Phiên ngoại 1: Như chim liền cánh, như cây liền cành
Tháng sáu năm Khai Nguyên thứ ba, Bắc Bình vương tiến quân đến đất Lũng Hà. Đây là vùng địa hình đầm lầy, là nhiều chướng ngại bất lợi với quân phía bắc. Hơn nữa, tháng sáu là mùa trời đổ mưa không dứt, khu vực xung quanh thành Lũng Hà đã trở nên cực kỳ lầy lội. Quân phương bắc hành quân qua đoạn đường dài ngập sình đến đầu gối, trên đầu mưa tuôn không ngừng, gian khó vô cùng.
Mà cực khổ nhất phải kể đến Hàn Y Thần. Đang hành quân bí mật qua vùng rừng rậm sình lầy, nên không thể cưỡi ngựa. Y Thần dù đã bỏ bớt hết chiến giáp ra để hành quân, thế nhưng bộ giáp chân nặng hơn năm mươi ký thì hắn không thể bỏ ra. Hắn thường xuyên bị ngập sâu trong bùn hơn binh sĩ khác. Có lần còn suýt bị chôn sống trong bùn, may nhờ cả đám phát hiện, hò nhau quăng dây kéo hắn lên. Y Thần chắc chắn đó là lần hành quân khắc nghiệt nhất trong binh nghiệp của mình.
“Cái gì mà ‘ám độ trần sương’ chứ?” Đường lớn không thể đi mà sư huynh bắt hắn đi qua vùng đầm lầy âm u này. Bản thân Lạc Nhân thì kéo quân đi hướng Tây Sơn để tập kích đường vận lương của quân địch. Y Thần nhớ lại gương mặt tươi cười của Lạc Nhân, “Đây là kế ‘rút lửa đáy nồi’ sư đệ thân mến!”
Nhưng hắn biết tỏng, sư huynh chắc chắn sợ khó rút lui. Y sợ nhất chính là làm bẩn bộ bạch y đang mặc. Đi chinh chiến chứ có phải đi ngao du sơn thuỷ đâu, mà sư huynh lúc nào cũng ăn mặc chải chuốc. Cũng nhất định không bao giờ chịu thay màu áo trắng bằng một màu nào dễ xài hơn. Y Thần nhìn lại mình, cả người từ lâu đã bị bùn phủ một lớp đen ngòm. Hai sư huynh đệ cùng kề vai tác chiến, chẳng hiểu sao sư huynh luôn giữ được thong dong sạch sẽ lạ kỳ. Chỉ có thể nhận xét một câu, đó là ‘bụi trần không nhuốm chân’.
Y Thần lại bị sụp một hố bùn lần thứ mười mấy trong ngày. Cả người hắn đang từ từ chìm xuống, chỉ trong chốc lát bùn đã ngập đến thắt lưng. Đã quá quen với tình huống nà Thần bình tĩnh rút ngân tiên ra, nhắm vào một cành cây chắn chắn gần nhất đánh tới. Đầu roi quấn vào cành cây một vòng rồi thít chặt, Y Thần mượn điểm tựa đó đu cả người ra khỏi hố bùn.
Một cơn mưa tên phóng tới ghim vào mấy tên lính xung quanh. Chỉ kịp vang tên tiếng phập phập là có mấy người ngã xuống.
“Chết, đã lọt ổ phục kích rồi!”
Địch đã đến gần mà vẫn yên tĩnh, là chúng đã chiếm được địa hình hiểm yếu thuận lợi. Địch ở xa mà đến khiêu chiến, là chúng muốn dẫn dụ ta tiến lên. Địch đóng quân ở nơi bằng phẳng, là đã chiếm được địa hình lợi thế. Cây cối rung động là địch đang lặng lẽ tiến gần. Trong cỏ có nhiều chướng ngại vật là địch cố ý bày nghi trận, chim xáo xác bay lên là bên dưới có phục binh. Thú kinh hãi bỏ chạy là địch kéo quân đến đánh úp. Bụi bốc à nhọn là chiến xa địch tới, bụi bay thấp mà tản rộng là địch kéo bộ binh đến. Bụi bay tản mác là địch chia quân đi kiếm củi.
Y Thần nhìn ngó xung quanh, toàn mưa với mưa. Thậm chí tầm nhìn của hắn còn không vượt quá năm mét, làm cách gì mà phân biệt được quân địch tiến đến từ nơi nào. Lại có một loạt tên bay tới, Y Thần liền rút gươm gạt đỡ. Hắn thì tài giỏi tránh được, nhưng binh sĩ thì chết một lúc càng thảm hại hơn. Y Thần buông người xuống đất, bùn lại ngập đến hơn gối. Hắn vung ngân tiên thêm lần nữa chuẩn bị đu người truy kích theo hướng tên bay.
Y Thần nhảy thẳng vào giữa đám quân địch đang tụ tập. Hai mươi người mặc áo tơi mưa, mặt bịt kín, vũ khí nhỏ mà bén, chân mang phao gỗ kỳ lạ có thể đi nổi trên bùn lầy. Không phải địch quân mà là ám sát quân. Quân bất yếm trá, trong chiến tranh thì không từ bất cứ thủ đoạn nào. Có mưu kế quang minh chính đại công thành, có mưu kế lén lút gián điệp, thì cũng có mưu kế đen tối như là ám sát.
Quân ám sát, không phải Y Thần chưa từng gặp qua. Hắn vung ngân tiên chủ động tất công tới tấp. Chỗ Y Thần đứng, càng động võ mạnh thì lại càng lún sâu. Dùng ngân tiên rút người lên thì lập tức vòng phòng thủ bị vỡ. Địch quân toàn bộ áp sát vào. Y Thần một tay cầm roi lơ lửng khỏi mặt đất, một tay cầm gươm chống trả địch quân.
Tên sát thủ nhào tới liền bị một gươm đâm trúng. Không ngờ hắn cười gằng càng lao người tới sâu hơn. Gươm của Y Thần đã bị khoá. Đồng bọn của tên sát thủ liền thừa cơ tấn công, vũ khí sắt nhọn xuyên cả người đồng bọn đâm qua bụng Y Thần.
“Cách chiến đấu liều mạng như vậy, chỉ có ở bọn sát thủ phía đông, chó điên Mỹ Hà Cổ”
Y Thần vung chân đạp cả hai tên sát thủ văng ra xa. Hắn thu ngân tiên lại, cả người lại rớt xuống bùn. Nước đọng và sinh lầy lập tức tràn vào vết thương kiến hắn đau rát muốn ngất xỉu. Nhưng bù lại hai tay Y Thần giờ đã có thể được tự do. “Chỉ còn lại mười hai tên nữa” hắn cười gằn.
Khi quân binh của Y Thần kéo tới nơi thì cả hai mươi tên sát thủ đã trở thành cái xác không hồn. Y Thần đứng dựa vào thân cây thở gấp gáp. Cả gương mặt hắn tái nhợt vì dầm mưa và bị mất máu. Vết thương bị đâm vào bụng đang rỉ máu không ngừng.
Y Thần lơ mơ cùng đoàn quân đi thêm hai ngày nữa mới tìm được chỗ khô ráo để dựng trại. Quân phương bắc không thể di chuyển tiếp, vì tình hình chủ soái đã nguy ngập lắm rồi. Hắn sốt cao liên tục và mê sảng. Quân binh hạ trại tại chỗ rồi kéo Y Thần vào láng băng bó lại. Hai ngày lội trong sình khiến vết thương xám xịt, cả quân y cũng lắc đầu. Mọi người đi ra ngoài chờ trời sáng. “Không biết chủ soái có qua nổi đêm nay không?”
Đã gửi tin cầu cứu Thành công tử, nhưng Thành công tử đang hành quân ở tận Tây Sơn. Dù đến nơi e cũng muộn rồi.
Nửa đêm canh vắng, không biết có phải doanh trại bị người ta bỏ thuốc không, toàn quân ngủ gục hết.
Y Thần trong mơ màn cảm thấy có người bước vào trướng doanh. Mùi thảo dược thơm bay ngào ngạt. Hắn rất muốn mở mắt ra nhìn, nhưng chẳng hiểu sao không mở ra nổi. Bàn tay dịu dàng sờ vào cái trán đang nóng hâm hấp của hắn. Y Thần muốn mở miệng gọi nàng, nhưng chỉ thoát được một cơn ho kịch liệt. Bàn tay quen thuộc đó vỗ nhè nhẹ vào ngực hắn để giảm bớt đau đớn do cơn ho gây ra.
Chén thuốc nóng hổi vừa được bưng vào phòng. Nàng nâng đầu hắn dậy bón vào từng muỗng. Y Thần không còn chút sức lực nào để có thể giúp mình tỉnh táo hơn được nữa. Chút việc duy nhất lúc này hắn có thể làm, chính là phun hết thuốc ra.
Nàng thở dài, có lẽ hết cách với hắn. Đành phải dùng biện pháp cưỡng chế uống thuốc thôi.
Làn môi mềm mại áp vào miệng hắn, dòng thuốc ấm áp từng chút từng chút chảy vào miệng hắn. Y Thần vui sướng uống hết mật ngọt mà nàng trao tặng, thậm chí thòm thèm tiến vào miệng nàng ngấu nghiến tới giọt thuốc cuối cùng. Hắn chỉ còn chút đỉnh sức lực này thôi. Sau khi dùng hết sức, hắn chìm vào hôn mê thật sự.
^_^
Sáng hôm sau là một ngày nắng ráo. Cả nửa tháng trời mưa dầm không ngờ cũng có ngày được nhìn thấy mặt trời. Y Thần mở mắt tỉnh dậy, cảm thấy toàn thân vô cùng thoải mái. Đêm qua đã có chuyện gì xảy ra hắn cũng không nhớ rõ lắm.
Trên bụng hắn có băng một lớp vải trắng. Là cách băng vết thương rất khéo léo của nữ nhi chứ không như mấy tên quân y vụng về. Y Thần nhìn lại mình đã thay một bộ nội phục mới sạch sẽ. Cả người hắn đã được lau chùi tỉ mỉ không còn dích lấy một vết bùn. Y Thần đỏ mặt, “Việc này chắn chắn mấy tên binh sĩ không ai dám làm rồi!” Cạnh giường có một thau nước còn ấm và một cái khăn mặt. Trên giường có chuẩn bị một bộ y phục mới, dây cột tóc cùng với kim quan. Bộ giáp chân và ủng thì cũng để sẵn cạnh chân giường. Tất cả đều được lau chùi sáng choang, lấp lánh ánh vàng kim.
Hắn mơ màng không nhớ lắm bất cứ thứ gì đêm qua. Y Thần đặt tay lên ngực mình, dường như cảm nhận được nước mắt của nàng từng lăn trên đó. Trong đầu hắn vang vọng mây câu thơ nàng đã ngâm nga.
“...Gác nguyệt nọ mơ màng vẻ mặt,
Lầu hoa kia phảng phất hơi hương.
Trách trời sao để lỡ làng,
Thiếp rầu thiếp lại rầu chàng chẳng quên.
Chàng chẳng thấy chim uyên ở nội,
Cũng dập dìu, chẳng vội phân trương.
Chẳng xem chim yến trên rường,
Bạc đầu không nỡ đôi đường rẽ nhau.
Kìa loài sâu đôi đầu cùng sánh,
Nọ loài chim chắp cánh cùng bay.
Liễu, sen là thức cỏ cây,
Đôi hoa cùng sánh, đôi dây cùng liền.
Mấy loài vật tình duyên còn thế,
Sao kiếp người nỡ để đấy đây ?
Thiếp xin muôn kiếp sau này,
Như chim liền cánh, như cây liền cành...”
(Trích “Chinh phụ ngâm khúc” – Đoàn Thị Điểm)
Sáng sớm, đoàn quân Bắc Bình lại tiếp tục lên đường. Vị chủ soái sau một đêm chết đi sống lại, tinh thần thật phơi phới. Khí thế quân binh hừng hừng kéo nhau về phương nam.