Mê Án Đường Triều

Chương 118: 118: Giao Chiến





Lý Long Cơ thấy mọi người đã có mặt đầy đủ bèn lên tiếng: "Các vị đồng liêu, chuyện Vi Hoàng hậu nhũng loạn triều chính là điều mà tất cả chúng ta đều biết.

Nay Hoàng thượng cũng bị bà ta đẩy vào chỗ chết, quốc gia lâm cảnh nguy nan, ai cũng cần có trách nhiệm.

Mỗi lần nghĩ đến đây, bản vương lại không buồn ăn uống, đêm đêm mất ngủ.

Hôm nay triệu tập mọi người đến đây là muốn nhờ mọi người giúp sức lật đổ Vi thị, đoạt lại Đại Đường của chúng ta."
Lưu U Cầu tiếp lời: "Lâm Tri vương đối xử nhân hậu với mọi người, coi hạ nhân như ruột thịt, nay vương gia có lời, U Cầu không thể từ chối."
Ma Tư Tông, Cát Phúc Thuận, Lý Tiên Phù, Phổ Nhuận và Thôi Nhật Dụng cùng giơ tay tán thành.
Sự đồng lòng nhất chí của mọi người truyền cảm hứng đến cho Trần Cẩn Phong, chàng nói: "Cẩn Phong tuy không thể mặc giáp ra trận, tiêu diệt Vi thị như các vị tướng quân nhưng tại hạ nguyện ý góp sức vì Đại Đường, quyết tiến lùi cùng các vị."
"Cảm ơn mọi người." Lý Long Cơ cảm khái: "Có sự giúp sức của mọi người, bản vương vô cùng cảm kích."
"Chi bằng bây giờ chúng ta lên kế hoạch sẽ hành đồng thế nào đi." Trần Cẩn Phong nói: "Đầu tiên Tiết Sùng Giản – Tiết tướng quân sẽ dẫn một đội binh mã tinh nhuệ tiến vào Ngự lâm doanh, có được sự giúp đỡ của Chung Thiệu Kinh, sắp xếp để họ làm nội ứng, đợi vương gia sai sử.

Đội quân này tạm gọi là.."
* * *
Hoàng cung Nam uyển
Màn đêm tối mịt che phủ mọi thứ trên mặt đất.

Nhân lúc trời tối, Lý Long Cơ dẫn một đội quân khoảng mấy chục người nhanh chóng di chuyển về phía Ngự lâm doanh.
Mắt thấy đã gần tới Ngự lâm doanh, Lý Long Cơ thấp giọng bảo họ dừng lại.


Tiết Sùng Giản, Lưu U Cầu, Ma Tư Tông, Cát Thuận Phúc, Lý Tiên Phù đều vây xung quanh.
"Tiết Sùng Giản, ngươi làm theo kế hoạch, thâm nhập vào trướng của Chung Thiệu Kinh, nhất định phải thuyết phục được hắn." Lý Long Cơ nhỏ giọng ra lệnh.
"Vâng." Tiết Sùng Giản gật đầu, quay người vẫy tay, lập tức có ba người theo sát phía sau anh ta.
"Phổ Nhuận, Ngự lâm tướng quân Vi Bá rất giỏi cận chiến, ngươi lại có sức mạnh phi thường, nhiệm vụ tiêu diệt Vi Bá ta giao cho ngươi."
"Vâng." Phổ Nhuận đáp.
"Cát Thuận Phúc." Lý Long Cơ khẽ gọi: "Cao Tung có sở trường cưỡi ngựa bắn cung, thân thủ ngươi linh hoạt, giao hắn cho ngươi xử lý."
"Vâng." Cát Thuận Phúc nhận lời.
"Những người còn lại đợi Chung Thiệu Kinh dẫn quân tới sẽ lập tức chỉ huy đội của mình tập hợp lại, bao vây chặt bộ hạ của Vi Bá và Cao Tung.

Kẻ nào quy hàng thì thu nhận vào đội quân, không tuân lệnh thì giết tất bất luận tội."
"Vâng." Mọi người đồng thanh đáp.
"Được, bây giờ mọi người chia ra hành động." Sau khi Lý Long Cơ hạ lệnh liền cùng Thôi Nhật Dụng leo lên nói Ngự Lâm.

Từ trên đỉnh núi này nhìn xuống có thể thấy được một phần trạng thái của Ngự lâm doanh.
Mặc dù bên trong Ngự lâm doanh không có tiếng động gì nhưng bên ngoài đèn đuốc sáng rực, bên ngoài doanh trướng cứ vài người hợp thành một đội đi đi lại lại tuần tra.

Muốn thâm nhập vào trong doanh trại là điều không thể, Tiết Sùng Giản dẫn theo ba người ngang nhiên bước vào doanh địa.
"Đứng lại." Binh sĩ tuần tra phát hiện ra bóng bọn họ, sau khi nhìn rõ là ai bèn hỏi một cách lịch sự: "Muộn như thế này rồi mà đại nhân còn đến Ngự lâm doanh làm gì thế ạ?"
"Ồ, hôm nay có được ít rượu ngon, đặc biệt đến đây uống vài ly với Chung huynh." Tiết Sùng Giản như làm ảo thuật, lấy từ sau lưng ra một bình sứ, đung đưa trước mặt binh sĩ.
"Chung tướng quân đang ở trong doanh trướng, mời ngài." Tiết Sùng Giản thường xuyên đến uống rượu với Chung Thiệu Kinh nên mọi người không lấy làm lạ.

Vậy là các binh sĩ cũng không nghĩ gì nhiều mà để họ vào trong.

Lý Long Cơ đứng từ xa thấy Tiết Sùng Giản đã đi được vào doanh trại, biết rằng kịch hay chuẩn bị kéo màn.
Thời gian đốt một nén hương qua đi, Tiết Sùng Giản cùng Chung Thiệu Kinh bước ra khỏi doanh trướng.

Thấy nét mặt Tiết Sùng Giản vui sướng, Lý Long Cơ khẽ kêu lên: "Thành công rồi."
Quả nhiên chỉ một lúc sau, đột nhiên Ngự lâm doanh ồn ào tiếng người, tiếng la ó vang vọng cả một vùng.

Chung Thiệu Kinh đích thân dẫn quân xông đến doanh trướng của Vi Bá.

Đồng thời vào lúc này, Lưu U Cầu, Ma Tư Tông, Cát Thuận Phúc, Lý Tiên Phù đã vào vị trí của mình.

Bọn họ chỉ huy đội quân của mình bao vậy chặt quân đội do Vi Bá và Cao Tung chỉ huy.
Ngự lâm tướng quân Vi Bá và Cao Tung hoàn toàn không ngờ rằng sẽ xảy ra biến cố thế này, hai người họ nhanh chóng chỉnh đốn tướng sĩ để lao vào giao đấu.
Trong lúc đó, binh mã lao vào nhau chém giết, đất bụi bay tứ tán, khí thế phừng phừng.
Người xưa có nói muốn bắt giặc thì đầu tiên phải bắt được tướng.

Phổ Nhuận rút hai cây rìu treo hai bên eo ra, múa rìu lao về phía Vi Bá.

Phổ Nhuận lao đến đâu, người ngựa đều bị chém sạch.

Nhoắng cái đã tiếp cận được Vi Bá, Vi Bá đang chiến đấu giữa trận cũng phát hiện ra Phổ Nhuận.


Ông ta vung thanh trường kiếm đâm về phía Phổ Nhuận.

Tự biết đối thủ không dễ đối phó, Phổ Nhuận chém binh sĩ xong thì cướp lấy ngựa, nhảy lên lưng ngựa, hai chân kẹp chặt bụng ngựa.

Con ngựa hí dài một tiếng rồi phi nước kiệu về phía Vi Bá.

Hai con ngựa lướt qua nhau, binh khí va vào nhau, chỉ nghe thấy tiếng leng keng vang lên chứ đối phương hoàn toàn không tổn hại đến một cọng lông.

Quay đầu ngựa lại, Phổ Nhuận lại xông tới.

Vi Bá là một cao thủ cận chiến, ông ta nâng nhẹ thanh trường kiếm lên nhắm thẳng vào cổ họng Phổ Nhuận.

Phổ Nhuận vốn định chém rìu nhưng chợt nhận ra đòn tấn công, phải nói sức mạnh của vị hòa thượng này vô cùng phi thường, ngửa đầu ra sau để né.

Thoát được đòn tấn công đó, hai con ngựa lại lướt qua nhau.
Lần tấn công thứ ba, Phổ Nhuận biết cây rìu của mình không đủ dài bèn ra sức tiếp cận Vi Bá, mục đích để thanh trường kiếm của ông ta không thể hoàn toàn phô diễn sức mạnh.

Vi Bá lại nâng kiếm lên đâm về phía Phổ Nhuận, lần này Phổ Nhuận không né mà giơ tay phải lên dùng rìu để chặn lưỡi kiếm lại, còn tay trái thì chém về phía Vi Bá.
Thấy lưỡi rìu vung tới, Vi Bá vội rút gươm lại để đỡ, một tiếng "keng" vang lên, thân kiếm bị lưỡi rìu to nặng chém đứt.

Vi Bá thất kinh, không kịp nghĩ nhiều, vội xưa ngựa chạy.

Phổ Nhuận sao có thể bỏ qua cơ hội tốt thế này, anh ta nhẹ nhàng giẫm lên lưng ngựa, tung người lên, đồng thời vung cây rìu trong tay, cây rìu bay về phía Vi Bá.


Một tiếng rên rỉ vang lên, cây rìu cắm thẳng vào đầu Vi Bá, dòng máu tươi tràn ra từ vết nứt.

Một Ngự lâm tướng quân đã hi sinh như vậy ngay trong Ngự lâm doanh.
Lại nói về Cát Phúc Thuận, vốn là người nhỏ bé nhanh nhẹn, vừa nhìn thấy Cao Tung xuất hiện, ông liền nhanh trí thúc ngựa qua.

Cao Tung giỏi cưỡi ngựa bắn cung, chỉ có tiếp cận được trước khi ông ta phóng tên thì mới có thể chế ngự được.
Cao Tung nào có ngồi chơi xơi nước, ông ta nhanh chóng rút cung tên sau lưng ra, cầm mũi tên cài vào cây cung.
Từ lâu đã nghe danh Cao Tung bắn tên bách phát bách trúng, nay thấy ông ta đã chuẩn bị sẵn sàng, Cát Phúc Thuận không dám để xảy ra sơ suất.

May mà trận chiến trước mắt đã chắn mất tầm mắt của Cao Tung.
Cát Phúc Thuận vừa phải chống lại các đòn tấn công từ phía Ngự lâm quân, vừa phải âm thầm tiếp cận Cao Tung.

Nguy hiểm ngày một cận kề, ông biết càng lại gần thì đường tên bắn càng ngắn, tỉ lệ bị bắn trúng càng cao.

Một khi bị Cao Tung chú ý thì ông sẽ khó lòng thoát nổi kiếp nạn.
Thấy mình cách Cao Tung chỉ còn vài trượng, Cát Phúc Thuận không dám chậm trễ.

Ông xoay người nhẹ nhàng, bắt đầu quay ra tiêu diệt đồng đội của mình, vừa chém vừa tiếp cận Cao Tung.
Bên trong Ngự lâm doanh người ngựa hỗn loạn, Cao Tung không phát giác được Cát Phúc Thuận đang tiếp cận mình.

Đợi đến khi Cát Phúc Thuận đã kề sát, ông ta mới đột ngột nhận ra, nhưng lập tức yên tâm lại ngay bởi thấy Cát Phúc Thuận đang giúp mình xử lý đám người Lưu U Cầu, Ma Tư Tông, Lý Tiên Phù, vậy nên đã dịch mũi tên ra khỏi người Cát Phúc Thuận mà nhắm về phía khác.
Trông thấy chỉ còn cách Cao Tung mấy bước, lại thấy ông ta chuẩn bị rút mũi tên khác đặt lên dây cung, Cát Phúc Thuận nhắm chuẩn cơ hội, trong nháy mắt đã thúc ngựa quay người tiến lên trước rồi vung kiếm chém xuống.

Ngay lập tức đầu Cao Tung lìa khỏi cổ, đến lúc này, toàn bộ những chướng ngại trong Ngự lâm doanh đã được loại bỏ..


Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.