Khống Trùng Khống Thiên Hạ (Khống Trùng Khống Vận Mệnh)

Chương 267: Tao ngộ phàm duyên




Lời nói của Chu lão cứ vang vọng trong đầu hắn. Mở ra trận pháp phong ấn đồng nghĩa với việc hắn là hung thủ gây nên một trường huyết tinh mưa máu. Ám Ma Nhân theo lời kể của Chu lão không phải là thế lực mà nhân loại lúc này có thể chống đỡ.

- Khai mở lỗ hỏng không gian để lũ ngươi Ám Ma Nhân tràn qua… liệu đây là cơ hội trở mình hay là một hồi đại nạn của mảnh lục địa này?

Trần Duyên cứ mãi suy tư tới khi chợt nhận ra thì hắn bỗng giật mình, vì phía trước hắn là một ngôi làng của phàm nhân.

- Lô Tử, Liêu Trang hai người các con phá cái ao này, mùa đông sắp tới rồi. Nếu không nhanh tay tới khi tuyết rơi chúng ta không kịp trở tay đâu.

Lão gia tưởng chừng “thất thập cổ lai hi” để người phàm có thể sống tới chừng này đã là hiếm thấy trên đời. Vẻ mặt già nua, tay chống quải trượng, tuy già nhưng khí lực lại không thiếu hụt chút nào. Lão đứng trên gò đất cao, trong miệng răng còn chiếc đực chiếc cái không ngừng hô hào để đám thanh niên trai tráng làm việc.

- Bái kiến lão trượng, ta muốn hỏi điều này được không?

- Đúng là thanh niên có khác, bước đi thoăn thoắt khiến lão phu phải giật mình a. Chỉ cần liếc mắt một cái lão phu liền nhìn ra ngươi không phải người vùng này, nếu muốn hỏi đường thì cứ việc. Khi còn trẻ lão phu ngao du không ít nơi, có chổ nào mà lão phu lại không biết chứ.

Lão ngồi xuống ghế tre, tranh thủ hớp ngụm trà lấy sức.

- Điều ta muốn hỏi không phải là hỏi đường.

- Vậy người muốn gì ở lão phu?

Lão nhàn nhã đáp.

- Ta có chút khó hiểu, tại sao mùa đông tới rồi mọi người trong làng không tích trữ lương thực mà lại kéo ra đây để đào cái ao này.

Trần Duyên nhìn xuống ao nước vốn ban đầu không lớn nhưng đã bị người dân trong làng tháo nước thả đi rất nhiều cá, đồng thời đào cái ao lớn hơn so với ban đầu cũng phải lớn hơn bội phần.

- Có phải ngươi nghĩ rằng lão phu già quẫn trí… ha ha ha lũ thanh niên các ngươi có vài thứ không thể hiểu được.

- Mời lão gia tử chỉ giáo.

Nhìn thấy Trần Duyên hữu lễ khiến lão càng nhìn càng thuận mắt.

- Cái ao này không biết do ai đào nên, ngay cả được đào khi nào thì chính ta cũng không biết.

Lão phì cười nhớ lại miền kí ức xa xưa khi bản thân vẫn còn là tiểu hài tử. Cũng như bao đứa trẻ khác, hằng thế hệ người tồn tại nơi đây từ lâu đã không nhớ nổi lai lịch của cái ao này.

- Nhưng mà ao nước này lại được đào trên một mảnh đất tốt, mùa xuân cá về rất nhiều giúp cho dân làng này chưa từng phải chịu qua cơn đói.

- Vậy thì hà cớ gì lão gia tử phải phí công cho người đào lên, lỡ chẵng may phá hư long mạch vốn tồn tại bên dưới thì sao?

Từ lời nói của lão cũng đủ hiểu cái ao này chính là tử huyệt của cả một bản làng. Đối với người già tính tình cổ hữu lí ra sẽ không làm ra chuyện mạo hiểm này mới phải.

- Ngươi nói không sai, nhờ có cái ao này mà dân làng ta mới có được cơm no áo ấm như ngày hôm nay. Ngươi thử nhìn về ngôi làng của chúng ta mà xem.

Lão cười cười chỉ về hướng những căn nhà nhỏ mọc san sát nhau, nhà được dựng từ thân cây tuy rằng không thể so sánh với những đại viện tiểu viện bễ nghễ trong thành nhưng tại nơi heo hút này có được một nơi như vậy đã là rất tốt rồi.

- Không tệ.

- Khà khà khà đúng là không tệ hay đúng hơn ngươi phải nói “chỉ là không tệ” a. Qua nhiều năm làm lụm, người dân trong làng ngày càng nhiều cái ao này dần trở nên quá nhỏ bé. Nếu lão phu không cắn răng đào cho ao nước càng rộng hơn, sẵn sàng đánh đổi một mùa đông đói kém thì sau này sớm muộn người dân trong làng cũng sẽ thiếu cái ăn, nhà nhà li tán.

Trần Duyên giựt mình nhìn lão thật sâu, tính theo niên kĩ e rằng lão giã này thua hắn cả trăm năm. Nhưng lão thật sự đã nhìn thấu vận mệnh, không chỉ của riêng lão số phận của cả ngôi làng này rồi đây sẽ khác.

- Không ra tay, thứ giữ lại chỉ là một chút bình yên hư ảo. Mọi thứ luôn chuyển động, tựa như con cá bơi trong dòng nước. Thân cá bất động không có nghĩa sẽ được hưởng an lành, dòng nước rồi cũng sẽ đẩy nó trôi đi.

- Niên kỉ ngươi còn trẻ mà đã hiểu được đạo lí này chứng tỏ là đã trãi qua không ít sương gió đúng không?... thiếu niên… thiếu niên…?

Lão giả kinh ngạc khi nghe được một câu như hiểu rõ đại đạo xuất ra từ miệng một kẻ có dáng vẻ còn nhỏ hơn tôn tử của lão. Quay đầu nhìn lại, thiếu niên ban nãy vẫn còn phía sau đã không còn nữa, tựa như lão trước giờ luôn tự mình nói chuyện với cỏ cây.

- Không lẽ lão phu thật sự đã già tới mức quẫn trí rồi hay sao?

- Nội tổ phụ… nội tổ phụ…

Một tên trung niên cường tráng hớt hãi hét lớn.

- Lô Tử đừng có gào lớn như vậy, không phải ta đã an bày việc cho người trong làng rồi a. Có biến cố gì sao?

- Không… không… nội tổ phụ hãy nhìn đi. Cái ao… cái ao…

Lão nhìn theo hướng tiếng hét, đôi mắt già không khỏi nheo lại. Ao nước vốn phải hao phí mấy tuần trăng mới có thể hoàn thành vậy mà giờ đây đã trở nên rộng lớn bạt ngàn. Không chỉ vậy, nước trong ao đã bắt đầu dâng lên. Lão đã thấy từng đợt bong bóng của cá đớp mồi ở khắp nơi. Người dân trong làng sắc mặt của người nào người đều thập phần hoang hỉ, đứng trên bờ không ngừng hô hoán nhau.

- Nội tổ phụ, ban nãy tự nhiên đất hai bên bờ tự động sập xuống. từ dưới mặt đất phun lên từng cột nước khổng lồ, kéo theo đó là hàng hà đàn cá lớn không thể đếm được… nội tổ phụ… nội tổ phụ…

- Tiên nhân… đúng là tiên nhân rồi, chỉ có tiên nhân thi triển pháp lực mới có thể…

Lão giả hai dòng lệ lưng tròng, đôi bàn tay già nua run run xiết chặt lấy quải trượng. Trong miệng cứ lẫm bẫm không ngừng.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.