Long Nhi Thánh Nữ

Chương 13: Lung linh bát tuấn đồ




Tát tay vào mặt Tiểu Long Nhi rồi, Doãn Chánh Thanh hối hận.

Hối hận không phải vì nóng nảy đánh người, mà là hận vì hiện lộ một chiêu kỳ bí.

Chiêu đó, do một lão thái giám trong cung truyền dạy cho chàng.

Lão thái giám có lối sống giản dị, tuy là tay lỗi lạc võ công song không hề khoe khoang khoác lác, cho nên chẳng ai biết là bậc phi thường.

Doãn Chánh Thanh nhờ có đôi mắt tinh đời nhận thấy chỗ phi thường của lão, nên đối xử với lão rất mực cung kính.

Khi lão ngọa bệnh, bỏ luôn mấy phiên trực trong hoàng cung, Doãn Chánh Thanh rước lão về phủ của chàng, tìm y sư chữa trị cho lão, tận tâm săn sóc lão.

Nhưng mạng số của lão đã hết, dù thần y cũng vô phương cứu chữa.

Trước khi chết lão cảm kích thịnh tình của Doãn Chánh Thanh, truyền cho chàng sáu chiêu chưởng, ngoài ra dặn dò chàng đừng bao giờ sử dụng bừa bãi, trừ trường hợp khả kháng.

Hơn nữa, chàng tuyệt đối không nên truyền lại cho bất kỳ ai.

Bây giờ vô ý trung chàng lại phát xuất một chiêu.

Lão hành khất phát giác được kêu lên, cả tiểu hành khất cũng giật mình luôn.

Tiểu Long Nhi tiếp :

- Một chưởng giá năm ngàn lượng, còn bốn ngàn chín trăm chưởng nữa, nếu ngươi đánh thêm một chưởng nữa thì khỏi phải trả lượng nào, mà đôi ngọc mã vẫn về ngươi. Nghĩa là hai chưởng đổi hai ngựa ngọc.

Gã nhào tới, cho Doãn Chánh Thanh đánh.

Doãn Chánh Thanh liếc lại, thốt :

- Tiểu huynh đệ! Tại hạ đến đây không cốt ý để đánh nhau, bất quá là phân trần cùng tiểu huynh đệ vậy thôi. Giá tiền cao thấp mình có thể thương lượng để đi đến chỗ thỏa thuận nhưng tiểu huynh đệ mở miệng là mắng người mà lại mắng cả nữ nhân. Thật là kém lễ độ quá.

Tiểu Long Nhi nhổ phọt mỗi bãi nước bọt xẵng giọng :

- Tánh ta vậy đó, thấy nữ nhân là ghét liền. Khi ghét thì nói năng hòa nhã làm sao được? Ngươi cứ đánh đi, đánh mà khỏi trả tiền lại còn có vật quý, thì còn do dự cái gì nữa? Ta còn muốn ngươi đánh nhiều hơn đấy. Cứ mỗi chưởng ta tính năm ngàn lượng bạc thô. Bao nhiêu bạc ta trả đủ.

Lão Túy Miêu mỉm cười thốt :

- Yến Sơn Song Phi chưởng đấy nhé. Có sáu chiêu cả thảy, nếu ngươi chịu đựng nổi thì mừng phát tài to.

Tiểu Long Nhi hừ một tiếng :

- Ăn nói ngược ngạo chưa! Phá sản thì có, chứ phát tài cái nỗi gì? Mà dù có phá sản cũng chẳng sao. Mất một số bạc lớn bù lại học được tuyệt kỹ thất truyền từ trăm năm qua ta nghĩ có lợi chứ. Lợi lớn lắm đó.

Lão Túy Miêu hỏi :

- Nhưng tiền đâu cho ngươi đổi cả sáu chiêu Song Phi?

Tiểu Long Nhi ngẩng cao mặt :

- Nhiều thì không có chứ một vài vạn lượng tôi kiếm được như thường. Nói ra mà nghe bất quá tôi bán hết “Bát Tuấn Mã” tổ truyền cũng được nữa mà.

Gã lấy trong mình ra một chiếc hộp, mở nắp. Trong hộp có tám ngăn, hai ngăn không, còn sáu ngăn kia mỗi ngăn có một con ngọc mã, hình thức và màu sắc đồng đều nhau.

Gã trút hộp lấy sáu con ngọc mã bày lên giá tiền :

- Ngọc Lam Điền đấy! Toàn bộ tám con giá mười vạn lạng có hơn, chiết ra hai con nên giá bán có hạ một chút, chỉ một vạn lượng thôi. Nếu người sành chơi ngọc tất hiểu giá trị của nó!

Lúc đó có một số người hiếu kỳ bu lại.

Một lão nhân cầm con ngọc mã lên xem một lúc rồi kêu lên :

- Đây là tám con ngọc mã tên là Bát Tuấn những vật tổ truyền mà. Cứ theo lời người xưa để lại thì chính là Triệu Mạnh Trinh đời Tống chạm khắc. Một thứ bảo vật vô giá.

Doãn Chánh Thanh hỏi :

- Lời nói đó có căn cứ chăng? Chứ tại hạ chỉ thấy trong dã sử ghi rằng Triệu Mạnh Trinh chỉ giỏi về môn vẽ ngựa thôi. Ngựa do y vẽ giống như ngựa sống.

Lão nhân cười :

- Triệu Mạnh Trinh kiêm cả điêu khắc và hội họa môn nào y cũng sành, có điều y thích vẽ, vẽ nhiều hơn chạm khắc. Tương truyền lúc Triệu Mạnh Trinh được triều đình nhà Tống vời đến vẽ mấy bức họa trong cung, thì thuộc quốc cống hiến một cục ngọc rất quý, chưa đẽo gọt thành hình chi cả, y thích quá, cầm xem mãi, lỡ tay làm rớt xuống nên ngọc tan vỡ, Hoàng đế nổi giận muốn chặt đầu y, y xin lấy mảnh ngọc vỡ chạm thành Bát Tuấn Mã, y đem hết tinh hoa nghệ thuật dồn vào Bát Tuấn Mã nên từ đó về sau ngón nghề của y cũng xuống dốc, cả hội họa lẫn điêu khắc lu mờ luôn. Nếu tiểu huynh đệ muốn mua thì xin để lão phu thảo giá cho.

Tiểu Long Nhi cười lạnh :

- Xin lỗi nhé, đã bán cho vị khách này hai con rồi. Còn lại sáu con, tôi chưa muốn bán. Chưa đến lúc tôi cần phải bán.

Lão nhân lắc đầu :

- Tám ngựa hiệp lại là vật báu vô giá, tách rời lẻ tẻ nó chẳng đáng bao nhiêu đồng tiền đâu. Dù ngươi bày ra đó hàng năm hàng chục năm chưa chắc có người mua. Người ta cần có đủ bộ chứ lẻ tẻ một vài con thì ai ham làm gì? Ngươi bán từng đôi một là có ý lừa người ta đó.

Tiểu Long Nhi hừ một tiếng :

- Ai nói là tôi lừa?

Lão nhân tiếp :

- Trọn bộ Bát Tuấn trị giá trên mười vạn, cái đó đúng. Tách ra hai con ngươi lại bán với giá một vạn là quá cao, có đắt lắm chỉ đáng vài trăm lượng là cùng. Như vậy chẳng phải là lừa sao?

Tiểu Long Nhi cãi :

- Tôi có lừa gạt ai đâu? Người ta đánh tôi, buộc tôi phải bán kia mà.

Doãn Chánh Thanh giải thích :

- Tại hạ xuất thủ là vì tiểu huynh đệ mắng người ta chứ đâu vì hai con ngọc mã?

Tiểu Long Nhi bật cười ha hả :

- Nói thì nói vậy chớ khách nhân có đánh nữa tôi cũng không buồn, tôi hao tốn cả gia tài trên năm vạn nhưng không học được một công phu nào khác, cuối cùng phải đi ăn xin sống lây lất qua ngày. Bây giờ lão khách nhân đây nếu khách nhân muốn lấy trọn bộ Bát Tuấn Mã thì cứ đánh tiếp mấy chưởng nữa.

Doãn Chánh Thanh lắc đầu :

- Tại hạ bình sanh không đánh ai để đoạt tài vật.

Tiểu Long Nhi tiếp :

- Tuy khách nhân muốn sao thì muốn. Cuộc mua bán xong rồi, khách nhân cứ để lại đó bốn ngàn chín trăm lượng bạc, rồi lấy đôi ngọc mã. Tôi không nuốt lời đâu. Đã nói bớt năm ngàn lượng tôi sẵn sàng bớt cho đó.

Doãn Chánh Thanh hết sức khó khăn.

Bao nhiêu bạc, Ngư Xác đại hiệp đã lấy hết rồi chỉ còn lại hơn ngàn lượng, dành trang trải các khoản nhật dụng mà thôi.

Chàng cười thốt :

- Thật lỗi quá! Hôm nay tại hạ không mang nhiều tiền theo mình. Chúng ta hãy để ngày mai nhé.

Tiểu Long Nhi nổi giận :

- Con mẹ nó! Không mang theo bạc theo mình sao lại đòi mua vật này vật nọ?

Lão Túy Miêu cười hì hì :

- Lại chọc tức người ta để được đánh nữa phải không?

Tiểu Long Nhi hừ một tiếng :

- Chỉ sợ hắn không dám đánh đó chứ. Hắn chịu đánh thì tốt rồi.

Doãn Chánh Thanh khó khăn vô cùng.

Lỗ Anh bước tới thốt :

- Tứ công tử cứ giáng cho hắn một tát tay nữa đi, rồi đòi lấy đôi ngọc mã.

Doãn Chánh Thanh lắc đầu :

- Không được! Tại hạ không thể làm như vậy.

Tiểu Long Nhi nổi giận :

- Ngươi không chịu mua phải không? Ta mắng tổ tông tám đời của ngươi đó.

Doãn Chánh Thanh mỉm cười :

- Tiểu huynh đệ mắng mười sáu đời tổ tông của tại hạ cũng chẳng sao. Tại hạ chẳng bao giờ vì một món đồ mà đánh tiểu huynh đệ.

Tiểu Long Nhi xông tới :

- Ngươi không đánh ta, ta đánh ngươi. Ta đánh thì khỏi tốn bạc, đánh đến lúc nào ngươi ngã quỵ xuống thì thôi.

Gã vung quyền phóng cước vun vút.

Doãn Chánh Thanh đón đỡ loay quay một lúc bị gã đánh trúng mấy quyền.

Gã nhỏ người, song tay nặng, mỗi lần bị đánh trúng là Doãn Chánh Thanh nghe tâm mạch chấn động cũng may là chàng khổ luyện từ nhỏ nên có sức chịu đựng. Nếu là người thường hứng một chưởng của cậu bé hẳn phải đi đời.

Chàng không còn khách khí nữa, hai tay chụm lại giáng xuống lưng. Tiểu Long Nhi làm gã chúi nhủi tới.

Gã vọt mình đứng lên kêu to :

- Ngứa quá! Ngứa quá! Tuy nhiên tà trừ cho bốn ngàn chín trăm lượng đó.

Doãn Chánh Thanh thốt :

- Nghỉ đánh là vừa. Tại hạ bù thêm một trăm lượng cho đủ số năm ngàn của cái đánh này.

Tiểu Long Nhi lắc đầu :

- Đâu có nghĩ được. Ta đã lôi ra đủ Bát Tuấn là vì ta thấy ngươi có Yến Sơn Song Phi chưởng. Lão Túy Miêu nói rằng chưởng pháp đó có sáu chiêu, mà ngươi đánh ta với hai chưởng rồi, mỗi chưởng đổi một con, ngươi đánh đủ sáu chưởng, chưởng nào trúng ta, thì ta giao hết tám ngọc mã cho ngươi. Sáu con đổi một sáu chiêu còn thừa lại hai con ta tặng luôn.

Chợt linh cơ xúc động chàng vung tay nhanh vô tưởng, chưởng ảnh chớp chớp giao chuyển, tát vào mặt Tiểu Long Nhi liên tiếp ba chưởng.

Còn một chưởng cuối cùng, chàng đánh xuống đầu vai của Tiểu Long Nhi, song tay vừa chạm phớt làn da gã chàng thu về và giữ ngang ngực.

Tiểu Long Nhi theo một tư thế phát chiêu, khẽ lách mình qua một bên, đảo bộ lướt tới, chặt một tay vào hông chàng.

Phản công của gã trúng đích, vì phản công gã phải lách mình, song tưởng tượng là gã né tránh chiêu chưởng của Doãn Chánh Thanh vậy.

Doãn Chánh Thanh gượng đau, lùi lại mấy bước rồi thốt :

- Tại hạ đánh ra sáu chưởng, năm chưởng đầu trúng đích, chưởng cuối cùng thì tiểu huynh đệ né tránh được, chúng ta dừng tay ở đây là vừa.

Tiểu Long Nhi thẹn đỏ mặt, bởi gã biết gã kém trí nên bị Doãn Chánh Thanh lừa ở chiêu chưởng cuối.

Chàng đâu có đánh tròn chiêu mà gã cũng hấp tấp quá, vô ý trung lại phản công thật sự, để cho chàng dựa vào đó mà ngưng cuộc đấu.

Suy nghĩ một chút gã hốt hết mấy con ngọc mã đặt vào tay của Doãn Chánh Thanh thốt :

- Lấy hết đi. Bây giờ ngươi cho ta biết tên họ của ngươi đi.

Doãn Chánh Thanh lắc đầu :

- Tại hạ không thể nào thu nhận như vậy được, còn tên họ thì tại hạ là Doãn Chánh Thanh.

Tiểu Long Nhi a lên một tiếng :

- Thì ra ngươi là một trong Yên Kinh tam hiệp. Cả bộ Bát Tuấn này về ngươi là phải lắm. Ngươi xứng đáng giữ những vật đó.

Doãn Chánh Thanh thành thật trả tám con ngựa bằng ngọc lại cho gã hành khất, đoạn tiếp :

- Tiểu huynh đệ phải biết, tại hạ không vì tham mấy món của tiểu huynh đệ mà động thủ đâu, chưởng pháp của tại hạ do một vị tiền bối ẩn danh truyền cho tại hạ, đến tại hạ cũng chẳng biết nói tên gì, có lai lịch như thế nào, vị tiền bối đó đinh ninh chúc phó tại hạ không nên khinh thường biểu lộ cho người khác trông thấy, chỉ vì tại hạ trong thấy tiểu huynh đệ thông minh nên vi phạm lời dặn dò của vị tiền bối đó, thi triển cho tiểu huynh đệ xem. Lúc đánh ra, tại hạ không phát huy kình lực, là cốt đề cho tiểu huynh đệ nhận định rõ ràng. Giả như tiểu huynh đệ chưa kịp lãnh hội trọn vẹn thì lúc nào rỗi rảnh chúng ta sẽ nghiên cứu lại kỹ càng hơn. Còn mấy con ngọc mã kia tiểu huynh đệ cứ giữ lấy, nhất định là tại hạ không thu nhận đâu.

Tiểu Long Nhi lại đẩy trả ngọc mã cho chàng thốt :

- Doãn công tử cứ nhận. Công tử đáng giữ nó hơn tôi.

Gã bắt đầu dịu thái độ lại, với lối xưng hô có lễ.

Doãn Chánh Thanh mỉm cười :

- Tiểu huynh đệ nói đùa đấy thôi, nếu mà tại hạ muốn những vật đó thì chỉ với hai chưởng, tại hạ hạ sát tiểu huynh đệ rồi. Vật là vật báu truyền gia của tiểu huynh đệ, thì chủ nhân của nó phải giữ chứ, không nên tùy tiện phân tán nó cho kẻ này, kẻ khác. Tiểu huynh đệ cất lấy đi.

Chàng đặt tám con ngọc mã vào long Tiểu Long Nhi.

Tiểu Long Nhi lại đưa ra, Doãn Chánh Thanh đưa trả, vô tình chạm phải tay gã.

Gã hừ một tiếng gắt :

- Không chịu nhận thì thôi, hà tất phải xô đẩy.

Doãn Chánh Thanh mỉm cười :

- Tiểu huynh đệ cộc cằn quá, động một chút là sân si lên rồi. Nên sửa đổi lại phần nào đi nhé, chứ nếu không thì khó mà giao hảo với ai lắm đó. Tuy nhiên tại hạ cũng chẳng lấy làm phiền, nếu tiểu huynh đệ có muốn gặp lại nhau nữa thì hãy ra phía ngoài kia mà đợi. Hiện tại tại hạ có chút việc cần phải giải quyết gấp.

Tiểu Long Nhi giật mình, đưa tay chỉ vương phủ hỏi :

- Công tử vào đó?

Doãn Chánh Thanh mỉm cười :

- Đã biết tại hạ là Doãn tứ công tử, một trong Yên Kinh tam hiệp thì tự nhiên cũng phải biết luôn mục đích của tại hạ đến đây chứ. Cần gì phải hỏi.

Tiểu Long Nhi lắc đầu :

- Đừng có vào. Trong đó kẻ tốt người xấu lẫn lộn hỗn loạn, khó phân biệt lắm, mà phần đông lại chẳng có ý tốt với công tử nữa, nếu công tử vào đó thì nhất định là sẽ gặp việc chẳng lành.

Doãn Chánh Thanh điềm nhiên :

- Doãn này chỉ biết làm việc chánh đáng thôi, việc chi đáng làm, phải làm là làm ngay, ai muốn xử cách sao tùy họ, tại hạ chẳng cần quan tâm đến.

Tiểu Long Nhi giậm chân :

- Được rồi, công tử là người tốt, tôi bằng lòng kết giao với công tử, công tử vào đó, tôi với lão Túy Miêu ở lại cửa phủ chờ. Nếu quá giờ ngọ mà công tử không trở ra thì nhứt định tôi sẽ làm cho bọn ấy biết tay.

Doãn Chánh Thanh cười nhẹ :

- Tiểu huynh đệ yên trí. Không có việc chi đáng ngại đâu.

Tiểu Long Nhi hừ một tiếng :

- Tôi biết, võ công công tử rất cao, nhưng bọn đó đê hèn lắm, dám dung đến cả những thủ đoạn hạ tiện. Tốt hơn hết, công tử nên dè dặt.

Thốt xong, gã một tay nắm lão Túy Miêu, tay kia xách nồi thịt chó bước đi.

Doãn Chánh Thanh gọi :

- Khoan đã, tiểu huynh đệ.

Tiểu Long Nhi dừng chân hỏi :

- Còn cái gì nữa?

Doãn Chánh Thanh tiếp :

- Chúng ta giao tình bằng hữu, tiểu huynh đệ không mời tại hạ một chén rượu nào hết sao?

Tiểu Long Nhi đáp :

- Rượu thì có, chỉ có bình chứ không chén.

Doãn Chánh Thanh gật đầu :

- Không chén thì đừng cần chén, cứ dùng ngay chiếc bình cũng được vậy.

Tiểu Long Nhi do dự một chút :

- Công tử không hiềm thô tục?

Doãn Chánh Thanh lắc đầu :

- Là bằng hữu với nhau tiểu huynh đệ còn nói được một câu như vậy sao? Tại hạ chỉ sợ tiểu huynh đệ cho con người của tại hạ thô tục đó thôi.

Chàng chụp chiếc bình kê miệng bình vào miệng mình, tu một hơi. Đoạn lắc lắc chiếc bình, chàng tiếp :

- Còn độ nửa bình đấy. Tại hạ uống với tiểu huynh đệ biết đâu chẳng là lần đầu mà cũng là lần cuối, vì vào đó rồi không chắc là tại hạ trở ra an toàn. Tại hạ cao hứng vô cùng, được kết bằng hữu với tiểu huynh đệ là một việc mà tại hạ cho rằng tam sinh hữu hạnh.

Tiểu Long Nhi cảm động hết sức, chụp lấy chiếc bình tu một hơi, đưa tay áo quẹt qua miệng hiện lộ làn da cánh tay trắng như tuyết.

Đoạn gã quăng chiếc bình xuống đất, bình vỡ ra thành nhiều mảnh, nhìn Doãn Chánh Thanh, gã thốt :

- Doãn đại ca! Thế là chúng ta thành bằng hữu rồi đó nhé. Tiểu đệ cầu chúc đại ca vạn sự thuận lợi, vào trong đó đi. Nếu mà có điều chi bất trắc cho đại ca, thì tiểu đệ nhất định không dung tha bọn đó đâu. Nhất định giết hết, không chưa một mạng.

Doãn Chánh Thanh vỗ tay lên đầu vai gã, đáp :

- Tiểu huynh đệ tốt quá! Tương lai hẳn là phải xán lạn lắm. Ngu ca có lời này xin khuyên tiểu huynh đệ là phàm làm việc chi cũng phải tránh (...) mà làm, tuyệt đối không nên tùy tiện sanh sự thí mạng. Con người mà không biết bảo trọng sanh mạng thì còn mong làm nên được việc gì nữa? Nếu quả thật (...) của ngu ca (...), chúng ta không còn gặp nhau lại nữa thì đây là lời nói cuối cùng của ngu ca với tiểu huynh đệ, hay ghi nhớ như trời trối trăng nghiêm chỉnh đấy.

Chàng day qua lão Túy Miêu vòng tay tiếp :

- Lão huynh đệ ơi, lão huynh hãy lưu tâm chiếu cố đến tiểu huynh đệ nhé. Các vị đâu phải là người nghèo khổ, hà tất phải bắt hắn sống cái cảnh lang thang như thế này? Hắn còn nhỏ mà có bản lĩnh như vậy thật là đáng khen. Lão huynh hãy nghĩ đến tương lai của hắn mà tài bồi cho hắn.

Lão Túy Miêu mỉm cười :

- Doãn đại hiệp đừng có mắng khéo lão phu. Không phải lão phu muốn dẫn hắn đi xin ăn như vậy đâu. Mà chính hắn dẫn lão phu đi khắp nơi, làm cái nghề hành khất này đó. Đành là lão phu lớn hơn hắn mấy mươi tuổi nhưng bất cứ về việc gì lão phu cũng phải vâng vâng dạ dạ theo hắn. Ai mà ham lang thang đi ăn xin ngủ đường như thế này? Tại nhà lão phu cũng có con, có cháu, lão phu cũng muốn ở nhà làm cha, làm ông chúng nó, tội gì phải sống cái cảnh đầu hè cuối phố, xó chợ góc đường?

Tiểu Long Nhi trừng mắt :

- Đáng ghét chưa? Nếu ông sợ khổ thì cứ trở về nhà làm cha, làm ông, ai bảo ông đi làm kẻ ăn mày? Tôi không có cần ông đi, chính ông muốn theo tôi đó.

Lão Túy Miêu mỉm cười, đoạn day qua Doãn Chánh Thanh buông gọn :

- Mình sẽ gặp lại nhau, nhé huynh đệ!

Tiểu Long Nhi cùng thốt lên mấy tiếng. Thốt xong, gã nghe đôi mắt cay cay, đôi mắt đỏ lên. Gã nắm tay lão Túy Miêu, len lỏi giữa đám đông bước đi.

Vừa lúc đó, Niên Canh Nghiêm rẽ đám đông bước tới, điểm một nụ cười thốt :

- Tứ ca có con mắt tinh đời quá. Biết đâu Long Hồ song cái mà tìm cách giao tình, khá lắm đó nhé. Hai người đó không phải là những tay dễ trêu đâu.

Doãn Chánh Thanh cười nhẹ :

- Bất quá vô ý trung mà gặp họ vậy thôi, chứ làm gì biết họ là những ai mà kết tình thân nữa. Nếu nhị đệ không nói, ngu ca cũng chẳng biết lai lịch họ, dù đã giao đấu với họ một lúc lâu.

Niên Canh Nghiêu tiếp :

- Về tiểu tử đó thì chẳng ai biết lai lịch của gã. Còn lão già ấy là một đại sát tinh trên giang hồ, tên Lư Tử Kỳ, ngoại hiệu Túy Tiên Hồ, một tay lão ta sát hại chẳng biết bao nhiêu nhân vật trong Hắc đạo. Mấy năm gần đây bỗng nhiên lão biến mình thành một người hành khất, rồi dẫn một đứa bé đi lang thang khắp đó đây. Với cái lối hành khất lão ta hoàn toàn khác biệt, không ai nhận ra được lão ta nữa. Chỉ bằng vào thân pháp và thủ pháp của lão trong những cuộc đánh nhau, thiên hạ mới biết lão là Túy Tiên Hồ ngày trước. Tuy nhiên lão chối phăng, cứ cho mình là lão Túy Miêu thôi, trước cũng như sau, vẫn là lão Túy Miêu chứ không hề là Túy Tiên Hồ. Rồi đứa bé đó xưng là Tiểu Long cho nên người đời mới gọi là Long Hồ song cái.

Doãn Chánh Thanh tiếp :

- Công phu của đứa bé đó khá lắm. Nếu ngu ca không có học qua sáu chiêu Yến Sơn Song Phi chưởng thì chưa biết mình cách nào để thủ thắng được gã.

Niên Canh Nghiêu tiếp :

- Lợi hại nhất là đôi đoản kiếm của gã. Khi gã sử dụng đôi đoản kiếm rồi là không một đối thủ nào của gã được toàn mạng. Lúc gã đánh với tứ ca, tiểu đệ đứng bên ngoài lo sợ cực độ. Tứ ca kết giao được với hai nhân vật phi phàm như vậy thì trong tương lai sẽ được họ giúp đỡ rất đắc lực. Ít nhất tại buổi hôm nay, người ta sẽ khách khí với tứ ca nhiều hơn chỗ mong muốn của mình.

Doãn Chánh Thanh cau mày :

- Nhị đệ và Lệ Ty vào đó tình hình ra sao? Hình như không thuận lợi lắm phải không?

Niên Canh Nghiêu nhìn quanh rồi thấp giọng đáp :

- Đúng vậy. Minh chủ các Phân hội ở các nơi, đều được tuyển chọn trong giới lục lâm cường đạo, họ không có thiện cảm với tứ ca qua sự việc vừa rồi tại Mông Sơn. Họ cực lực bài các tứ ca, song vì Tổng hội ít người không trấn áp nổi số đông. Tứ ca nên hiểu chính các Phân hội mới có thực lực còn Tổng hội thì dù sao cũng chỉ là một hình thức có nhiệm vụ dung hòa hoạt động các nơi trong tương lai khi có đại sự, nói rộng ra hơn Tổng hội là một bàn cố vấn, không có quyền gì can dự vào việc của các Phân hội.

Doãn Chánh Thanh cười nhẹ :

- Nội bộ của Nhật Nguyệt Đồng Minh hội chỉ có tiếng mà không có miếng, khi chẳng có quyền khống chế được ai thì Tổng hội chỉ là bù nhìn, và sớm muộn gì Đồng Minh hội của nhị đệ cũng còn nhiều chuyện đau thương nữa. Hỗn loạn sẽ sanh nội loạn và nội loạn là mầm mống của tan vỡ rõ ràng.

Niên Canh Nghiêu thở dài :

- Đồng Minh hội do các vị cố lão trọng thần của nhà Minh sáng lập, bởi nóng lòng bành trướng thế lực nên thu nạp bừa bãi những tay vong mạng trên giang hồ, bất chấp luôn lục lâm cường đạo. Cứ tưởng càng có đông hội viên là càng hay, ngờ đâu số hội viên này dần dần làm lệch lạc tôn chỉ chủ trương của Hội, cải biến hội thành một khuôn mặt mới. Ngoài ra trong số mười hai vị chấp pháp trong Tổng hội có vị chết đi bỏ chỗ trống có vị đau yếu trả chức vụ lại, thành ra phải bổ khuyết cho đủ nhân số, qua sự bổ khuyết đó, có đến năm nhân vật của giới giang hồ, cho nên thế lực của đám lục lâm cường đạo trong hội càng ngày càng mạnh.

Doãn Chánh Thanh hỏi :

- Tỷ lệ của đám nghịch và bọn thuận thế nào?

Niên Canh Nghiêu đáp :

- Trong hàng trưởng lão chấp pháp, có bảy thuận, năm nghịch, về Tổng hội thì chúng ta có ưu thế, trong số mười bảy Phân hội thì có đến mười nơi kiên quyết phản đối tứ ca. Suy đi tính lại thì phía nghịch mạnh hơn phía thuận. Lệ Ty phẫn nộ định thí mạng với chúng, bảy vị chấp pháp và bảy vị Minh chủ Phân hội đứng về cánh của chúng ta cũng đồng ý với Lệ Ty, nên nhân dịp này mà làm một cuộc chỉnh lý, tảo trừ bọn bại hoại đó. Song tiểu đệ ngăn chặn họ.

Doãn Chánh Thanh hỏi :

- Giả như có đánh nhau, thì liệu phe mình thắng nổi chăng?

Niên Canh Nghiêu lắc đầu :

- Chưa biết sao mà nói. Bởi không làm sao biết được thực lực chân chánh của mỗi bên để làm một cuộc so sánh. Bảy vị chấp pháp có võ công rất cao. Chúng ta có hy vọng ít nhiều chiếm ưu thế. Song dù có thắng, cái thắng đó cũng chẳng đem lại cho chúng một ích lợi nào. Nếu chúng ta loại trừ đám bại hoại đó ra khỏi hội, thì các phủ đệ vương tử tại kinh sẽ nghinh đón chúng về làm vây cánh, như vậy là đại bất lợi cho tứ ca lắm.

Hắn kết luận :

- Cho nên tiểu đệ ngăn chặn, không cho họ làm liều chờ Thiên Sơn thần ni đến, tùy người quyết định. Người là lãnh tự tối cao trong Đồng Minh hội, dưới tay lại có một số nhân tài đáng sợ, tiểu đệ nghĩ bọn lục lâm cường đạo không dám làm gì bà.

Doãn Chánh Thanh thốt :

- Ngăn trở sự loại trừ đám lục lâm cường đạo đó ra khỏi hội là một điều mà ngu ca cho rằng rất phải. Phải không ở chỗ vì sợ họ về đầu lão Nhị hoặc lão Tam, lão Bát mà phải ở một số lý lẽ khác.

Niên Canh Nghiêu trố mắt :

- Lý lẽ gì?

Doãn Chánh Thanh giải thích :

- Mục đích của chúng ta như thế nào, nhị đệ quên rồi sao? Chẳng phải chúng ta tranh đấu để dành lấy cái quyền lãnh đạo Nhật Nguyệt Đồng Minh hội, hay đoạt ngôi vị Minh chủ võ lâm, chúng ta đặt trọng tâm hoạt động giành ngôi cửu ngũ, giành quyền thống trị cả sơn hà. Mà trong mưu đồ có cái họa tâm phúc của chúng ta là Nhật Nguyệt Đồng Minh hội. Lực lượng của hội này rất quan trọng chẳng phải ngu ca hay nhị đệ mà có thể đánh tan nổi. Dù có huy động quân đội toàn quốc cũng không thể tiêu diệt triệt để chúng. Cho nên ngu ca thấy cần phải để cho đám lục lâm được tự do thao túng hội, hai phe mâu thuẫn với nhau, cái đó rất có lợi cho chúng ta. Ngao cò tranh nhau, ngư ông thủ lợi mà.

Niên Canh Nghiêu thốt :

- Ý tưởng đó rất cao minh, song tình hình hiện tại rất bất lợi cho chúng ta, họ phản đối tứ ca, họ quyết ngăn tứ ca vào minh hội võ lâm.

Doãn Chánh Thanh mỉm cười :

- Không đến nỗi nào đâu, nhị đệ. Ngu ca tin rằng sẽ có biện pháp thuyết phục họ. Bọn ấy đấu tranh chẳng qua vì lợi quyền mà thôi. Chúng ta dùng oai chế phục họ, rồi dùng lợi dụ dẫn họ, đưa cả oai lẫn lợi ra, vừa dọa vừa làm mồi thì có lo gì họ chẳng cam tâm tình nguyện làm nhưng công cụ cho chúng ta? Ngu ca nghĩ, có lợi lớn chứ không bất lợi như nhị để tưởng đâu.

Niên Canh Nghiêu gật đầu :

- Tứ ca nói thì nghe phải lắm, nhưng tiểu đệ chỉ sợ dùng oai thì võ công của chúng ta không đủ làm hậu thuẫn, dùng lợi thì chúng ta vấp phải một khó khăn lớn, bởi bao nhiêu tiền bạc đều trút ra hết cho Ngư Xác đại hiệp rồi. Muốn làm cho họ động tâm, thì ít nhất cũng phải cho họ chóa mắt chứ.

Doãn Chánh Thanh cười nhẹ :

- Giả như ngu ca hứa với họ, mỗi Minh chủ Phân hội sẽ trở thành một (...), hoặc một (...), thì họ nghĩ như thế nào? Lòng họ có dao động chăng?

Niên Canh Nghiêu đáp :

- Động tâm là cái chắc, song làm thế thì tứ ca phải để lộ thân phận.

Doãn Chánh Thanh tiếp :

- Thân phận của ngu ca, sớm muộn gì rồi cũng bại lộ, nhưng chúng ta phải lộ ra, chứ không cần chờ ai phát hiện, có điều ngu ca thấy chưa cần lộ vội vậy thôi. Trước hết, hãy quan sát tình thế, xem như thế nào, tìm một vài người có (...) chúng ta tuyên bố lan tràn ra cho tất cả cùng biết?

Niên Canh Nghiêu gật đầu.

Cả hai cùng tiến vào vương phủ, Lỗ Anh theo sát phía sau.

Tại đại sảnh, có mặt một số đong, nửa số đó đứng lên chào Doãn Chánh Thanh, còn phần kia thì bất động.

Người chủ tọa là chủ nhân Nam Chiêu vương phủ, tên Đoàn Thừa Tổ, một trong mười hai vị chấp pháp của Nhật Nguyệt Đồng Minh hội.

Đoàn Thừa Tổ vòng tay chào :

- Doãn Minh chủ đến, Đoàn này không làm sao ra nghinh tiếp được, xin chịu thất lễ.

Doãn Chánh Thanh vòng tay đáp lễ, rồi cười thốt :

- Tại hạ đâu dám nhận lời khiêm tốn của tiền bối. Tại hạ bất quá là một kẻ mới giẫm chân lên chốn giang hồ, phận hèn thân mọn được cho dự họp ta hân hạnh lắm rồi, khi nào lại vọng tưởng đến sự tiếp nghinh. Đáng lẽ tại hạ phải vào bái kiến chư quý vị sớm hơn, tại vì có một biến cố nhỏ xảy ra bên ngoài cửa phủ.

Đoàn Thừa Tổ cau mày :

- Bên ngoài cửa phủ của lão phu, lại có người dám vô lễ với Doãn đại hiệp sao? Lạ lùng quá, làm gì lại có việc như vậy? Mà người đó là ai?

Niêu Canh Nghiêu đáp :

- Chẳng có chi quan trọng, bất qua Minh chủ Phân hội Sơn Đông gặp Long Hồ song cái.

Đoàn Thừa Tổ kinh ngạc :

- Làm sao Doãn đại hiệp lại chạm mặt với bọn quỷ đó?

Niên Canh Nghiêu đảo mắt nhìn quanh hội trưởng một vòng rồi tiếp :

- Tứ ca của tại hạ quả có thân thủ bất phàm, chế phục được Tiểu Long, song phương bèn kết tình bằng hữu. Sự kiện này đúng là một giai thoại. Vì tiền hung hậu kết nên tại hạ thấy không cần vào thông tri với các vị.

Ai ai cũng giật mình.

Những người bất động, không đứng lên chào Doãn Chánh Thanh đều biến đổi thần sắc.

Sự kiện đó có một ảnh hưởng lớn lao đối với mọi người.

Đoàn Thừa Tổ điểm một nụ cười thốt :

- Thật vậy à? Đáng mừng cho Doãn đại hiệp đó nhé. Cái danh khí của của già trẻ đó trên giang hồ không phải nhỏ đâu, dù Song cái chỉ xuất hiện trong mấy năm gần đây thôi.

Lão phu mấy phen đánh tiếng xin kết giao với họ, song họ từ chối. Chẳng biết hôm nay họ đến đây, là có ý tứ chi? Lão phu sẽ phân phó mọi người, đừng ai gây sự với họ. Không ngờ Doãn đại hiệp lại chế phục được họ.

Doãn Chánh Thanh đáp :

- Bất quá trong cơn may mắn, tại hạ thắng Tiểu Long một chiêu, rồi nhân đó mà thành thông cảm, đi đến kết giao với nhau. Tại hạ còn nhờ chư quý vị chỉ giáo thêm cho nhiều nhiều.

Chàng có thái độ khiêm tốn, phần đông thấy có cảm tình ngay với chàng và địch ý mà họ dành cho chàng phút chốc biến mất.

Hầu hết khách giang hồ đều đố kỵ tánh tật kiêu căng, ngạo mạn thì ai còn nuôi ý tưởng bất bình được với một người nhã nhặn cực độ?

Một vài người quá khích, chực chờ chàng vào họp mặt là buông lời sỉ nhục chàng ngay, song bây giờ thì dù họ chưa hoàn toàn thay đổi thái độ, chứ họ cũng im lặng, không vội phát tác.

Chính giữa đại sảnh, là hàng ghế của mười hai chấp pháp cùng các vị có chức phận cao trong Tổng hội hai bên là hai hàng ghế, mỗi hàng chín chiếc, dành cho mười tám Minh chủ Phân hội.

Thứ tự sắp xếp theo tuổi tác, như vậy không ai tranh giành ngồi trên ngồi trước được.

Doãn Chánh Thanh trong số Minh chủ Phân hội không nhỏ tuổi lắm mà cũng chẳng lớn hơn ai, thấy hàng bên tả có chiếc ghế đầu, bỏ trống, biết ngay người trong hội biểu thị cái ý tôn kính chàng.

Tuy nhiên nếu chàng hấp tấp ngồi xuống chiếc ghế đó thì ai ai cũng bất bình, cho rằng chàng hợm mình tự kiêu nhưng ngoài chiếc ghế đó ra, không còn chiếc nào bỏ trống.

Trong khi chàng do dự, Đoàn Thừa Tổ bước tới, định đưa chàng đến chiếc ghế đó, chàng liền thốt :

- Tại hạ là kẻ hậu sanh, lại đến trễ hơn ai hết, ngoài ra không được hân hạnh quen biết các vị tại đây, xin tiền bối giới thiệu từng vị một với tại hạ.

Đoàn Thừa Tổ gật đầu :

- Được lắm chứ, lẽ thì phải vậy. Doãn đại hiệp không nhờ lão phu cũng phải giới thiệu, cho toàn thể được biết nhau.

Lão tiếp :

- Nhưng đại hiệp phải ngồi xuống đi đã chứ, sau đó lão phu giới thiệu cũng không muộn mà.

Doãn Chánh Thanh mỉm cười :

- Tại hạ muốn trước hết được bái chào từng vị một đồng thời kính ba chén rượu sau đó sẽ ngồi.

Đoàn Thừa Tổ cũng cười :

- Doãn đại hiệp định mở màn cho một cho một thân tình trung trong toàn thể, nên mượn chén rượu giao duyên phải không? Đại hiệp nhìn kìa, chén không nhỏ đâu nhé, một chén cũng là nhiều rồi, huống hồ nhiều chén.

Doãn Chánh Thanh gật đầu :

- Tại hạ hiểu. Họ Đoàn là hoàng tộc tại thành Đại Lý, đương nhiên chén uống rượu phải có khác. Mỗi chén rượu nặng chín lượng (...) tượng trưng (...).

Đoàn Thừa Tổ thở dài :

- Chuyện xa xưa rồi, nhắc lại làm chi. Doãn đại hiệp định để mỗi người ban chén, ở đây có hơn ba mươi người Doãn đại hiệp có nhầm chăng?

Niên Canh Nghiêu cười nhẹ chen vào :

- Cái đó thì không đáng lo ngại, tiền bối, Doãn tứ ca có tửu lượng như biển, thừa sức uống hơn trăm cân.

Đoàn Thừa Tổ cao hứng đáp :

- Vậy là đáng mặt hào kiệt. Cái gì cũng hơn người cả. Lão phu có tuân phục cũng chẳng quá đáng.

Thức ăn còn nóng, rượu còn ấm, khỏi phải hâm lại, Đoàn Thừa Tổ cho hai thiếu nữ rót rượu, có Niên Canh Nghiêu và Mạnh Lê Ty kèm thêm một bên, Lỗ Anh đành cầm bình để hai thiếu nữ cầm chén.

Cuộc kính rượu bắt đầu từ mười hai vị chấp pháp, kính đến người nào, Đoàn Thừa Tổ xướng danh người đó với cả một dọc lý lịch, thành tích cùng ngón nghề đặc biệt.

Nhóm người phản đối không thể vô lễ, bắt buộc phải đứng lên, kính qua kính lại, nói mấy câu khách sáo.

Xong cuộc kính rượu, tính phỏng ra, Doãn Chánh Thanh uống cả thảy độ năm mươi cân, mặt không đổi sắc. Nào ai có biết chàng đã uống trước một thứ thuốc giải rượu do hoàng cung đặc chế, rượu gặp thuốc đó biến thành nước ngay. Chàng cũng có thể cho rượu chạy xuống chân, theo lỗ chân lông ra ngoài, song ở đây không thể làm như vậy, nên bắt buộc dùng đến thuốc.

Chàng có thâm ý, làm cho những người có địch ý đối với chàng phải kính rượu lại chàng, như thế họ phải khó chịu.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.