lông ra, chứng tỏ đến lúc đó, mọi việc mới được đưa ra ánh sáng. Em vô cùng ngạc nhiên khi người nhận hàng lại chính là Mao Kiệt, bởi em đã quen biết anh ta sau một vụ ẩu đả ở quán ăn.

Đang nói, thẩm phán bỗng ngắt lời khiến An Tâm có phần hoảng loạn, không biết mình có nói sai điều gì không. Thực ra, thẩm phán chỉ hỏi kĩ hơn về quá trình em quen biết Mao Kiệt, sau đó nhắc An Tầm kể lại phần mấu chốt nhất.

“Nhân chứng, khi bị cáo và cô nhận ra nhau, bị cáo có giao cho cô chiếc túi xách màu đen không?”

An Tâm do dự một lát rồi mới lắp bắp nói: “Có... Tôi thấy anh ta cầm chiếc túi, liền đi tới nói ám hiệu với anh ta. Tôi hỏi anh ta: “Hôm nay trời có mưa không?” ... Anh ta trả lời bằng câu ám hiệu: “Hôm nay không mưa thì ngày mai mưa.” Sau đó, chúng tôi cùng đặt hai chiếc túi xuống đất. Khi xuống thuyền, anh ta đã chủ động xách chiếc túi của tôi.”

“Cô có chủ động nhờ bị cáo xách chiếc túi của mình lên bờ không?”

“Không.”

“Thế bị cáo có đề nghị giúp cô xách chiếc túi đó lên bờ không? Hoặc giả bị cáo xách chiếc túi đó là vì muốn giúp đỡ cô?”

“Không, không thể nào.”

“Vì sao cô cảm thấy không thể nào có chuyện đó? Khi đó, bị cáo có nói với cô điều gì không?”

“Có, anh ta hỏi tôi vì sao làm công việc đó, anh ta còn bảo tôi sau này đừng bao giờ làm việc đó nữa.”

Khi trả lời câu hỏi đó, An Tâm không thể nào không nhớ lại chuyện đã xảy ra. Câu cảnh cáo đó của Mao Kiệt đã chứng thực việc anh ta buôn bán ma tuý là có thật, nhưng đồng thời cũng chứng minh sự quân tâm của anh ta với em. An Tâm biết, em không yêu Mao Kiệt nhưng anh ta lại yêu em.

Thẩm phán vẫn cất giọng lạnh lùng: “Theo như lời khai của cô thì bị cáo bảo cô sau này đừng có làm việc đó nữa, vậy việc đó là việc gì?”

“Là việc buôn bán, vận chuyển ma tuý. Bị cáo đã nói với tôi rằng: “Từ nay trở đi, em không được làm công việc này nữa. Đây không phải là việc mà một cô gái nên làm.” Anh ta còn nói dù tôi đã làm việc này bao lâu nhưng hi vọng đó là lần cuối cùng.”

Vậy là những điều cần nói, em đều đã nói ra hết rồi. Sau đó, cả phòng xử án vang lên tiếng bàn tán xì xào, ngay cả hai vị luật sư biện hộ phía đối diện cũng thì thầm nói nhỏ vào tai nhau.

An Tâm nói xong, quay sang nhìn Mao Kiệt, chỉ là một cái liếc nhìn trong nháy mắt nhưng cũng đủ thấy Mao Kiệt vẫn ngồi đơ ra như tượng gỗ, ánh mắt của anh ta không còn hướng về phía em nữa.

Thẩm phấn yêu cầu cả phòng im lặng, sau đó hỏi Mao Kiệt: “Bị cáo Mao Kiệt, lời nhân chứng nói có phải đều là sự thật không?”

Mao Kiệt ngẩn ra một lát mới đáp, khuôn mặt lạnh lùng của anh ta khiến mọi người không thể phân biệt được là trấn tĩnh hay là chân chừ.

“Không, không phải.”

“Bị cáo nói to lên.”

“Không phải.”

Thẩm phán ngừng một lát mới hỏi tiếp: “Bị cáo hãy nói rõ, câu nào không phải là sự thật.”

“Toàn bộ đều không phải là sự thật.”

“Khi sắp xuống thuyền bị cáo mới lấy túi xách ra khỏi túi ni lông, đó cũng không phải là sự thật sao?”

“Đó là sự thật, vì trên thuyền rất bẩn, bị cáo sợ túi xách dính bẩn nên mới để vào trong túi ni lông, sắp xuống thuyền mới lấy ra.”

“Bị cáo nói với nhân chứng là không muốn cô ấy tiếp tục làm công việc đó, có phải không?”

“Không. Vì tôi quen cô ta nên mới nói chuyện, hình như là về thời tiết gì đó. Thuyền cập bến, tôi hỏi cô ta có phải mang chiếc túi đó cho bố mẹ tôi không, cô ta trả lời là đúng nên tôi mới xách chiếc túi đó.”

Khi nói những lời đó, cổ họng Mao Kiệt như nghẹn lại, giọng nói giống như hụt hơi. Anh ta phủ nhận tất cả chứng cứ của An Tâm.

Tiếp theo là công tố viên và luật sư biện hộ hỏi nhân chứng.

Công tố viên không còn vấn đề gì để hỏi. Luật sư biện hộ hỏi An Tâm làm sao quen biết Mao Kiệt, quan hệ sau đó thế nào, ấn tượng của em đối với anh ta ra sao, có bao giờ em nghi ngờ anh ta buôn bán ma tuý không... Em trả lời từng câu hỏi một cách rõ ràng, nhấn mạnh vào chi tiết họ tình cờ quen biết nhau ở một quán ăn nhỏ sau vụ ẩu đả với bọn lưu manh, sau đó hai bên qua lại không nhiều, Mao Kiệt có đến tìm em mấy lần, cũng chỉ nói chuyện bâng quơ, còn ấn tượng về Mao Kiệt thế nào, em nói là không hiểu rõ về anh ta, chỉ thấy tính cách anh ta hơi nóng nảy, bốc đồng... Đó đều là những câu trả lời hợp lý và thỏa đáng, không để lộ chút sơ hở.

Sau đó, thẩm phấn cho An Tâm lui ra. An Tâm đưa mắt nhìn Mao Kiệt, nhận ra anh ta cũng đang nhìn em với ánh mặt hận thù.

Phiên xử ngày hôm đó kết thúc, trên đường về sếp Phan và những người hành pháp có mặt tại phiên tòa đều cảm thấy nhẹ nhõm. Mặc dù trong quá trình làm chứng, An Tâm có vẻ thất thần, trả lời ngập ngừng nhưng kết quả cũng không tồi.

An Tâm không nói gì từ lúc đi ra khỏi phòng xét xử. Em không thể nào vui vẻ được, vai trò một nhân chưng luôn là đám mây đen che phủ tâm trạng em. Về đến trụ sở, em liền nói với sếp Phan, nếu nhiệm vụ đã hoàn thành thì cho em về nhà sớm với lý do con trai còn quá nhỏ, không xa mẹ lâu được. Sếp Phan đồng ý.

Ngay chiều hôm đó, sếp Phan đã đích thân lái xe đưa em ra ga tàu. Ông ta đã gọi điện thoại báo cho Thiết Quân, đến lúc đó Thiết Quân sẽ ra đón em.

Suốt thời gian đợi tàu, tâm trạng An Tầm vẫn không bớt nặng nề hơn, tàu đến, em không nói một lời, vẫy tay chào sếp Phan. Gương mặt sếp Phan vẫn hiền từ như cũ, đột nhiên ong ta nói vói An Tâm: “An Tâm, chut biết cháu rất buồn về việc của Mao Kiệt, chút hiểu, trước đây hai người từng là bạn. Nhưng suy cho cùng, cậu ta buôn bán ma tuý, là việc không thể tha thức. Không phải vô duyên vô cớ mà chúng ta xử cậu ta tội chết, là cậu ta tự tìm đến cái chết.”

An Tâm ngẩng đầu nhìn sếp Phan, khuôn mặt ông ta hiện rõ vẻ già nua và mệt mỏi.

“Cháu hiểu, bố chú đã mất vì ma tuý. Cháu hận Mao Kiệt vì anh ta làm công việc đó, nhưng chú còn hận hơn cháu.”

Sếp Phan không nói gì, dường như đang suy nghĩ về ẩn ý trong lời nói của An Tâm. Họ cứ thế nhìn nhau mấy giây, sau đó sếp Phan có vẻ không vui, ngữ điệu trở nên nghiêm túc: “An Tâm, nếu cháu cảm thấy chú cũng như anh em trong đội, làm nghề này là xuất phát từ tình cảm cá nhân, bởi vì hận thù với bọn buôn ma tuý đó thì cháu nhầm rồi.”

An Tâm nghe xong, không thốt nên lời mà chỉ biết khóc nấc lên. Bản thân em cũng không biết vì sao mình khóc. Vì đó là lần đầu tiên sếp Phan nặng lời với em, hay là vì Mao Kiệt sắp vì em mà chết? Có lẽ vì quan niệm sống và thế giới quan của người trẻ ngày nay không giống như thời của sếp Phan. Thời của sếp Phan, nguyện tác và nhiệm vụ của quốc gia, xã hội và Đảng luôn được đặt lên hàng đầu, còn An Tâm thì lại thiên về tình cảm cá nhân khi đánh giá đúng sai của sự việc. Em và sếp Phan suy cho cùng vẫn là hai người thuộc về hai thời đại khác nhau, mặc dù đều là cảnh sát.

Tàu chạy, An Tâm lại lần nữa vẫy tay chào sếp Phan, ngoái nhìn bóng ông ta dần khuất, gió thổi bay mái tóc đã lâu không cắt tỉa của ông ta. Em thầm nghĩ, cuộc đời sếp Phan gắn liền với chữ “khổ”, thật không dễ dàng.

Về đến ga Bình Quảng, An Tâm đã thấy Thiết Quân đứng đợi sẵn, tâm trạng em vì vậy cũng tốt hơn. Mới hai ngày không gặp, em đã nhớ con đến quay quắt, và tất nhiên cũng nhớ Thiết Quân. Thiết Quân hỏi việc của đội đã xử lý xong chưa. Em nói xong rồi, trong lòng nghĩ, việc này cũng nên kết thúc đi thôi, chỉ không ngờ lại có kết cục như vậy. Nhưng em lập tức trấn tĩnh lại, cố gắng quên đi quá khứ. Muốn quên được quá khứ thì cần có sự cổ vũ nhiệt tình của cuộc sống hiện tại. Em nghĩ sự cổ vũ ấy đến từ gia đình, từ chồng và con em.

Đúng vậy, trong lòng em, gia đình và chồng con còn quan trọng hơn tất thảy. Sự an ủi ấm áp đáng để em trân trọng nhất trong lúc đó chính là gia đình. Thiết Quân và mẹ anh ta đều hi vọng sau khi kết thúc thời gian thực tập ở Nam Đức, em sẽ được phân về Bình Quảng công tác. Nhưng Sở Cảnh sát Bình Quảng đang cắt giảm nhân sự, trong một năm qua đã không nhận sinh viên mới tốt nghiệp, nếu muốn vào làm thì phải bắt đầu từ vị trí thấp nhất, nên ý của Thiết Quân là không làm cảnh sát cũng chẳng sao.

Nhưng dựa vào các mối quan hệ thân thiết, mẹ Thiết Quân đã xin được việc làm cho em ở thành ủy Bình Quảng. Tuy nhiên, thời gian thực tập ở Nam Đức vẫn còn bảy tháng nữa, người ta không thể nào đợi em hết thời gian thực tập mới đi làm được. Thiết Quân muốn An Tâm kéo dài thời gian nghỉ thai sản thêm mấy tháng nữa cho đến khi kết thúc thời gian thực tập, trong thời gian đó, em có thể đến thành ủy làm việc để giữ chỗ trước, sau đó hẵng tình tiếp.

An Tâm vốn không muốn rời xa Nam Đức, không muốn rời xa đội Phòng chống ma túy, vì em đã quen thuộc và gắn bó với họ suốt một thời gian dài. Nhưng trên đường từ Nam Đức quay về Bình Quảng, em bỗng cảm thấy mình nên quên Nam Đức đi, đừng bao giờ quay về đó thì hơn.

Buổi sáng hôm sau, mẹ chồng nói với An Tâm hôm đó là sinh nhật của ông phó chủ nhiệm văn phòng thành ủy, bà ta muốn đi biếu chút quà, nhân tiện nói chuyện xin việc. Bà ta hỏi: “Con đã xin kéo dài thời gian nghỉ thai sản chưa, lãnh đạo nói thế nào?” An Tâm có vẻ do dự, ngẩng đầu nhìn Thiết Quân, anh ta cũng nhìn em, nhưng rồi em đã mạnh dạn nói với mẹ chồng: “Vẫn chưa mẹ ạ, có điều con nghĩ, kỳ nghỉ thai sản này có thể xin kéo dài được.”

An Tâm nói như vậy, chứng tỏ em đã quyết định. Đối với Nam Đức, đối với đội Phòng chống ma túy, tuy vẫn còn lưu luyến nhưng em vẫn quyết định rời xa nó. Mẹ Thiết Quân rất vui. Thiết Quân còn bảo em hai ngày sau quay về Nam Đức để giải quyết cho xong việc đó, nếu muốn có giấy chứng nhận của bác sĩ thì anh sẽ đi xin. An Tâm nói không cần, sếp Phan rất tốt đối với em, lại là người thấu tình đạt lý, em sẽ gọi điện cho ông ta, nói một câu là được.

Kết quả là một tuần sau, An Tâm còn chưa kịp gọi điện cho sếp Phan, ông ta đã gọi cho em trước. Đó là sau bữa cơm trưa, lúc An Tâm, mẹ chồng và con trai đang ngủ.

Người đầu tiên bị tiếng chuông đánh thức là con trai An Tâm, thằng bé khóc toáng lên. An Tâm dỗ con, còn mẹ chồng đi nghe điện thoại, sau đó đưa máy cho An Tâm.

Giọng nói trầm buồn của An Tâm vang lên trong ống nghe. An Tâm hỏi: “Đội trưởng, có chuyện gì vậy ạ?”

Sếp Phan im lặng một lát mới nói: “Sáng nay, tòa án đã tuyên án vụ Mao Kiệt rồi.”

An Tâm chợt giật mình, mặc dù em có thể sẽ quên đi quá khứ nhưng khi nghe thấy cái tên Mao Kiệt, em vẫn vội vàng hỏi trong vô thức: “Vậy sao, thế nào ạ?”

“Mao Kiệt đã được tuyên vô tội và được thả rồi.”

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.