Mười Năm Thương Nhớ

Quyển 1 - Chương 4-1




Có quả bom tên là Tư Nhĩ

Đôi lúc, A Hoành nghĩ cuộc sống thật giống như một vở kịch, trong lúc mình chưa hiểu rõ tại sao mình mang họ Vân thì đã bị khoác thêm họ Ôn rồi.

Theo lời bà Trương, khi mẹ sinh cô ra, cô đang nằm ở phòng dành cho trẻ sơ sinh thì đột nhiên mất tích, cha mẹ đã lo lắng đến phát điên. Nhưng chỉ nửa tháng sau, ông nội đã bế một bé gái về và bảo đó chính là Tư Nhĩ.

Trong lúc Vân Hoành sống cuộc sống thanh bần, nghèo khổ ở một ngôi làng bốn bề sông nước và luôn bị ám ảnh bởi căn bệnh tim bẩm sinh của cậu em trai thì cô bé đó đã thay thế cô và trở thành Ôn Tư Nhĩ.

Họ Ôn đồng nghĩa với điều gì? Cha A Hoành là sĩ quan hải quân nổi tiếng, mẹ là nghệ sĩ dương cầm lão luyện, ông nội lại là chính khách. Con gái một gia đình như thế hoàn toàn có đủ tư cách để làm một tiểu thư đài các.

Và Ôn Tư Nhĩ - cô gái chiếm mất cái tên của A Hoành - chính là một cô gái được nuông chiều như thế.

Tư Nhĩ rất giỏi giang, biết múa ba lê, biết chơi đàn piano, lại có ngoại hình vô cùng xinh đẹp, đáng quý hơn là, tính tình cô ấy lại hết sức dễ thương, tinh nghịch, cả nhà họ Ôn đều coi cô ấy như viên ngọc quý. Ngay cả ông nội vốn nghiêm nghị, cứng rắn là vậy, thế mà khi nhắc đến cô bé trước mặt mọi người, bao giờ ông cũng cười rất vui vẻ, hãnh diện.

"Chỉ tiếc đứa trẻ ngoan như thế mà..." Khi nói đến chuyện này, nét mặt bà Trương lúc nào cũng lộ rõ vẻ buồn rầu.

Ở nhà họ Ôn, chắc chỉ có bà Trương là người duy nhất A Hoành có thể nói chuyện cùng. Bà Trương làm ở nhà họ Ôn kể từ khi bà nội về làm dâu Ôn gia, là người chăm chỉ thật thà nên được mọi người hết sức kính trọng.

Sở dĩ A Hoànhnói chuyện được với bà Trương là vì cô có tài nấu ăn.

Trong thôn, bà Vân là người nổi tiếng khéo léo, nấu ăn rất giỏi, hầm canh rất ngon. Từ nhỏ, A Hoành đã học hòi được nhiều bí quyết từ mẹ nên cũng nấu ăn ngon không kém.

Thỉnh thoảng bà Trương bận nấu đồ ăn nên làm cơm bị cháy, A Hoành cuống quá, nhìn thấy trên bàn có nửa quả cam liền vắt nước cho vào nồi cơm, sau đó cắm ít lá hành vào, bắc lên bếp đun nhỏ lửa.

Bà Trương cỏn chưa hết thắc mắc thì một lút sau đã ngửi thấy mùi cơm thơm phức bốc lên, không còn mùi khê nữa. Dần dần bà Trương cũng có thiên cảm với cô bé này, lúc rảnh rỗi vần thường cùng cô nấu nướng, dạy cho cô biết ncách nấu các món ăn miền Bắc.

“Lật ba lần, cẩn thận đấy!”

A Hoành lấy xẻng chiên lật hai lần, động tác hết sức nhẹ nhàng.

“Sai rồi, ba lần cơ mà.” Bà Trương khăng khăng chỉ đạo, nắm tay A Hoành rồi lại lật thêm một lần nữa.

“Hai lần không được ạ?” A Hoành cười.

“Dĩ nhiên không được rồi, người miền Bắc khi lạt đều lật ba lần.” Nét mặt bà Trương tỉnh bơ như không.

“Miền Bắc ba lần, mièn Nam hai lần ạ?” A Hoành lẩm bẩm

“Cái con nhỏ này!” Bà Trương ngoái đầu cười, tiện tay lau mồ hôi trên trán cho A Hoành.

“A bà!” A Hoành nói với giọng đặc sệt miền Nam.

Bà Trương hơi sững lại, hình như chưa hiểu cô nói gì nên lại quay sang xào thịt gà.

“Bà.” A Hoành đành chuyển sang nói tiếng phổ thông, tiếng “bà” nghe mới chân thành và ấm áp làm sao.

Bà Trương tiếp tục xào thịt gà, sau đó dừng tay trong giây lát rồi khẽ thở dài.

“Cái con nhỏ này, nếu hư hơn một chút thì có phải tốt không?”

A Hoành không nói gì chỉ khịt khịt mũi rồi cười.

Mỗi lần đến bữa tối, phòng ăn lại vô cùng yên tĩnh, ngay cả tiếng nhai cơm cững không nghe thấy. A Hoành chậm rãi ăn từng miếng mặc dù trong lòng thắc mắc nhưng từ nhỏ cô đã thích sự yên tĩnh nên cũng không thấy có gì là bất thường,

Nhà họ Ôn rất gia giáo, tối kị chuyện trò trong bữa ăn. Nhưng Tư Hoán và Tư Nhĩ trong bữa ăn lại rất thích cười đùa, mặc dù ông cụ từng nhắc nhở mấy lần nhưng không ăn thua, chỉ cần Tư Nhĩ làm nũng là ông lại mặc kệ.

Bây giờ A Hoàng đến rồi, cô bé là người ít nói, thích ngồi yên lặng, ông cụ lại thấy không quen.

"Cha..." Bà Uẩn khẽ đặt chiếc thìa xuống, ngập ngùng như muốn nói điều gì đó.

" Uẩn Nghi có chuyện gì vậy?" Ông cụ cau mày nhìn con dâu.

"Cha có thể... cho Nhĩ Nhĩ về nhà được không ạ?" Bà Uẩn vốn là người quý phái, lúc này lại có vẻ rụt rè, e ngại.

"Cha đã tìm được người chăm sóc cho Tư Nhĩ rồi, con không phải lo lắng gì hết." Ông cụ có vẻ không vui, mắt lại liếc về phía A Hoành.

Tư Hoàn vẫn đang nhai cơm, nhưng đầu mày khẽ cau lại.

"Cha, trước đây cha thương Nhĩ Nhĩ nhất cơ mà." Bà Uẩn ngập ngừng, nhìn thẳng vào mắt bố chồng.

"Đủ rồi!" Ông cụ ném mạnh chiếc thìa xuống bàn.

Tư Hoán ngước mắt nhìn ông cụ với vẻ ai oán. Bà Uẩn không nói gì nữa.

Xung quanh lặng ngắt như tờ, A Hoành đàn ngậm miếng canh trong miệng liền ngượng ngùng nuốt xuống.

"Uẩn Nghi, có thời gian thà con đi mua ít quần áo cho A Hoành còn hơn." Ông cụ thở dài rồi lại cầm chiếc thìa lên.

A Hoành nhìn bộ quần áo đồng phục đã có phần lấm lem của mình, bất giác cảm thấy ngượng ngùng, bất an.

Không phải trong tủ không có quần áo, có điều những bộ quần áo đó là của người khác, trông khá đắt tiền, cảm thấy mình mặc không hợp lắm. Còn những bộ quần áo cô mang đi đều không hợp với thời tiết này nên chỉ có hai bộ đồng phục mặc thay đổi. Đúng hôm nay lại có giờ thể dục nên quần áo khá bẩn và bị ông cụ phát hiện ra.

"Con biết rồi ạ." Bà Uẩn đưa mắt nhìn A Hoành, không thể nhìn thấu bà đang nghĩ gì. A Hoành cúi đầu,chậm rãi nuốt miếng canh trong miệng mà cảm giác như có xương cá mắc trong cổ họng.

Thực ra quần áo đồng phục cũng tốt mà. A Hoành định lên tiếng nhưng lại thấy không ổn, rồi cô lén liếc sang Tư Hoán, thấy anh không có biểu hiện gì đặc biệt mới tạm yên tâm hơn. Tư Hoán đối xử rất tốt với Tư Nhĩ, hôm đó ở cổng trường, cô đã được chứng kiến điều này.

“A Hoành, cháu có bắt kịp được với chương trình học ở trường không?” Giọng cụ Ôn dịu lại, nhìn cô cháu nội bình dị trước mặt mà thấy đáng tiếc vô cùng. Ông đã làm lỡ dở cuộc đời của đứa trẻ này.

“Dạ, được ạ.” A Hoành hơi giật mình nhưng rồi lại ngoan ngoãn gật đầu ngay.

“Có gì không hiểu thì bảo... anh trai cháu chỉ cho.” Khi nhắc đến hai chữa “anh trai”, ông cụ cố ý nhấn mạnh hơn.

Trong tích tắc, sắc mặt bà Uẩn và Tư Hoán đều tái đi.

Anh trai.

A Hoành cảm thấy cổ họng hơi ngưa ngứa, mở miệng nhưng lại không nói được điều gì, đành khẽ gật đầu.

Bàn tay cầm đôi đũa của Tư Hoán run lên, một lát sau anh đứng dậy, lịch sự rời ghế. “Cháu ăn đủ rồi ạ.” Anh quay đi mà cảm thấy tim đau nhói, như thể bị ai bóp nghẹt, đương nhiên cũng chẳng kịp quan tâm đến cảm nhận của người bên cạnh.

“Ngôn Hi.” Tư Hoán quay về phòng mình, đặt micro lên tai, im lặng hồi lâu mới lên tiếng.

“Hả?” Giọng đối phương khá mơ hồ, kèm theo chút uể oải.

“Tớ nhớ Nhĩ Nhĩ rồi.” Tư Hoán nắm chặt chiếc micro.

“Ờ.” Đối phương lười biếng đáp lại một từ.

“A Hi, tớ nói là tớ nhớ Nhĩ Nhĩ!” Tư Hoán nói to hơn, không kìm nổi sự ấm ức, mắt bắt đầu đỏ hoe.

“Gào lên như thế làm gì chứ? Cậu điên à?” Ngôi Hi nghiêm nghị quát.

“A Hi...” Tư Hoán có vẻ rất ấm ức.

“Gọi hồn à?” Ngôn Hi cười gằn, vẻ rất bực bội.

“Sao lần nào nói chuyện cậu cũng gắt như mắm thối vậy?” Giọng Tư Hoán nhỏ đi, kèm theo chút giận dỗi của trẻ con và một chút bất lực.

“Lão tử ngần này tuổi rồi đã dịu dàng với ai bao giờ đâu!” Giọng Ngôn Hi rất trong trẻo, nhưng khi nói ra những câu cục cằn đó lại mang một phong thái khác.

“Thế... Lục Lưu thì sao?” Tư Hoán ngập ngừng rồi rụt rè hỏi.

“Bụp!” Đối phương liền dập máy.

Nghe thấy tiếng “tút tút’ trong điện thoại, Tư Hoán biết mình đã giẫm phải đuôi mèo, bất giác cười khổ.

A Hi... vẫn chưa quên được ư?

Không hiểu tại sao, khi nhớ đến Nhĩ Nhĩ,histrong ảnh Ngôn Hi trong đầu Tư Hoán lại càng cao ngạo, lạnh lùng hơn, đến khuôn mặt đẹp trai cũng trở thành bộ mặt già.

Đương nhiên nhiều năm sau, nhìn kết cục này, ngoài việc cười khổ ra, còn có bốn chữ như một mũi tên cắm thẳng vào đầu - ông trời trêu ngươi.

Còn A Hoành, sau lần gặp tình cờ, vội vã ở bãi đậu xe ngày hôm đó thì không còn gặp lại Tư Nhĩ lần nào nữa.

Trong lớp, mọi người dần phát hiện ra điều gì đó từ cách ăn mặc quá đỗi giản dị của A Hoành, cộng với tiếng phổ thông của A Hoành thực sự khó nghe, câu nào cũng lắp bắp, buồn cười, một số học sinh trong lớp bắt đầu tỏ ra khó chịu với cô, mỗi lần nghe cô nói chuyện là lại nở nụ cười mỉa mai, giả vờ không biết gì rồi đưa mắt nhìn người bên cạnh, tỏ vẻ mỉa mai.

Vì không có quần áo đẹp, vì nghèo nên đáng được thương hại. Vì tiếng phổ thông nói không sõi, vì chất giọng quê mùa nên đáng xấu hổ.

Lúc đầu, A Hoành còn nói chuyện với mọi người, lâu dần cô im lặng tuyệt đối, chỉ ngồi nhìn bạn bè cười đùa.

Mặc dù Tân Đạt Di không đồng tình với thái độ của các bạn nhưng vì chuyện của Tư Nhĩ mà trong lonè tự nhiên cũng có ác cảm với A Hoành. Sau khi cân nhắc, cậu ta thấy tốt nhất là không nên quan tâm, coi Ôn Hoành như người xa lạ, thế nhưng trong lòng lại mong Ôn Hoành khóc lóc hoặc chửi rủa một trận, như thế cậu ta sẽ có cái cớ nghiễm nhiên để hận A Hoành thay Tư Nhĩ.

Chỉ tiếc rằng, từ đầu đến cuối, Ôn Hoành chưa bao giờ tiếc một nụ cười, dùng sự dịu dàng, chịu đựng của mình để bao dung tất cả.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.