Kinh Thiên

Chương 55: Luyện Chế ‘khoái Tốc’ Kiếm






Vẫn như mọi ngày buổi tối dành thời gian vận công củng cố nâng cao tu vi, buổi sáng dành thời gian luyện tập các vũ kỹ.

Những công việc nhàm chán này luôn là một phần không thể thiếu của Kinh Thiên.

Nó dường như đã trở thành thói quen trong cuộc sống mới của anh.

“Lại tiếp tục cái môn luyện khí hao tâm tốn sức này vậy”.

Kinh Thiên lẩm bẩm và bắt đầu lôi những thử lỉnh kỉnh ra.

Cầm trên tay cái mỏ hàn mới tạo ngày hôm qua, Kinh Thiên dự định hôm nay sẽ vận dụng nó để nung chảy các nguyên liệu kim loại đồng thời thử nghiệm xem hiệu quả của nó thế nào.

Đặt lên trên trận pháp mười viên hạ phẩm linh ngọc, Kinh Thiên bắt đầu quá trình nung luyện một số kim loại cấp một.

Loại kim loại cấp một này nó không có tên cụ thể là sắt, hay thép… ở cái thế giới này loại kim loại cấp một dường như là kim loại phổ thông và chẳng có nhiều giá trị.

Có lẽ do vậy tu luyện giả cũng chẳng buồn đặt tên cho nó mà chỉ gọi chung là kim loại cấp một.

Số lượng kim loại cấp một trong lần nung chảy này lớn hơn rất nhiều số lượng kim loại cấp một mà hôm qua Kinh Thiên đã nung luyện.

Vì hôm nay Kinh Thiên định chế tạo một sản phẩm có lẽ lớn hơn rất nhiều cái mỏ hàn mà anh chế tạo hôm qua.

Các thao tác cơ bản cũng vẫn được Kinh Thiên thực hiện khá thuần thục, sử dụng linh thức tạo ra một cái khuôn vô hình chứa đựng số lượng kim loại cần nung chảy.

Lần này Kinh Thiên không còn dùng tay mình để tạo ra ngọn lửa nung chảy kim loại nữa mà là cái mỏ hàn trên tay anh khè ra ngọn lửa xanh lét.

“Dễ dàng hơn hôm qua rất nhiều, nhiệt lượng từ ngọn lửa tạo ra cao hơn rất nhiều so với bản thân mình tự tạo ra ngọn lửa.

Thêm vào đó lại không tiêu hao quá nhiều linh lực bản thân”.

Kinh Thiên cầm mỏ hàn đang phun ra ngọn lửa xanh lét thiêu đốt số kim loại tự sướng.

Nhờ có dụng cụ này Kinh Thiên ít phải tốn linh lực hơn rất nhiều, anh chỉ việc tạo ra mồi lửa ban đầu, còn lại nguồn năng lượng cung cấp cho ngọn lửa được lấy từ những viên linh ngọc hạ phẩm.

Ngoài ra việc điều chỉnh cường độ của ngọn lửa cũng trở lên dễ dàng hơn rất nhiều.

Muốn ngọn lửa tạo ra nhiệt lượng cao anh chỉ việc đẩy linh lực từ cơ thể mình ra bổ xung cho ngọn lửa.

Linh lực tiêu hao cho quá trình này cũng được tiết kiệm đi rất nhiều, ngoài ra khi sử dụng dụng cụ hỗ trợ này thì nhiệt độ của ngọn lửa cũng cao hơn rất nhiều khi anh trực tiếp phóng ngọn lửa ra từ cơ thể mình.

Bởi ngọn lửa từ cơ thể Kinh Thiên được trận pháp và năng lượng rút ra từ linh ngọc hỗ trợ nên tạo ra nhiệt lượng cao hơn rất nhiều.

Đây cũng giải thích tại sao quá trình trở thành luyện khí sư lại rất phức tạp mà không phải tu luyện giả hỏa hệ nào cũng có thể trở thành luyện khí sư.

Nó cũng giải thích không phải là tu luyện giả hỏa hệ phóng ra ngọn lửa là có nung chảy vũ khí của tu luyện giả đối địch.


Loay hoay cả tiếng đồng hồ nung chảy kim loại rồi tạo khuôn định hình, tôi thành phẩm… Kinh Thiên cuối cùng cũng tạo ra được đồ vật mà anh dự định đúc.

Tuy nhiên trông nó chỉ có hình dáng giống chứ không hoàn toàn đúng như những gì anh tưởng tượng.

“Móa nó chứ, mình định tạo ra cái nồi chứa kim loại nóng chảy hình trụ, chiều cao khoảng tám mươi phân, đường kính sáu mươi phân, độ dày của thành khoảng năm phân… thế quái nào lại ra cái lu sần sùi này.

Miệng ở trên thì rộng khoảng sáu mươi phân, còn phía dưới đáy lại chỉ còn có bốn mươi lăm phân”.

Kinh Thiên cảm thấy không hài lòng với sản phẩm mình làm ra lên tiếng chửi đổng.

Thực tế thì cái nồi chứa kim loại lỏng của Kinh Thiên tạo ra không phải là hình trụ thẳng đứng mà nó lại là hình nón, miệng ở trên thì loe ra trông rất buồn cười.

Kinh Thiên không chế tạo cái ‘Khí đỉnh’ bởi cách luyện kim của anh khác với giới luyện đan sư của thế giới Lạc Hồng này.

Đầu tiên anh tạo ra dụng cụ hỗ trợ tạo ra ngọn lửa giống cái mỏ hàn từ trận pháp hỗ trợ tương tự như trận pháp có trong khí đỉnh, tất nhiên có chút điều chỉnh cho phù hợp với mục đích sử dụng của anh.

Sau đó anh tạo ra cái lu này là đã có đủ dụng cụ cho việc nung chảy kim loại để chế tạo.

Sau này nếu cần nung chảy kim loại để tạo ra hợp kim anh chỉ việc ném số kim loại vào trong cái lu, sau đó dùng cái mỏ hàn khè ngọn lửa trực tiếp vào số kim loại cần nung chảy là xong.

Cũng nhờ những công cụ này mà việc luyện kim, đúc sản phẩm của Kinh Thiên mất rất ít linh lực và linh thức hơn so với cách luyện kim truyền thống của luyện khí sư trong thế giới Lạc Hồng.

“Thôi kệ đi dù sao nó cứ gọi nó là cái nồi đi.

Dành thời gian luyện vài thứ cần thiết khác nữa”.

Kinh Thiên tặc lưỡi cho qua cái sản phẩm cùi bắp của mình.

Nghỉ ngơi điều tức để linh lực và linh thức của mình được hồi phục lại hoàn toàn.

Vì quá trình luyện cái nồi này cũng hao tốn linh thức của anh khá nhiều do phải tạo ra một cái lu vô hình khá lớn để chứa hỗn hợp kim loại nóng chảy.

Nhưng từ những lần luyện kim tiếp theo thì anh không cần phải sử dụng quá nhiều linh thức nữa vì đã có cái lu hình nón ngược của anh chứa hỗn kim nóng chảy rồi.

Sau khi hồi phục Kinh Thiên tiếp tục quá trình luyện kim của mình.

Cho kim loại cần nung chảy vào trong cái lu hình nón ngược, sử dụng mỏ hàn nung chảy kim loại bên trong.

Tạo ra một khuôn đúc vô hình bằng linh thức, đổ hỗn hợp kim loại nóng chảy ra để tạo hình ra sản phẩm cần thiết.

Khi sản phẩm đã thành hình tiến hành tôi sản phẩm bằng nước lạnh để tăng độ cứng và hoàn thiện sản phẩm… Đó đều là những quá trình cơ bản của luyện kim đã được Kinh Thiên học thuộc lòng và thực hiện tương đối thuần thục.

Lại nói việc ‘tôi’ sản phẩm đúc.

Thường đối với những kim loại phổ thông thì việc tôi sản phẩm khi nó còn đỏ rực mới thành hình bằng nước lạnh.

Đây là phương thức phổ thông và đơn giản nhất đối với những kim loại, hợp kim ở cấp độ thấp.

Còn đối với những kim loại ở cấp độ cao hơn hoặc những kim loại có tính chất đặc biệt thì việc sử dụng nước lạnh để tôi sản phẩm là không hiệu quả.

Trong thế giới Lạc Hồng, thế giới của tu luyện này thì sẽ dùng những loại nước đặc biệt khác nhau để tôi luyện thành phẩm.

Cái này nó cũng như ở thế giới trước của anh người ta dùng nước lạnh, nước muối hoặc dùng dầu tôi kim loại.

(các loại nước dùng cho luyện kim sẽ được phân tích chi tiết ở chương sau khi quá trình luyện kim của Kinh Thiên cần thiết).

Hết cả buổi sáng cuối cùng Kinh Thiên cũng hoàn thành những công cụ cần thiết phục vụ cho quá trình chế tạo của anh.

Đó là những dụng cụ cần thiết bao gồm các loại búa to nhỏ khác nhau, kìm kẹp phôi đúc, đe để đập…
“Cuối cùng cũng làm xong mấy cái thứ lỉnh kỉnh này.

Tưởng đơn giản mà mất nhiều thời gian, cũng như tốn nhiều nguyên liệu luyện kim ghê.

Số lượng kim loại cần thiết giờ chỉ còn đủ để luyện một cây đao hoặc một cây kiếm.

Giờ nên chế tạo cây đao hay cây kiếm nhỉ?” Kinh Thiên lẩm bẩm tự hỏi.

Sau một hồi suy nghĩ và tranh thủ nghỉ ngơi Kinh Thiên quyết định vũ khí đầu tiên mà anh sẽ chế tạo sẽ là ‘kiếm’.

Lý do của quyết định này khá đơn giản vì chế tạo kiếm đơn giản hơn đao và ít tốn nguyên liệu luyện kim hơn.

Một phần đi đến quyết định như vậy là hiện giờ trong tay anh chẳng có vũ khí gì để dùng ngoài cây thương cấp hai sơ phẩm, nhưng anh lại không có vũ kỹ sử dụng thương.

Thêm vào đó kể từ khi học bộ vũ kỹ ‘Khoái tốc kiếm pháp’ thì Kinh Thiên đa phần là luyện tập chứ chưa có nhiều cơ hội thực chiến.

Do vậy quyết định cuối cùng là chế tạo cây kiếm.

Rút kinh nghiệm từ những lần chế tạo trước, lần này Kinh Thiên ngồi thiết kế hẳn một bản vẽ về kiểu dáng thanh kiếm mà anh dự kiến chế tạo.

Lục lọi lại trí nhớ của mình từ kiếp trước Kinh Thiên bắt đầu thiết kế cho mình một thanh kiếm.

Mất khoảng hơn nửa tiếng đồng hồ vẽ vẽ, gạch gạch, xóa xóa, cuối cùng thì anh cũng hoàn thành bản vẻ thanh kiếm của mình.

Lưỡi kiếm dẹt hai cạnh sắc, đầu mũi kiếm tất nhiên là nhọn.

Chiều dài của lưỡi kiếm khoảng một trăm lẻ ba phân, chiều rộng ba phân rưỡi.

Chuôi kiếm hình tròn có gợn sóng để tạo độ nhám, chuôi kiếm dài hai mươi ba phân.

Với độ dài của chuôi kiếm như vậy người cầm kiếm có thể dùng một tay hoặc dùng cả hai tay để sử kiếm.


Ngăn cách giữa lưỡi kiếm và chuôi kiếm là một tấm chắn hình chữ V, đốc kiếm hình tròn.

Trông bản vẽ khá đẹp Kinh Thiên hài lòng lẩm bẩm:
“Có cái bản vẽ dễ dàng hình dung để chế tạo, giờ hiểu tại sao chế tạo cái gì người ta cũng cần phải có bản vẽ”.

Sắp xếp lại tỷ lệ kim loại cấp một có trong tay dựa trên tổ hợp theo ‘Luyện khí quyết’ và ‘Bách kim toàn thư’, Kinh Thiên dự định tổng hợp ra hợp kim đạt đến cấp một đỉnh cấp.

Phân loại thành phẩm trong luyện khí cũng tương tự như phân loại cấp độ của luyện khí sư.

Luyện khí sư được chia là mười hai cấp bậc trong mỗi cấp bậc lại chia thành các tiểu giai nhỏ: Luyện khí sư cấp một sơ cấp, luyện khí sư cấp một trung cấp, luyện khí sư cấp một cao cấp và luyện khí sư cấp một đỉnh cấp.

Các loại vũ khí, áo giáp, lá chắn… mà họ chế tạo ra dựa vào đặc tính của nguyên liệu, dựa vào thủ pháp chế tạo, công năng cũng được chia ra làm bốn cấp như: cấp một sơ phẩm, cấp một trung phẩm, cấp một thượng phẩm và cấp một tuyệt phẩm.

Mức độ phân chia thành phẩm của luyện khí sư đơn giản hơn so với các loại đan dược.

Đây là sự khác biệt của hai loại nghề nghiệp này.

Đan dược có rất nhiều công dụng và có nhiều thủ pháp để luyện chế, nên thành phẩm cho ra sẽ có nhiều sự khác biệt nên mức độ phân chia chi tiết hơn.

Còn thành phẩm của luyện khí khi hoàn thành sẽ mang hình thái cố định và công cụ bên ngoài, nên mức độ phân chia cũng đơn giản hơn so với đan dược.

Kinh Thiên bắt đầu quá trình chế tạo thanh kiếm của mình bằng cách nung chảy các loại kim loại để tổng hợp thành hợp kim cấp một tuyệt phẩm.

Tất nhiên các loại kim loại có nhiệt độ nóng chảy khác nhau, mặc dù chúng cùng là kim loại cấp một.

Vận dụng cách thức tương tự như luyện đan, kim loại có độ nóng chảy cao nhất được Kinh Thiên đưa vào nung chảy đầu tiên.

Sau đó lần lượt đến các loại kim loại có độ nóng chảy thấp hơn.

Toàn bộ tổ hợp kim loại đã được nung chảy dưới dạng thể lỏng đến bước tiếp theo là dung hợp chúng lại với nhau để tạo thành mộ hợp kim có cấp độ cao hơn.

Quá trình này đòi hỏi dùng đến thần thức và một thanh sắt để trộn đều các kim loại nóng chảy hòa tan vào với nhau.

Khi đã dung hợp chúng lại thành một hợp kim mới dưới dạng thể lỏng, Kinh Thiên bắt đầu tạo ra một cái khuôn vô hình có hình dáng giống thanh kiếm bằng linh thức của anh để đúc phôi kiếm.

Quá trình này cũng không phải quá trình khó khăn với anh, việc tạo ra một phôi kiếm mang hình thức ban đầu chỉ cần nó có hình dạng tương đối là được.

Quá trình tiếp theo là đập rèn mới là quá trình quan trọng nhất để tạo ra một thanh kiếm có chất lượng tốt nhất.

Phôi kiếm được hình thành vẫn còn đỏ rực tỏa ra sức nóng được Kinh Thiên sử dụng một cái kẹp, kẹp chặt nó lại đưa lên đe và bắt đầu dùng đến búa để đập rèn.

“Cheng, chát, cheng….” Tiếng búa rèn thanh gươm liên tục vang lên, Kinh Thiên sử dụng một cái búa to nhất bắt đầu quá trình rèn kiếm.

Từng nhát búa liên tục được đập lên phôi của thanh kiếm vẫn còn đỏ rực, những nhát búa nâng lên đập xuống liền mạch từ phần đầu phôi kiếm đến phần đuôi phôi kiếm.

Phôi kiếm ban đầu có kích thước dày gần ba phân liên tục bị đập mỏng lại, chiều rộng gần sáu phân cũng bị đập dần dần thu hẹp lại.

Quá trình đập rèn này rất quan trọng bởi nó sẽ làm cho các phần tử của hợp kim kết nối lại với nhau trở lên bền chặt hơn, làm cho hợp kim đạt được độ cứng độ dẻo dai cao nhất.

Bởi khi bị nung chảy thì kim loại sẽ nở ra nên cần quá trình đập rèn để ép mật độ phân tử của kim loại lại.

Quá trình đập rèn này sẽ được lập đi lập lại cho đến khi kích thước của phôi kiếm không thể nhỏ hơn được nữa thì sẽ hoàn thành.

Sau một hồi đập liên tục không ngừng nghỉ phôi kiếm nóng rực cũng bắt đầu nguội đi, và mức độ nén lại cũng giảm dần.

Kinh Thiên đặt búa xuống nâng phôi kiếm khỏi đe kê, tay phải cầm lại cái mỏ hàn và bắt đầu nung cho phôi kiếm nóng đỏ trở lại.

Quá trình này không phải là nung chảy hợp kim thành dạng lỏng, mà nó giống như thợ rèn sau khi đập rèn đưa phôi rèn trở lại trong lò than làm cho phôi rèn nóng đỏ trở lại sau đó lại đưa lên đe để tiếp tục quá trình đập rèn.

Cứ lặp đi lặp lại nung đỏ phôi thanh kiếm sau đó mang ra đập rèn, phôi kiếm nguội dần thì lại mang ra nung đỏ lên.

Quá trình đó được lặp đi lặp lại ba lần liên tục đến khi những nhát búa bổ xuống phôi kiếm của Kinh Thiên cảm thấy phôi kiếm đã được nén lại ở mức độ cao nhất quá trình mới dừng lại.

Lúc này phôi kiếm trên tay Kinh Thiên cơ bản đã được thành hình gần giống như với thanh kiếm theo bản vẽ anh vẽ lúc đầu.

Bởi quá trình đập rèn ngoài nén mật độ phân tử của hợp kim thì quá trình này cũng là quá trình tạo nên hình thể của sản phẩm cần rèn.

Hai mép ngoài cùng của lưỡi kiếm có độ dày khoảng một ly (milimet) thoai thoải lên chính giữa lưỡi kiếm có độ dày khoảng hơn ba ly một chút.

Bề rộng của lưỡi kiếm rộng hơn so với dự tính ban đầu của Kinh Thiên lên đến gần bốn phân.

Nung đỏ lên lần cuối cùng để thực hiện việc tôi kiếm nữa là cơ bản sẽ tạo ra thanh kiếm.

Kinh Thiên tập trung vào bước gần cuối cùng này.

Bởi đây là bước rất quan trọng trong quá trình rèn vũ khí.

Nếu tôi kiếm không đúng cách hoặc tôi sai phương pháp sẽ dẫn đến thanh kiếm giòn dễ gãy.

Rất may quá trình tôi kiếm diễn ra suôn xẻ về cơ bản Kinh Thiên đã chế tạo ra được thanh kiếm đầu tay của anh.

“ha ha ha, không ngờ ta cũng có chút kỹ năng làm thợ rèn đó chứ”.

Kinh Thiên cầm thanh kiếm đã hoàn thành đến tám mươi phần trăm trên tay tự sướng nói.

Công việc tiếp theo trong quá trình rèn kiếm là hoàn thành phần chuôi kiếm.

Mới đầu Kinh Thiên định dùng gỗ để làm chuôi kiếm, nhưng do không tìm được loại gỗ phù hợp nên anh quyết định sử dụng luôn hợp kim đúc kiếm để làm chuôi kiếm.

Có thể nói thanh kiếm trên tay Kinh Thiên là một thanh kiếm nguyên khối.

Công việc của anh lúc này là gọt rũa phần chuôi kiếm cho nó vừa tay và tạo độ nhám để việc cầm kiếm được chắc hơn trong quá trình sử dụng.


Dĩ nhiên hình thức của nó cũng được anh trau chuốt.

Cả đốc kiếm hình tròn và tấm chắn hình chữ V ngăn cách lưỡi kiếm và chuôi kiếm cũng được Kinh Thiên đầu tư vào đó rất nhiều tâm huyết.

Chỉ còn công tác cuối cùng nữa là mài lưỡi kiếm và mũi kiếm cho nó trở lên sắc bén cũng như đánh bóng toàn bộ lưỡi kiếm cho nó trở lên sáng hơn.

Hợp kim mà Kinh Thiên tạo nên bản thân nó cũng đã có màu sáng ngà nên công tác làm bóng lưỡi kiếm cũng đơn giản hơn rất nhiều.

Đá mài tất nhiên là đã được anh mua cùng với nguyên liệu luyện khí, đây gần như là thứ cơ bản nhất mà luyện khí sư nào cũng biết.

Thậm chí các tu luyện giả cũng luôn thủ trong túi trữ vật của mình một vài viên đá mài để đem ra mài lưỡi kiếm của mình sau mỗi trận chiến.

Sử dụng đá mài để mài sắc lưỡi kiếm và đầu mũi kiếm là một quá trình rất tỉ mỉ và tốn nhiêu tinh lực.

Bởi nếu mài quá sẽ mất lưỡi sắc bén, mà mài không đến thì lưỡi kiếm cùn.

Sau gần nửa tiếng mài mài thì Kinh Thiên cũng đã hoàn thành công đoạn cuối cùng của quá trình rèn kiếm này.

Ngắm nhìn thành quả của mình Kinh Thiên cũng có chút cảm thán.

Không ngờ anh có thể tạo ra được một thanh kiếm cấp một tuyệt phẩm.

Đây cũng là điểm đặc biệt khi luyện khí của Kinh Thiên.

Do sử dụng thiên hỏa để dung luyện hợp kim đã làm cho tạp chất trong kim loại bị đốt cháy gần hết và quá trình dung hợp hợp kim của Kinh Thiên hiệu quả hơn rất nhiều so với các luyện khí sư khác.

Điểm thứ hai nữa là cách thức sử dụng đèn khò để nung chảy kim loại khiến Kinh Thiên không mất nhiều linh lực và linh thức để nung chảy kim loại và dung hợp hợp kim ở cấp độ cao hơn so với tu vi của anh.

Chỉ có lúc tạo phôi là lúc anh phải vận dụng nhiều linh thức và linh lực nhất.

Do đó áp lực từ cấp độ của kim loại phản chấn lại anh là thấp nhất.

Đó cũng là lý do Kinh Thiên có thể chế tạo ra vũ khí có cấp độ cao hơn cả tu vi của anh.

Tất nhiên anh không thể chế tạo ra được vũ khí cấp hai, hay cấp ba với tu vi linh lực chỉ là Nhân vương cảnh và tu vi luyện thể chỉ là cấp một.

“Lần đầu chế tạo thanh kiếm không được như ý muốn a.

Chiều dài lưỡi kiếm dự tính là một trăm lẻ bốn phân, cuối cùng lại thành một trăm lẻ năm phân.

Bề rộng dự kiến ba phân rưỡi giờ lên thành gần bốn phân” Kinh Thiên sau khi kiểm tra lại thanh kiếm tự nhủ.

“Thôi kệ đi, như vậy được rồi quan trọng nó vừa tay, thuận tiện sử dụng và rắn chắc là được rồi”.

Kinh Thiên mỉm cười tự nói.

Kinh Thiên không chế tạo bao kiếm bởi nó không cần thiết lắm.

Chỉ cần ném thanh kiếm vào túi trữ vật là được khi nào cần dùng thì lôi ra đâm, chém luôn khỏi phải mất công tuốt bao kiếm.

Cầm cây kiếm mới toanh, lần đầu chế tạo thành công Kinh Thiên ngẩn người nhìn thanh kiếm một lúc khá lâu.

Không ai biết anh đang nghĩ gì lúc này, sau một hồi Kinh Thiên bỗng nhiên mở miệng nói một mình:
“Ta mới luyện tập bộ vũ kỹ ‘Khoái tốc kiếm pháp’ vậy lấy tên ‘Khoái tốc’ đi”.

Kinh Thiên ngẫm nghĩ một lúc rồi đặt cho cây kiếm đầu tiên anh tự chế tạo là ‘Khoái tốc’.

“Còn mấy thứ muốn luyện chế nữa nhưng giờ nguyên liệu luyện chế cũng gần hết rồi không đủ để luyện chế.

Trời cũng lại sắp tối rồi có đi mua cũng không kịp.

Thôi nghỉ ngơi sáng mai đi mua thêm ít tài liệu luyện chế thêm vài thứ linh tinh nữa vậy.

Tiện thể đi kiếm cái gì ăn cho no cái bụng cái”.

Kinh Thiên nhìn trời lẩm bẩm.

Tuy rằng nhịn ăn vài ngày cũng không phải là vấn đề quan trọng với Kinh Thiên lúc này lắm.

Nhưng hai ngày hôm nay luyện chế liên tục nhiều thứ khiến cho anh tổn hao nhiều sức lức, do đó cảm giác đói trở nên rõ rệt hơn.

Trong lúc Kinh Thiên đóng cửa để nghiên cứu luyện khí, luyện kim thì bên ngoài tin tức bùng nổ khắp thành Vân Long, khiến cho tu luyện giả trong thành bàn tán xôn xao.

Khắp hang cùng ngõ hẻm của thành Vân Long đều đang truyền tai nhau nhiều tin tức về ‘Tàn Môn’ và những thông tin xung quanh nó..



Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.