Mãnh Thê Làm Giàu Thập Niên 50

Chương 29: 29: Một Đồn Mười Mười Đồn Trăm





Trường Quang trợn mắt há miệng, á khẩu.

Lan Hạ và Vạn Khiêm mặt mày hoảng hốt đứng nhìn.

Trường Thanh thường giãy nảy ăn vạ chứ chẳng bao giờ người nhà thấy cô thực sự tức giận bừng bừng như hiện tại.

Trường Quang vẫn còn ôm cái chăn mới, giọng hạ xuống vài phần:- Cô bán thóc rồi giờ đừng nói tiền cho Trường Tuấn, bốn người chúng ta làm sao đủ lương thực ăn tới vụ gặt sau?Trường Thanh nhíu mày, khuôn mặt đằng đằng sát khí.

Cô quay lại những người hàng xóm đang hóng hớt ngoài cửa, rống lên:- Nhìn cái gì mà nhìn.

Thấy nhà người ta cãi nhau vui lắm à?Mấy bà thím sồn sồn vội vã co vòi rụt cổ, lảng đi.Trường Thanh đi thẳng vào bếp ngồi.Trường Quang âu sầu ủ não, tức giận ôm chăn vào phòng để rồi cũng đi vào bếp theo, đập tay xuống bàn:- Đi, ra mở kho xem còn bao nhiêu lương thực.Trường Thanh đứng dậy, móc chìa khóa bên hông ra.

Vạn Khiêm và Lan Hạ vội vã chạy theo hai người đàn ông.


Kho ở phía sau nhà, đám người hóng bát quái đã tản đi, dù đứng lại nhìn cũng thấy.

Trường Thanh tra khóa vào, mở hai lần ổ ra.Trong ánh sáng lờ mờ còn sót lại của chiều muộn mùa thu, kho thóc đầy ụ vẫn còn nguyên vẹn không mất nửa bao.Trường Quang há hốc mồm đứng nhìn.Trường Thanh nhếch mép cười tà:- Anh cả, vất vả cho anh rồi.

Gào có đau họng không? Lát nữa uống nhiều canh một chút.***Sáng ngày hôm sau là cả làng biết chuyện Trường Thanh bán thóc mua chăn và vải bông.

Các bà các chị buôn dưa lê ầm ĩ.

Đến tai người nhà họ Trường đã là trưa ngày hôm sau.

Trường Tuấn căm tức ngồi trong nhà tố giác với cha:- Cha xem, có tiền tiêu xài hoang phí mà không cho con vài đồng mua giấy mực.

Cha chia ruộng đất bằng khế 6 mẫu kiểu đó nhà anh cả với nhà chị hai chưa tách ra, vẫn làm chung nhau.

Gặt lúa về không biết của ai là của ai.

Anh cả không dám bán, chị hai lại thẳng tay bán đi một nửa không hỏi han gì.

Giờ thì hay rồi.- Chuyện nhà nó, mày quản được chắc?Trường Kha nghe con trai nói, chẳng những không ủng hộ mà con thấy hơi bực.

Lời Trường Thanh quát anh cả hôm qua được cả làng truyền tai nhau không sót một chữ.


Thư sinh nhà nghèo làng bên đúng là đi kể truyện ở trà lâu kiếm tiền, không sai, người làng đều biết.

Còn chuyện Mục Hành mắng chửi Trường Thanh vì tiếc 10 đồng mua thịt cho cả nhà ăn nhưng cho Trường Tuấn cả lượng bạc để đi mới rượu bạn bè, Trường Kha chẳng cần nghe ai nói.Dù biết rõ nhưng khi nghe lời đó từ miệng đứa con mà họ yêu chiều hơn 20 năm, Trường Kha cũng thấy chua chát.

Còn chưa kể vợ chồng thằng cả quanh năm làm quần quật như trâu ngựa, bộ quần áo hẳn hoi để mặc cũng không có, trên vá chằng dưới vá đụp.

Khi còn ở chung thì ăn uống cũng phải nhìn, phải nhịn, giờ ra ở riêng rồi vài hôm Trường Thanh lại gào ầm lên nhà chỉ húp cháo loãng, sống không nổi.

Trường Kha nghe người làng bàn tán cũng đau lòng, xót con, trốn trong nhà hút thuốc lào không dám đi đâu.Mục Hành sáng ngày ra vui vẻ sừng sộ đi chửi nhau với người ta, chưa được một tiếng đã thấy ủ rũ âu sầu quay về vào buồng nằm.

Những kẻ lắm mồm ác ý không tha cho nhà họ, có cơ hội lập tức móc mỉa vào tim gan.

Đứa làm thì không có mà ăn, đứa đọc sách thì moi tiền nhà ăn chơi phè phỡn.

Đối với dân nghèo, tửu lâu là chốn xa hoa, mà tiêu xài hoang phí chính là tội ác.Mục Hành còn bị móc mỉa rằng thà dùng tiền mua cho Trường Nhạc một đứa con rể còn hơn mang cho Trường Tuấn đi uống rượu phiêu kỹ.Trường Tuấn thấy cha cáu kỉnh, vội vàng xuống giọng:- Nhưng mà nhà chị hai nợ nần như vậy, hay cha lựa lời bảo anh cả sớm tách ra đi kẻo rước vạ vào thân.Trường Kha nghĩ đến món nợ ngày đẻ đêm đẻ của Trường Thanh, hừ lạnh một tiếng.

Ông nói:- Chuyện đó tao sẽ nói.


Tiền trong nhà cũng chẳng còn bao nhiêu.

Mày với Trường Căn tiêu xài tiết kiệm một chút.

Còn phải để giành sang năm làm lộ phí đi đường nữa.Trường Tuấn nghe tới đây, nghẹn một họng không nói được gì nữa.

Gã hậm hực về phòng thu dọn chuẩn bị đi.

Lần này về không lấy được tiền mua đề thi, gã bực tức muốn Trường Thanh phải trả giá.

Lên tới thị trấn, gã vội nhờ người hỏi thăm sòng bạc, muốn bơm tin tức cho người ta là Trường Thanh có tiền mua sắm này nọ để họ tới xiết nợ..


Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.