Nếu Ngày Mai Rời Xa?

Chương 5: Mày thấy sao sang không?




“Cậu...”

Tôi cứng họng, ngược lại cái mặt Phong hất lên rõ vênh, chẳng lẽ bây giờ tôi lại đi ra ngoài hiên mang dép vào tán cho tên này vài phát, vênh với chả váo, phát ghét mà. Tôi và Phong nguýt nhau trận khá lâu, chừng hai ba phút gì đó, tôi định lườm tiếp ấy chứ, cơ mà chưa kịp chuẩn bị tư thế chuyên môn để lườm chập hai thì đã bị cậu ấy kéo mạnh xuống ghế.

À, tên này rất là tự tung tự tác, chân của tôi mà cậu ấy nắm kéo lên như đồ vật mới máu, Phong nắm ngay gót chân tôi, vô tình làm cho vết thương đêm hôm trước xót xót. Tôi nhịn đau, cố không phát ra tiếng động, bởi tôi sợ cậu ấy sẽ áy náy. Nhưng Phong tinh mắt lắm, liếc lên nhìn tôi một xíu là đoán ra tôi đang khó chịu ngay, nhướn mắt hỏi.

-“Đau hả?”

Xem cái điệu bộ của cậu ấy kìa, nhìn cưng khủng khiếp, tôi mỉm cười rồi lắc lắc đầu nên Phong cũng yên tâm tiếp bục bôi thuốc.

-“Ê Diệp! Mày không quấn băng lại mà để thế luôn?”

Tôi thật thà gật đầu, Phong giơ tay búng nhẹ trán tôi rồi lẩm nhẩm.

-“Mày ngu lắm, không băng lại tắm xà phòng xót bỏ mẹ được.”

Lòng tôi như có dòng nước mát ngọt ngào chảy qua, dịu dàng len lỏi qua từng ngóc nghách nơi trái tim. Cảm động phát ngất mất, tên này sao càng lớn càng đáng yêu thế này, hết mất dạy khốn nạn như xưa rồi. Tôi nhẹ giọng bảo lần sau sẽ chú ý rồi lặng lẽ ngắm cậu ấy.

Phong đẹp trai ghê, khuôn mặt góc cạnh hoàn mỹ, hàng chân mày đen rậm uy nghiêm, chốc chốc lại nhíu chặt khi xử lý vết thương cho tôi khiến trái tim tôi bất giác mềm nhũn. Tôi lia mắt xuống tay của Phong...miệng vô thức há hốc...

Đệch! Sao tay cậu ấy thon vãi đạn thế này, lại dài nửa? Ăn đứt bàn tay của đứa con gái như tôi!

Tôi buồn buồn giơ tay mình lên xem xét, ngoài cái trắng ra thì chẳng được gì sất, không dài cũng không ngắn, không thon cũng không thô, nói chung là cũng dạng tầm thường. Ảo não ngước lên thì thấy Phong đang nhìn tôi cười cười, đoạn cậu ấy bảo bôi xong rồi nên về trước đây. Tôi quên béng luôn chuyện chiếc xe của Phong, đến khi cậu ấy rời nhà tôi hồi lâu tôi mới chợt nhớ. Định xỏ dép chạy theo nhưng ngó lên thì thấy đồng hồ đã điểm mười hai giờ trưa, nửa tiếng nửa là tới giờ làm nên tôi lật đà lật đật với lấy chiếc balo rồi xỏ giày chạy đi.

Tôi là nhân viên của một quán ốc nho nhỏ, nói nhân viên cho oai chứ thật ra tôi chỉ rửa chén rửa muỗng thôi, bởi tôi không đủ tiêu chuẩn làm nhân viên phục vụ. Quán ốc xa nhà nên lần nào tôi cũng phải đi trước nửa tiếng, tại đạp xe ra cũng mất hai ba chục phút, chưa kể còn thời gian xếp lại bàn ghế muỗng đũa cho khách.

Ngày trước tôi làm ba việc một ngày, từ mười hai giờ rưỡi trưa đến chín giờ tối mới vác mặt về, tắm rửa học hành xong phải mười một mười hai giờ đêm mới trèo lên nệm ngủ. Hình như do lao động quá sức, không lâu sau tôi bị suy nhược cơ thể, cả người yếu ớt rệu rạ đến khổ. Phong biết chuyện liền đòi sống đòi chết bắt tôi thôi việc làm thêm, nhưng khi ấy tôi cương quyết lắm, chấn vấn rõ hăng, nào là chuyện của tôi không cần cậu quan tâm nào là người giàu như cậu hiểu thế nào được cái cuộc sống mưa sinh kham khổ.

Tôi biết cậu ấy điên, nhưng không làm thì tiền thuốc thang của mẹ tính sao? Tiền học hành sách vở của tôi tính như nào? Chưa kể còn chi phí sinh hoạt hằng ngày nửa, tôi lúc đó mặc thái độ hung tợn giận dữ của Phong vẫn một mực kiên quyết tiếp tục làm thêm. Người ta thường nói cố quá thành quá cố quả nhiên không sai, là tôi cứng đầu xem nhẹ sức khoẻ của mình nên cái hậu quả tôi nhận được đó là đuối sức ngã bệnh nằm trong bệnh viện hơn tháng trời.

Phong đem thuốc bổ mẹ cậu ấy mua đến thăm tôi, ngọt nhạt bảo hay làm hai việc một ngày thôi cũng được, nhỡ tôi chết thì sau này cậu ấy biết bắt nạt ai. Tôi nguýt cậu ấy chập rõ dài, hồi sau phì cười gật gật đầu. Phong đẹp trai khủng khiếp, cái mặt lại hiền hiền rồi ngập ngừng thỏ thẻ khiến lòng tôi mềm oặt, nói chứ cưng thế này ai không có trái tim mới không mủi lòng ấy.

Lại nói đến bây giờ, mặc dù Phong có chơi nhiều trò mất dạy thật nhưng những lúc tôi nhọc cậu ấy đều ở bên chăm sóc lo lắng đủ kiểu hết, có một thằng bạn như vậy ở bên kể cũng hay.

Suy nghĩ lẩn quẩn một hồi tôi quên mất luôn việc rửa chén, ngó xuống thì thấy cái thao lớn đã đầy ắp nào chén nào ly. Tôi thở dài, lúi húi rửa cho nhanh rồi đạp về nhà lo cơm nước.

Vừa mới mở cổng đã thấy dáng người chuẩn chữ S của "cô Tấm thời hiện đại" loay hoa loay hoay với cái tạp dề cũ. Là cái Phúc ấy, nó tốt kinh khủng, thường ngày nếu không có việc gì quan trọng thì nó sẽ chạy qua xóm bên giúp tôi lo chuyện nhà cửa cơm nước. Bởi nó bảo tôi làm thêm đã cực khổ lắm rồi còn kiêm luôn việc nhà thì coi sao được, bạn bè là phải chia ngọt xẻ bùi với nhau. Tính nó bựa bựa, mặc dù việc nó muốn giúp tôi hoàn toàn là thật lòng nhưng cái vế sau câu đó, nghĩ lại bao lần tôi vẫn thấy sốc nặng!? Không phải tôi ám chỉ nó điều gì cả, chỉ tại nó thường ngày có sến sẩm rện người thế đâu, tính nết lại tưng tưng nửa, nên nó phát ngôn hùng hồn thế khiến tôi thích nghi chưa kịp.

Tôi dắt xe vào nhà rồi đi một lèo xuống bếp, nhìn con bạn thân khổ sở với nồi thịt mà tôi bật cười, vội bảo nó né xa xa ra rồi cầm đũa đảo lại nồi thịt. Tính ra cái Phúc tuy khá giả nhưng không hề mắc bệnh công chúa, nồi thịt cứ thơm phưng phức đi á, nêm nếm cũng vừa miệng phết. Tôi nhìn nó, ngọt nhạt khen ngợi.

-“Tiểu thư nấu ăn cũng không tồi.”

Nó ngồi bệch dưới nền đất, nghe tôi khen thì cười ha hả rõ khoái chí, nham nhỡ nói.

-“Diệp biết quá trễ rồi.”

Tôi cười trừ rồi xào nốt chỗ đậu que còn dang dở, đoạn tôi bảo cái Phúc đống này bao tiền tôi gửi lại, nó phừng phừng đứng dậy, chau mày bảo bạn bè tính toán chi li thế làm chi, chỉ cần cho nó ăn chực là xí xoá hết.

Tôi cảm động phát khóc, trên cuộc đời này ngoài mẹ ra thì nó với Phong đối xử với tôi tốt nhất. Tôi biết nó muốn giúp tôi, với cả nó cứng đầu cứng cổ chẳng kém gì tôi nên tôi đành nhún nhường không tranh nửa, tự nhủ sau này nếu có cơ hội đổi đời nhất định không quên nó và Phong.

Ăn uống xong xuôi thì nó bảo tôi đi làm đi kẻo trễ, chỗ chén bát này rồi thuốc thang của mẹ tôi để nó lo. Vì sắp trễ thật nên tôi vội cảm ơn nó rồi xách xe đạp lên quán bánh ngọt nhà anh Tin xóm bên. À quên mất, anh Tin cũng rất tốt với tôi, mẹ anh ấy cũng thế. Quán bánh ngọt này là của mẹ anh ấy mở ra kinh doanh riêng, ba anh thì làm chủ một cửa hàng buôn bán vật liệu xây dựng làm ăn khá khẩm lắm.

Tôi dựng xe trước quán, chưa kịp đi vào đã nghe tiếng mẹ anh văng vẳng.

-“Diệp đến rồi à con, may quá, Diệp vào đây xay hộ cô chỗ bột này với, cô phải ra chợ mua thêm sữa tươi.”

Tôi cúi đầu dạ rồi đi vào trong, vừa hay bắt gặp anh Tin đang đứng làm bông kem, anh trông thấy tôi thì mỉm cười cái rõ tươi, nhàn nhạt nói.

-“Em ngồi đó đợi chút, anh đi lấy bột cho em.”

Tôi không dám phiền anh nên nhỏ giọng bảo anh chỉ em chổ để em tự đi được rồi, anh cứ làm tiếp. Anh không nói không rằng lách qua người tôi với lấy bịch bột trắng tinh trên kệ. Tôi tròn mắt nhìn anh, tự hỏi anh đẹp trai sáng láng thế này mà mắc bệnh rãnh hả?

Anh đặt bịch bột lên chổ trống bên cạnh những bông kem đầy màu sắc, dịu dàng gọi tôi.

-“Diệp, em ngơ ra đấy làm gì, lại đây.”

Tôi vâng dạ đi lại, vừa đeo bao tay nilon mỏng vừa ngớ ngẩn nhìn anh.

-“Anh chỉ cần nói bịch bột đặt ở chiếc kệ sau lưng em, em quay lại là lấy được mà, phiền anh phải đi đi lại lại thế này em áy náy chết.”

Anh không nói gì, khoé miệng vẫn giữ nguyên nụ cười tinh khôi, đoạn anh quay sang tôi, quẹt chút kem lên chóp mũi rồi thủ thỉ.

-“Tại em lùn.”

Mắt tôi đã tròn càng tròn hơn, ngại không để đâu cho hết ngại. Anh rút cho tôi tờ khăn giấy mỏng, bảo tôi lau đi, tôi cầm lấy tờ khăn giấy lau lau chóp mũi, ánh mắt vô tình đảo ra ngoài cửa và...

WTF?

Chẳng phải là Phong ư? Cậu ấy ở đây làm qué gì?

Ánh nắng dìu dịu buổi xế chiều rọi lên dáng người cao cao gầy gầy của Phong, những tia nắng nhỏ lăn tăn nhảy múa trên gương mặt điển trai kia khiến tim tôi đập lỗi một nhịp. Vẫn gương mặt cau có khinh khỉnh thường ngày, vẫn dáng vẻ cao ngạo láu cá đó, cậu ấy thản nhiên đi vào lôi tôi kềnh cà kềnh kệch ra khỏi quán. Tôi giãy tôi giụa, tôi vỗ vào ngực Phong cái chát, người đánh cứ đánh, người lôi cứ lôi, tôi bị cậu ấy lôi đến một tiệm bán bánh kem, cậu ấy sợ tôi trốn nên một mực kéo tôi vào trong, mặc tôi có muốn hay là không.

-“Lấy cho cháu một bịch bông kem.”

Phong hùng hổ gọi hàng, gọi xong thì phóng ánh mắt sắc lẹm về phía tôi. Cậu ấy khi không lại lôi tôi đi mặc tôi đang làm việc, chẳng thèm giải thích thì chớ...còn tỏ thái độ với tôi nửa mới điên chứ, vì điên nên tôi trừng mắt hổ báo không kém gì Phong. Chị bán hàng đưa kem cho Phong, cậu ấy đập thẳng tờ hai trăm lên bàn rồi kéo tôi ra mà chẳng đợi tiền thừa. Tôi xót tiền, đập vào tay cậu ấy bảo quên tiền thừa kìa, cậu ấy chẳng những không nghe còn bóp chặt cổ tay tôi, trừng mắt.

-“Đi làm thêm hả? Đi làm thêm hay đi hẹn hò mà quẹt kem lên người nhau thân mật phát khiếp thế?”

Nói đoạn, cậu ấy bóp mạnh vào bông kem trắng tinh, đưa lên quẹt khắp mặt tôi. Sau đó còn trẩu tới mức áp má mình vào má tôi chà chà, đến khi bông kem đã được nặn gần hết Phong mới dừng tay. Cậu ấy vứt cái bọc trắng ngà vào thùng rác, mặc cho khắp mặt hai đứa dính đầy kem, mặc cho có hàng trăm ánh mắt đầy khó hiểu đang chiếu thẳng vào chúng tôi, cậu ấy vẫn hớn hở dắt tay tôi đi ra đường lớn.

-“Thấy tao sang không? Chơi hẳn một bông kem chứ chả phải chút kem tí tẹo như thằng Tin.”

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.