Mẹ Chồng Nàng Dâu

Chương 26: Thiếu vải bông




Edit: Sakura
Beta: Vi Vi

“Mộc Nam, gần đây có chuyện gì vui thế? lúc nào cũng thấy vui vẻ.” Mộc Nam vừa vào phòng làm việc thì đã có đồng nghiệp trêu anh.

Mộc Nam cười nói: “Không phải là vui vẻ mà là rất vui.”

Đồng nghiệp cười theo: “Tôi nhìn anh càng giống như chó xám.”

Mộc Nam nghe xong thì sừng sộ lên nói: “Người nào nói, chó xám có trắng bằng tôi không?” Làm cho cả phòng cười nắc nẻ.

Thực ra Mộc Nam là người hướng nội, đúng ra thuộc về loại **, bình thường không hé miệng nói lời nào, đã nói thì rất thú vị. Gần đây Mộc Nam rất vui vẻ nhưng nguyên nhân trong đó thì không đủ để nói với người ngoài. Nhắc tới đều là chuyện nhà, từ lúc bắt đầu dùng bỉm cho bé con vào buổi tối thì cả nhà đều rất mừng, dĩ nhiên Hân Hân là người được lợi nhất, lượng công việc buổi tối cũng được giảm đi đáng kể, chỉ cần nửa đêm thay bỉm một lần là được, cũng không cần 3, 4 lần thay tã. Chất lượng giấc ngủ được đề cao không nói, ngay cả tính tình cũng tốt hơn. Bây giờ Mộc Nam hàng ngày đều có thể nhận được lời nhắc nhở ấm áp của Hân Hân: “Chồng à, trời lạnh nhớ mang theo khăn quàng”, “chồng à, trời mưa đấy bắt taxi mà về đừng tiếc tiền người quan trọng hơn”, “chồng ơi, thời tiết hanh khô nhớ uống nhiều nước nhé.”….

Lúc đầu mẹ chồng còn dị nghị dùng bỉm nhưng rất nhanh bà cũng phát hiện ra chỗ tốt của bỉm. Đầu tiên, dùng bỉm thì ban đêm Hân Hân được ngủ ngon, thời gian ngủ bù ban ngày ít đi. Mẹ chồng cũng không cần phải dành ít thời gian thay cô trông con hàng ngày. Mẹ chồng thoáng cái thấy rất tự do, có thể tự tiện dùng thời gian của mình cho nên rất hài lòng. Thứ hai, tã phải giặt phần lớn là tã đêm. Giờ đêm không cần dùng tã thì bố chồng phụ trách giặt tã cũng bớt việc đi nhiều. Hiệu quả tốt như thế nên cha mẹ chồng cũng dần cảm thấy sao mà không làm chứ?

Dùng bỉm khiến cho hai ông bà rảnh rỗi hơn nhiêu. Hai ông bà rảnh rỗi nên bàn bạc muốn làm cái gì đó cho cháu, mẹ chồng đã muốn làm mấy bộ quần áo cho cháu trai từ lâu rồi. Ở nông thôn, tay nghề của mẹ chồng rất khá, thường thường các cô thím đều chạy tới xin bà mẫu quần áo giày dép. Quần áo cho con nhà các anh Mộc Nam hồi bé đều do bà may. Hiện tại lớn tuổi rồi, cuộc sống cũng khá hơn nên mẹ chồng ít khi làm, chỉ có bố chồng thi thoảng vinh dự được mẹ chồng làm giày thủ công cho, một, hai năm làm một đôi cũng khá rồi. Hiện nay cuộc sống trong thành phố khá thuận lợi, mấy ngày nay khá nhàn nên mẹ chồng bắt tay vào việc may quần áo cho cháu trai, một là thương cháu trai, sẵn lòng làm cho bé, thứ hai cũng để cho con dâu nhìn tay nghề của mình, không phải khoe khoang, ít nhất mình không thừa nhận là khoe khoang, chỉ muốn ra vẻ cho con dâu xem, để cho nó thấy người làm dâu ít nhất phải biết thêu thùa.

Có ý định này, cha mẹ chồng lúc đi trên đường phố bắt đầu để ý. Đầu tiên cha chồng phát hiện ra có chỗ bán vải bông, đi lên nhìn thì thấy khá tốt, đúng là một loại vải bông mới, vì vậy trả giá mua về một ít. Có vải bông lại trong thời tiết mùa đông, dĩ nhiên phải làm mấy cái áo bông, quần bông nhỏ rồi. Vừa vặn đúng là sở trường của mẹ chồng. Ở quê không có lò sưởi, không có giường lò, chống lạnh chỉ có cái chăn bông nặng vài chục cân, ban ngày dựa vào quần áo bông thật dày. Mẹ chồng từ thời con gái hàng năm đều làm quần áo bông cho cả nhà, tay nghề tuy chưa đến mức thành thạo lành nghề nhưng cũng phải gọi là quen tay hay việc. Mẹ chồng thấy Hân Hân mua mấy bộ quần áo cho cháu rất mỏng manh, không bằng dày bằng nhà làm. Đúng dịp có vải bông thì mình có thể làm mấy bộ quần áo bông ra hồn cho cháu trai yêu quý rồi.

Mấy ngày kế tiếp, mẹ chồng đi khắp nơi tìm kim chỉ vải vóc thích hợp, nhưng mấy siêu thị bà hay đi có tất cả thế mà lại thiếu thứ bà cần.

“Siêu thị lớn như thế mà sao không có vải vóc kim chỉ chứ?” Hôm nay lúc ba bà già đi siêu thị thì mẹ chồng cứ lẩm bẩm câu này.

Thím Lý thính tai nghe thấy thì tò mò lại gần hỏi: “Bà tìm những thứ kia làm gì? Chẳng lẽ bà còn định thêu thùa may vá?”

Mẹ chồng nói: “Đúng rồi, tôi định may mấy bộ cho cháu.”

Thím Lý nói: “Không ngờ bà cũng có bản lĩnh này.”

Mẹ chồng nói: “Có gì kỳ lạ chứ, nếu bà muốn làm thì tôi dạy cho.”

Thím Lý bĩu môi một cái rồi nói: “Bây giờ muốn mua gì mà chả có, tôi không có thời gian làm đâu. Bà đúng là mệnh khổ.”

Mẹ chồng nói: “quần áo con bà khi còn bé không phải do bà làm?”

Thím Lý vừa nghe thấy thế liền im lặng, bà chỉ giỏi cái miệng, làm việc nhà không xong, nhất là thêu thùa chính là điểm yếu của thím Lý, quần áo con bà từ nhỏ đều do bà nội làm, bà chưa từng động đến một ngón tay.

Bà Trương rất quen thuộc việc may quần áo, nghe thấy các bà nói chuyện thì tiếp tục đề tài mẹ chồng đã nói: “Bà muốn mua vải hả, tôi dẫn bà tới một chỗ đảm bảo bà hài lòng.”

Mẹ chồng vừa nghe thấy thế liền vui vẻ: “Chỗ nào tốt?”

Bà Trương cười híp mắt nói: “Đi cùng tôi là được.”

Ba bà già đi ra siêu thị rồi đi theo bà Trương, xuyên phố qua hẻm, lòng và lòng vòng mãi đến một ngõ nhỏ rồi lại qua mấy khúc quẹo thì chợt thấy một mảnh đất trống khá rộng ở phía trước, ba tầng trong ngoài đều là các quầy hàng ngoài trời, quán ăn vặt, quán quần áo, vật dụng hàng ngày, tạp hóa cái gì đều có cả, nhất là rau củ trái cây đều tươi xanh. Lần đầu tiên mẹ chồng đi tới chỗ này, trong lúc nhất thời nhìn hoa cả mắt, không khỏi kéo bà Trương hỏi: “Đây là chỗ nào? Sao giống hội chợ thế? Còn đông hơn cả hội chợ nữa.”

Bà Trương cười nói: “Đây là chợ tự do, đồ nhiều lại rẻ nữa, còn có thể mặc cả nữa cơ.”

Mẹ chồng vui mừng nói: “Sao bà không nói sớm có chỗ tốt thế này, còn không có mái nhà, không bị đè nén như đi vào siêu thị.” Nói xong thì không để ý tìm vải nữa mà bắt đầu đi dọc khu vực thức ăn, cầm lên bỏ xuống không biết mua cái gì cho tốt. Thím Lý ở bên khịt mũi khinh bỉ nói: “Tôi tưởng chỗ nào hóa ra dẫn tới chợ tự do. Đồ ở đây sao tốt bằng siêu thị được.”

Mẹ chồng cầm một củ cải trắng hỏi giá tiền, thấy còn rẻ hơn siêu thị thì rất vui, cho lên cân thì người ta còn cân dư nữa khiến cho bà còn vui hơn. Bà trả tiền, cho củ cải trắng vào giỏ rồi nói: “Tôi thấy đồ ở đây không kém siêu thị lắm, bà nhìn xem, nhất là rau củ quả còn tươi rẻ hơn siêu thị rất nhiều.

Ba người rời khỏi khu vực thức ăn, đi dạo vào trong, bà Trương dẫn các bà tới chỗ khu vải vóc. Thẳng một hàng có bảy tám sạp, bên cạnh còn xếp mấy bàn máy may, có nhận làm chăn ga gối. Mẹ chồng ngước mắt nhìn tỉ mỉ trên giá, đúng là nhiều hoa văn màu sắc quá, xếp chồng vào dây thép treo cao, vì vậy vội vàng đi lên phía trước nghiêm túc chọn lựa.


Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.