Mua Phu

Chương 17: Ghi chú




- Ôn, lương, cung, kiệm (5 điều ôn, lương, cung, kiệm, nhượng: ôn hòa, hiền lương, cung kính, cần kiệm và khiêm nhượng.)

- Khoát xước (tiêu xài nhiều có ý khoe của)

- Nương (mẹ)

- Tuệ căn là cái gốc rễ của sự thông minh hiểu biết. Một đứa trẻ có tuệ căn, tức là có sự thông minh hiểu biết đặc biệt, không phải tự nhiên nó được như thế, mà do gốc rễ từ kiếp trước. Kiếp trước nó là một người học rộng, biết nhiều, sự hiểu biết ấy nhập vào chơn thần và được chuyển qua kiếp sau. Cho nên trong kiếp sau, nó không học mà biết (là vì đã học từ kiếp trước).

- Nữ nhi hồng Thiệu Hưng là loại rượu có mùi thơm ngào ngạt, càng ủ lâu ngày, mùi thơm càng say đắm. Hơn nữa, nước rượu lại trong veo, thanh khiết như tâm hồn trắng trong của các cô thiếu nữ trước khi cất bước về nhà chồng. Có lẽ vì vậy mà người Thiệu Hưng đã có tục dùng Nữ nhi hồng chôn lâu năm làm của hồi môn, như lời chúc phúc của người thân dành cho tân nương.

- Hỉ khăn (khăn đỏ đội đầu của cô dâu)

-Chuế phu (Tục người nam lấy vợ phải sống trong nhà vợ này người Việt gọi là “ở rể ”, “gửi rể ”, hay “bắt rể ”, còn người Hoa gọi là “nhập chuế ”, “nhập tế ”, hay “nhập xá”=> “Chuế phu” chỉ người chồng sống trong nhà vợ với ý khinh miệt)

- Hái hoa tặc (yêu râu xanh, dâm tặc)

- Không ngựa nhớ chuồng (ví với người làm quan không muốn rời bỏ chức vị của mình).

- Phụ đức (đức tính của người vợ hiền)

- Chiêu bài (bảng quảng cáo)

-Chu Công: tên thật là Cơ Đán, là công thần khai quốc nhà Chu trong lịch sử Trung Quốc. Ông có công giúp Chu Vũ Vương (Cơ Phát) lập ra nhà Chu (1122 – 256 trước Công nguyên), giành quyền thống trị Trung Hoa từ tay nhà Thương. Sau khi Chu Vũ Vương chết, Cơ Đán đã giúp vua mới là Chu Thành Vương xây dựng và phát triển nhà Chu thành một nước mạnh mẽ và có công xây dựng nên nền văn hóa Trung Hoa rực rỡ trong quá khứ. Công lao to lớn của Cơ Đán với sự phát triển của văn hóa Trung Hoa khiến người ta gọi ông bằng chức vụ là Chu Công (quên đi cái tên Cơ Đán), khiến cho nhiều người lầm tưởng Chu Công là tên thật của ông.Trong Luận ngữ còn nhắc đến việc Khổng Tử luôn nằm mộng thấy Chu Công, nếu như lâu mà không thấy mộng thì Khổng Tử cho là mình đã suy rồi. Bây giờ câu nói “Đi gặp Chu Công” được dùng để nói đến việc đi ngủ, nằm mộng.

- Hỗn đản: (tiếng chửi) đồ trứng ung, đồ khốn)

- Bừa sắt(Dụng cụ có răng giúp san đất, giẫy cỏ)

- Giá y (áo mặc lúc xuất giá, áo cưới)

- Tặc bà (vợ của giặc cướp, khác với nữ tặc: phụ nữ làm giặc cướp)

- Ca ca (anh trai)

- Trượng phu (chồng)

- Hồng hạnh xuất tường:

* Ưng liên kịch xỉ ấn thương đài,

Tiểu khấu sài phi cửu bất khai.

Xuân sắc mãn viên quan bất trú,

Nhất chi hồng hạnh xuất tường lai

Dịch:

Sợ chăng guốc phạm lối rêu

Mười lần gõ cổng, chín đều lặng thinh

Vườn bưng khó nhốt xuân xinh

Vượt tường hạnh đỏ một cành khoe bông.

Ở đây tác giả ý muốn nói, dù tường có cao đến mấy cũng không giấu nỗi một đóa hoa (ý nói người con gái) đang ở tuổi xuân thì.

Nhưng bây giờ câu nói “Hồng hạnh xuất tường” lại ý chỉ người phụ nữ trèo tường đi ngoại tình.

- Ngũ vị tạp trần (5 vị ngọt chua cay đắng mặn trộn lẫn vào nhau)

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.