Luật Giang Hồ

Chương 4




Người đàn ông cao lớn lực lưỡng bước ra khỏi phi cơ đi vào phòng đón khách của hãng US Air ở phi trường quốc tế Washington. Anh chỉ mang hành lý xách tay, vì vậy anh không phải chờ ở băng chuyền tại đó rất có thể anh bị ai nhận diện. Anh chỉ cần mỗi một người nhận diện anh - người tài xế đến đón anh. Thân hình cao hơn một mét tám, mái tóc vàng bù xù với nét mặt gần như thanh tú sắc sảo, mặc một quần Jean xanh nhạt, một sơ mi màu kem và một áo khoác xanh sẫm, anh khiến cho nhiều phụ nữ hy vọng anh có thể nhận họ.

Cửa sau của một chiếc Ford đen vô danh bật mở ngay lúc anh vừa bước qua dãy cửa tự động để đi ra ngoài nắng buổi sáng.

Anh trèo lên phía sau chiếc xe không nói một tiếng và không trò chuyện trong suốt cuộc hành trình hai mươi lăm phút đưa anh đi về phía đối diện của thủ đô. Chuyến bay bốn mươi phút bao giờ cũng cho anh một cơ hội để kiểm soát lại tư tưởng và chuẩn bị cho con người mới của anh. Anh vẫn thực hiện cuộc hành trình như thế này mười hai lần mỗi năm.

Mọi việc đã bắt đầu khi Scott là một cậu bé trở về quê nhà ở Denver, và anh đã phát giác ra bố anh không phải là một vị luật sư khả kính mà là một phạm nhân trong một bộ com lê của cửa hàng Brooks Brothers, một người luôn luôn có thể tìm cách xoay chuyển pháp luật đúng giá. Mẹ của anh đã nhiều năm che giấu sự thật với đứa con trai duy nhất của mình, nhưng khi chồng bà bị bắt, bị buộc tội và cuối cùng bị kết án bảy năm tù, thì lời bào chữa cũ rích "chắc phải có một sự hiểu lầm nào đó" không còn sức thuyết phục chút nào nữa.

Bố của anh sống được ba năm trong tù thì qua đời vì một cơn đau tim theo báo cáo của nhân viên điều tra, không có một lời giải thích nào về những vết bầm quanh cổ. Mấy tuần lễ sau đó, mẹ anh chết vì một cơn đau tim, trong lúc anh đang học gần cuối năm thứ ba ở trường luật Georgetown. Sau khi thi hài được hạ huyệt và những miếng đất được liệng lên nắp quan tài, anh rời khỏi nghĩa trang và không bao giờ nói đến gia đình anh nữa.

Khi những điểm thi cuối cùng được thông báo, Scott Bradley được xếp hạng nhất trong danh sách sinh viên tốt nghiệp, và nhiều trường đại học cũng như công ty luật tiếp xúc với anh để hỏi han về dự tính tương lai của anh. Trước sự ngạc nhiên của các người đương thời, Scott nộp đơn vào một chân giáo sư tầm thường của trường đại học Beirut. Anh không giải thích với bất cứ một ai về việc anh đoạn tuyệt với quá khứ.

Nhưng chỉ vì trình độ thấp của các sinh viên ở trường đại học và chán ngán với đời sống xã hội, Scott bắt đầu giết thời gian bằng cách tham dự nhiều lớp học về đủ mọi điều từ đạo Hồi đến lịch sử Trung Đông. Ba năm sau khi trường đại học đề nghị anh giữ chức giáo sư luật Hoa kỳ, anh biết đã đến lúc trở về Mỹ.

Một bức thư của chủ nhiệm khoa luật ở Georgetown gợi ý anh nộp đơn vào một chức giáo sư tại Yale. Ngày hôm sau anh viết đơn và thu xếp hành lý khi anh nhận phúc đáp của họ.

Khi anh đã nhận chức vụ mới, mỗi lần có ai hỏi anh: "Bố mẹ anh làm nghề gì?", anh chỉ trả lời: "Họ đều đã qua đời và tôi là con một". Có một bọn con gái thích thú với điều đó - họ nghĩ anh cần sự trìu mến. Nhiều người trong số họ đã ân ái với anh, nhưng không một ai trở thành một phần của đời anh.

Nhưng anh không che giấu một chút gì đối với những người triệu tập anh đến gặp họ mười hai lần mỗi năm. Họ không thể chấp nhận bất kỳ một kiểu dối trá nào, và họ nghi ngờ về các động cơ thực sự của anh khi họ biết được hồ sơ hình sự của bố anh. Anh đã bảo họ một cách ngắn gọn rằng anh muốn chuộc lại lỗi lầm của bố anh và không chịu bình luận gì thêm về vấn đề này nữa.

Thoạt tiên họ không tin anh. Sau một thời gian họ nhận anh theo các điều kiện của anh, nhưng phải mất nhiều năm sau họ mới tin tưởng anh với bất kỳ thông tin mật nào. Mãi tới khi anh khởi sự đạt được giải đáp cho nhiều vấn đề ở Trung Đông mà máy tính điện tử không thể nào xử lý họ mới bắt đầu hết nghi ngờ các động cơ của anh.

Khi chính quyền Clinton tuyên thệ. đội ngũ mới nồng nhiệt chào đón khả năng điêu luyện đặc biệt của Scott.

Trong thời gian gần đây anh đã hai lần vào tận Bộ Ngoại giao để cố vấn cho Warren Christopher. Anh đã rất thích thú khi trông thấy ông Christopher gợi ý khi nghe bản tin chiều một giải pháp cho vấn đề phê chuẩn đột kích của Saddam mà ông đã báo trước với anh buổi chiều hôm.

Chiếc xe quẹo khỏi đường 123 và dừng lại bên ngoài hai cánh cổng thép thô kệch. Một người lính gác bước ra kiểm soát người khách trên xe. Mặc dầu hai người đã gặp nhau đều đặn trong chín năm qua, người anh gác vẫn yêu cầu anh xuất trình uỷ nhiệm thư.

- Chào mừng giáo sư trở về, - người lính nói trước khi đưa tay lên chào.

Người tài xế lái xe một đoạn đường và dừng lại bên ngoài một toà văn phòng không có bản chỉ dẫn. Người khách bước xuống xe và đi vào toà nhà. Giấy tờ của anh lại được kiểm tra một lần nữa, sau đó lại được chào. Anh bước dọc theo một hành lang dài giữa hai bức tương màu kem chỉ tới khi đến một cánh cửa bằng gỗ sồi không ghi gì trên đó.

Anh gõ khẽ một tiếng và bước vào khi chờ trả lời.

Một cô nữ thư ký ngồi sau một cái bàn ở phía xa của cấn phòng. Cô ta ngước lên và mỉm cười.

- Vào ngay đi, giáo sư Bradley, ông Phó giám đốc đang chờ giáo sư.

° ° °

Trường trung học Colombus dành riêng cho nữ sinh ở thành phố Colombus, bang Ohio, là một trong nhưng tương tự hào về kỷ luật và trình độ học tập. Bà Hiệu trưởng thường giải thích với phụ huynh rằng không thể nào có lền thứ hai mà không có lần đầu.

Vi phạm nội qui của nhà trường, theo quan niệm của bà Hiệu trưởng, chỉ được xem là trường hợp rất hiếm hoi. Lời yêu cầu mà bà nhận được rơi đúng vào yêu cầu loại này.

Đêm hôm ấy, lớp sắp tốt nghiệp của năm 1998 được nghe một bài thuyết trình của một công dân đáng kính thành phố Colombus là T. Hamilton McKenzie. Chủ nhiệm khoa Y của trường đại học bang Ohio. Giải thưởng Nobel y học của ông đã được trao tặng do những tiến bộ mà ông đã đạt trong lĩnh vực chất dẻo và phẫu thuật tái tạo. Công trình nghiên cứu của T. Hamilton McKenzie đối với các cựu chiến binh ở Việt nam và vùng Vịnh đã được khắp mọi nơi trên thế giới ghi vào biên niên sử, và có rất nhiều người ở mọi thành phố nhờ thiên tài của ông đã có thể trở về cuộc sống bình thường. Một số người có tầm cỡ thấp hơn sau khi thực tập dưới sự chỉ dẫn của ông đã sử dụng kỹ năng của họ để giúp những phụ nữ luống tuổi trở nên xinh đẹp hơn so với dự tính ban đầu của chuyên gia thẩm mỹ.

Bà Hiệu trưởng cửa trường Colombus cảm thấy tin tưởng rằng các cô gái chỉ quan tâm đến công trình mà Hamilton đã thực hiện cho "những vị anh hùng dũng cảm thời chiến của chúng ta", như bà đã nói với họ.

Nội quy của nhà trường mà bà Hiệu trưởng đã cho phép bỏ vào dịp này là quy định y phục. Bà đã chấp thuận cho Sally McKenzie, trưởng ban quản lý học sinh và đội trưởng môn lacrosse 1 có thể về nhà sớm một tiếng đồng hồ của buổi học chiều và thay đổi quần áo vẫn là loại bình thường nhưng vẫn tươm tất hơn để đi theo bố cô khi ông phát biểu với lớp học buổi tối hôm ấy. Xét cho cùng, bà hiệu trưởng đã hay biết từ tuần trước rằng Sally đã được một học bổng cấp quốc gia để học ngành hoá ở Oberlin College.

Một chiếc công xa đã được chỉ thị đến đón Sally vào lúc bốn giờ. Cô sẽ mất một giờ học, nhưng người tài xế đã cam đoan sẽ đưa cô và bố cô trở lại vào lúc sáu giờ.

Khi chuông nhà thờ đổ bốn tiếng, Sally ngước lên khỏi bàn học. Một giáo viên gật đầu ra hiệu và cô sinh viên sáp xếp các tập vở. Cô sắp chúng vào cặp, và rời khỏi nhà trường đi dọc xuống đoạn đường khá dài đi tìm chiếc xe.

Lúc Sally đến cái cổng sắt cũ ở đầu đường, cô ngạc nhiên khi thấy chỉ có một chiếc xe Lincoln Continental dài thượt, thật sang trọng. Một người tài xế mặc một bộ đồng phục xám và đội một cái mũ đỉnh nhọn đứng bên cạnh cửa lái xe. Kiểu hoang phí như thế này, cô ta biết quá rõ, không phải của bố cô và chắc chắn cũng không phải là của bà hiệu trưởng.

Người đàn ông chạm bàn tay phải vào chóp mũ và lên tiếng hỏi:

- Cô McKenzie?

- Vâng. - Sally đáp.

Thất vọng vì đoạn đường cho xe chạy có hình vòng cung đã ngăn cản các bạn học của cô không quan sát được toàn bộ cảnh tượng này. Cánh cửa sau được mở ra cho cô. Sally trèo lên và ngồi lún người vào mặt nệm da lộng lẫy.

Người tài xế nhảy lên phía trước, bấm một cái nút và đóng cửa phân cách người ngồi phía sau với tài xế êm ái trượt lên. Sally thoáng nghe một tiếng bật chốt cửa.

Cô cho phép tâm trí mình suy nghĩ miên man trong lúc cô liếc mắt nhìn qua các các khung cửa lờ mờ có thể tưởng tượng rằng đảy là lối sống mà cô có thể trông đợi một khi có đã rời khỏi Columbus.

Phải mất một thời gian cô gái mười bảy tuổi mới nhận thức được chiếc xe hơi thật sự không hướng về phía nhà cô.

° ° °

Nếu vấn đề đã được trình bày dưới dạng sách giáo khoa: T. Hamilton McKenzie sẽ biết chính xác cách hành động cần phải theo. Xét cho cùng, ông sống "bằng sách", như ông vẫn thường nói với các sinh viên của ông. Nhưng khi sự việc xảy đến trong đời sống thực tế, ông xử sự hoàn toàn không phù hợp với tính cách của mình.

Nếu ông hỏi ý kiến bất cứ một chuyên gia tâm thần học cao cấp nào ở trường đại học, họ cũng sẽ giải thích rằng nỗi lo lắng mà ông vẫn kềm giữ trong một thời gian dài đã bị ép ra bên ngoài.

Việc ông yêu quý người con độc nhất, Sally, thoát là rõ ràng ai cũng thấy. Cũng như việc trong nhiều năm ông đã trở nên chán ngán, hoàn toàn không để mắt tới bà vợ của ông Joni. Nhưng việc khám phá ra rằng mình không chịu được tình trạng căng thẳng một khi ông ra ngoài phòng mổ đế quốc bé nhỏ của riêng ông - là một điều ông không bao giờ có thể chấp nhận.

T. Hamilton Mckenzi thoạt tiên là khó chịu, rồi bực bội và tức giận khi con gái ông không trở về nhà buổi chiều ngày thứ ba hôm ấy. Sally chưa bao giờ trẻ hẹn hoặc tối thiểu là đối với ông. Chuyến đi bằng xe hơi từ Columbus không thể mất hơn ba mươi phút, cho dù vào lúc giao thông rộn rịp. Đáng lẽ Joni đã đón Sally nếu bà không hẹn giờ làm tóc quá trễ. "Đó là thời gian duy nhất Julian có thể dành cho em", bà giải thích. Bà luôn luôn để mọi việc tới phút cuối. Lúc 4 giờ 50 T. Hamilton McKenzie điện thoại cho Trường nữ Trung học Columbus để kiểm tra cho kế hoạch lùi lại giờ hay không.

Trường Columbus không hề thay đổi kế hoạch, bà Hiệu trưởng thích thú được nói chuyện với người được giải Nobel. Nhưng một mực xác nhận rằng Sally đã rời khỏi trường lúc bốn giờ và công ty xe hơi đã điện thoại một tiếng đồng hồ trước để xác nhận rằng họ sẽ chờ cô bé ở cuối đường bên ngoài cổng trường.

Joni cứ nói đi nói lại bằng giọng miền Nam mà ông dâ từng nhận thấy rất hấp dẫn:

- Nó sẽ về nhà, lát nữa thôi, anh hãy chờ một chút. Anh vẫn luôn luôn tin tưởng vào con Sally cửa chúng ta kia mà.

Một người đàn ông khác đang ngồi trong một phòng klhách sạn ở đầu kia của thành phố, vừa lắng nghe từng lời họ nói với nhau vừa uống một lon bia.

Vào khoảng 5 giờ, T. Hamilton McKenzie đến bên cửa sổ phòng ngủ cứ chốc chốc lại nhìn ra ngoài, nhưng con đường dẫn tới cửa trước nhà họ vẫn vắng tanh.

Ông đã hy vọng sẽ đi lúc 5 giờ 20, tự nghĩ sẽ đủ thì giờ đến trưởng còn thừa mười lăm phút. Nếu con gái của ông không về kịp, ông đành phải đi một mình. Ông báo cho vợ biết dù sao đi nữa ông sẽ đi lúc 5 giờ 20.

Đúng 5 giờ 20, T. Hamilton McKenzie đặt tập giấy ghi chú bài phát biểu của ông lên mặt bàn phòng ngoài trong lúc ông mong đợi vợ và con gái từ phía kia đi tới. Vào thoảng 5 giờ 25 phút, cả hai người vẫn biết tăm và bản tính nổi tiếng là "trầm tĩnh" của ông bắt đầu có dấu hiệu nóng nảy rõ rệt.

Joni đã lợi dụng một thời gian khá lâu để lựa chọn một bộ áo quần thích hợp cho dịp này và thất vọng khi bà xuất hiện trong phòng ngoài mà ông vẫn không hề tỏ vẻ chú ý tới.

- Chúng ta đành phải đi không có nó. - ông chỉ nói - Nếu Sally hy vọng một ngày kia sẽ trở thảnh một bác sĩ thì nó phải biết rằng người ta có khả năng chết khi ta bắt họ chờ đợi mãi.

- Chúng ta không thể chờ con thêm một chút nữa hay sao? Anh yêu? - Joni hỏi.

- Không! - ông gào lên, rồi không thèm quay lại đi thảng ra nhà xe.

Joni nhận thấy tập giấy của chồng trên bàn và đút vào túi xích trước khi đóng cửa lại và khoá hai vòng. Lúc bà ra tới đường, chồng bà đã ngồi chờ sẵn sau tay lái xe hơi, ngón tay nhịp liên tục trên cần số.

Họ lái xe đi trong im lặng về phía trường nữ trung học Columbus. T. Hamilton McKenzie kiểm tra từng chiếc xe chạy ngược chiều về phía Upper Arlington để xem con gái ông có ngồi ở phía sau hay không.

Một nhóm người tiếp tân do bà hiệu trưởng dẫn đầu đang chờ đợi họ ở chân các bậc thềm đá tại cổng chính cỉa nhà trường. Bà hiệu trưởng tiến tới thền để bắt tay nhà phẫu thuật xuất chúng trong lúc ông bước ra khỏi xe hơi, theo sau là Joni McKenzie. Bà đưa mắt nhìn ra phía sau họ đi tìm Sally và nhếch mày lên.

- Sally vẫn chưa về nhà. - Tiến sĩ McKenzie giải thích.

- Có lẽ cháu sẽ đến đây với chúng tôi trong chốc lát. Nếu cháu chưa có mặt tại đây. - Vợ ông nói thêm.

Bà Hiệu trưởng biết Sally không có mặt trong trường, nhưng không tiện đính chính với bà vợ của vị khách danh dự, nhất là khi bà vừa nhận được một cú điện thoại của công ty xe hơi đòi bà phải giải thích một việc.

Lúc sáu giờ kém mười bốn phút họ bước vào văn phòng của bà hiệu trưởng, nơi đây một cô gái trạc tuổi của Sally mời khách ly rượu Sherry hay nước cam. McKenzie đột nhiên nhớ lại rằng trong lúc lo lắng chờ dơi con gái, ông đã bỏ quên tập giấy trên bàn phòng ngoài. Ông xem đồng hồ tay và nhận thấy không còn đủ thời gian đế nhờ vợ trở về nhà lấy. Dù sao đi nữa ông không muốn thú nhận một sự sơ xuất như thế trước mặt đám người đặc biệt này. Chết tiệt thật. Ông nghĩ. Thiếu niên không bao giờ là một cử toạ dễ dãi và các cô gái luôn luôn tệ hại nhất. Ông cố gắng sấp xếp ý tưởng theo một trật tự nào đó.

Lúc sáu giờ kém ba mươi phút, mặc dầu vẫn chưa thấy tăm dáng của Sally, bà hiệu trưởng gợi ý tất cả mọi người nên đến hội trường.

- Không thể bắt các học sinh chờ mãi. - Bà giải thích. - Như thế là tạo nên một gương xấu.

Đúng lúc họ rời phòng, Joni lấy tập giấy của chồng bà ra khỏi xách tay và đưa cho ông. Ông có vẻ thư thái lần đầu tiên kể từ 4 giờ 50.

Lúc sáu giờ kém một phút, bà Hiệu trưởng dẫn vị khách danh dự lên sân khấu. Ông quan sát bốn trăm nữ sinh đứng lên và vỗ tay chào mừng ông theo cách mà Hiệu trưởng mô tả là một thái độ "quý phái".

Khi tiếng vỗ tay im dần, bà Hiệu trưởng đưa hai tay lên xuống để ra dấu cho các nữ sinh ngồi trở lại và tất cả nhẹ nhàng ngồi xuống. Kế đó bà bước tới bục giảng và phát biểu một bài ca ngợi không soạn trước về T. Hamilton McKenzie chắc sẽ gây án tượng đối với uỷ ban Nobel. Bà nói véềEdward Xeir, người sáng lập khoa giải phẫu chất dẻo hiện đại, về J. R. Wolte và Wilheim Krause và nhắc nhở các học sinh của bà rằng T. Hamilton McKenzie đã đi theo truyền thống vĩ đại của họ bằng cách thúc đẩy tiến bộ một khoa học vẫn còn ở trong giai đoạn tăng trưởng. Bà không hề nói tới Sally và nhiều thành quả của cô trong thời gian học ở trường, mặc dầu điều này bà đã biên soạn sẵn. Vẫn còn khả năng bị phạt vì tội vi phạm nội quy nhà trường cho dù người đó đã được cấp một học bổng quốc gia.

Khi bà Hiệu trưởng trở về chỗ của bà ở trung tâm sân khấu, T. Hamilton McKenzie mới tiến tới bục giảng. Ông nhìn xuống tập giấy, ho một tiếng rồi bắt đầu phát biểu:

- Tôi tin chắc rằng hầu hết các em trong hội trường này đều nghĩ giải phẫu chất dẻo là đê giúp cho mũi ngay ngắn, cho cằm không còn chẽ ra và xoá các bọc phía dưới mắt. Những thứ đó tôi có thể cam đoan với các em, không phải là chất dẻo mà là giải phẫu thẩm mỹ.

Trước sự thất vọng của phần đông những người ngồi phía trước ông, đúng như vợ ông nghi ngờ, ông nói tiếp về giải phẫu chất dẻo trong bốn mươi phút về z-plasty, hormograting, dị dạng bẩm sinh và vết bỏng cấp ba mả không hề ngẩng đầu lên một lần nào.

Cuối cùng khi ông ngồi xuống, tiếng vỗ tay không vang lớn bằng lúc ông mới bước vào phòng. T. Hamilton Mckellzie nghĩ đó là vì bộc lộ những cảm xúc thực sư của họ thì sẽ bị xem là "không quý phái". Trong lúc trở về văn phòng của bà Hiệu trưởng, Joni hỏi người thư ký có tin tức gì về Sally hay không.

- Theo tôi biết thì không, - người thư ký trả lời. - Nhưng rất có thể cô ấy đã đến ngồi ngoài kia.

Trong thời gian thuyết trình, với các chi tiết mà Joni đã từng nghe cả trăm lần bà lần lượt quan sát từng khuôn mặt trong hội trường và biết chắc con gái mình không có trong số đó.

Rượu sherry lại được rót mời khách và sau một khoảng thời gian thỏa đáng, T. Hamilton McKenzie thông báo họ phải ra về. Bà Hiệu trưởng gật đầu đồng ý và tiễn hai người khách ra xe. Bà cám ơn nhà phẫu thuật về bài thuyết trình có nhiều điều sâu sắc đáng ghi nhớ và đứng chờ ở chót bậc thềm cho tới khi chiếc xe hơi mất dạng.

- Trong suốt đời tôi tôi chưa bao giờ biết một con người có tư cách như thế. - Bà tuyên bố với người thư ký - Anh bảo cô McKenzie báo cáo cho tôi trước buổi lễ ở nhà nguyện ngày mai. Điều đầu tiên tôi muốn biết là tại sao cô bé lại xin hồi chiếc xe hơi mà tôi đã sắp xếp đến đón cô.

° ° °

Scott Bradley cũng có một bài thuyết trình buổi tối hôm ấy nhưng trong trường hợp của anh chỉ có mười sáu sinh viên tham dự và không một ai trong họ dưới tuổi ba mươi lăm. Mỗi người là một sĩ quan cấp tá có thâm niên của CIA, và khỏe như vâm chẳng khác bất cứ một cầu thủ hậu vệ nào ở Mỹ. Khi họ nói về khoa luân lý học: việc ứng dụng còn thực tiễn hơn cả những gì Scott đã giảng dạy cho sinh viên của anh ở Yale.

Tất cả những người này đều đang hoạt động ở tiền tuyến túc trực khắp mọi nơi trên địa cầu. Thường thường giáo sư Bradley thúc ép họ kiểm tra kỹ càng, từng chi tiết một, những quyết định mà họ đã lấy trong tình thế bắt buộc và xem thử những quyết định đó có đạt được kết quả như họ đã hy vọng lúc đầu hay không.

Họ nhanh chóng thú nhận những sai lầm của mình. Không có vấn đề tự hào cá nhân, chỉ có tự hào trong công việc mới được xem là đáng hoan nghênh. Khi Scott nghe nói điều đó lần đầu tiên anh đã dề nghị họ chỉ nói theo thói quen. Nhưng sau chín năm làm việc với họ trong lớp học và trong phòng tập thể dục, anh đã nhận biết khác hẳn trong hơn một tiếng đồng hồ. Bradley dồn dập đưa cho họ nhiều tình huống thứ nghiệm, đồng thời gợi ý nhiều lối suy nghĩ một cách hợp lý, luôn luôn cân nhắc những điều được biết với xét đoán chủ quan trước khi đi đến bất cứ một kết luận dứt khoát nào.

Hơn chín năm qua. Scott đã học được ở họ nhiều điều cũng như họ đã học ở anh, nhưng anh vẫn còn thích thú khi giúp họ ứng dụng hiểu biết của anh vào thực tế. Scott vẫn thường cảm thấy rất thích thú được thử nghiệm ngoài trận dịa, chứ không phải chỉ trong giảng đường.

Khi buổi thuyết trình chấm dứt, Scott đến gặp họ trong phòng tập thể dục để tiếp tục rèn luyện thể chất. Anh leo dây, nâng tạ và đấu karate và họ không bao giờ dù chỉ một lần đối xử với anh khác với một thành viên của đội. Bất cứ ai tỏ thái độ kẻ cả với vị giáo sư từ Yale đến cuối cùng đều bị tổn thương lòng tự trọng.

Sau bữa ăn tối đêm hôm ấy, không rượu, chỉ có Quibel, Scott hỏi vị Phó giám đốc anh có thể được phép có thêm một kinh nghiệm chiến trường hay không.

- Anh thừa biết đây không phải là một vụ nghỉ hè - Dexter Hutchins vừa trả lời vừa đốt một điếu xì gà. - Anh hãy bỏ Yale và đến làm việc hẳn với chúng tôi rồi có lẽ chúng tôi sẽ xem xét có đáng cho anh ra khỏi lớp học hay không.

- Tôi đáng được nghỉ phép một chuyến vào năm tới. - Bradley nhấc nhở cấp trên của anh.

- Thế thì anh hãy đi một chuyến qua Ý mà anh vẫn tự hứa hẹn. Sau khi ăn tối với anh trong bảy năm qua, tôi nghĩ mình biết rõ về Bellini không kém khoa nghiên cứu về đường đạn.

- Tôi sẽ không bỏ ý muốn làm một công việc ngoài chiến tuyến, anh biết rõ mà, Dexter.

- Anh sẽ phải bỏ khi anh năm mươi tuổi, bởi vì đó là lúc chúng tôi cho anh về hưu.

- Nhưng tôi mới ba mươi sáu.

- Nhưng quá dễ bốc nên không thể làm một sĩ quan cấp tá giỏi. - Vị Phó giám đốc vừa nói vừa bập bập điếu xì gà.

° ° °

Khi T. Hamilton McKenzie mở cánh cửa trước nhà. Ông không nghe tiếng chuông điện thoại reo vì ông còn mãi gọi lớn:

- Sally? Sally?

Nhưng ông không nhận được tiếng trả lời nào. Cuối cùng ông chộp lấy ống nghe, đoán chắc hẳn là con gái ông.

- Sally? - ông lại kêu lên.

- Tiến sĩ McKenzie? - Một giọng trầm tĩnh hơn hói.

- Vâng tôi đây. - ông nói.

- Nếu ông đang thắc mắc con gái ông hiện ở đâu, tôi có thể cam đoan với ông rằng cô ấy vẫn bình an và mạnh khoẻ.

- Ai thế này? - McKenzie hỏi.

- Tôi sẽ gọi lại trong buổi tối hôm nay tiến sĩ McKenzie, khi ông đã có thời gian để bình tĩnh lại. - Giọng nói trầm tĩnh bảo. - Trong lúc chờ đợi, trong bất cứ tình huống nào, ông không nên liên lạc với cảnh sát hoặc thám tử tư. Nếu ông liên lạc, chúng tôi sẽ biết ngay lập tức và chúng tôi không thể làm gì khác hơn là gửi cô con gái đáng yêu của ông về nhà…

Giọng nói ngừng lại một lúc rồi tiếp:

- … trong một chiếc quan tài.

Điện thoại im bặt.

T. Hamilton McKenzie tái mét mặt và trong chốc lát người ướt đẫm mồ hôi.

- Chuyện gì thế anh yêu? - Joni hỏi, khi bà trông thấy chồng ngả người lên trường bảo.

- Sally đã bị bắt cóc. - ông thảng thốt nói - Chúng bảo không được liên lạc với cảnh sát. Chúng sẽ gọi lại trong buổi tối hôm nay.

Ông nhìn chằm chằm vào máy điện thoại.

- Sally đã bị bắt cóc? - Joni hỏi lại với vẻ không tin.

- Phải! - Chồng bà gằn giọng.

- Thế thì chúng ta phải báo ngay cho cảnh sát biết. - Joni vừa nói vừa nhẩy chồm lên. - Dù sao họ được trả lương cho việc đó.

- Không, không được. Chúng báo chúng sẽ biết ngay lập tức nếu mình làm điều đó, và sẽ trả Sally về trong một chiếc quan tài.

- Một chiếc quan tài à? Anh nghe rõ chúng đã nói như thế chứ? - Joni trầm tĩnh hỏi.

- Mẹ kiếp, tất nhiên anh nghe rất rõ, nhưng chúng bảo Sally vẫn an toàn chừng nào mình không nói với cảnh sát. Anh không hiểu nổi. Mình đâu có giàu.

- Em vẫn nghĩ mình phải gọi cảnh sát. Dù sao cảnh sát trưởng Dixon là một người bạn của mình.

- Không! Không! - McKenzie hét lớn. Em không chịu hiểu hay sao? Nếu mình làm việc đó chúng sẽ giết Sally!

- Em chỉ biết một điều. - Vợ ông trả lời - Đó là anh chẳng hiểu gì cả và con gái chúng ta đang vỏ cùng nguy hiểm.

Bà ngừng lại một lúc rồi tiếp:

- Anh nên gọi cảnh sát trưởng Dixon ngay!

- Không! - Chồng bà lớn tiếng nhắc lại. - Chính em mới là người không hiểu gì cả.

- Em hiểu quá rõ là đằng khác. - Joni nói với một giọng hết sức bình tĩnh. - Anh định đóng vai cảnh sát trưởng của Columbus cũng như chủ nhiệm khoa y của trường đại học, bất chấp thực tế là anh hoàn toàn không đủ trình độ đế làm việc đó. Anh sẽ phản ứng như thế nào nếu một cảnh sát viên bước vào phòng mổ của anh, cúi xuống phía trên một bệnh nhân của anh và đòi một con dao giải phẫu?

T. Hamilton McKenzie lạnh lùng nhìn vợ và đoán chính tinh thần căng thẳng đã khiến cho bả phán ứng một cách phi lý như vậy.

Hai người đàn ông đang lắng nghe cuộc đối thoại ở phía đằng kia của thành phố cùng liếc mắt nhìn nhau.

Người mang ống nghe bảo: "Tao vui mừng vì chính ông ta chứ không phải bà ta là người mình sắp phải đối phó"

Khi chuông điện thoại lại reo một giờ sau đó T. Hamilton McKenzie và vợ ông nhảy nhồm lên tựa hồ cả hai vừa chạm vào một sợi dây điện. McKenzie chờ chuông reo nhiều lần trong lúc ông cố trấn tĩnh lại. Rồi ông nhấc ống nghe lên.

- McKenzie. - ông nói.

- Ông hãy nghe tôi thật kỹ. - Giọng nói trầm tĩnh bảo. - … và đừng ngắt lời. Chỉ trả lời khi được yêu cầu. Hiểu rồi chứ?

- Hiểu. - McKenzie nói.

- Ông đã hành động đúng vì không liên lạc với cảnh sát theo lời vợ ông đề nghị. - Giọng nói trầm tĩnh tiếp tục. - Phán đoán của ông xác đáng hơn của vợ ông.

- Tôi muốn nói chuyện với con tôi. - McKenzie chặn lời.

- Ông xem quá nhiều phim buổi khuya, tiến sĩ McKenzie. Trong đời sống thực tế không có nữ anh hùng, cũng như anh hùng cho vấn dề đó đâu. Vì vậy ông nên luôn luôn nhớ như thế. Tôi nói ông nghe rõ chứ?

- Rõ.- McKenzie bảo.

- Ông đã làm mất thời giờ của tôi quá nhiều rồi đấy - Giọng nói trầm tĩnh lại tiếp.

Rồi đường dây im bặt. Hơn một tiếng đồng hồ sau chuông điện thoại mới lại reo, trong suốt thời gian đó Joni cố thuyết phục chống bà một lần nữa rằng họ nên liên lạc với cảnh sát. Lần này, T. Hamilton McKenzie nhấc ống nghe lên không chờ đợi.

- Hello? Hello?

- Hãy bình tĩnh, tiến sĩ McKenzie. - Giọng nói bình tĩnh vang lên. - Và lần này ông nghe kỹ. Sáng ngày mai lúc 8 giờ 80 ông sẽ rời nhà và lái xe đến bệnh viện như thường lệ. Trên đường đi. Ông sẽ ngừng lại ở quán Olentangy và chọn một cái bàn nào còn trống trong góc tiệm cà phê. Chọn cái chỉ để cho hai người ngồi. Sau khi chúng tôi đã tin chắc không có một ai đi theo ông, một người đồng nghiệp của tôi sẽ đến gặp ông và đưa chỉ dẫn cho ông. Hiểu rồi chứ?

- Hiểu.

- Chỉ cần một hành động xằng bậy thôi, tiến sĩ, là ông sẽ không bao giờ gặp lại con gái của ông. Ông hãy cố nhớ, chính ông là người làm nghề kéo dài cuộc sống, còn chúng tôi làm nghề kết thúc cuộc sống.

Điện thoại lại im bặt.

--- ------ ------ ------ -------

1 Lacrosse: môn thể thao ở Mỹ, tương tự môn hockey, mỗi đội 10 cầu thù, dùng vợt dẫn bóng, bắt bóng và ném bóng.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.