Nam Chính Là Một Bức Họa

Quyển 1 - Chương 3




Khi xe chạy qua đường Sophie, cô gái trong xe thoáng nhìn ra ngoài cửa sổ. Ngón tay khẽ xốc màn che màu tường vi, trên khuôn mặt hiện ra vẻ ngây thơ xen lẫn chút hiếu kỳ. Trong chớp mắt ấy, toàn bộ thế giới đều phảng phất biến thành màu trắng đen, chỉ có khuôn mặt ửng hồng của nàng là nở rộ.

Đó là nàng Ophelia – con gái ngài thẩm phán Soames, cô gái ngây thơ mà lãng mạn này khác hẳn người cha nổi tiếng tàn khốc và hủ bại. Nàng mất tích khi cùng người hầu ra đường Goldcage chơi, đuổi theo cánh bướm bay vào núi.

Hiện tại cô gái này đang nằm trong một căn phòng vô cùng đơn sơ, tà váy trắng ngần như hoa ly hé nở. Nàng nhắm mắt lại, giống đang ngủ, yên tĩnh ngọt ngào như cây trinh nữ. Đây quả là ý tưởng đẹp đẽ nhất, phần mộ quá mức âm u, chỉ có khuôn mặt ngọt ngào này mới xua tan được cái không khí âm u sa đọa, khiến bức tranh mang màu sắc Gothic được rót đầy lãng mạn.

Để tránh cho cô gái bị giật mình vì những tác động mạnh bên ngoài, hoạ sĩ dùng kéo cắt nát quần áo nàng. Chất vải tinh xảo mềm mại rơi xuống đất hệt như cánh bướm đêm. Tia nắng cuối cùng biến mất khỏi khung tranh, rèm cửa sổ bị kéo lên, điều chỉnh lại góc độ giá vẽ. Bức tranh tự họa kia được tháo xuống đặt trên ghế.

Rèm cửa sổ màu trắng che bớt ánh hoàng hôn chưa tắt hẳn, cộng thêm ánh đèn tù mù, làn da cô gái lộng lẫy như ngọc ngà.

Cảm giác này thật tốt, đó là cảm giác được ông trời giúp đỡ. Đường nét dần hiện lên dưới ngòi bút, màu sơn dầu trên vải thể hiện được hết giá trị của mình… Toàn bộ đều vừa vặn. Mái tóc xoăn đen như gỗ mun của nàng xõa ra, đôi môi hé mở tựa cánh hồng, cặp vú căng tràn sức sống của tuổi trẻ…

Rõ ràng là một “người mẫu” càng nhìn càng thấy xinh đẹp, nhưng họa sĩ lại có vẻ phiền muộn.

Gã cảm nhận được sự tồn tại của một ánh mắt khác… Là bức họa Dù rằng cậu trai trong bức tranh không thể chuyển động, nhưng gã vẫn có thể cảm nhận được ánh mắt chăm chú không rời của cậu ta. Lông mày cậu ta khẽ nhướn lên, hiển lộ sự kiềm chế đáng kinh ngạc. Mà ánh mắt sâu thẳm tựa đại dương kia, hệt như đóa violet bừng nở không thể tới gần.

Thân thể cứng ngắc cản trở gã biểu đạt tâm tình, nhưng hoạ sĩ vẫn cảm thấy một sự sục sôi. “Gã” trong bức tranh tự họa tỏ ra hứng thú với “người mẫu nữ”. Một tưởng tượng cổ quái ùa đến… Nếu như gã giết người con gái trước mắt, thì liệu rằng cô bé và “gã” trong bức họa có thể đến với nhau không?

Ý tưởng này cực kỳ ghê tởm, thậm chí ngay lập tức khiến gã âm ỉ đau bụng.



Khi cắm cây bút chì vót nhọn vào động mạch chủ của cô gái, gã cảm thấy tốt hơn nhiều.

Cô gái kia mơ hồ mở mắt, hiển nhiên vẫn không biết đã xảy ra chuyện gì, nàng muốn hét thật to, nhưng máu tươi đã lấp hết cổ họng nàng, chảy vào phổi. Nàng trừng lớn đôi mắt ngập nước, đôi mắt vô tội từng nhìn ngắm khắp thế gian kia, cuối cùng cũng trở nên an tĩnh.

Tốt lắm, hiện tại không còn gì có thể ngăn cản thứ linh cảm vĩ đại xuất hiện trong bức tranh sơn dầu.

Hơn nữa cho dù cô gái có xuất hiện trong thế giới của bức họa, thì cũng chỉ là một thi thể mà thôi. Vì muốn đem cái chết trở nên duy mỹ, hoạ sĩ đã biến mỗi giọt máu tươi thành một đóa hoa hồng. Khi đang hưng phấn vẽ một nét cuối cùng, gã đột nhiên rùng mình.

Gã nhào tới bên cạnh thi thể lạnh toát, không dám tin mà đưa tay che đi những giọt máu không còn hơi ấm.

Gã mờ mịt nhìn bàn tay ướt đẫm, sau đó sợ hãi nhìn về bức họa. Người con trai trong bức họa đang chăm chú nhìn gã, vẻ mặt cao ngạo mang chút nghi ngờ. Ôi dào, “cậu” chỉ là bức họa mà thôi, từ khi được vẽ ra tới đến bây giờ, “cậu” chưa từng ra khỏi phòng này, căn bản “cậu” chẳng biết gì là cái chết, cái gì là mưu sát cả.

Không hiểu sao trong lòng họa sĩ chợt trở nên mềm mại, đột nhiên gã cảm thấy… mình không hề hối hận về hành động của bản thân. Gã kìm lòng không được mà đưa tay vuốt ve khuôn mặt người con trai trong tranh, nào ngờ lại làm dây vết máu.

Đáng chết

Khi họa sĩ không ngừng lau đi vết máu kia, thì vệt máu ấy lại như loài bò sát đỏ thẫm, chui vào trong lớp màu.

Máu bị bức họa hấp thu.

Hoạ sĩ dường như không dám tin tưởng, thế nhưng bức họa quả thật sự có thể hút máu. Thậm chí nó đã hút sạch máu của cô gái kia… Hơi nước trong thi thể bị rút sạch, lúc này chỉ cần một sự chấn động rất nhẹ thôi, cũng có thể khiến thi thể hóa thành bột mịn.

*

Cùng lúc gây xôn xao là một kiệt tác gây kinh hãi thế tục và tin tức tiểu thư Ophelia nhà thẩm phán mất tích.

Cái chết vốn nên kinh khủng hoặc tràn ngập sắc màu bi kịch lại được miêu tả thuần khiết mỹ lệ đến thế, quả thực khiến người người hướng về, bức tranh được cho là mở đầu của phong cách tân cổ điển. “Cái chết của thiếu nữ” được triển lãm, thu về thắng lợi chưa từng có, các tác phẩm của các họa sĩ khác trong triển lãm chỉ đáng để làm nền.

Bonn cũng không lo thiếu nữ trong tranh sẽ bị nhận ra là Ophelia, bởi vì hoa hồng vươn lên từ cổ che khuất một phần ba khuôn mặt, mà khuôn mặt của cô gái kết hợp với trí tưởng tượng của Bonn, nên chẳng còn là khuôn mặt thật sự của Ophelia nữa.

Nhưng gã không biết rằng, khoảnh khắc thẩm phán Soames đứng trước bức họa, lão đã vô cùng kinh hoàng và phẫn nộ

Phải, kia không phải khuôn mặt của con gái lão, nhưng thân thể lại lõa lồ. Lão nhận ra vết tích trên cơ thể con gái Kia đích xác là thân thể con gái lão, thậm chí còn không có cái gì che đậy

Nhưng nếu như lão không thể tìm ra đứa con gái mất tích của mình trong nhà gã họa sĩ, vậy thì sẽ ra sao?

Thẩm phán châm lửa đốt căn phòng của họa sĩ, rồi điều động tất cả cấp dưới trong quyền hạn của mình để vây bắt. Lão đã tưởng tượng ra vô số cách khiến gã họa sĩ kia sống không bằng chết, trừ khi gã chịu nôn ra tin tức về con gái lão, nếu không lão sẽ khiến gã họa sĩ hối hận khi được sinh ra trên cõi đời này

Nhưng khi thẩm phán và cảnh sát trưởng rời đi lại không để ý đến một thanh niên trốn trong góc tối, lén lút chạy về căn phòng đã cháy rụi.

Hoạ sĩ đi qua hành lang đen kịt, cửa phòng đã bị đập phá. Gã bị sặc khói ho không ngừng, thế nhưng vẫn liều mạng vọt tới trước bức họa. Trong không gian nóng rực, màu trên bức tranh dường như bị hỏng một chút. Người con trai trong tranh vẫn điềm tĩnh thưởng thức buổi trà chiều, vậy mà họa sĩ vẫn để ý thấy, cho dù tư thế nâng chén trà không thay đổi, nhưng tay áo sơ mi lại nới ra một nút.

Trái tim gã đột nhiên đập thình thịch, chẳng biết có phải bởi thiếu oxy hay không.

Không khí càng trở nên khó chịu, khi gã tháo bức tranh xuống, hàng lang đã hoàn toàn chìm trong biển lửa.

Mang theo bức họa thần bí, hoạ sĩ cảm thấy một sức mạnh không gì địch nổi, nhưng màu trên bức tranh bắt đầu chảy do nhiệt độ xung quanh. Nó sẽ hỏng mất Ngọn lửa liếm trên da người sẽ để lại những vết sẹo xấu xí; vậy thì khi ngọn lửa gặm nhấm bức tranh, những chỗ bị hỏng sẽ không thể nào lành lại.

… Liệu “cậu” có thể sẽ bị thương, thậm chí sẽ chết hay không?

Hô hấp càng ngày càng khó khăn, hoạ sĩ không biết là bởi lửa cháy hay bởi lo lắng mà mồ hôi ướt đầm thân thể.

Mặc kệ, gã phải bảo vệ “cậu”.

Hoạ sĩ nhảy đến bệ cửa sổ, liếc nhìn căn phòng mình ở ba năm qua lần cuối —— nơi ấy chứa đầy chua xót của kẻ tài không gặp thời, cùng với sự không cam lòng và cố chấp. Nhưng lạ kỳ thay gã lại không hề lưu luyến, mà trái lại gã chỉ cảm thấy một tiền đồ huy hoàng.

Gã ôm chặt bức họa trong lòng, sau đó từ trên bệ cửa sổ nhảy xuống.

*

Máu tươi tuôn ra, cậu trai trong bức họa tựa nghiêng vào thi thể, hướng lên bầu trời.

Đột nhiên, một trận gió thổi tới, bức họa thoát ra khỏi khung tranh. Trên bức họa bay bồng bềnh kia, khuôn mặt giống hệt người thanh niên đã chết lộ ra một nụ cười duyên dáng, tàn khốc mà châm chọc.

Đối với ác ma mà nói, làm con người tổn thương không thể cho chúng thêm năng lượng, chỉ có linh hồn sa đọa mới là tế phẩm chúng thực sự cần.

Cái chết ngu xuẩn và dễ dàng ấy… Thực sự là uổng phí tâm huyết của chúng mà.



Bức tranh dần hóa thành bột mịn, biến mất giữa không trung.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.