Minh Châu Ký

Chương 3: Chương 3





Ngay sau buổi trưa, Thẩm đại nhân cho triệu tập tất cả hộ dân của huyện Hoài Lâm đến nha môn để bàn về việc chỉnh sửa đê điều.

Kinh phí được thông báo là do một vị đại gia người huyện khác đi ngang từ tâm ủng hộ, phần còn lại, đại nhân sẽ tự bỏ ra.

Người dân trong huyện, ai có sức bỏ sức, ai có tiền bỏ tiền, cùng chung tay tu sửa đê điều.
Người dân huyện Hoài Lâm vô cùng mừng rỡ, hùng hùng hổ hổ đăng ký, sung tiền, quyên vải bố, may bao,...!Vậy mới thấy, sức mạnh đoàn kết, quân dân một lòng, thật là đáng quý.
Công việc bắt đầu ngay dưới trời mưa.

Một tốp tráng phu cột một sợi dây vải to quanh hông, cùng đứng thành 1 hàng ngang bước xuống chân đê.

Các tráng phu này có nhiệm vụ nhận các cây gỗ lớn bằng thân người được chuyền xuống, đóng thành một hàng cọc lớn giữ chân đê.

Nước ngập đến bụng.

Cũng may, dây vải cột chắc, cũng có người ngã nhưng không ai bị nước cuốn đi.

Trên bờ, các phu nhân liên tục đưa cơm và cháo nóng tới tiếp sức.

Những người đàn ông còn lại và lớp thanh niên vác đá, xúc đất cho vào bao vải rồi khiên ra dựng bờ.


Nhóm phụ nhân khác xung phong hỗ trợ mở sẵn miệng bao vải cho tốp thanh niên đổ đất vào, cứ 2 người khuân 1 bao đất to, đắp từng bao từng bao xây thành bờ tường cao vững chãi.
Minh Châu không đứng yên mà nhìn nổi, cũng bước xuống, lấy gáo dừa xúc đất cho vào bao cùng mọi người.
Thẩm đại nhân cũng tích cực tham gia khiên bao đất.

Lúc nghỉ mệt, Thẩm đại nhân tranh thủ nói chuyện với sư gia.
- Yến tiểu thư đâu?
- Dạ bẩm....!Tiểu thư đang xúc đất ở bên đây.
Thẩm đại nhân nhìn theo hướng sư gia chỉ, thấy một cô gái búi tóc hơi rối, mặt dính đầy đất và nước mưa đang hì hục múc đất bằng gáo dừa cho vào bao cùng mọi người.

Thẩm đại nhân vội vàng trách sư gia.
- Sao ngươi không ngăn tiểu thư lại! Tiểu thư lá ngọc cành vàng, sao lại có thể để tiểu thư xuống đó! Mau! Cho người đỡ tiểu thư lên đây!
- Dạ bẩm, nô tài có ngăn, nhưng tiểu thư nói, quân gia phải làm gương.

Nói xong là lao xuống đó, nô tài cũng bất lực.
Thẩm đại nhân ngồi lại.

Qua một hồi, lại nói.
- Hậu duệ của Yến gia, quả thật...!Ta không biết nói thế nào, nhưng mà tin đồn không sai.

Người Yến gia trung quân ái quốc, tấm lòng này không phải gia tộc nào cung có được.
Sư gia hơi thấp giọng, run rẩy hỏi Thẩm đại nhân.
- Nô tài nghe nói, Yến gia phú khả địch quốc, có khi nào...
Thẩm đại nhân vội ngắt lời.
- Ngươi đừng nói bậy! Năm đó, Hoàng Thượng vì Yến gia diệt môn đã đích thân đi Tần Hoài chủ trì tang lễ và ở lại suốt 3 ngày 3 đêm.

Mối quan hệ giữa Yến gia và Giang gia là chuyện mà từ xưa tới giờ không ai có thể nghi ngờ được.

Chúng ta, hãy cùng xem, vị hậu duệ cuối cùng của Yến gia này, có tiếp tục truyền thống gia tộc, trở thành cánh tay đắc lực của Hoàng gia hay không.
Sư gia nhìn cô gái đã mệt đến ngồi phịch xuống đất nhưng tay vẫn không ngừng công việc, mặt vẫn vui vẻ nói chuyện với mọi người xung quanh, cảm thán.
- Tiểu thư, không phải là vật trong ao đâu ạ!
Dân chúng huyện Hoài Lâm làm việc không ngừng nghỉ cả đêm.

Minh Châu về nhà trọ tắm rửa, ăn cơm, thấy kiến cánh bay đầy phòng, biết bão lớn tới gần, ăn cơm xong lại tiếp tục chạy ra đê.
Đến non trưa hôm sau, cuối cùng con đê mới cũng cơ bản hoàn thành.


Người dân còn chưa kịp ăn mừng thì mưa trở nặng hạt, gió thổi mạnh, nước sông cũng dâng lên cuồn cuộn.

Bão tới.
Tất cả dân chúng huyện Hoài Lâm vội vàng trở về nhà đóng chặt cửa.

Thẩm đại nhân cùng sư gia đến một nhà dân ở một vùng đất hơi cao trong vùng.

Ở đây có thể nhìn thấy quan cảnh toàn bộ đê sông Hoài Lâm.

Mọi người cùng hồi hộp trông ra.
Minh Châu cũng ham vui, theo Thẩm đại nhân ra đó đứng, bị gió thổi không ra hình người.
Vừa qua giữa trưa, cơn bão quả nhiên ập đến.

Nước sông tấp vào bờ đê với một sức mạnh khủng khiếp mà chỉ nhìn bằng mắt đã thấy nổi cả da gà.

Thẩm đại nhân đổ mồ hôi dữ dội, nếu lần này không gia cố đê kịp, chỉ sợ tới giờ phút này cả Huyện Hoài Lâm đã chìm trong biển nước.
Minh Châu nhìn mưa lớn, lại nhìn ra đê, lòng cảm thán, may là đã quyết định kịp thời.
Giang sơn này là của ai, nàng không cần biết.

Miễn sao, tài phú của nàng, của gia tộc có thể giúp đỡ người dân khi cần, đó mới chính là sứ mệnh của Yến gia.
Cứ như vậy qua một ngày một đêm mưa lớn dữ dội, trời cũng ngừng mưa.

Những tia nắng đầu tiên cuối cùng đã xuất hiện sau một thời gian dài.

Người dân huyện Hoài Lâm mừng rỡ, kéo nhau chạy ào ào ra đê.


Nhìn con đê vững vàng, không sứt sẹo bao nhiêu, có người bỗng bật khóc.

Rồi những người khác cũng bật khóc, reo hò ăn mừng.
Từ nay, họ không phải thấp thỏm mỗi khi bước vào mùa mưa lũ nữa! Họ có thể an tâm làm giàu như bao người rồi!
Ngày hôm sau, Thẩm đại nhân đích thân đến nhà trọ để cảm tạ Minh Châu, nhưng đến nơi chỉ nhận được một phong thư từ tiểu nhị.
"Tiểu nữ thân mang trọng trách, không tiện ở lâu.

Những việc tiểu nữ đã làm, trời biết đất biết, mong đại nhân đừng canh cánh trong lòng.
Nếu có dâng sớ, xin báo lại ngân sách tu sửa đê điều.

Mong đại nhân hãy dùng kinh phí đó phát triển huyện Hoài Lâm.

Đó là tâm nguyện riêng của tiểu nữ, cũng là tấm lòng của người Yến Gia.
Người đã đi xa, xin Đại nhân đừng tiễn.
Cáo từ."
Ba ngày sau trận bão, toàn bộ dân chúng trong huyện Hoài Lâm tổ chức lễ tế trời, cảm tạ ơn trên đã thương tình cho cơn bão nhanh chóng đi qua, để dân chúng bình an.

Trong lúc làm lễ, Thẩm đại nhân cùng toàn thể bá tánh huyện Hoài Lâm hướng về phương Nam, lạy 3 lạy..


Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.