Lá Bài Thứ XII

Chương 36




Trong khi cô bé và cha của mình ở trên lầu, Rhyme cùng những người khác đang làm việc với những manh mối dẫn tới vụ cướp tiệm trang sức có nhiều khả năng sắp xảy ra.

Và chẳng có một thành công nào cả.

Những tư liệu mà Dellray mang tới cho họ về các vụ rửa tiền liên quan tới trang sức, đá quý nhưng chỉ là những chiến dịch nhỏ, không có vụ nào tập trung ở Midtown. Và họ không có một báo cáo nào từ Interpol hoặc các sở cảnh sát địa phương có chứa bất cứ thông tin gì liên quan tới vụ án.

Nhà tội phạm học lắc lắc đầu trong sự bế tắc, rồi điện thoại đổ chuông. “Rhyme nghe đây.”

“Lincoln, là tôi Parker.”

Chuyên gia phân tích chữ viết tay phân tích mẩu tin từ ngôi nhà ẩn náu của Boyd. Parker Kincaid và Rhyme trao đổi thông tin về gia đình và sức khỏe. Rhyme được biết rằng người sống cùng Kindcaid, đặc vụ FBI Margaret Lukas, vẫn ổn, cũng như những đứa con của Parker, Stephie và Robby.

Sachs gửi lời chào rồi Kincaid nói về vấn đề công việc. “Tôi đã làm việc liên tục với lá thư từ khi anh gửi. Tôi có một bản mô tả về người viết.”

Một bản phân tích chữ viết tay chi tiết không bao giờ chỉ ra nhân cách từ cách viết bức thư; bản thân chữ viết tay chỉ thích hợp khi so sánh một văn bản với một văn bản khác, như là, khi kiểm tra một giấy tờ hay văn bản giả mạo. Nhưng điều đó không hấp dẫn với Rhyme lúc này. Không, những gì mà Parker Kincaid đang nói tới là suy ra nhân cách, đặc điểm của người viết dựa vào ngôn ngữ mà anh ta sử dụng - cách viết “bất thường” mà Rhyme cảm thấy từ trước. Điều này có thể rất có ích cho việc nhận dạng các đối tượng nghi vấn. Phân tích về mặt ngữ pháp và cú pháp của tờ giấy đòi tiền chuộc trong vụ bắt cóc, Lindbergh là một ví dụ, đưa ra một bản mô tả hoàn hảo của kẻ bắt cóc, Bruno Hauptmaim.

Với sự nhiệt tình mà anh cảm thấy riêng cho công việc của mình, Kincaid tiếp tục: “Tôi tìm thấy một vài điều thú vị. Anh có tờ giấy trên tay chứ?”.

“Nó ở ngay trước mặt chún

g tôi đây.”

Một con bé da đen, ở cửa sổ này tầng năm, ngày mùng 2 tháng 10, khoảng 8 giờ 30 phút. Nó thấy chiếc xe chở hàng của tôi đậu ở con hẻm phía sau cửa hàng mua bán trang sức đá quý. Nó đã nhìn đủ để đoán ra được kế hoạch của tôi. Giết nó.

Kincaid nói: “Đầu tiên, hắn là một người sinh ra ở nước ngoài. Cú pháp rườm rà và việc viết sai chính tả cho tôi biết điều đó. Cũng như thế, cái cách hắn nói ngày tháng - đặt ngày trước tháng. Và thời gian được đưa ra theo đồng hồ kiểu 24 tiếng. Kiểu viết hiếm thấy ở Mỹ”.

Chuyên gia về chữ viết tay tiếp tục: “Giờ là một điểm quan trọng khác: Hắn ta...”.

“Hoặc cô ta”, Rhyme ngắt lời.

“Tôi đang nghiêng về khả năng là đàn ông”, Kincaid đưa ra ý kiến. “Sẽ nói với anh lát nữa. Hắn ta sử dụng giới tính với đại từ ‘anh’, có vẻ như để nói tới chiếc xe tải của mình. Như thế khá đặc biệt một vài ngoại ngữ khác nhau. Nhưng cái thực sự thu hẹp nó lại là hai cụm với cấu trúc sở hữu.”

“Cái gì cơ?” Rhyme hỏi.

“Cấu trúc sở hữu - cách để tạo nên từ sở hữu. Nghi phạm của anh viết là ‘chiếc xe tải của tôi’.”

Rhyme nhìn lại tờ giấy. “Thấy rồi.”

“Nhưng ngay dưới đó lại viết ‘những kế hoạch thuộc về tôi’. Điều này khiến cho tôi nghĩ rằng gã này của chúng ta có ngôn ngữ mẹ đẻ là tiếng Ả Rập.”

“Ả Rập?”

“Tôi có thể nói là 90% như vậy. Có một cấu trúc sở hữu trong tiếng Ả Rập là i.daafah. Cách sở hữu luôn được tạo thành bằng cách nói: ‘Chiếc xe John’. Nghĩa là: ‘Chiếc xe của John’. Hay là, trong tờ giấy của anh: ‘kế hoạch thuộc về tôi’. Nhưng những quy tắc ngữ pháp của tiếng Ả Rập đòi hỏi chỉ một từ nó sử dụng cho sự vật được sở hữu - từ ‘xe tải chở hàng’ không có trong tiếng Ả Rập. Đó là một cụm bốn từ, nên hắn không thể sử dụng i.daafah. Hắn chỉ đơn giản nói là ‘xe tải chở hàng của tôi’. Manh mối khác là việc sử dụng sai mạo từ không xác định trong từ ‘con hẻm’. Điều này khá phổ biến trong cộng đồng những người nói tiếng Ả Rập; ngôn ngữ mà không hề sử dụng các mạo từ không xác định, chỉ có mạo từ xác định ‘the’.” Kincaid thêm vào: “Điều này cũng đúng với tiếng ở xứ Wales, nhưng tôi không nghĩ rằng tên này đến từ Cardiff”.

“Tốt lắm, Parker”, Sachs nói. “Rất tinh tế, tốt quá.” Một nụ cười nhẹ qua loa ngoài. “Tôi sẽ nói cho cô biết, Amelia, bất cứ ai trong công việc này đều đang phải làm việc rất nhiều với việc nghiên cứu sâu về tiếng Ả Rập trong những năm qua.”

“Đó là lý do tại sao anh nghĩ rằng đó là một người đàn ông?”

“Có bao nhiêu hung thủ là phụ nữ người Ả Rập mà các anh từng thấy?”

“Không nhiều lắm... Gì nữa không?”

“Đưa cho tôi thêm nhiều mẫu hơn nữa và tôi sẽ so sánh chúng nếu các anh muốn.”

“Chúng tôi sẽ nhờ đến anh nữa.” Rhyme cảm ơn Kincaid và họ ngắt máy. Rhyme lắc đầu, nhìn vào tấm bảng ghi bằng chứng rồi cười một cách chế giễu.

“Anh đang nghĩ gì thế Rhyme?”

“Chúng ta biết hắn định làm gì, đúng không?”,

tội phạm học hỏi với một giọng đáng ngại.

Sachs gật đầu đồng ý. “Hắn không định cướp trung tâm mua bán trang sức. Hắn muốn thổi tung nó.”

“Đúng vậy.”

Dellary nói: “Chính xác rồi - những báo cáo mà chúng ta đã có, về những tên khủng bố nhắm vào các mục tiêu Israel ở trong khu vực”.

Sachs nói: “Người bảo vệ ở bên kia phố với bảo tàng nói họ có những chuyến hàng hằng ngày từ Jerusalem... Được rồi, tôi sẽ phong tỏa khu mua bán và đưa mọi người di tản”. Cô lôi điện thoại di động cùa mình ra.

Rhyme nhìn lên tấm bảng bằng chứng rồi nói với Sellito và Cooper: “Bánh falafel, sữa chua... và chiếc xe tải chở hàng. Tìm xem có bất cứ nhà hàng nào quanh khu mua bán có phục vụ đồ ăn Trung Đông, nếu có, ai giao hàng và khi nào. Họ sử dụng xe chở đồ loại nào.”

Dellray lắc lắc đầu. “Nửa thành phố ăn cái đồ đấy. Anh có thể mua một cái bánh gyro hay falafel ở bất cứ góc nào trong thành phố. Chúng...” Viên đặc vụ ngừng nói khi nhìn vào mắt Rhyme.

“Xe đẩy hàng.”

Sellito nói: “Có hàng tá xe đẩy hàng xung quanh bảo tàng ngày hôm qua”.

“Hoàn hảo để quan sát”, Rhyme nói. “Và quả là một cái vỏ bọc tốt. Hắn đưa đồ đến cho họ hằng ngày, nên chẳng ai để ý đến hắn. Tôi muốn biết ai cung cấp cho các cửa hàng rong trên phố. Nhanh lên!”

Theo ban y tế, chỉ có hai công ty cung cấp thức ăn Trung Đông cho những chiếc xe đẩy bán hàng ở dãy phố quanh trung tâm mua bán trang sức. Trớ trêu là, cái lớn nhất do hai anh em người Do Thái làm chủ với gia đình ở Israel và sùng đạo; họ khó có thể là nghi phạm được.

Công ty còn lại thì không sử dụng các chiếc xe đầy nhưng có bán gyro, thịt xiên nướng và falafel, cùng với các đồ gia vị và soda cho hàng chục xe đẩy ở Midtown. Việc điều hành được thực hiện bên ngoài một nhà hàng trên phố Board, những người chủ có thuê một người đàn ông để làm công việc giao hàng quanh thành phố.

Dellray cùng hàng tá các đặc vụ khác và các cảnh sát vây xung quanh, tất cả những người này đều vô cùng hợp tác - gần như là sợ đến phát khóc. Tên của người vận chuyển là Bani-al-Dahab, quốc tịch Ả Rập Xê út, visa đã hết hạn lâu rồi. Anh ta từng là một chuyên gia về lĩnh vực nào đó ở Jeddah và từng là một kỹ sư ở Mỹ một sau khi visa hết hạn và trở thành người tị nạn trái phép, anh ta đã làm mọi công việc có thể - khi thì nấu ăn, đưa thức ăn tới các xe đẩy và các nhà hàng Trung Đông khác ở quanh Manhattan, Brooklyn.

Trung tâm mua bán trang sức đã sơ tán và kiểm tra - không có thiết bị nào được tìm thấy - và một thiết bị định vị phương tiện khẩn cấp đã được đặt lên chiếc xe tải của al-Dahab, mà theo những người chủ hàng, có thể là ở bất cứ đâu trong thành phố; anh ta được tự do lên kế hoạch giao hàng cho mình.

Vào những giờ phút như lúc này, Rhyme đáng lẽ sẽ đi đi lại lại khi suy nghĩ, nếu có thể. Hắn đang ở chỗ quái nào được? Liệu có phải gã đang lái chiếc xe tải đầy chất nổ nhởn nhơ ngoài kia? Có thể hắn đã từ bỏ vụ nhắm vào trung tâm mua bán trang sức và đang săn đuổi mục tiêu phụ: một giáo đường Do Thái hay một văn phòng hãng hàng không El-Al.

“Đưa Boyd tới đây, gây áp lực với hắn.” Anh nói lớn: “Tôi muốn biết cái gã này ở đâu!”.

Đó là lúc điện thoại của Mel Cooper đổ chuông.

Rồi tiếp theo là điện thoại của Sellito và Amelia Sachs.

Cuối cùng, điện thoại chính của phòng thí nghiệm bắt đầu đổ chuông lanh lảnh.

Những người gọi điện thì khác nhau nhưng tin họ thông báo thì lại là một.

Câu hỏi về địa chỉ của kẻ đánh bom đã được trả lời.

Chỉ có người lái xe thiệt mạng.

Hãy để ý tới lực của vụ nổ và chiếc xe tải thì nằm ở giao lộ giữa Đại lộ 9 và 54, xung quanh là rất nhiều xe khác, đó thực sự là một phép màu.

Khi quả bom phát nổ, hướng của vụ nổ hầu hết là nổ lên phía trên, qua nóc xe, và cả bên ngoài cửa sổ, bắn ra các mảnh vụn và kính, làm bị thương nhiều người, nhưng thiệt hại chủ yếu nằm trong chiếc E250. Chiếc xe tải rực lửa chòng chành lên vỉa hè, rồi bùng lên thành một ngọn đuốc. Đội cứu hỏa từ trên Đại lộ 8 dập tắt ngọn lửa nhanh chóng và đẩy lùi đám đông. Còn người lái xe, chẳng có chút hy vọng nào trong việc cứu sống hắn ta; hai mảnh xác lớn nhất còn lại bị bắn tung ra cách nhau vài mét.

Đội phá bom mìn đã bảo đảm an toàn hiện trường và lúc này cảnh sát chỉ việc chờ các bác sĩ pháp y và đội Khám nghiệm hiện trường.

“Đó là mùi gì vậy?”, thanh tra từ bắc Midtown hỏi. Một cảnh sát cao, đầu bước ra vì mùi hôi, mà anh cho là mùi thịt người cháy, vấn đề là mùi khá thơm.

Một trong các cảnh sát từ đội chống bom cười vị tharih tra mặt xanh lét. “Gyros đấy.”

“Gear - gì cơ?” Viên thanh tra hỏi, nghĩ nó là một dạng gì đó kinh khủng.

“Nhìn này.” Viên cảnh sát chống bom giơ lên một khoanh thịt cháy với bàn tay đeo găng cao su. Anh ta hít hà khoanh thịt. “Thơm thật.”

Viên thanh tra bắc Midtown cười và không tỏ ra mình đang buồn nôn tới mức nào.

“Đó là thịt cừu.”

“Đó...”

“Người lái xe đang đi giao đồ ăn. Đó là công việc của anh ta. Thùng sau xe tải chứa đầy thịt, falafel và các thứ kiểu thế.”

“Ồ.” Viên thanh tra vẫn chẳng cảm thấy bớt lợm giọng chút nào.

Đúng lúc đó chiếc Camaro SS màu đỏ tươi - một chiếc xe thật tuyệt - dừng lại giữa phố, vừa chạm vào dải băng cảnh sát màu vàng. Một cảnh sát với mái tóc đỏ bước ra, người chịu tránh nhiệm hiện trường, gật đầu với viên thanh tra.

“Này”, anh nói.

Người phụ nữ nối chiếc tai nghe vào chiếc máy Motorola và vẫy về phía chiếc xe của đội Khám nghiệm hiện trường, cũng vừa mới dừng lại, cô hít hít không khí, hít một vài hơi thật sâu. Cô gật đầu. “Vẫn chưa kiểm tra hiện trường”, cô nói vào trong micro: “Nhưng ngửi mùi thì em thấy, chúng ta đã tóm được hắn rồi, Rhyme”.

Ngay lúc đó người thanh tra cao hói đầu nuốt ực và nói: “Tôi sẽ quay lại ngay”. Anh ta bước vào quán Starbuck gần đó, cầu mong là sẽ đến được nhà vệ sinh kịp lúc.

Đi bên cạnh thanh tra Bell, Geneva đang bước xuống phòng thí nghiệm trong ngôi nhà của Rhyme ở dưới lầu. Cô nhìn vào cha mình, ông đang nhìn cô với đôi mắt to tròn đầy đau khổ.

Trời ạ. Cô quay đi chỗ khác.

Rhyme nói: “Chúng ta có một vài tin cho cháu. Kẻ thuê Boyd đã chết rồi”.

“Chết? Cái gã định ăn cướp trung tâm mua bán trang sức?”

“Mọi việc không như vẻ bề ngoài của nó.” Rhyme nói.”Bọn chú... à, chú đã sai. Chú đã nghĩ tới bất cứ kẻ nào có ý định cướp trung tâm mua bán trang sức. Nhưng không, hắn ta muốn đánh sập chỗ đó.”

“Khủng bố?”, cô hỏi.

Rhyme gật đầu về phía tập tài liệu nhựa mà Amelia đang cầm. Bên trong đó là một lá thư, được gửi đến tờ The New York Times. Trong đó nói rằng vụ đánh bom cửa hàng mua bán trang sức chỉ là một phần trong cuộc chiến thần thánh chống lại Israel và đồng minh. Cùng một loại với mẩu giấy được dùng để gửi tin về yêu cầu giết Geneva và bản đồ của phố 55 khu phía tây.

“Hắn là ai?”, cô bé hỏi, cố nhớ lại chiếc xe tải và người đàn ông Trung Đông nào đó trên con phố ngoài bảo tàng một tuần trước. Nhưng không thể.

“Một người nhập cư bất hợp pháp từ Ả Rập Xê út”, thanh tra Sellito nói. “Làm việc cho một nhà hàng ở

dưới trung tâm. Tất nhiên, người chủ khá sợ hãi. Họ nghĩ chúng ta cho rằng họ là vỏ bọc của Al-Qaeda hoặc tương tự vậy.” Anh cười khùng khục. “Mà họ có thể lắm chứ. Chúng ta sẽ tiếp tục theo dõi. Nhưng tất cả bọn họ đều là công dân có hồ sơ trong sạch, đã ở đây nhiều năm rồi, thậm chí có vài đứa con trong quân đội nữa. Có thể nói họ là một đám người vô cùng hoảng sợ lúc này.”

Phần quan trọng nhất về gã đánh bom này, Amelia tiếp tục nói, là gã Bani al-Dahab không hề có liên quan với bất cứ kẻ tình nghi khủng bố nào. Người phụ nữ mà hắn hẹn hò gần đây và những đồng nghiệp đều nói họ không biết có một lần nào hắn gặp những người có thể ở trong các trại khủng bố, nhà thờ hồi giáo mà hắn thường lui tới hoàn toàn ôn hòa về mặt tôn giáo và chính trị.

Amelia đã kiểm tra căn hộ của hắn ở Queens và không tìm thấy một chứng cứ nào có liên quan tới các nhà tù khủng bố khác. Ghi chép dữ liệu điện thoại của hắn cũng đang được kiểm tra xem có mối liên hệ nào với các tôn giáo chính thống khác không.

“Chúng ta sẽ tiếp tục kiểm tra các bằng chứng”, Rhyme nói, “nhưng chúng ta chắc chắn 90% rằng hắn làm việc một mình. Ta nghĩ rằng điều đó có nghĩa là cháu hẳn đã an toàn rồi”.

Anh lăn chiếc xe của mình tới chiếc bàn đựng vật chứng và nhìn vào vài cái túi đựng đồ nhựa và sắt bị cháy. Anh nói với Cooper: “Đưa chúng lên bảng, Mel. Chất nổ là TOVEX, và chúng ta có nhiều mảnh của thiết bị kích nổ, hộp, dây, một mẩu kíp nổ. Tất cả được đựng trong một cái hộp của UPS đề địa chỉ gửi tới trung tâm trang sức, nhắm vào giám đốc”.

“Thế làm sao mà nó lại phát nổ trước vậy?”, Jax Jack hỏi.

Rhyme giải thích rằng sử dụng một quả bom điều khiển bằng sóng vô tuyến trong thành phố rất nguy hiểm bởi có quá nhiều sóng vô tuyến xung quanh - từ các máy phát tín hiệu trong khu xây dựng, những chiếc điện đàm, và hàng trăm nguồn phát khác nữa.

Sellito nói thêm: “Hoặc có thể hắn đã tự giết chính mình. Hắn có thể đã nghe tin Boyd bị bắt hoặc trung tâm mua bán trang sức đang được rà soát bom. Hắn hẳn phải nghĩ rằng việc bị tóm chỉ còn là vấn đề thời gian mà thôi”.

Geneva cảm thấy bối rối. Những người xung quanh cô bỗng trở thành những người xa lạ. Lý do họ tập hợp lại không còn tồn tại nữa. Với cha cô, ông ấy còn xa lạ với cô hơn cả những cảnh sát. Cô muốn được trở lại phòng mình ở căn hầm tại Harlem với những quyển sách và kế hoạch tương lai của mình, về đại học, giấc mơ về Florence và Paris.

Nhưng rồi cô nhận ra là Amelia đang nhìn mình thật gần gũi. Người nữ cảnh sát hỏi: “Từ giờ cháu định làm gì?”.

Geneva nhìn cha mình. Chuyện gì sẽ xảy ra? Cô đã có cha, người cha thật sự, nhưng người đó đã từng là tội phạm, thậm chí còn không thể ở đây, trong thành phố này. Hẳn là họ sẽ vẫn muốn giao cô cho một gia đình nào đó nhận nuôi.

Amelia nhìn Lincoln Rhyme. “Cho đến khi mọi việc được làm sáng tỏ hết, tại sao chúng ta không tiếp tục với kế hoạch của mình? Để Geneva ở đây một thời gian.”

“Ở đây?”, cô bé hỏi.

“Cha của cháu phải quay trở lại Buffalo và lo mọi việc ở đó.”

Dù sao thì việc sống với ông ấy cũng không phải là một lựa chọn, Geneva nghĩ. Nhưng cô giữ nó trong lòng.

“Một ý tưởng hay.” Thom thốt ra câu này. “Tôi nghĩ đó là những gì chúng ta sẽ làm.” Giọng của anh rất kiên quyết. “Em sẽ ở đây.”

“Như thế có sao không?”, Amelia hỏi Geneva.

Geneva không chắc chắn lý do vì sao họ muốn cô ở lại. Lúc đầu cô cảm thấy nghi ngờ. Nhưng vẫn luôn phải nhắc chính mình rằng, sau khoảng thời gian sống một mình quá lâu, tính ngờ vực theo đuổi cô giống như một cái bóng. Cô nghĩ tới một quy tắc khác về những cuộc đời giống như cô: Ta coi trọng gia đình của mình theo cách ta tìm ra nó.

“Chắc chắn rồi”, cô nói.

Bị còng tThompson Boyd được đưa đến phòng thí nghiệm của Rhyme và hai người bảo vệ đặt hắn ngồi trước mặt Rhyme và những cảnh sát. Geneva một lần nữa được đưa về phòng cô bé, lúc này được bảo vệ bởi Barbe Lynch.

Nhà tội phạm học hiếm khi làm điều này, đối diện trực tiếp với những hung thủ. Đối với anh, một nhà khoa học, niềm đam mê duy nhất trong công việc chính là trò chơi, cuộc săn đuổi, chứ không phải là hiện thân của những tên tội phạm. Anh không hề có chút khao khát nhìn những tên tội phạm dù nam hay nữ mà mình bắt được với ánh mắt hả hê. Những lời nhận tội và xin lỗi khẩn thiết không làm anh thay đổi, đe dọa thậm chí chẳng làm anh cảm thấy phiền hà.

Giờ anh chỉ muốn bảo đảm một cách tuyệt đối rằng Geneva Settle đã an toàn. Anh muốn chính mình tiếp cận với kẻ tấn công cô bé.

Khuôn mặt hắn được băng bó và thâm tím bởi cuộc chiến với Sachs khi bị bắt, Boyd nhìn quanh phòng thí nghiệm. Các trang thiết bị, các biểu đồ trên những tấm bảng trắng.

Chiếc xe lăn.

Không chút cảm xúc, không một chút rung động nào cùa sự ngạc nhiên hay thích thú. Thậm chí ngay cà khi hắn quay đầu về phía Sachs. Như thể quên rằng cô đã đánh hắn liên tục bằng một viên đá.

Có một ai đó hỏi Boyd về điều đó, rằng cảm thấy thế nào, khi ngồi trên chiếc ghế điện. Hắn nói rằng cảm giác đó không hề giống với cái gì cả. Chỉ có cảm giác như một kiểu vô cảm. Hắn nói như thế rất nhiều về sự kết thúc. Hẳn cảm thấy vổ cảm.

Hắn đặt câu hỏi: “Làm sao các người tìm ra được tôi?”.

“Có một vài điều”, Rhyme trả lời. “Và một trong số đó là, anh đã chọn nhầm lá bài tarot để bỏ lại như là một bằng chứng. Nó đặt vào trong suy nghĩ của tôi về sự hành hình.”

“Người treo ngược”, Boyd nói, gật đầu. “Ông đúng. Tôi chưa bao giờ nghĩ tới điều đó. Chỉ có vẻ giống như một kiểu ghê rợn thôi. Chỉ để đánh lạc hướng các ông.”

Rhyme tiếp tục: “Nhưng, thứ đưa chúng tôi lần ra được tên anh, là thói quen của anh”.

“Thói quen?”

“Anh hay huýt sáo.”

“Tôi hay thế thật. Tôi đã cố không như thế khi làm việc. Nhưng đôi khi nó tự phát ra. Vậy ông đã nói chuyện với...”

“Đúng, vài người ở Texas.”

Gật đầu, Boyd nhìn Rhyme với đôi mắt màu đỏ, nheo nheo. “Vậy các ông biết về vụ Charlie Tucker sao? Hắn quả là một sự tồi tệ của loài người. Khiến cho những ngày cuối cùng của những người của tôi trở nên khốn khổ. Nói với họ rằng họ sẽ bị thiêu đốt dưới địa ngục, nói những điều vô nghĩa về Jesus và những thứ vớ vẩn.”

Những người của tôi...

Sachs hỏi: “Có phải Bani al-Dahab là kẻ duy nhất thuê anh làm việc?”.

Hắn chợp chợp mắt kinh ngạc; đó dường như là cảm xúc thật đầu tiên xuất hiện trên khuôn mặt hắn. “Làm thế nào...?” Rồi hắn im lặng.

“Quả bom phát nổ sớm. Hoặc hắn tự sát.”

Một cái lắc đầu. “Không, hắn ta không phải một kẻ đánh bom tự sát. Nó hẳn đã phát nổ một cách bất ngờ. Hắn đã không cẩn thận. Quá nóng vội. Không chịu làm mọi việc theo hướng dẫn gì hết. Nhiều khả năng hắn đã kích hoạt nó quá sớm.”

“Anh đã gặp hắn như thế nào?”

“Hắn gọi cho tôi. Biết tên tôi qua một ai đó ở tù. Kiểu như mối liên hệ Hồi giáo.”

Vậy là thế. Rhyme đã băn khoăn về việc làm thế nào mà một người bảo vệ nhà tù ở Texas lại có thể liên quan tới những kẻ khủng bố Hồi giáo.

“Họ rất điên cuồng”, Boyd nói. “Nhưng họ có tiền, những người Ả Rập đó.”

“Và cả John Earle Wilson? Hắn chính là kẻ tạo bom của anh?”

“Joimy, vâng, đúng.” Hắn lắc đầu. “Ông cũng biết về anh ta sao? Tôi phải thật lòng mà nói các ông cũng thật giỏi đấy.”

“Anh ta ở đâu?”

“Tôi không biết. Chúng tôi để lại tin nhắn ở các quầy điện thoại trà trước vào một hộp thư thoại. Gặp nhau ở những nơi công cộng. Chưa bao giờ trao đổi quá chục từ.”

“FBI sẽ tiếp tục nói chuyện với anh về al-Dahab và vụ nổ bom. Những gì mà chúng tôi muốn biết là về Geneva. Có còn ai khác muốn tấn công cô bé không vậy?”

Boyd lắc đầu. “Từ những gì anh ta nói với tôi, al- Dahab làm việc một mình anh ta có nói với những người ở Trung Đông một vài lần. Nhưng không có ai ở đây. Anh ta không tin tưởng một ai hết.” Cái giọng lè nhè vùng Texas phát ra rồi trầm xuống, như thể hắn ta đã cố gắng để làm mất đi giọng nói này.

Sachs nói một cách đe dọa: “Nếu anh nói dối, nếu như có điều gì xảy ra với cô bé, chúng tôi có thể bảo đảm chắc chắn rằng phần còn lại của cuộc đời anh sẽ hoàn toàn khốn khổ”.

“Như thế nào?”, Boyd hỏi, có vẻ thật sự tò mò.

“Anh đã giết người thủ thư, tiến sĩ Barry. Anh tấn công và cố ý giết các cảnh sát. Anh đáng ra sẽ phải trả nhiều lần cái mạng sống của mình trong tù. Và chúng tôi đang điều tra về cái chết của cô gái trên phố Canal ngày hôm qua. Có ai đó đẩy cô ấy ra trước xe buýt gần chỗ anh trốn thoát trên phố Elizabeth. Chúng tôi đang đưa ảnh của anh tới các nhân chứng. Anh sẽ mãi mãi biến mắt.”

Một cái nhún vai. “Chẳng có chút gì quan trọng cả.”

“Anh không quan tâm sao?”, Sachs hỏi.

“Tôi biết các người không hiểu tôi. Tôi không đổ lỗi cho điều đó. Nhưng, nhìn xem, tôi không quan tâm tới việc bị giam giữ. Tôi chả quan tâm cái khỉ gì hết. Các người thực sự không thể nào hiểu được tôi đâu. Tôi đã chết rồi. Giết một ai đó chẳng là vấn đề đối với tôi, cứu một mạng sống cũng chả là gì.” Hắn nhìn Amelia Sachs, cô đang nhìn hắn trừng trừng. Boyd nói: “Tôi thấy ánh mắt đó, nó đang tự hỏi là cái loại quái vật gì thế này? Chà, sự thật là, các người biến tôi thành tôi”.

“Chúng tôi?”, cô hỏi.

“Ồ, vâng, thưa bà... Bà biết công việc của tôi là gì.”

“Người kiểm soát việc hành hình”, Rhyme nói.

“Đúng, thưa ngài. Giờ tôi sẽ nói cho các người về công việc này: Ta có thể tìm ra tên của từng người được hành hình một cách hợp pháp ở nước Mỹ này. Rất nhiều. Và ta có thể tìm ra tên của tất cả những thống đốc, những người đợi cho đến tận nửa đêm hoặc bất cứ lúc nào để có cảm hứng. Ta có thể tìm thấy tên của tất cả những nạn nhân mà những tội phạm giết, và phần lớn thời gian là tên của con cháu họ. Nhưng các anh có biết một cái tên mà không thể tìm ra?”

Hắn nhìn các cảnh sát quanh mình. “Là những người như chúng tôi, những người nhấn nút. Những người hành hình. Chúng tôi bị lãng quên. Ai cũng đều nghĩ đến việc án tử hình sẽ ảnh hưởng đến gia đình của kẻ bị buộc tội như thế nào. Hoặc xã hội gia đình của phạm nhân. Không nói đến người đàn ông hay đàn bà đang nằm xuống chờ chết. Nhưng không một ai từng mất một giọt mồ hôi để nghĩ tới chúng tôi, những người hành hình. Không một ai từng dừng lại và nghĩ tới những gì xảy ra với chúng tôi.”

“Ngày qua ngày, sống với những người của chúng tôi - đàn ông, phụ nữ, những người sắp chết, dần quen với họ. Nói chuyện với họ. Về đủ mọi thứ trên trời dưới bể. Nghe một người da đen hỏi về việc làm thế nào mà một người đàn ông da trắng phạm chính xác cùng một tội lại có thể bị án chung thân, hoặc thậm chí nhẹ hơn, trong khi anh ta thì sắp phải chết? Một người Mexico thề thốt rằng anh ta không hề hãm hiếp và giết cô bé đó. Anh ta chỉ đang mua bia ở quán 7-Eleven và cảnh sát ập đến rồi anh ta biết rằng mình đang ở trong nhà giam tử tù. Và rồi sau một năm, sau khi đã nằm sâu dưới ba tấc đất thì họ làm xét nghiệm DNA và phát hiện ra rằng họ đã tóm nhầm người, anh ta hoàn toàn là một người vô tội.”

“Tất nhiên, thậm chí là một người mắc tội cũng là con người, sống với tất cả bọn họ, ngày qua ngày. Trở nên tử tể, tốt bụng với họ vì họ tốt với ta. Dần dần hiểu họ. Và rồi... ta giết họ. Chính ta, tất cả là ta. Với chính bàn tay mình, nhấn chiếc nút, ném cái công tắc... Điều đó thay đổi ta.”

“Các anh biết họ nói gì? Anh nghe thấy điều đó rồi. ‘Xác chết di động’. Nó ám chỉ những người tử tù. Nhưng đó thực ra là chúng tôi. Những người hành hình. Chúng tôi là những người đã chết rồi.”

Sachs lẩm bẩm: “Nhưng còn bạn gái của anh? Làm sao mà anh có thể bắn cô ấy chứ?”.

Hắn im lặng. Lần đầu tiên bóng tối bao phủ khuôn mặt hắn. “Tôi đã cân nhắc về phát súng ấy. Tôi hy vọng rằng mình có cảm giác rằng không nên làm thế. Rằng cô ấy rất ý nghĩa đối với tôi. Tôi sẽ để cô ấy sống và chạy, chỉ để lấy những cơ hội cho mình. Nhưng..Hắn lắc đầu. “Nó đã không xảy ra. Tôi nhìn cô ấy và tất cả những gì tôi cảm thấy là sự lạnh lùng vô cảm. Và tôi biết rằng việc bắn cô ấy sẽ có ý nghĩa.”

“Và nếu như là lũ trẻ ở nhà lúc đó chứ không phải cô ấy thì sao?” Sachs nói hắt ra. “Anh sẽ bắn một đứa để chạy trốn chăng?”

Hắn suy nghĩ điều đó một lúc. “Chà, thưa bà, tôi cho là nó sẽ có hiệu quả, đúng không? Bà đã có thể dừng lại để cứu chúng thay vì chạy theo săn đuổi tôi. Giống như cha tôi đã từng nói: Đó chỉ là câu hỏi về việc con đặt cái dấu thập phân ở đâu.”

Bóng tối dường như đã được nhấc khỏi khuôn mặt hắn, như thể cuối cùng hắn đã nhận được câu trả lời nào đó hoặc điết luận nào đó trong cuộc đấu tranh khiến hắn khổ sở suy nghĩ một thời gian dài.

Người treo ngược... Lá bài thường dự báo một sự khuất phục trước những kinh nghiệm, kết thúc một sự tranh đấu và chấp nhận nó.

Hắn nhìn Rhyme. “Giờ, nếu ông không phiền, tôi nghĩ rằng đã đến lúc tôi về nhà.”

“Nhà?”

Hắn nhìn họ một cách tò mò. “Nhà tù.”

Như thể, cái gì nữa mà hắn có thể còn ám chỉ chứ?

Người cha và đứa con gái bước khỏi chuyến tàu C trên phố 135 và hướng về phía đông, phía trường trung học Langston Hughes.

Cô đã không muốn ông đến đó nhưng ông ấy cứ khăng khăng đòi bảo vệ cô Rhyme và thanh tra Bell cũng muốn làm như vậy. Hơn nữa, cô nghĩ rằng, ông ấy sẽ sớm trở về Buffalo vào ngày mai và cô cho rằng mình có thể tha thứ bằng một hay hai tiếng đồng hồ với ông ấy. Ông hất đầu về phía chiếc tàu điện ngầm đằng sau: “Ta đã từng rất thích vẽ trên tàu C. Sơn bám lên đó rất đẹp... Ta biết rất nhiều người đã từng thấy. Vẽ hết lên toa này sang toa khác năm 1976. Năm đó là dịp kỷ niệm 200 năm ngày Quốc khánh. Những chiếc tàu ở trong thành phố. Tuyệt tác của ta từng ở trên một trong những con tàu đó, cùng với chỗ tượng Nữ thần Tự do”, ông cười. “Bộ phận phụ trách giao thông thành phố đã không chùi sạch toa tàu đó ít nhất một tuần, ta nghe thấy người ta nói vậy. Có lẽ chỉ vì họ bận nhưng ta thích thú khi nghĩ rằng có một ai đó thích những gì ta vẽ và để nó đó lâu hơn một chút so với bình thường.”

Geneva lẩm bẩm, đang định nói rằng mình có chuyện muốn nói với ông. Cách đó một dãy phố cô có thể thấy giàn giáo nằm ở trước tòa nhà nơi cô đã làm việc và bị đuổi. Làm thế nào mà cha cô lại muốn biết rằng công việc của cô từng làm là đi tẩy sạch những hình vẽ graffiti trên các tòa nhà được sửa lại? Có thể cô thậm chí từng xóa đi vài hình vẽ của ông. Rất muốn nói với ông điều đó. Nhưng cô không cất nên lời.

Đã sửa bởi nguyennguyen lúc 09.03.2015, 21:30.

Ở bốt điện thoại công cộng đầu tiên còn dùng được mà họ tìm thấy trên Đại lộ Frederick Douglass, Geneva dừng lại, rút ra vài đồng tiền lẻ. Cha cô bé đưa cho cô chiếc điện thoại của ông ấy.

“Không sao mà cha.”

“Cứ lấy dùng đi.”

Cô lờ ông, thả những đồng xu vào máy và gọi cho Lakeesha, trong khi cha cô nhét chiếc điện thoại vào túi và bước tha thẩn tới rường, nhìn khu vực chung quanh như một thằng bé đứng trước khu bán kẹo ở trong một cửa hàng tạp hóa.

Cô quay đi khi nghe tiếng bạn mình nhấc máy. “A lô?”

“Tất cả xong hết rồi, Keesh.” Cô giải thích về trung tâm mua bán trang sức, về vụ đánh bom.

“Đó là những gì xảy ra ư? Khốn kiếp. Một tên khủng bố á? Thật là đáng sợ. Nhưng cậu ổn chứ?”

“Tớ ổn. Thật đấy.”

Geneva nghe thấy một tiếng nói khác, tiếng một người đàn ông, nói gì đó với bạn mình, cô ấy đang đặt tay lên che ống nói một lúc. Sự trao đổi của họ có vẻ khá nóng.

“Cậu ở đó chứ, Keesh?”

“Ừ.”

“Ai vậy?”

“Không có ai cả. Cậu đang ở đâu? Cậu không ở lại tầng hầm ấy nữa phải không?”

“Tớ vẫn ở chỗ mà tớ nói với cậu rồi đấy - với cái chú cảnh sát và bạn gái của chú ấy. Chú mà ngồi xe lăn ý.”

“Cậu đang ở đó hả?”

“Không. Tớ đang ở khu ngoại ô. Đang đến trường.”

“Bây giờ?”

“Để lấy bài tập về nhà của tớ.”

Cô gái dừng lại một chút. Rồi: “Nghe này, tớ sẽ đến gặp cậu ở trường. Muốn thấy cậu, nhóc. Khi nào thì cậu sẽ đến đó?”.

Geneva nhìn cha của mình, ở gần đó, đang đút tay vào túi quần, vẫn đang nhìn ngắm con phố. Cô quyết định không nhắc đến ông với Keesh, hay bất cứ ai khác, chỉ là chưa nói thôi.

“Để ngày mai đi, Keesh. Tớ không có thời gian bây giờ.”

“Chán quá.”

“Chà, tốt hơn là ngày mai.”

“Sao cũng được.”

Geneva nghe thấy tiếng dập máy. Tuy nhiên cô vẫn đứng im tại chỗ một lúc, chưa bước đến phía cha mình.

Cuối cùng, cô cùng ông tiếp tục hướng về phía trường

“Con biết có gì ở đó không, cách đây ba hay bốn dãy nhà?” Ông hỏi, chỉ về phía bắc. “Strivers Row. Con đã bao giờ thấy chưa?”

“Chưa”, cô lầm bầm.

Ta sẽ đưa con đến đó một lúc nào đó. Một trăm năm trước, một người phát triển khu đấy, tên là King, ông ấy đã xây ba tòa nhà lớn này và vô số các ngôi nhà khác. Ông ấy đã thuê ba trong số những kiến trúc sư giỏi nhất trong nước và mời họ tới làm việc. Những nơi thật đẹp.King Model Homes là tên thật sự nhưng chúng thật sự đắt và đẹp, đó là câu chuyện, nó được gọi là Strivers Row bởi chúng ta phải cố gắng, nỗ lực rất nhiều để có thể sống ở đó. W.C. Handy sống ở đó một thời gian. Con biết ông ấy chứ? Cha đẻ của dòng nhạc Blue. Nhà soạn nhạc thực sự từng sống. Ta có vẽ ở đó một lần. Đã bao giờ ta kể cho con chưa nhỉ? Ta phải mất đến ba mươi can sơn để vẽ đấy. Không phải là một hình vẽ nhanh đâu; ta mất hai ngày để vẽ đấy. Vẽ một bức tranh về W.C. Một nhà nhiếp ảnh của tạp chí Times đã chụp nó lại và đưa lên báo.” Ông hất đầu về phía bắc

“Nó đã ở đó trong..”

Cô dừng lại nhanh. Hai bàn tay đập vào hông mình. “Đủ rồi.”

“Genie?”

“Thôi đi. Con không muốn nghe những thứ này.”

“Con...”

“Con không quan tâm tới bất cứ gì cha đang nói với con.”

“Con đang mất bình tĩnh rồi, con yêu. Ai mà không như thế sau tất cả mọi việc đã xảy ra chứ? Nhìn xem, ta đã có lỗi”, ông nói, giọng đang vỡ dần. “Đó là quá khứ. Giờ ta đã khác rồi. Tất cả sẽ khác. Ta sẽ không bao giờ đặt ai lên trước con nữa, như ta đã từng làm khi sống với mẹ con. Con là người duy nhất mà đáng lẽ ra ta phải cố gắng để giữ lại - chứ không phải là mất từng ấy năm ở Buffalo.”

“Không! Cha không hiểu điều đó. Đó không phải là về những gì cha đã làm. Đó là tất cả cái thế giới kỳ quặc của cha mà con chẳng muốn là gì trong đó cả. Con chẳng cần biết Strivers là cái gì, con không quan tâm tới Apollo hay là câu lạc bộ Cotton gì cả. Hay là Thời Phục hưng Harlem. Con không thích Harlem. Con ghét ở đây. Đó là súng, là ma túy, hiếp dâm và cả đống người nghiện những đồ phụ kiện rẻ tiền và những chiếc khuyên tai trong tiệm tạp hóa. Đó là những cô gái, tất cả những gì mà họ quan tâm là tóc tai. Và..”

“Và phố Wall có những kẻ làm giao dịch nội gián, New Jersey thì có mafia và Westchester có những khu dành cho dân di cư với những chiếc xe kéo”, ông trả lời.

Cô hầu như không nghe ông nói: “Đó là những cậu

trai, mà tất cả những gì họ quan tâm là kéo tụi con gái lên giường. Đó là những con người thờ ơ, không quan tâm tới những gì họ nói. Đó là..”

“Có chuyện gì xảy ra với tiếng Anh của con vậy?” Cô chớp mắt. “Làm sao mà cha biết về điều đó?” Bản thân ông chưa bao giờ nói bằng ngôn ngữ của người da đen - cha của ông đã bảo đảm chắc chắn rằng ông thực sự nỗ lực ở trường (ít nhất cho đến khi bỏ học để bắt đầu cái “sự nghiệp” bôi vẽ lên tài sản của thành phố). Nhưng hầu hết những người sống ở đây không hề biết tới cái tên gọi chính thức cho cái mà họ nói là tiếng Anh của người Mỹ gốc Phi.

“Khi ta còn ở trong đó”, ông giải thích: “Ta đã có được bằng tốt nghiệp trung học và một năm Cao đẳng”. Cô không nói gì cả.

“Phần lớn ta học đọc và nhớ từ vựng. Có thể điều đó không giúp ta có được một công việc nhưng nó là thứ lôi cuốn ta. Ta vẫn luôn yêu thích sách và đồ vật, con biết điều đó. Ta là người đã khuyến khích con đọc từ khi còn nhỏ... Ta đã học tiếng Anh chuẩn. Nhưng ta cũng học tiếng Anh bản ngữ nữa. Và ta thấy không có gì không đúng cả.”

“Cha không sử dụng nó”, cô chỉ ra một cách lạnh lùng.

“Ta không lớn lên và nói nó. Ta cũng không hề lớn lên và nói tiếng Pháp hay Mandigo.”

“Con chán ngán khi nghe thấy người ta nói, ‘Lemme axe you a question’[1].”

[1] Cho tôi được hỏi một câu. Câu đúng phải là: Let me ask you a question.

Cha cô nhún vai. “’Axe’ chỉ là một cách nói cũ của ‘ask’ trong tiếng Anh cổ. Hoàng gia đã từng hay sử dụng nó. Có một cuốn Kinh thánh dịch rằng nói về việc ‘cầu xin Chúa’ ban ơn. Đó không phải là một thứ liên quan tới người da đen, như người ta vẫn nói. Sự kết hợp của việc nói chữ ‘s’ và ‘k’ ở cạnh nhau rất khó để phát âm. Đảo chữ sẽ dễ dàng hơn nhiều. Và cả ‘ain’t’? Xuất hiện trong tiếng Anh kể từ thời đại của Shakespeare.”

Cô cười. “Cố gắng kiếm một công việc mà nói tiếng Anh bản ngữ ấy sao.”

“Chà, sẽ ra sao nếu như có một ai đó từ Pháp hay Nga cố gắng kiếm một công việc như thế? Con không nghĩ rằng ông ủ sẽ cho họ cơ hội, lắng nghe họ, xem liệu họ sẽ làm việc chăm chỉ, thông minh, thậm chí nếu họ nói một thứ tiếng Anh khác? Có thể vấn đề là ông chủ đó đang sử dụng ngôn ngữ của một người nào đó để làm lý do từ chối không thuê họ.” Ông cười. “Những người ở New York tốt hơn là nên biết nói ít tiếng Tây Ban Nha và Trung Quốc trong một vài năm tới. Tại sao không là tiếng Anh bản xứ?”

Cách lập luận của ông khiến cô còn bực tức hơn nữa.

“Ta thích ngôn ngữ của chúng ta, Genie. Nghe nó tự nhiên hơn. Nó khiến ta cảm thấy mình đang ở nhà. Nhìn xem, con có quyền để tức giận ta vì những gì ta đã làm. Nhưng không phải vì ta là ai hay vì cái gì mà ta như thế này. Đây là nhà. Và con biết con làm gì với gia đình của mình, đúng không? Con thay đổi những gì phải thay đổi và học cách tự hào vì những gì con không thể làm.”

Geneva nhắm chặt mắt lại và đưa tay lên mặt. Năm này rồi năm khác cô mơ về một người cha, một người mẹ - thậm chí không dám mơ có cả hai, nhưng chỉ cần một người ở đó khi cô về nhà mỗi buổi chiều, để kiểm tra bài về nhà của cô, để gọi cô dậy vào mỗi một buổi sáng. Ngay cả khi điều đó không xảy ra, khi cô cuối cùng đã quyết định tự vực dậy cuộc sống của mình bằng chính mình và bắt đầu tìm ra đường đi khỏi cái nơi này, nhưng quá khứ trói buộc và lôi cô lại.

“Nhưng đó không phải là những gì mà con muốn”, cô thì thầm. “Con muốn một điều gì đó hơn là cái mớ lộn xộn này.” Cô vẫy vẫy bàn tay mình quanh con phố.

“Ồ, Geneva, ta hiểu điều đó. Tất cả những gì ta hy vọng là có thể chúng ta sẽ có những năm yên bình ở đây, trước khi con bước chân vào cuộc sống. Hãy cho ta cơ hội để sửa lại những gì chúng ta đã làm với con, mẹ con và ta. Con xứng đáng có một cuộc sống khác... Nhưng, con yêu à, ta phải nói rằng - con có thể gọi cho ta một nơi mà con cảm thấy hoàn hảo? Những con phố được lát gạch vàng? Những nơi mà người ta yêu mến hàng xóm của mình?” ông cười và chuyển sang dùng tiếng Anh bản ngữ. “Con gọi đó là một đống lộn xộn ở đây? Chà, quá thẳng thắn. Nhưng cái đống đó ở đâu? Nó ở đâu?”

Ông đưa tay vòng qua ôm Geneva. Cô gồng lên nhưng lại không hề chống cự. Họ bắt đầu bước tới trường.

Lakeesha Scott ngồi trên chiếc ghế băng ở công viên Marcus Garvey, cô đã ở đó hơn nửa tiếng đồng hồ, sau khi trở về từ chỗ làm kế toán ở một nhà hàng trong trung tâm.

Cô châm một điếu Merit khác, nghĩ: Có những điều chúng ta làm vì ta muốn thế và những điều chúng ta làm vì ta phải làm. Những điều sống cò

Và điều mà cô sắp làm lúc này là một trong những cái điều phải làm ấy.

Thế quái nào mà Geneva không nói rằng sau tất cả cái đống lộn xộn khỉ gió ấy, cô sẽ đi khỏi thành phố và không bao giờ quay lại?

Cô ấy sẽ đi tới Detroit hay là Bama?

Xin lỗi, Keesh, chúng ta sẽ không gặp nhau được nữa. Ý tớ là mãi mãi. Tạm biệt.

Thế thôi, và tất cả cái vấn đề khỉ gió ấy sẽ biến mất.

Tại sao, tại sao, tại sao?

Và nó thậm chí còn tồi tệ hơn là: Gen phải đi và nói với cô chính xác mình đang đi tới đâu trong một vài tiếng đồng hồ tới. Keesh không có lý do nào để vuột mất cô ấy lúc này. Ồ, cô vẫn giữ cách nói chuyện chợ búa của mình khi họ nói chuyện cách đây một lúc để Gen không biết được điều gì sắp xảy ra. Nhưng giờ, cô ngồi đây một mình, chìm vào trong nỗi buồn.

Tôi cảm thấy thật sự tồi tệ.

Nhưng không có sự lựa chọn nào.

Những điều ta làm vì ta phải làm...

Cố lên nào, Keesh nói với chính mình. Phải vượt qua. Đi nào. Phải làm thôi...

Cô dụi điếu thuốc và rời khỏi công viên, hướng về phía tây rồi sang phía bắc trên khu Malcolm X, đi qua nhà thờ này rồi nhà thờ khác. Chúng có ở khắp nơi. Nhà thờ Mt. Morris Ascension, Bethelite Community, Ephesus Adventist, Baptist - rất nhiều. Một hay hai nhà thờ Hồi giáo, một giáo đường Do Thái.

Những cửa hàng và cửa hiệu: Papaya King, một cửa hiệu bán đồ tôn giáo, một hiệu cho thuê vest tuxedo, một đại lý rút tiền bằng séc. Cô đi qua ga ra của một người du mục, chủ nhân đang ngồi bên ngoài, tay nắm chiếc đài được ghép lại với nhau bằng băng dính, sợi dây điện dài biến mất vào trong một văn phòng tối om. Ông ta vui vẻ cười với cô. Làm thế nào mà Lakeesha ghen tị với họ: một đức cha đứng trước bậc thềm bám bụi, dưới ánh đèn neon của cây thánh giá, một người đàn ông vô tư lự nhét mẩu xúc xích vào trong miếng bánh bao nhân nho đã được hấp nóng, người đàn ông béo ục ịch ngồi trên một chiếc ghế rẻ tiền, với điếu thuốc và cái micro dở hơi của ông ta.

Họ không phản bội một ai cả, cô nghĩ.

Họ không phản bội lại một trong những người bạn tốt nhất trong nhiều năm rồi.

Chộp lấy thanh kẹo cao su, nắm chặt sợi dây đeo túi với những ngón tay mập mạp được sơn màu đỏ và vàng ở móng tay. Lờ đi ba cậu nhóc người Dominica.

“Pssst”

Keesh thò vào trong túi và cầm lấy con dao bấm của mình. Cô gần như bật nó mở ra, chỉ để lưỡng lự nhìn chúng. Cô nhìn trừng trừng nhưng giữ nguyên con dao sắc nhọn ở đó, biết chắc rằng mình sẽ gặp phải cả đống phiền phức khi đến trường. Chả nghĩ đến nó nữa.

“Pssst.”

Cô tiếp tục đi, bàn tay run rẩy mở một gói kẹo cao su. Nhét hai miếng có vị hoa quả vào miệng. Lakeesha chật vật tranh đấu để tìm lại trái tim giận dữ của mình.

Điên tiết lên đi nào. Nghĩ tới mọi thứ mà Geneva đã làm khiến mình bức tức, nghĩ tới những gì mà nó có mà mình không và không bao giờ có. Sự thật đau lòng là cô ấy quá thông minh, đến trường đều đặn mỗi ngày, luôn giữ được dáng vẻ nhỏ nhắn mà không giống với những ả điếm bị AIDS, rằng cô ấy vẫn khép chặt chân mình lại và nói với những cô gái khác những điều giống như những bà mẹ đầy lo lắng nói với con gái họ.

Làm như là cô ấy tốt hơn tất cả mọi người.

Nhưng cô ấy không như vậy. Geneva Settle chỉ là một đứa nhóc từ một gia đình mà mẹ thì nghiện và cha thì bỏ đi.

Cô ấy là một trong số chúng ta.

Bực tức với sự thật là cô ấy nhìn vào mắt ta và nói: “Cậu có thể làm được, cậu có thể làm được, cậu có thể thoát ra khỏi đây, cậu có cả thế giới ở phía trước”.

Chà, không, đôi khi chúng ta chỉ đơn giản không thể làm được. Đôi khi nó quá nhiều để chịu đựng. Ta cần sự giúp đỡ để vượt qua. Ta cần một ai đó với những đồng tiền, ai đó quan sát và giúp đỡ, bảo vệ.

Trong một khoảnh khắc, sự tức giận với Geneva sôi lên và cô tóm lấy cái dây túi thậm chí còn chặt hơn.

Nhưng cô không thể giữ được sự tức giận đó. Nỗi tức giận biến mất, bị thổi bay đi không khác thứ phấn rôm cô rắc lên mông của hai đứa em họ sinh đôi mỗi khi thay tã lót cho chúng.

Khi Lakeesha bước đi trong sự mê mụ qua Lenox Terrace hướng về phía trường học, nơi mà Geneva Settle sẽ sớm có mặt ở đó, cô nhận ra rằng mình không thể dựa vào sự tức giận hay lý do nào cả.

Tất cả những gì cô có thể dựa vào đó là sự sống còn. Đôi khi ta phải quan tâm đến chính mình và nhận lấy sự giúp đỡ mà người ta đưa ra.

Những điều mà ta làm bởi ta phải làm...

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.