Nghiễn Áp Quần Phương

Quyển 1 - Chương 24: Văn phòng ngũ bảo




Cũng nhờ công chúa gây rối vừa mang đến tai họa ngầm cũng vừa mang đến chút phúc lợi. Đây hẳn là cái gọi là “trong họa có phúc” rồi.

Khiến ta vui vẻ vẫn là về sau ta có thể thoải mái ngồi trong thư phòng nghe giảng bài, không cần phải như trộm rình rập nghe lén bên ngoài cửa sổ nữa.

Hơn thế, các vị thiếu gia vẫn sợ vì lần ta bị đánh, giờ còn chưa đến lúc tan học đã bắt đầu đẩy ta về sớm, để ta nhân lúc trời còn sáng, ít người dám làm càn, về nhà sớm một chút.

Thực ra với một người bị công chúa để ý, bất kể là lúc nào, đi đâu cũng đều không an toàn. Chỉ là những lời này mọi người đều hiểu nhưng không nói, tránh tự mình dọa mình, làm chuyện vô bổ.

Hôm nay buổi tối bình an trở về, ta dùng mọi chiêu thức của mình để làm mấy món ăn, mời cả nhà Hồ đại nương qua ăn cơm.

Đề tài trong bữa ăn đương nhiên là xoay quanh Hồ nhị ca, giờ hắn là kẻ thất nghiệp nên nhận được rất nhiều sự quan tâm.

Tuy Hồ nhị ca làm tiểu nhị nhiều năm, làm nhị chưởng quầy mới được vài ngày nhưng hiển nhiên đã dễ dàng bị nghiện vị trí chưởng quầy. Cho nên lúc ăn cơ, Hồ nhị ca lại tỏ ý: “Đánh chết cũng không làm tiểu nhị”.

Không muốn thì không làm, thế sau này làm gì? Đương nhiên là muốn tự làm ông chủ.

Vấn đề là, làm ông chủ thì cần tiền vốn. Chỉ dựa vào chút tiền trong tay Hồ nhị ca, nếu nhất định muốn làm ông chủ thì cũng chỉ làm được ông chủ nhỏ kiêm luôn tiểu nhị, người làm, tiếp khách… kiểu “n trong 1”.

Nhưng Hồ nhị ca nói, làm ông chủ như vậy thì rất vô nghĩa, phải làm ông chủ thực sự. Cái này có nghĩa là, tiền riêng của Hồ đại nương, Hồ đại ca thậm chí là của hồi môn của Hồ đại tẩu đều phải mang ra để ủng hộ kế hoạch chấn hưng gia tộc của Hồ nhị ca.

Nhưng vấn đề bây giờ lại là, buôn gì để vừa không tốn sức vừa có thể kiếm tiền?

Mọi người bàn bạc cả tối, đưa ra rất nhiều phương án nhưng đều không khả thi. Cuối cùng, ta nói với Hồ nhị ca:

- Hay là trưa mai muội sẽ ra ngoài nhìn giúp huynh, nhìn xem cửa hàng gì là phát đạt nhất, chúng ta cũng buôn bán như thế.

Ta không thể giúp tiền thì cũng nên giúp sức. Cả nhà bọn họ đối xử với ta tốt như vậy.

Nhận lời rồi thì phải làm cho bằng được. Buổi trưa nghỉ học, các thiếu gia về nhà ăn cơm, ta cũng định ăn nhanh để còn đi.

Đến nhà ăn mới biết, hôm nay là sinh nhật một vị quản gia trong Vệ phủ, Vệ phu nhân thưởng cho một bàn tiệc rượu. Ta cũng bị ép uống vài chén.

Mang theo chút váng vất, ta ra khỏi cửa.

Thực ra ta cũng không quá say, trong lòng vẫn tỉnh táo cho nên còn biết dè chừng. Lúc đi đường luôn hết nhìn đông lại nhìn tây, định khi nào phát hiện có người khả nghi thì phải mau chạy trốn. Không thể ngờ, động tác này của ta trong mắt mọi người lại cũng vô cùng khả nghi.

Người đi đường thì cứ đi, sao cứ phải lấm la lấm lét, nhìn đông nhìn tây? Chắc chắn là có vấn đề!

Đi trên đường đã khả nghi như vậy, đến khi vào cửa hàng rồi ta lại còn biểu hiện như sau:

- Ông chủ? Bút lông này bao tiền một cái.

- Năm đồng.

- À! Cảm ơn ông chủ. Vậy chiếc nghiên mực này?

- 30 đồng.

- À, cảm ơn ông chủ, thế chiếc nghiên mực kia?

- 40 đồng.

- À, cảm ơn ông chủ, vậy còn chiếc này nữa?

- Cô nương, rốt cuộc ngươi có mua không?

- Ta muốn mua chỉ tiếc là không có tiền.

- Cô nương, chỗ chúng ta làm ăn buôn bán chứ không phải nơi để người ta rảnh rỗi đến giết thời gian. Cô nương trông xinh đẹp hẳn nên có tư thái của một cô nương, đừng học theo mấy kẻ lưu manh.

Gì chứ, đuổi ta đi còn mỉa mai ta mấy câu, ngươi mới là lưu manh!

Không sao, nhà ngươi không chào đón thì lại đổi nhà khác, nhiều cửa hàng văn phòng tứ bảo. Về phần vì sao lại vào cửa hàng đó, chắc lúc đó ta choáng váng nên mới đi vào.

Lần này, ta cảm thấy ta hẳn là nên chuyên nghiệp một chút, nên hỏi sâu một chút thì mới giống như đi điều tra thị trường.

Vì thế, cuộc đối thoại là thế này:

- Ông chủ, bút lông này bao tiền một cái?

- 5 đồng.

- Nhập vào bao tiền?

- Cái này… 3 đồng. Rất không vui nhưng vẫn trả lời.

- A! Ông chủ, một chiếc bút lông bé đã lời được 2 đồng, vậy chẳng phải là phát tài lớn sao?

- Cô nương…

- Vậy chiếc nghiên mực bằng ngọc cổ này ông nhập vào bao nhiêu, bán ra bao nhiêu?

- Mua vào hai xâu tiền, bán ra hai xâu tiền thêm ba đồng. Thế này ngươi sẽ không nói được gì chứ?

- Ngươi ngốc quá, nhập vào hai xâu tiền mà bán ra chỉ thêm có ba đồng, cứ thế này, đừng nói ta không nhắc trước, cửa hàng ngươi sập tiệm sớm thôi.

Lúc này, phía sau mành, chưởng quầy giận dữ lao tới quát:

- Tiểu nhị, ngươi ở đây dông dài với nàng ta cái gì, còn không mau mời nàng ta đi! Xui xẻo.

- Ha ha, thì ra chỉ là tiểu nhị lại thích giả làm chưởng quầy, giống hệt Hồ nhị ca.

Tiểu nhị kia đen mặt.

Lại đi qua nhà khác, còn chưa vào đã mắt sáng bừng, lấy tay chỉ vào người bên trong nói:

- Trời ơi, ngươi là Bì Bì?

Bì Bì là hàng xóm cũ, lớn lên bên nhau từ nhỏ.

- Ngươi là Đào Diệp?

- Ừ, Bì Bì, nhà ngươi chuyển đến đây từ khi nào?

Hai người đang vui vẻ hỏi chuyện nhà, chưởng quầy từ trong đi ra, cũng chẳng nói gì, chỉ nhìn ta bằng ánh mắt vui mừng.

Ta bị hắn nhìn đấy ngu luôn, khó hiểu nhìn hắn, lúc này hắn mới mở miệng nói:

- Cô nương, vừa rồi ngươi và Bì Bì nói chuyện ta có nghe được, cha mẹ ngươi đều đã qua đời, để lại một tiểu muội muội cho ngươi nuôi cho nên chắc chắn rất cần tiền. Không biết cô nương có hứng thú mỗi trưa đến đây đứng quầy cho ta không? Một tháng ta trả cô nương 50 đồng, cô nương thấy sao?

Bì Bì phản đối:

- Ông chủ, ta đứng quầy cả ngày ông cũng chỉ trả ta một xâu tiền. Không công bằng, ta muốn tăng lương.

- Được, ngươi thuyết phục được bằng hữu ngươi đứng quầy ở đây, mỗi tháng ta tăng cho ngươi 20 đồng được không?

Bì Bì bị 20 đồng thu phục, lập tức biến thành thuyết khách của ông chủ, thiếu điều kéo tay ta kí tên hộ thôi.

Thực ra ta đang rất vui, cứ thế này ta lại có thể kiếm tiền, lại học được những kiến thức để mở cửa hàng văn phòng tứ bảo, thậm chí biết được những bí mật khác, sao lại không làm?

Ta chỉ có một câu hỏi nho nhỏ, ta hỏi chưởng quầy:

- Vì sao ông chịu bỏ ra nửa tháng tiền công mời ta làm mỗi buổi trưa chỉ khoảng 1 canh giờ?

Chưởng quầy cười như con hồ ly già:

- Không nói chắc cô nương cũng biết, người đến đây mua đều là những nhân sĩ phong nhã, đặc biệt là học trò trẻ tuổi. Bọn họ thích nhất là gì? Đương nhiên là cô nương xinh đẹp. Đi về cuối phố này còn có một cửa hàng nữa, nhà hắn làm ăn tốt nhất trên đường này. Vì sao? Bởi vì con gái hắn ta là một cô nương xinh đẹp, thường ra trông quầy giúp phụ thân, đám học trò thà chạy thêm nửa dãy phố đến nhà hắn cũng chỉ vì gặp mỹ nữ. Nhưng về sau cô nương đến đây, bọn họ sẽ chấp nhận chạy mấy dãy phố để đến cửa hàng của ta. Đến lúc đó, việc làm ăn mỗi ngày của ta chắc phát đạt nhất là vào giữa trưa. Cho nên ta mới chịu trả cô nương nửa tháng tiền công.

Ta động linh cơ. Việc làm ăn của Hồ nhị ca và tên cửa hàng đã có cách rồi.

Nửa tháng sau, cửa hàng của Hồ nhị ca chính thức khai trương, tên cửa hàng là “Văn phòng ngũ bảo”.

Mọi người đi vào đều tò mò hỏi:

- Rõ ràng là “văn phòng tứ bảo” sao cửa hàng nhà ngươi lại gọi là “văn phòng ngũ bảo”?

Hồ nhị ca chỉ vào mỹ nữ trong cửa hàng nói:

- Nơi đó chẳng phải là một bảo bối sao?

- Ha ha, quả đúng thế, tên hay lắm.

Vì thế chủ khách cùng vui, làm ăn phát đạt, tiền vào như nước.

Còn ta, ta cũng bắt đầu với cuộc sống bận rộn làm “ngũ bảo” ở trường học, cửa hàng

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.