Không Giới Hạn

Chương 11: Ba lão nhân




Thung lũng Lục Phong được sáu ngọn núi bao quanh. Nơi đây đường xá khó khăn không thuận tiện cho các phương tiện qua lại. Sáu tòa núi đan xen tạo thành một trong những nơi bị cách ly khỏi thế giới. Tuy nhiên nơi đây vẫn tồn tại con người.

Họ tập trung sống tại một nơi gọi là học viện. Nơi này rất rộng, nó chiếm hơn 3 phần cả thung lũng. Hầu hết các kiến trúc ở đây có nhiều nét tương quan với kiến trúc tân cổ điển của Châu Âu đầu thế kỷ mười chín với những đường nét điêu khắc hoàn hảo.

Xen giữa các tòa kiến trúc là đồng cỏ, là dòng suối nhỏ, là cây cầu nhỏ, là vườn hoa, là thứ mà khi ai đó từ trên cao nhìn xuống đều cảm thấy ngạt thở trước sự sắp xếp đan xen điêu luyện ở nơi đây. Không quá xa, cũng không quá gần, chỉ có sự hoàn hảo trong từng bụi cây, ngọn cỏ.

Điểm nhấn của thung lũng là một tòa lâu đài được xây tại khu vực trung tâm. Tòa lâu đài kiêu hãnh vươn cao lên vượt trên tất cả mái nhà thậm chí tưởng chừng nó còn ẩn ẩn vượt qua cả sáu ngọn núi bao quanh. Tòa lâu đài lạnh lùng sừng sững nơi đó như chứng minh bản thân mình chính là vương giả của nơi này.

Tòa lâu đài có sáu tòa tháp vây quanh tòa tháp chính tương tự như thung lũng Lục Phong được sáu ngọn núi vây quanh. Tòa tháp chính là tòa tháp lớn nhất, cao nhất của lâu đài.

Lúc này trên đỉnh tháp có ba người, chính xác là ba lão nhân đang ở trên này nói chuyện. Hai người mặc quần áo chủ tịch một nam, một nữ và một người mặc bộ quân phục cấp tướng. Ông lão mặc quân phục nói: “Hai người mấy năm này sống thật có phúc. Nhìn cái mặt lão già này thì biết mấy năm nay nhàn sắp nhức trứng đến nơi rồi”

“Nhức cái củ đậu …” Ông lão mặc bộ chủ tịch nhìn ông lão mặc quân phục cười nói “Mấy năm này về đây ngày thì ăn, đêm thì nằm đếm sao coi như cũng an nhàn chút.

“Đúng rồi …” Bà lão mặc bộ chủ tịch cười nói “Không khí nơi đây thật tốt, nhớ mấy năm trước ở thành phố toàn bị mấy bệnh hô hấp. Nhiều khi muốn tắt thở rồi mà lên đây mấy bệnh đấy biến đi đâu mất. Ông bạn già có rảnh thì lên đây ở chung cùng cho vui.”

Nghe vậy ông lão mặc quân phục trầm mặc một lúc rồi thở dài nói “Tôi vẫn còn vướng một số chuyện cá nhân chưa thể lên đây được. Lúc nào rảnh thì tôi lại ghé qua chơi dăm bữa thôi.”

Hai lão nhân mặc bộ chủ tịch nghe vậy cũng không đả động chuyện này nữa. Ba người lại hàn huyên một hồi đến gần nửa đêm mới thôi. Ông lão mặc quân phục lúc này đã muốn đi trở về: “Mấy bữa này lên đây chơi quấy hai người nhiều rồi. Hiện tại tôi cũng phải trở về.”

“Sao ông vội thế? Thời gian còn một ngày nữa mà” Bà lão mặc bộ chủ tịch nói

“Đúng vậy. Còn ngày mai nữa mới hết hạn.” Ông lão mặc bộ chủ tịch cười cười nói “Tôi nghĩ chúng ta cùng nhau tâm sự thêm một vài tiếng nữa cũng được.”

“Tôi phải trở về thật.” Ông lão mặc quân phục hít một hơi thuận khí nói: ”Nếu ngày mai người đó có đến, mong hai người nể mặt ông bạn già này chăm sóc hộ tôi một đoạn thời gian.”

“Đây là chuyện đương nhiên rồi” Bà lão mặc bộ chủ tịch nói

“Chuyện của ông cũng là chuyện của tôi” Ông lão mặc bộ chủ tịch cười nói “Ông cứ yên tâm giao nơi này cho tôi.”

“Tôi lại làm phiền hai người rồi” Ông lão mặc quân phục xúc động nói “Đáng lẽ tầm tuổi này hai người phải được an nhàn thật sự chứ không phải lăn tăn mấy việc nhỏ này.”

“Đậu…” Ông lão mặc bộ chủ tịch cười cười nói “So với ông, chúng tôi còn an nhàn chán, đừng có lo nghĩ nhiều cho chúng tôi. Ông làm vậy làm tôi hao mòn tuổi thọ lắm.”

“Được rồi, được rồi.” Bà lão mặc bộ chủ tịch cười nói “Hiện tại chúng tôi vô lo, vô nghĩ, đôi khi có cảm giác mình không tồn tại vậy. Có thêm chút việc thì càng hay.”

“Đúng vậy.” Ông lão mặc bộ chủ tịch nói “Ông cứ trở về đi. Ở đây có tin gì mới tôi sẽ nhờ người báo tin cho ông. Mà lần này trở về bao giờ ông lại tới đây?”

Được hai lão bằng hữu chia sẻ gánh lòng, ông lão mặc quân phục chắp tay nói: “Nếu nắm sau tổ tiên chưa gọi đi tôi nhất định sẽ tới.” Sau đó ông quay lưng đi xuống lâu đài. Trên bậc cầu thang ông nói “Cám ơn hai người rồi.”

Hai lão nhân mặc bộ chủ tịch mỉm cười nói: “Nhớ đến chơi sớm nha / Năm nay đừng có chết nha.”

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.