Lột Xác Sống Lại

Chương 1: Trở lại năm 1989




*Chương này có nội dung ảnh, nếu bạn không thấy nội dung chương, vui lòng bật chế độ hiện hình ảnh của trình duyệt để đọc.



Editor: Manh Manh

Beta: Uyên

---------

Tỉnh S là một tỉnh lớn ở vùng duyên hải. Tại thời điểm tám, chín năm trước, nếu muốn qua sông còn phải dùng đò, cầu qua sông vẫn chưa được xây dựng, so với tỉnh Giang Bắc, Giang Nam phát triển bấy giờ vẫn còn chênh lệch rất lớn.

Tại thị trấn Lam An ở thông thành của tỉnh Giang Bắc có một xí nghiệp dầu nhà nước quy mô lớn, tên là Nhà máy Dầu Chí Công, ngay bên cạnh nó chính là kí túc xá nhân viên của nhà máy dầu này.

*thông thành: thành phố thông với nhau ( liên tiếp, nối liền)

Câu chuyện được bắt đầu từ năm 89, kể về Trịnh gia – một gia đình công nhân tại nhà máy dầu Chí Công.

Hôm nay là Chủ nhật. Trịnh Hải Dương sau khi được mẹ cậu, Trình Bảo Lệ, cho ăn vào buổi sáng, liền mượn một chiếc ghế nhỏ, ngồi ở hành lang trước cửa bếp trên lầu mà nhàm chán nhìn bầu trời.

Mẹ cậu, Trình Bảo Lệ ngồi bên cạnh vừa nhặt rau, vừa cùng với lão bà của giám đốc nhà máy ở lầu dưới, Trần nãi nãi tán gẫu. Hai người phụ nữ nhặt rau cạnh nhau nhưng cũng không quên nói nhỏ, thảo luận về những chuyện đã diễn ra trong mấy ngày qua, máu buôn chuyện trong người nổi lên, tán gẫu ngày càng vui vẻ.

Cũng phải thôi, tại thời điểm đó, thị trấn Lam An – một thị trấn nhỏ nằm trong tỉnh Giang Bắc hoàn toàn không cảm nhận được những biến động của thời đại kinh tế. Những người ở đây cơ bản đều là công nhân viên của nhà máy cùng với gia đình họ. Họ kéo nhau ăn cơm tập thể của nhà máy, an mệnh với trời, sống một cuộc sống bình thường. Ở cái thị trấn này ít có người ngoài vào và cũng chẳng mấy ai rời trấn. Việc nhân công " bỏ quê lên thành phố" hoàn toàn không có ảnh hưởng đến thị trấn nhỏ này; lạm phát đã gây thiệt hại lớn tới nền kinh tế toàn quốc, nhưng ở đây cứ như chẳng có bất cứ chuyện gì xảy ra.

Vì vậy, cách thức mà đại bộ phận các chị em phụ nữ giải trí chính là sau giờ tan tầm, sau khi ở nhà mang theo hài chuẩn bị cơm nước xong xuôi, họ sẽ tập trung lại tán dóc về những chuyện diễn ra xung quanh cuộc sống của họ hay những câu chuyện thú vị mà họ gặp được. Ví dụ như: những thiếu sót của cha mẹ Phương Đông trong việc chăm sóc con cái; lão chồng nhà nọ lại đánh vợ; nhà kia mẹ chồng nàng dâu lại cãi nhau loạn cả lên; nhà đó hai phu thê vì thiếu tiền mua sữa cho con mà cấu véo nhau; hay là nhà ai kết hôn, đối tượng là ai có bối cảnh gì. Với họ, sinh hoạt của người khác dường như là những vở kịch lớn được biểu diễn hằng năm rất khó để có thể xem được thế nên vừa ra là được bàn luận say sưa.

Tại thời điểm Trình Bảo Lệ cùng Trần nãi nãi lầu dưới tán gẫu, ở bên cạnh là Trịnh Hải Dương an vị trên chiếc ghế con của mình yên lặng mà nhìn bầu trời, thực sự thì cậu không phải là muốn ngắm nhìn bầu trời mà cậu đang tự vấn nhân sinh, ân, đúng bạn không nhìn nhầm đâu, chính là tự vấn nhân sinh.

Bạn có thể thấy lạ con nít ranh ba tuổi đầu còn đang mặc quần yếm thì biết cái gì là nhân sinh sao? Trịnh Hải Dương biểu thị, còn rất nghiêm túc mà biểu thị, tuy cậu có ngoại hình là một đứa trẻ ba tuổi còn cần mẹ bón, nhưng cậu ta có một tâm hồn già cỗi của cậu trai hai mấy tuổi.

Đúng vậy, cậu đã trùng sinh!!! Chỉ là người khác trùng sinh đều trở thành cao phú soái, đứng trên vai người khổng lồ cố gắng một phen rồi đứng trên đỉnh nhân sinh, mà cậu trùng sinh lại bị hố một chút, xem ra cỗ máy thời gian khi đó phanh không kịp, chẳng thèm để ý mà trực tiếp quăng cậu đến hai mươi mấy năm trước, lúc cậu mới chỉ có ba tuổi, răng sữa vừa mới mọc hết, cái quần yếm đang mặc vẫn còn đang lộ ra tiểu JJ...囧囧囧.

Tuổi tuy nhỏ một chút, nhưng Trịnh Hải Dương vẫn cảm ơn ông trời vì đã cho cậu một cơ hội như vậy, cơ hội để cậu có thể trở về quá khứ, làm lại cuộc đời.

Trước khi trọng sinh, cậu là một người đàn ông bình thường đến không thể bình thường hơn được. Tốt nghiệp từ một trường đại học hạng hai bình thường, sau khi tốt nghiệp mang gia đình mua một căn nhà trả góp 35 năm ở trong tỉnh, lái một chiếc Khải Duyệt không tới 10 vạn, làm kế toán viên cho phòng tài vụ của xí nghiệp tư nhân, lương một năm so 70 vạn thì ít hơn một chút, bằng hữu không nhiều, vòng xã giao cũng không lớn, hoàn toàn không phải là cuộc sống của một cao phú soái dũng mãnh. Với một bộ máy dân số mười triệu người, cậu chỉ như một chiếc đinh ốc nhỏ nhoi, đi coi mắt vô số lần vẫn không ai để ý cậu, các cô gái trẻ cảm thấy điều kiện như cậu ở thành phố mà nói quả thực kém một chút, cũng ghét bỏ cậu hiền như một khúc gỗ, không khéo đưa đẩy cũng chẳng có tham vọng to lớn.

Các nam bằng hữu của cậu đều cảm thấy con gái bây giờ quá mức thực dụng, coi trọng tiền còn hơn cả tình yêu, mà các nữ bằng hữu của cậu lại thấy ý nghĩ đó chẳng có gì sai, nhận thức giữa hai bên khác biệt hoàn toàn. Trịnh Hải Dương ngẫm lại cuộc đời chính mình, suy nghĩ kỹ vài ngày sau cậu rốt cục cũng phải thừa nhận, những ý nghĩ của các cô gái hoàn toàn không có sai.

Hồi tưởng cuộc sống của mình trong hai mươi mấy năm qua, cậu sinh ra ở trong một huyện thành nhỏ của tỉnh Giang Bắc, cha mẹ đều là công chức bình thường của doanh nghiệp nhà nước. Cha cậu tuy có một khuôn mặt hiền lành chất phác nhưng lại có chủ nghĩa trượng phu, cả đời làm công cho nguời ta, cũng chẳng thể dối nhân xử thế bình thường. Còn mẹ cậu lại là một người phụ nữ tay chân nhanh nhẹn, lúc còn trẻ là người dịu dàng thùy mị, nhưng hơn hai mươi năm sau bà thành một bác gái thích nhảy quảng trường, có can đảm cùng chồng đánh nhau, cùng hàng xóm cãi lộn, buôn chuyện, cả đời buồn khổ sầu lo vì gia đình, vì tiền bạc.

Trong trí nhớ của cậu, cha mẹ luôn cãi nhau vì những chuyện củi gạo dầu muối, chuyện đằng ngoại, chuyện đằng nội, cậu lớn lên trong một môi trường ""bình thường" như vậy. Cậu đến trường, mỗi ngày học mười mấy tiếng ở một trường nổi danh trong huyện, cuối cùng cũng chỉ thi được vào một trường đại học hạng hai mà thôi.

Không biết cách đối nhân xử thế, không có ý nghĩ báo thù rửa hận, cũng không dám kinh doanh, hoạt động giải trí cũng chỉ có một, không rượu bia thuốc lá càng không có lý tưởng to lớn hào hùng gì, bây giờ ở tỉnh thành có nhà có xe mà cũng không chẳng cô gái nào để ý cậu, Trịnh Hải Dương soi gương tự cảm thấy không có cô nương nào coi trọng mình, chính là đáng đời; cũng thực sự nói rõ các cô gái không có mù, cậu đúng là quá bình thường, đã thế lại còn có những hy vọng xa vời về một cuộc sống tốt đẹp.

Nhưng Trịnh Hải Dương là một nam nhân, điều kiện của cậu tuy không phải quá tốt nhưng cũng không thể tính là quá kém, nếu thực sự muốn kết hôn thì chắc chắn vẫn lấy được vợ. Nhưng sau khi cậu sâu sắc phân tích bản thân mình phen, hiểu ra mình rốt cục là hạng người nào, đột nhiên thấy không cần quá xem trọng việc kết hôn, cậu nhớ tới hôn nhân của cha mẹ mình luôn cãi vã đánh nhau vì các loại tính toán chi li, cấu véo nhau vì chuyện nhà người việc nhà ta. Cậu càng cảm thấy việc kết hôn không có nghĩa lý gì.

Sau này, Trịnh Hải Dương đối với cuộc đời của chính mình cũng là được chăng hay chớ, cha mẹ cậu ở quê giục cậu kết hôn, cậu cũng lấy lý do công tác bận rộn không có thời gian kết bạn mà khước từ, mãi đến buổi tối hôm nọ, sau khi tăng ca trên đường lái xe trở về, cậu bị một chiếc xe tải đâm trúng, không những không đi đời nhà ma mà còn được trở về hai mươi mấy năm trước lúc cậu mới ba tuổi.

Lúc đó cha mẹ cậu đều còn rất trẻ, ông bà nội ông bà ngoại tất cả vẫn còn rất khỏe mạnh, cả ba người nhà bọn họ vẫn sinh sống trong cái xóm trọ công nhân viên của nhà máy dầu này.

Ông trời đã cho cậu một cơ hội như vậy, Trịnh Hải Dương thật sự cảm ơn trời đất tạ tổ tông, được sống lại một lần cậu nhất định sẽ cố gắng thay đổi nhân sinh, không dám tầm thường vô vi được chăng hay chớ.

Tại thời điểm Trịnh Hải Dương ngồi trên chiếc ghế con nhìn bầu trời tập trung suy nghĩ, Trần nãi nãi lầu dưới vẫn cùng với Trình Bảo Lệ tán gẫu hăng say, gần đây trong xóm bọn có một căn nhà trống, căn nhà này vốn là của một lão thái thái đã về hưu, nhưng lão thái thái này vừa mới chuyển lên thành phố sống cùng con gái, căn nhà không ai ở liền để trống. Con gái của bà thấy thế bèn thẳng thắn mượn căn nhà cho một người bạn của nàng ở, mà mới đây gia đình người bạn kia đã chuyển vào.

Nhà bọn họ vừa vặn là hàng xóm ngay cạnh nhà Trịnh Hải Dương.

Ngày đó, nhà được phân cho công nhân viên chức cũng được chia ra làm mấy loại. Một loại là một căn nhà hai tầng với một cái sân, một loại thì tương tự như phòng cho thuê bây giờ. Còn có một loại là các căn nhà có cầu thang dài lộ thiên thông trực tiếp lên nhà; mà nhà của Trịnh Hải Dương cũng chính là loại thứ ba kia, là một căn nhà có ba gian: một gian bếp và hai gian phòng vuông góc với nhau; cũng là căn nhà có bố cục đơn giản nhất.

Trần nãi nãi tay vẫn lặt rau, cùi chỏ lại huých nhẹ vai Trình Bảo Lệ, nói với nàng: "Ai, cô đã gặp qua người phụ nữ mới chuyển đến gần đây chưa?"

Trình Bảo Lệ đáp: "Không có. Trưa hôm đó, em có ca trực."

Hai nhà ở ngay sát cạnh nhau, dùng chung một cái cầu thang, Trần nãi nãi liếc nhìn cánh cửa đang đóng chặt của căn nhà kia, hạ giọng thì thầm: "Ai u, người phụ nữ kia hình như nhỏ tuổi hơn cô, trông trẻ lắm!! Cái ngày nàng ta đến, cô với chồng cô, Trịnh Nhị, không ở đó chứ, người ta đi bốn cái xe ô tô đến cơ! Ai u, với cái vẻ như vậy, nếu không nói trước với tôi a, tôi còn tưởng con hồ ly tinh nào vừa mới từ núi ra cơ!!!"

Trình Bảo Lệ cũng vừa mới 26 tuổi mà thôi, hiếu kỳ hỏi: " Nàng ta đẹp lắm hả chị??"

Trần nãi nãi suy nghĩ một lúc rồi mới trả lời: "Mặc cái váy dài màu trắng, nhìn cũng tạm được đi. Ai u, nhìn làn da là biết nàng ta chẳng phải làm việc tay chân bao giờ. Mà nàng ta cũng thật là lười, chẳng cầm cái gì mà cứ thế đi thẳng lên lầu, như thế kiểu gì mà không bị nhà chồng nói, bị chồng mắng cơ chứ. Ai u...!"

Trịnh Hải Dương vốn đang ngồi phát ngốc nhìn trời ở ngay cạnh đó, không thể khống chế được từng lời nói của Trần nãi nãi chui vào tai, vừa nghe được một lát trong lòng liền muốn phun tào ---CMN, đúng là phụ nữ trung niên ghen tị con gái người ta trẻ trung xinh đẹp, lại còn không phải làm việc, liềntưởng tượng xem người ta bị chồng mắng, bị mẹ chồng nhắc nhở như thế nào!! Trần nãi nãi, bà không thấy mệt sao???....囧

Trình Bảo Lệ tuy rằng trẻ tuổi, nhưng làm việc vô cùng nhanh nhẹn, chỉ sau chốc lát đã nhặt xong rau cải và đậu. Sau khi cắt khoai tây thành từng miếng, nàng liền đứng dậy mang rau vào trong bếp ngâm nước rồi cầm cái chổi rơm mà quét sạch sẽ những lá rau bỏ trên hành lang vào thùng rác. Bận rộn vài ba phút nàng lại rửa sạch tay rồi ngồi về chỗ cũ.

Trần nãi nãi tự động tiếp tục nói một cách tự nhiên: "Còn nam nhân kia, nhìn không đứng đắn một chút nào, cũng chẳng biết làm nghề gì. Cô nói coi hắn làm cái gì mà có những 4 cái xe, cũng không phải là lãnh đạo lớn gì, mang theo cặp táp đựng công văn a!!"

Trình Bảo Lệ khi đó tư tưởng vẫn chưa có được đổi mới, những người bên cạnh nàng toàn bộ đều vào các xí nghiệp nhà nước làm công nhân, buột miệng hỏi: "Nhỡ hắn là giám đốc của nhà máy nào đó thì sao?"

Trần nãi nãi lại nói rằng: "Ai, bọn họ không phải là người địa phương ni! Chúng ta nói tiếng địa phương, còn họ lại đi nói thứ tiếng phổ thông, kỳ cục chết đi được." Dừng một chút: "À đúng rồi, bọn họ còn có một đứa bé nữa! Bé xíu à, vẫn còn quấn tã đấy!"

Trình Bảo Lệ nghi ngờ nói: "Còn có hài tử sao?"

Trần nãi nãi nói: "Đúng đấy! Chính mắt tôi nhìn thấy cô ta ôm một đứa bé mà!"

Trịnh Hải Dương ngoan ngoãn ở một bên dựa lên người mẹ cậu, lúc này Trình Bảo Lệ hoàn toàn không phải là người mẹ tính toán chi li từng khoản dầu củi gạo muối trong trí nhớ cậu. Trên người nàng vẫn có sự dịu dàng ấm áp của mẫu thân, trên khuôn mặt hoàn toàn không có những dấu vết của năm tháng. Đến khi hắn bỗng nhiên nghe thấy nam nhân cùng với nữ nhân mới chuyển tới kì thực còn mang theo một đứa bé, hắn liền sửng sốt ——

Trịnh Hải Dương vẫn nhớ được khi còn bé, quả thực khi còn bé cậu có một khoảng thời gian rất dài sống tại cái xóm dành cho công nhân viên này, đến cả khi nhà máy dầu phá sản xóm dành cho nhân viên vẫn còn ở, phải mãi đến năm 2004, nhà nước yêu cầu phá dỡ, bọn họ mới chuyển ra ngoài, nhưng trong trí nhớ của cậu, căn nhà bên luôn luôn không có ai ở, nhưng cậu vẫn nhớ rõ, sau khi cậu trưởng thành, người trong nhà từng vô tình nhắc đến khi cậu còn bé từng suýt chút nữa hại chết một hài tử hàng xóm, Trịnh Hải Dương khi đó đã nhét một đống bơ đường mà cậu từng ăn vào miệng đứa bé, khiến nó suýt nữa nghẹn chết.

Có rất nhiều chi tiết nhỏ mà người nhà cậu hoàn toàn không nhắc đến, nhưng bây giờ hồi tưởng lại, xem ra đứa bé đó chính là đứa bé của gia đình mới chuyển đến kia?? Có lẽ, bởi vì cậu đem hài tử nhà người ta bón ăn nháo suýt chết nên cả nhà họ sau này mới chuyển đi chăng??

Cám ơn trời đất, sống lại một lần nữa, cậu sẽ không bao giờ để cái chuyện hỗn tạp như vậy xảy ra một lần nữa.

=============================================================

Link chủ nhà: https:// yvidotan.wordpress.com/

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.