Khi Trời Gặp Đất

Chương 4




Bò sữa mất tích làm cho gia đình mâu thuẫn. Tuy nhiên mọi việc cũng chấm dứt bởi việc cô quay về nhà. Cô không phải là người ương bướng, biết đó là việc bất ngờ, không ai muốn và cũng không ai đoán trước được. Nhưng cô tức giận trước việc anh giao Bò sữa cho Trương Quần.

Rồi anh đã mượn rượu để thể hiện sự yếu đuối của mình, Gia Hảo đành phải xuống nước chấm dứt xích mích.

Sáng hôm sau đi làm, cô gặp ngay đạo diễn Di tay xách cặp công văn ở trong thang máy. Chào xã giao xong ông tiện mồm hỏi luôn: “Chuyển sang đấy thấy thế nào? Có quen không? Bận lắm không?”.

“Dạ cũng tàm tạm ạ. Ở Ban, em là người nhàn nhất đấy”. Gia Hảo nói thực lòng.

Nghe thấy câu nói thực thà ấy đạo diễn bật cười: “Nghe nói em và Đàm Áo là cộng sự của nhau à?. Nhờ em để ý đến cậu ấy nhé”.

Gia Hảo đáp lại: “Đạo diễn đùa em à, Đàm Áo đâu cần em phải quan tâm?”.

“Không đùa đâu. Đàm Áo nhiệt tình, nhưng nóng tính dễ gây chuyện lắm”.

“Làm phóng viên nhiệt tình càng tốt chứ ạ?”. Gia Hảo hỏi vặn lại. Đạo diễn nghiêng đầu nhìn cô và cười: “Nào có biết được là cần phải nhiệt tình trong việc gì, mà việc gì cũng nhiệt tình hết. Nghề này mà tính như thế thì làm không lâu. Hảo à, anh không tin là em không hiểu điều này”.

Cô ngẫm nghĩ, rồi nói rất thật: “Anh Di à, em hiểu ý anh, nhưng em thấy nhiệt tình, nóng tính đâu phải là chuyện xấu, gặp nhiều và làm nhiều chưa chắc là đã mất hết cảm giác”.

Bị phản bác nhưng đạo diễn Di cũng không thấy bực mình: “Ừ, có lẽ là tôi già rồi”.

Lần này đến lượt Gia Hảo ngại ngùng, chưa kịp nói tiếp thì cửa thang máy mở ra. Đạo diễn Di không cho cô cơ hội nói tiếp, ông mỉm cười vẫy tay đi luôn.

Gia Hảo là người có tác phong nói ít làm nhiều ở Đài truyền hình, hiếm khi nói lại ai đó chứ chưa nói gì đến việc người đó là đạo diễn Di. Hôm nay chẳng hiểu sao lại không kiềm chế được.

Cô tán dóc năm ba câu với đồng nghiệp rồi lại vùi đầu vào công việc. Mới hiệu đính được mấy bản thảo thì chuông điện thoại trên bàn reo vang, Trưởng ban mời cô lên nói chuyện.

Gõ cửa rồi bước vào trong phòng, Trưởng ban hất hất cằm ra hiệu bảo cô ngồi xuống:

“Dạ sếp có việc gì giao cho em ạ?” Cô vào thẳng vấn đề.

Trưởng ban gật đầu; nhưng mồm lại nhắc đến một việc khác: “Nghe nói chó nhà cô bị lạc à?”.

Gia Hảo đáp “vâng” một câu.

Mấy bữa nay cô chạy ngược chạy xuôi như ruồi mất đậu, hết dán giấy tìm chó, lại lên mạng đăng tin, rồi nhờ cậy mọi người để giúp. Đồng nghiệp trong Ban gặp cô ai cũng hỏi han một câu. Trước kia chẳng ai biết cô nuôi chó, giờ thì hay rồi ai cũng biết hết.

Trưởng ban quay màn hình máy tính về phía cô: “Xem cái này đi” Cô nhanh chóng nhìn lướt một lượt. Đây là bài viết của một blogger, đại thể là tối qua trên đường về nhà đi ngang qua cửa sau một nhà hàng thì chứng kiến cảnh một con chó hoang bị đối xử rất dã man. Dưới bài viết còn đăng kèm theo một tấm ảnh hình như là chụp bằng điện thoại nên khá lờ mờ: một người đàn ông buộc dây thừng vào cổ con chó rồi buộc nó vào cái xe ba bánh và lái xe kéo lê lết khiến thịt da nó nát bét.

“Bài này vừa đăng lên liền được cắt dán chuyển sang BBS của những người yêu chó. Trong một đêm thôi thu hút được rất nhiều bạn đọc yêu chó. Cô và Đàm Áo cùng nhau tiếp tục theo sát kiểm tra thông tin hoặc ngầm điều tra, cụ thể thế nào hai người tự quyết định”.

Gia Hảo đứng bật dậy: “Vâng, chúng em sẽ đi ngay”.

Người đàn ông trong ảnh mặc bộ đồ đồng phục của một nhà hàng đằng sau còn in rõ tên nhà hàng ấy. Gia Hảo tra trên mạng biết được đấy là một nhà hàng nằm phía sau chợ đầu mối lớn ở phía Tây thành phố.

Cô gọi cho Đàm Áo và nói sơ qua công việc.

Đàm Áo chửi đổng: “Bố nó chứ, đàn ông mà lại ức hiếp một con chó à? Đúng là đồ điên. Chúng ta đi thôi!”

Gia Hảo không lái xe đến nên trước khi đi hai người rẽ ngang qua phòng hậu cần xin xe. Cuối cùng được bố trí một chiếc xe cà tàng, Đàm Áo xung phong lái xe, cô chủ động ngồi vào ghế sau, tranh thủ lên mạng đọc trên điện thoại nốt những lời bình về bài viết lúc nãy.

Đọc được vài trang điện thoại reo vang, Gia Hảo ấn nút nghe: “Ba à, có việc gì thế ạ?”.

“Hảo à, tối nay con có rỗi không?”. Giọng ông Thu vang lên.

“Có ạ, có việc gì ba cứ nói đi”. Gia Hảo nhướn mắt nhìn bên ngoài cửa ô tô, phải còn đoạn nữa mới tới.

“Là thế này, chú Ngô đang sửa nhà nên định mượn kho của nhà ta để chứa đồ. Ta và mẹ con đồng ý rồi, cũng nhân cơ hội này dọn dẹp cho sạch sẽ. Sáng nay ba xuống xem qua thấy nhiều đồ của con lắm, toàn là băng đĩa, sách báo gì gì đó, đựng vào mấy thùng giấy mới hết”.

“Để tối con qua thu dọn vậy”.

Gia Hảo ngắt điện thoại và rồi lại tập trung vào những bài góp ý. Sắp đến nơi rồi, cô tháo thẻ ngành nhét vào trong túi và dặn dò Đàm Áo: “Anh đỗ xe ở trước cổng chợ đầu mối, chúng ta sẽ đi qua cổng sau của chợ. Nhớ mang theo máy quay hình là được, giấu thật kỹ, không được huênh hoang.

“Ừ”.

Chẳng mấy chốc hai người tìm thấy nhà hàng ấy. Mặt tiền không rộng, nằm chen giữa cửa hàng thực phẩm và quán trà sữa.

Gia Hảo vừa bước đến cửa quán thì một người đàn ông tay cầm điếu thuốc lá chạy ra vồn vã hỏi: “Người đẹp muốn ăn cơm à?”

“Vâng”.

Gia Hảo và Đàm Áo nhìn nhau ra hiệu, họ chọn một bàn còn khá sạch sẽ ngồi xuống.

Người đàn ông ấy cầm cuốn thực đơn bết đầy dầu mỡ ném lên mặt bàn: “Gọi món đi!”.

Gia Hảo nhìn Đàm Áo nói: “Anh gọi đi, tôi đi vệ sinh đã!”. Đàm Áo hiểu ý, anh giở cuốn thực đơn ra vẻ như đang nghiên cứu. Gia Hảo tranh thủ không ai để ý chạy tuột vào trong bếp và chuẩn bị băng ra sân sau thì bị một người phụ nữ béo ục ịch chặn lại. Bà ta cau mặt khó chịu hỏi với cái giọng khàn khàn: “Cô làm gì ở đây?”.

“Tôi đi vệ sinh”. Gia Hảo giải thích.

“Nhà vệ sinh ở bên kia, tại sao cô lại chạy sang bên này. Đi đi… đi đi!”. Bà ta vừa đẩy cô vừa lớn tiếng nói với cậu nhân viên phục vụ ở bên ngoài bằng giọng địa phương khó hiểu.

Bị giám sát chặt quá Gia Hảo đành buông xuôi, coi như không có chuyện gì xảy ra đi thẳng đến nhà vệ sinh. Chuẩn bị đẩy cửa bước vào thì cánh cửa bật ra và một người cúi gầm mặt bước ra.

Gia Hảo không tránh kịp nên đâm sầm vào người ấy. Liếc nhìn người ấy, Gia Hảo sửng sốt nắm lấy tay cô gái ấy: “Sao cậu lại ở đây hả?”.

Đối phương nghe thấy liền ngẩng đầu lên và khuôn mặt cũng lộ vẻ ngạc nhiên không kém: “Là cậu à?”.

Khuôn mặt trắng trẻo, đường nét thanh tú, mái tóc đen óng, cằm nhọn… Người ấy không phải ai khác chính là An Tiểu Đóa.

Lúc nãy bà béo đi đến nhìn cô như là phòng trộm.

Tiểu Đóa dịch sát vào người Gia Hảo, mặt đối mặt và lúng búng nói:“Ngẫu nhiên quá, ở đây cũng gặp được cậu…?”.

Gia Hảo nhận thấy Đóa có điều gì đó không được thoải mái, định hỏi thì bị Tiểu Đóa ra hiệu bằng mắt đừng nói gì cả. Chỉ thấy cô nhanh chóng kéo khóa túi ra rồi lại kéo phắt lại.

Gia Hảo ngỡ minh đang bị hoa mắt.

Đóa mỉm cười: “Đừng có đứng chắn ở đây nữa, bà chủ quán mắng cho bây giờ. Chúng ta ra ngoài nói chuyện đi”.

“Ừ”. Bám nghiến lấy vai Đóa, Gia Hảo gần như là ôm gọn lấy cô đẩy ra ngoài, ráng hết sức lấy thân mình che tầm nhìn của người đằng sau.

Trong quán tràn ngập giọng nói khôi hài của Đàm Áo. Anh chỉ vào mấy món ăn hỏi những câu tai quái khiến cho nhân viên phục vụ tức giận mà chẳng làm đượcgì.

Ra mãi xa, Gia Hảo mới dừng bước kéo chiếc túi Đóa đang xách mở ra xem. Trong lồng túi chật hẹp có hai chú cún con to hơn nắm đấm đang nằm chồng lên nhau. Hai chú cún này chắc đựợc mấy ngày tuổi vì mắt còn chưa mở.

“Ơ…thế này… là thế nào… Cậu…?” Cô nhanh chóng lấy lại được bình tĩnh: “Bắt chúng ở trong quán ăn kia đúng không?”

Đóa gật đầu: “Đó là một quán ăn trá hình!”.

Gia Hảo thấy vấn đề nghiêm trọng nên kéo thật nhanh Đóa ra chỗ để xe. Trước hết là phải để cho hai chú cún được thở ngon lành, sau rồi nghe Đóa kể đầu đuôi sự việc. Hóa ra, con chó hoang bị ngược đãi được đăng ở trên blog ấy vừa sinh được ba chú cún con. Người làm trong quán tai quái bắt ba con chó con về, đầy đọa khiến một con bị chết. Chó mẹ mất con nên ngày nào cũng loanh quanh ở cửa quán sủa ầm ĩ. Cuối cùng là bị họ buộc vào xe kéo lê chạy.

“Thế con chó mẹ giờ đâu rồi?”.

Đóa lắc đầu: “Hôm nay tớ cũng không nhìn thấy, có khi bị giấu mất rồi. Kéo lê lết thế, da thịt toe toét, máu chảy nhiều lắm… À phải rồi, cậu vào đó ăn cơm à?”.

“Đâu có, cũng vì chú chó ấy tớ mới đến đấy chứ”. Gia Hảo nói sơ qua về việc của mình.

“Giời ạ, xem ra tớ và cậu có duyên với nhau lắm”. Tiểu Đóa nhẹ nhàng vuốt ve chú cún, cười nói.

Gia Hảo cũng có cái cảm giác ấy: “Phải rồi, sao cậu lại ở đây? Trước kia không phải đang ở thành phố B đấy sao?”.

“Mình mới xin được việc làm mới nên chuyển về đây sống”.

“À, hóa ra là thế”. Gia Hảo ngẫm nghĩ rồi nói: “Cậu sống ở đâu? Cho tớ số điện thoại đi”.

An Tiểu Đóa ừ một tiếng rồi móc túi lấy điện thoại ra hỏi số của Gia Hảo rồi bấm số gọi. Nghe có chuông reo tắt ngay: “Lần trước gặp, cậu bảo là đi công tác, tớ cũng chẳng nghĩ ra xin số điện thoại của cậu. Nếu không mấy hôm nay chẳng buồn chán thế này”.

Gia Hảo cười: “Cậu làm gì hả?”.

“Tớ làm phiên dịch”. Tiểu Đóa nhìn hai chú cún rồi nói: “Phải rồi, cậu giúp tớ một việc được không?”.

“Việc gì vậy?”.

“Tớ muốn nuôi hai chú cún này, nhưng đang ở nhà của công ty. Bạn ở chung không cho tớ nuôi chó, tớ muốn gửi ở nhà cậu mấy hôm. Tìm được nhà mới sẽ đón đi ngay”.

“Được, không vấn đề gì”. Gia Hảo vui vẻ nhận lời: “Mong là sớm tìm được chó mẹ, bị thương nặng thế cần phải chữa trị ngay”.

“Ừ”. Tiểu Đóa giơ tay lên nhìn đồng hồ: “Nhiệm vụ gian khó này giao lại cho cậu nhé. Tớ phải đi gặp sếp đây. Tớ đi trước nhé, có gì nhớ gọi điện. Tìm được chó mẹ nhớ báo cho tớ biết một tiếng”.

“Được rồi”. Gia Hảo giơ tay đón lấy hai chú cún. Tiểu Đóa đi rồi cô gọi điện cho Đàm Áo: “Có gì mới không?”

“Chưa có gì. Cô đừng tới đây nữa, tôi cũng rút rồi”. Hình như Đàm Áo đang vừa đi vừa nói, thấy ồn ã lắm, nghe không rõ lời. Lát sau quay lại xe, ngồi yên ổn vào chỗ anh sững người lại: “Hai chú cún này ở đâu ra thế?”.

“Vừa lấy trộm ở trong quán ấy đấy. Chó mẹ không tìm thấy nhưng lại cứu được hai chú cún con”. Sau rồi cô thuật lại tỉ mỉ từng chi tiết mà Tiểu Đóa nói cho Đàm Áo nghe.

“Chúng đáng thương quá”. Đàm Áo giơ tay gõ gõ nhẹ vào đầu hai chú cún và hỏi Gia Hảo: “Giờ tính sao? Trên đường ra đây tôi tranh thủ đi quanh một vòng, cũng hỏi han mấy người nhưng không ai nói nhìn thấy con chó ấy cả”.

“Phải theo dõi thôi. Chúng ta thay phiên nhau theo dõi”.

“Ok”. Đàm Áo nhất trí: “Để tôi đi mua hai cốc mì tôm, chúng ta ăn tạm vậy. À mà nói cho cô biết nhé, may mà chúng ta không ăn ở cái quán đấy, chứ lúc nãy có người vào gọi đĩa mì xào ăn vài miếng phải bỏ đấy. Đố cô biết vì sao? Tôi nhìn thấy suýt nôn đấy, hai con gián vừa to vừa béo nằm chềnh ềnh trên đĩa mới sợ chứ”.

“Anh quay lại chưa?” Gia Hảo vội tóm lấy hỏi.

“Đương nhiên là có rồi. Điều này mà tôi không biết thì làm sao đi săn tin được hả?” Đàm Áo đắc ý chọn vài kiểu ảnh cho cô xem: “Tôi sẽ kiện Cục Vệ sinh an toàn thực phẩm cho mà xem. Với loại quán bẩn ấy thì chẳng cần người bị hại đứng ra làm chứng”.

Gia Hảo bỗng nảy ra ý hay: “Anh làm tốt lắm. Giờ đi mua mì đi”.

Đàm Áo mở cửa ra đi mua. Thấy bóng anh đi xa xa, cô nhấc điện thoại gọi cho Thiếu Hàng: “Anh có quen ai ở Cục Vệ sinh an toàn thực phẩm không?”.

“Có. Có việc gì à?”.

“Em muốn khiếu nại một quán ăn mất vệ sinh. Cho khách hàng ăn mì xào gián. Anh bảo họ đến kiểm tra nhanh lên nhé”.

Thiếu Hàng giật bắn mình: “Quán nào thế? Em ăn phải gián à?”.

“Không phải là em”, nghe thấy giọng hoảng hốt của Thiếu Hàng cô phì cười: “Bọn em gọi điện khiếu nại rồi. Anh nhớ giục họ kiểm tra nhé, chứ em chẳng tin hiệu quả làm việc của họ chút nào”.

“Ừ. Không phải em là tốt rồi, nhắn tin tên và địa chỉ quán cho anh nhé”.

Gia Hảo chần chừ chút rồi nói: “Tối nay về bên ba mẹ em ăn cơm nhé. Em nói với ba tối nay sẽ về dọn đồ đấy”.

“Ừ”.

Ngắt điện thoại xong, Gia Hảo lo lắng nhìn hai chú cún đang ngủ lăn lóc. Lúc nãy chưa cân nhắc gì đã nhận lời Tiểu Đóa, nhưng mà chúng bé thế này lại còn yếu nữa, để ở nhà không ai chăm sóc sao được. Nghĩ mãi cuối cùng cố quyết định gửi ở nhà ba mẹ mình.

Hơn hai giờ chiều vẫn chưa có tung tích gì của chó mẹ, cô lo hai chú cún đói nên lái xe ra một siêu thị gần đó mua sữa bò thanh trùng cho chúng uống. Sau đó tạt qua một hiệu thuốc lớn mua hai chiếc bình nhựa chuyên đựng thuốc với ý định về nhà đổ sữa vào cho chúng uống.

Lúc ấy, Đàm Áo gọi điện thông báo tình hình thực tế, Cục An toàn thực phẩm đã đi kiểm tra quán ăn đấy rồi. Nghe giọng thấy rõ anh đang rất hào hứng.

Gia Hảo bật cười: “Họ đến là tốt rồi”.

“Đúng thế, quá nhanh, nhanh hơn cả tưởng tượng của tôi!”

Cô cười và nói:“Thôi được rồi, thông báo đã xong, anh tiếp tục theo dõi đi”.

“Yes, madam”.

Cho cún con uống sữa xong, cô ôm lấy máy tính xách tay ngồi trên ghế sô pha trong khu tập thể viết bài, đính kèm theo cả ảnh Đàm Áo chụp. Chuẩn bị gửi đi thì chuông điện thoại reo, biết là Quan Thiếu Hàng gọi cô vội nghe ngay: “Họ đi kiểm tra rồi anh ạ, người anh nhờ làm việc có hiệu quả đấy”.

Cô nói với giọng vô cùng vui vẻ, nhưng nghe xong lời của Thiếu Hàng nụ cười trên mặt cô tiêu tan ngay. Mãi sau mới lắp bắp nói: “Em biết rồi… vâng, không có chuyện gì nữa đâu”.

Hai chú chó con nằm nhoài trên ghế sô pha ngủ ngon lành. Cô im lặng nhìn và giơ tay vuốt ve đầu chúng: “Hai chú cún sẽ không bao giờ được gặp lạt mẹ mình nữa rồi.

Gắng lấy lại tinh thần cô thông báo ngay cho Đàm Áo biết: “Thôi rút đi, con chó đấy chết rồi”.

“Hả? Có việc gì à?” Đàm Áo sửng sốt hỏi.

“Người của Cục Vệ sinh an toàn thực phẩm đã phát hiện thấy xác con chó ấy ngâm trong thùng nước”.

“Mẹ nó, đúng là đồ cầm thú”. Đàm Áo lớn tiếng chửi.

Càng nghĩ càng tức nên cô quyết định viết lại bài, miêu tả toàn bộ câu chuyện đánh đập chó rồi gửi cho Trưởng ban và sao cho Đàm Áo một bản. Trong lúc viết bài trong đầu cô cũng nung nấu một ý nghĩ khác, cô lập một file văn bản mới và bắt tay viết một bài khác.

Không biết thời gian trôi qua bao lâu, chỉ đến khi tiếng chó rên ư ử ngắt mất mạch suy nghĩ thì cô mới nhận ra một chú cún bị rơi xuống dưới đất. Cô vội vàng ôm lấy nó kiểm tra cẩn thận, thấy không làm sao mới yên tâm làm tiếp.

Thời gian không còn sớm, cô vội lưu văn bản lại, tắt máy tính và nhanh nhanh chóng chóng thu dọn về nhà.

Về đến nhà đã gần 7 giờ tối. Ba mẹ nhìn cô với ánh mắt trách móc, bà Dĩnh nói: “Rõ ràng nói là về dọn kho thế mà không buồn về sớm hơn một tí.

Gia Hảo cười xin lỗi rồi chạy tọt vào trong phòng mình lấy một cái thùng nhỏ mang ra. Cô lót một cái chăn mỏng mềm rồi đặt hai chú cún vào trong.

“Giờ con sẽ đi dọn”. Cô cởi áo khoác ngoài ra.

“Con ăn chưa?” ông Thu hỏi.

“Dạ chưa ạ”.

“Thế thì ăn cơm đã. Con gọi cho Thiếu Hàng đi, gọi nó lên ăn cùng”.

Gia Hảo ngẩn người: “Anh ấy đang ở trong kho ạ?”.

“Ừ. Nó thấy muộn thế này con vẫn chưa thèm về nên vào đó dọn hộ con đấy”.

“Dạ, để con xuống kho xem sao”. Gia Hảo ra ngoài cửa thay dép lê: “Ba mẹ cứ ăn cơm trước đi, không phải đợi chúng con đâu”.

Kho ở tầng một. Gia Hảo vội vàng chạy xuống dưới, chưa đến cửa kho đã nghe thấy giọng Thiếu Hàng đang nói chuyện điện thoại.

Cô gõ cửa bước vào, anh nhìn cô gật đầu ra hiệu cho cô đống đồ để trên sàn nhà.

Mấy thùng giấy được xếp gần nhau, bên ngoài được đánh số thứ tự và ghi tên rõ ràng. Cô nhìn lướt quanh, quả thực cô không hề nghĩ rằng có nhiều thùng đến thế. Giờ thì hiểu rồi, anh không chỉ xếp gọn và viết tên thùng của Trì Gia Hảo vào mà xếp và ghi cả thùng của Trì Gia Ưu.

Gia Hảo nhìn hai cái tên với cùng một nét bút gượng cười.

“Em mới về à?” Gọi điện xong anh đi đến bên cô.

“Vâng. Sao không đợi em về rồi hãy dọn”.

“Rảnh nên tranh thủ làm cho xong. Dù gì bên ngoài các thùng đều ghi tên em nên anh tranh thủ xếp ra trước”. Cô mở một thùng có ghi tên Trì Gia Ưu hào hứng nhìn.

“Ôi sao nhiều băng đĩa thế!”.

“Hả?” Gia Hảo tiện mồm đáp: “À phải, chị ấy hồi đấy rất thích mua băng đĩa mà”.

Thiếu Hàng với một cái đĩa nhìn chăm chú: “Lưu Nhược Anh? Thích nghe cô ấy hát à?”.

Giọng anh khe khẽ như là đang lẩm bẩm một mình. Gia Hảo không biết vì sao thấy tim mình xao động: “Em cũng thích mà. Anh nghe cô ấy hát bao giờ chưa?”.

“Nghe rồi. Hồi đại học rất thích ca khúc Yêu em vô cùng”.

“Yêu em, yêu em vô cùng vì thế anh tình nguyện, anh bằng lòng để cho em đi dến nơi có hạnh phúc hơn”. Gia Hảo cất tiếng hát.

“Phải rồi, chính là bài hát đấy”. Quan Thiếu Hàng bất giác khen cô: “Em hát hay đấy chứ, chỉ có điều hiếm khi hát cho anh nghe”.

Gia Hảo giả vờ như không nghe thấy gì.

Thiếu Hàng lấy một chiếc đĩa khác chăm chú nhìn mục lục.

“Anh thích không?” Gia Hảo không kìm được lòng mình lên tiếng hỏi.

Thiếu Hàng gật gật đầu, nhìn cô như là đang có gì muốn nói: “Anh nhớ là Gia Ưu rất thích bài hát này”.

“Vâng. Em cũng thích mà!” Gia Hảo tưởng như tim mình đang đập thình thịch trước ánh mắt sâu thẳm của anh.

Anh ngẫm nghĩ một chút rồi khe khẽ ngâm nga. Giọng cao trầm vang lên nghe chẳng khác gì ca sĩ chuyên nghiệp.

Gia Hảo cũng không kìm được lòng hát theo, hát xong cô nói: “Bài hát xưa rồi nhưng nghe vẫn hay! Sao anh thuộc lời thế nhỉ?”.

“Tất nhiên là có nguyên nhân rồi!” Anh trả lời với vẻ bí ẩn.

Gia Hảo hỏi thế nào anh cũng không chịu nói.

Mấy ngày nữa là đến ngày quốc tế lao động. Ba Dĩnh hào hứng hỏi hai vợ chồng có kế hoạch gì cho ngày nghỉ dài không. Gia Hảo thờ ơ không nói, quay sang nhìn Thiếu Hàng: “Em được nghỉ. Anh có được nghỉ không?”.

Anh nói với giọng có lỗi: “Hình như anh phải đi công tác”.

“Vâng, không sao đâu mà”. Gia Hảo cúi đầu cắm cúi ăn cơm. Bà Dĩnh nhăn mày, trừng mắt nhìn Gia Hảo rồi quay sang cười nói với con rể: “Công việc đương nhiên rất quan trọng, nhưng cũng đừng thế mà xao nhãng cuộc sống. Con phải biết kết hợp làm việc với nghỉ ngơi chứ. Hãy tự thưởng cho mình một kỳ nghỉ thư giãn dài. Như thế không phải là lãng phí thời gian dâu nhé đó là để chúng ta có sức làm được nhiều việc quan trọng hơn”.

“Con biết rồi ạ, mai con sẽ thu xếp cụ thể, nếu phải đi công tác thì cũng chỉ mất vài ba ngày thôi. Hảo à, em có muốn đi đổi gió không? Em muốn đi đâu nào?”.

Gia Hảo trợn mắt trợn mũi nuốt hết miếng cơm trong mồm rồi nói: “Ôi giời, đi như thế gấp lắm. Anh còn phải đi công tác, nếu có kết hợp đi du lịch cùng em liệu anh có đủ sức không hả? Thôi mà, du lịch tính sau. Mà mấy ngày lễ tết đi đâu cũng thấy người, mệt mỏi lắm. Việc gì phải buộc mệt mỏi vào người nữa nhỉ?.

“Trời… cái con bé này”. Bà Dĩnh không buồn nói với con gái nữa.

“Thế cũng được. Năm nay em chưa nghỉ phép, vợ chồng mình sẽ cân nhắc thời gian rồi cùng nhau đi nghỉ mát”. Quan Thiếu Hàng vội vàng làm dịu bầu không khí.

“Phải đấy. Nhắc đến nghỉ mát”, bà Dĩnh đang bực chuyển sang vui: “Các con còn chưa đi nghỉ tuần trăng mật nhỉ? Mẹ nhớ là thế mà!”.

“Tuần trăng mật? Chuyện đó qua lâu lắm rồi ạ!”. Gia Hảo ngây ngô hỏi: “Giờ còn nhắc đến chuyện đó làm gì chứ?”.

“Không nên nói như thế. Hồi ấy do con ốm nên mới không đi thôi. Cũng chính vì không đi được. Các con lấy nhau được mấy năm rồi còn gì. Người ta năm đầu tiên đã tay bế tay bồng còn mình thì…?”.

“Hồi ấy con lấy chồng mới có bao nhiêu tuổi ạ? Còn quá trẻ việc gì phải vội vàng có con ạ?”.

“Giờ thì sao? Giờ đâu còn trẻ nữa, cũng đến lúc phải có rồi đấy”. Bà Dĩnh vội tóm ngay thóp, biết là không thể thuyết phục được con gái nên bà chuyển mục tiêu sang chàng rể: “Hàng à, vợ con không hiểu nên đừng có việc gì con cũng chiều theo nó. Con thấy đấy, giờ bao nhiêu thói hư tật xấu… toàn là do con nuông chiều sinh hư! Năm nay đừng có như vậy nữa, ta và ba con chờ bế cháu mỏi cả mắt rồi đấy. Mẹ nghĩ ông bà thông gia bên nhà cũng suy nghĩ như ba mẹ bên này thôi, vợ con không hăng hái, con chịu gắng đảm đương, cố lên nhé!”.

“Vâng, cứ để anh ấy cố gắng một mình nhé”. Gia Hảo đáp với vẻ không hài lòng.

“Con nói năng kiểu gì thế hả? Đúng là không biết giữ mồm giữ miệng gì cả”, Ông Thu vội lớn tiếng quở mắng con gái trước mặt vợ.

Thiếu Hàng dở khóc dở cười nhìn gia đình vợ.

“À này, hai con cún kia là thế nào đấy?” Thấy tình hình căng thẳng, ông Thu vội đánh lạc hướng.

“Dạ, con muốn gửi hai con cún này ở đây vài ngày ạ”.

“Ở đâu ra thế?”. Bà Dĩnh hỏi.

“Con nhặt được ạ”. Gia Hảo thở dài. “Ba mẹ lại phải vất vả trông nom rồi. Cho ăn là lích kích nhất, còn mọi thứ thì không vấn đề gì, quan trọng là phải chú ý giữ ấm cho chúng. Vài bữa nữa con sẽ đến đón”.

“Con định nuôi à?”.

Gia Hảo chỉ lắc đầu, không nói gì.

“Thôi được rồi, cứ để đây đi, chúng ta không để chúng đói đâu”.

“Cảm ơn ba mẹ!”

“Muốn cảm ơn thực lòng thì hãy nghe những gì mẹ nói lúc nãy nhé!”.

Gia Hảo và Thiếu Hàng nhìn nhau, im lặng cúi đầu chăm chú ăn cơm.

Đã nửa đêm rồi mà Gia Hảo vẫn ngồi bệt trên sàn phòng đọc thu dọn đống đồ cũ. Ăn xong cơm, hai vợ chồng dắt díu nhau về nhà tống mấy thùng đồ cũ ở trong kho vào trong cốp xe tha về nhà.

Thùng đồ được dán kỹ bằng băng dính, có đánh số thứ tự. Cô thấy trong đống thùng ghi tên Trì Gia Hảo có thiếu một thùng đề số thứ tự số bốn.

Có lẽ là để quên ở trong nhà kho. Cô chẳng buồn quan tâm, mở một thùng để trên cao nhất ra xem.

Một cuốn tập ký họa rất bắt mắt, cô tiện tay lật giở vài trang ra xem.

Hồi ấy rất ghét môn chính trị vì thấy môn này khô khan, khó hiểu. Mỗi lần nghe giảng môn này là đặt sách dựng đứng trên mặt bàn học còn mình thì cắm cúi vẽ tranh châm biếm. Mấy lần bị thầy giáo phát hiện bắt lên phòng giáo vụ nghe phê bình.

Nghĩ dến đây cô phì cười.

“Em đang xem gì thế?”. Anh từ trong nhà tắm đi ra, mình vẫn cuốn chiếc khăn tắm trắng, mái tóc ướt rượt.

Gia Hảo gập cuốn tập lại, tìm cách đánh lạc chủ đề: “Anh đã dùng sữa tắm em mới mua chưa? Anh thích mùi đấy không?”

Anh xoa xoa đầu cô trả lời: “Thích, mùi của biển cả mà”.

“Biết ngay anh thích mà”. Cô vội nắm lấy tay anh, nhưng cảm thấy có điều gì không ổn. Cô xòa tay anh ra thấy lòng bàn tay có một vết xước khá sâu. “Anh làm sao thế?”.

“À, anh va phải cái then cửa nhà kho”.

“Sao lại không cẩn thận thế!”.

Gia Hảo ngồi dậy định bụng đi lấy miếng dán thì bị anh chặn lại: “Em cứ thu dọn đi, chưa xong đúng không?”.

“Cũng sắp xong rồi. Anh đi ngủ trước đi”. Gia Hảo dặn dò: “Anh nhớ sấy tóc khô vào đấy. Anh bị bệnh đau nửa đầu sau này đừng có gội đầu muộn nữa”.

Anh mỉm cười ngồi xuống cạnh cô: “Em thấy ý mẹ thế nào?”.

“Cứ để mọi việc theo tự nhiên thôi, chúng mình còn trẻ mà”. Gia Hảo cúi đầu, rồi chưa kịp để cho anh có phản ứng liền hỏi lại mà trong lòng cảm thấy bất an: “Anh nghĩ thế nào?”.

“Ừ, cứ để mọi việc phát triển theo tự nhiên thôi”. Thiếu Hàng nhếch nhếch môi nói: “Có nhiều việc không miễn cưỡng được!”.

Gia Hảo lưỡng lự nhìn sắc mặt của anh: “Miễn cưỡng? Em có thấy gì là miễn cưỡng đâu nhỉ? Anh đừng có hiểu nhầm…”.

“Anh hiểu em vẫn chưa chuẩn bị tâm lý sẵn sàng”. Quan Thiếu Hàng ôm lấy vai cô: “Chủ đề này chúng ta bàn bạc sau nhé, em tranh thủ dọn đồ đi”.

Anh đứng dậy dợm bước đi thì ánh mắt lướt nhìn thấy thùng đồ cô đang mở. Trong giây lát cái cái ánh mắt ấy có sự thay đổi thoáng qua kỳ lạ, anh khom lưng lấy một thứ trong đó ra và đặt nhẹ nhàng lên lòng bàn tay vuốt ve.

“Hộp ngựa đu qua này…”.

Gia Hảo nhìn một cái bỗng thấy trong lòng bồi hồi. “Ơ, không ngờ nó vẫn còn?”.

Thiếu Hàng nhìn cô, rồi cười trở lại: “Ừ, không ngờ thật, anh cứ nghĩ là em vứt nó rồi”.

“Vứt sao được. Hộp nhạc này đẹp, tinh tế, mà bên ngoài hiếm chỗ bán lắm”.

Thiếu Hàng vặn dây cót vài vòng, nhíu mày nói: “Hỏng rồi ư?”.

“Vâng, không cẩn thận nên bị rơi xuống nền nhà, sau đó chẳng thấy kêu gì cả”.

“Em đã nghe bài hát ở trong hộp đấy chưa?” Quan Thiếu Hàng như là nghĩ ra việc gì quan trọng, vẻ mặt nể phục, hai mắt sáng long lanh nhìn cô.

Cô ngớ người ra, lắp bắp nói: “Chẳng còn ấn tượng gì…”.

Nghe xong, Thiếu Hàng nhíu mày nhăn trán.

Thấy anh có vẻ không vui, cô liền nhắc nhở: “Anh biết em bị mất trí nhớ còn gì, em quên rất nhiều chuyện”.

Không khí bỗng dưng như ngừng lại.

“Anh thấy, những việc cần nhớ thì em lại quên, những việc cần phải quên thì em lại nhớ rất dai. Hảo à, có phải là em cố tình hay không?”.

Bỗng chốc cô nổi giận đùng đùng: “Cái gì là em nhớ dai hả? Em quên nhất là cái gì? Lẽ nào em thích mình bị mất trí nhớ à?”.

“Em bị mất trí nhớ thật sao?”.

Anh nhìn cô rồi cho hộp ngựa quay vào trong thùng giấy, quay người đi vào phòng đọc, để lại cô đứng đó trợn tròn mắt kinh ngạc.

Ngày thứ tư của kỳ nghỉ tết lao động 1 tháng 5, Gia Hảo nhận được điện thoại của Tiểu Đóa rủ đi làm tình nguyện cho một trung tâm hỗ trợ chó mèo hoang.

Cô vui mừng đi ngay, không ngờ đến nơi mới biết còn có một người quen nữa cũng đang ở đấy.

Nhìn thấy cô Cảng cũng rất bất ngờ, liền nói: “Cô chính là vị khách bí mật mà An Tiểu Đóa nói à?”.

Trong lòng cô thoáng chút lo lắng: “Đúng thế. Sao cậu lại đi cùng anh ta hả?”.

An Tiểu Đóa tròn xoe đôi mắt vô tội, đen láy như hạt nhãn: “Ơ, thế hai người quen nhau à?”.

“Tất nhiên rồi, đây là Trì Gia Hảo, vợ của bạn tôi mà”, Tiểu Cảng nói thẳng băng, “thế giới này thật nhỏ bé. Trước đây tôi có nghe thấy một công trình nghiên cứu nói về hai người nào đó bất kỳ hoàn toàn có thể xây dựng được mối quan hệ thông qua bảy người khác. Lúc đầu tôi không tin, nhưng giờ thì tin thật rồi…“.

Cảng thao thao bất tuyệt nói, không hề đề ý đến khuôn mặt trắng bệch của Gia Hảo và khuôn mặt có in dấu chấm hỏi to đùng của An Tiểu Đóa.

“Cậu…”.

An Tiểu Đóa vừa cất lời đã bị Gia Hảo chen ngang: “Tiểu Đóa à, công ty của Cảng bóc lột sức ghê lắm đấy. Vào rồi có hối hận không hả?”.

Tiểu Đóa bèn nuốt câu nói vào trong rồi lẩm bẩm: “Mình làm chưa lâu, nhà gần công ty thuê đắt lắm, lại không cho nuôi chó nữa”.

Cảng vội nói: “Ấy đừng. Khó khăn lắm công ty mới có một nhân viên xinh đẹp như người mẫu thế này vào làm. Nhà không được nuôi chó á? Việc này cứ giao cho tôi”.

Gia Hảo không nén nổi bèn nói: “Cảng này, đừng có bốc phét nữa. Nhớ mà làm không xong thì tôi sẽ thay người đẹp xử lý đấy”.

“Ôi chị dâu ơi, sao chị coi thường thằng em này thế? Tuy là mọi thứ em không bì được với anh Hàng, nhưng gì gì em cũng khá xuất sắc đấy. Chị đừng có lấy tiêu chuẩn của anh Hàng áp đặt lên đàn ông toàn thế giới này nhé”.

Cảng nói một tràng khiến cho hai cô gái cười sằng sặc. Cảng được gọi đi giúp bác sĩ thú y tiêm phòng cho chó, còn Tiểu Đóa kéo Gia Hảo đi xem việc làm chuồng cho lũ chó.

Chốc chốc Tiểu Đóa lại lén liếc nhìn Gia Hảo, và rồi không nhịn được nữa liền lên tiếng: “Cậu là Trì Gia Hảo hay là Trì Gia Ưu đấy?”.

Trong chốc lát, Gia Hảo không biết phải giải thích thế nào cho thấu tình đạt lý. Vô tình gặp gỡ Đóa ở nơi xa lạ và rồi nghĩ rằng sẽ không còn cơ hội gặp lại nhau nên cứ để mặc muốn sao thì sao. Ai ngờ, người tính không bằng trời tính, họ không chỉ gặp lại nhau mà còn gắn bó nhiều hơn vì những chú chó.

Tiểu Đóa vẫn quyết truy hỏi đến cùng: “Rốt cuộc là chuyện gì xảy ra hả?”.

“Đóa à, lát nữa có rảnh không?” Gia Hảo cố gắng điều chỉnh giọng nói của mình cho thật vui: “Chúng ta kiếm nơi nào nói chuyện nhé”.

Tiểu Đóa nhận lời, địa điểm do chính cô ấy lựa chọn, ở một con phố nhỏ gần công ty cô ấy. Quán cà phê chật hẹp, không bắt mắt. Nếu không phải do Tiểu Đóa dẫn đường chỉ lối thì cô thực sự không biết được quán cà phê này vẫn đang kinh doanh bình thường.

Đẩy cánh cửa gỗ dày cộp bước vào trong, mùi hương cà phê thơm nồng sực lên tận mũi, không gian chật hẹp bừa bãi. Hai chiếc ghế sô pha bằng vải và bốn cái bàn nhỏ đặt ở giữa phòng, chỗ nào cũng thấy sách và báo chí.

“Cậu đợi tí nhé”. An Tiểu Đóa lấy từ trong tủ ra chiếc tạp dề dành cho nhân viên phục vụ khoác lên người.

Gia Hảo nhìn từ đầu xuống chân Đóa: “Cậu…”.

“À, quán này của bạn mình, rảnh rỗi toàn tới đây ăn chực bánh ngọt thôi”. Tiểu Đóa kéo cô vào trong gian bếp bé xíu: “Ở đây không có khách. Tớ sẽ đãi cậu cốc cà phê do chính tớ pha, rồi cậu phải nói cho tớ biết điều gì xảy ra”.

“Nói ra dài lắm”. Gia Hảo cầm cốc cà phê làm bằng sứ màu trắng, còn nóng nên hơi bốc lên nghi ngút, cúi sát vào cốc nên hàng mi dài cong vút hình như cũng bị một lớp sương mù bao phủ, ướt át. Cà phê pha theo kiểu của Đóa đượm mùi sữa thơm, làm tiêu tan mọi áp lực, buồn chán trong lòng. Đứng trước vị khán giả đặc biệt này, cô chậm rãi kể hết mọi việc xảy ra mà cô chưa hề nói với ai. Cô kể với giọng thật bình tĩnh, không để cho tình cảm đan xen vào nhiều.

“Tớ không phải là Trì Gia Hảo. Em gái tớ đã mất cách năm năm vì tai nạn xe hơi. Hôm ấy hai chị em tớ cũng được đưa đến bệnh viện và rồi chỉ có mỗi tớ sống sót. Nhưng ba mẹ bắt tớ phải đóng giả thành em gái mình. Lúc ấy đầu tớ đang bị tụ huyết nến không nhớ nổi nhiều việc. Đến lúc tỉnh ra thì mọi việc đã muộn mất rồi”.

“Vì thế cậu trở thành Trì Gia Hảo, cậu thừa hưởng tên của em gái mình, thừa hưởng cả học lực, cuộc đời của cô ấy sao?”. An Tiểu Đóa hỏi cô với giọng nói toát lên sự kinh ngạc tột độ. Cô không hiểu và nghi ngờ, nhíu mày hỏi tiếp: “Ba mẹ cậu cũng nhận lầm à? Lẽ nào lúc xảy ra chuyện hai chị em ăn mặc giống hệt nhau sao?”.

Tiểu Đóa nói trúng tim đen, Gia Ưu thẩn người ra, mãi lâu mới nói. “Họ cố tình làm vậy đấy”.

Tiểu Đóa há hốc mồm không nói được câu nào.

Trì Gia Ưu cười khinh: “Không thể tin được đúng không?”.

“Quá hoang đường, bố mẹ cậu đúng là quá hoang đường”. Tiểu Đóa ngừng lại trong giây lát rồi nói tiếp: “Nhưng…”.

“Nhưng sao…?”.

“Cậu thay thế Trì Gia Hảo thế này, Quan Thiếu Hàng có biết không?”

Cô lắc đầu, vẻ mặt u ám.

“Thế tại sao anh ấy lại lấy cậu?”.

Gia Hảo ngớ ra: “Tớ không hiểu cậu nói gì, tại sao anh ấy lại không lấy tớ được hả?”.

“Tớ không thể nào hiểu nổi”. An Tiểu Đóa nhăn mặt, ngồi trên chiếc ghế xoay cao xoay một vòng và lẩm bẩm: “Anh ấy chẳng có lý do gì để lấy Trì Gia Ưu cả? Lẽ nào mình hiểu nhầm à?”.

Đầu cô rối tung như tơ vò: “Cậu lẩm bẩm gì thế?”.

An Tiểu Đóa xoay một vòng nữa rồi ngồi ngay ngắn định bụng hỏi tiếp thì tiếng chuông điện thoại reo lên dồn dập: “Thôi cậu nghe điện thoại trước đi”. Nhìn biết ngay là số máy bàn nhà chồng, cô suy xét lẽ nào Thiếu Hàng đã đi công tác về. Vội cầm máy nghe điện thoại thì đầu dây bên kia vang lên tiếng nói lo lắng của mẹ chồng: “Hảo à, Hàng có ở chỗ con không? Sao nó không chịu nghe điện thoại thế nhỉ?”.

“Anh ấy đi công tác rồi ạ. Giờ đã về đâu. Điện thoại chắc là đang bận nên không nghe thấy ạ”. Cô ngập ngừng hỏi: “Mẹ à, có việc gì gấp hay sao mà tìm anh ấy ạ?”.

“Lúc nãy hàng xóm nhà bà Chi gọi điện thoại báo bả ốm nặng lắm, rất muốn gặp Thiếu Hàng”.

“Bà Chi ốm ạ? Bị làm sao hả mẹ?”. Gia Ưu giật thót mình.

Bà Chi tên là Trần Xuân Chi, kể ra thì chính là ân nhân cứu mạng của Quan Thiếu Hàng. Năm Thiếu Hàng năm tuổi, trên đường theo mẹ về nông thôn dạy học, anh bị bọn buôn người bắt cóc. Cũng may là gặp được bà Chi lúc ấy ngoài năm mươi tuổi. Khi ấy bà thấy cậu bé sốt mơ mơ màng màng, liền dốc hết tiền trong nhà ra mua lại từ tay bọn buôn người. Bà đưa anh về nhà chăm sóc cẩn thận, đợi đến khi bình phục hoàn toàn thì đưa về bên ba mẹ cậu từ nơi rất xa. Gia đình anh vô cùng biết ơn bà nên yêu cầu anh gọi bà là bà nội. Bà Chi ở góa bao nhiêu năm nay, có mỗi cậu con trai thì lại chết đuối năm mười sáu tuổi. Từ ấy bà sống một thân một mình, không ai chăm sóc. Ba mẹ anh quý mến bà nên cứ nghỉ hè lại bảo con trai về đó ở cùng bà. Lâu dần quan hệ bà cháu ngày càng thắm thiết như quan hệ ruột thịt. Sau này đi làm bận quá và để tiện chăm sóc bà, anh nhiều lần mời bà về ở cùng nhưng đều bị bà từ chối.

“Mấy bữa trước bị ngã. Mới đầu không sao cả, nhưng rồi tối qua không ngồi dậy được. Hàng xóm nói là bà không chịu đi khám ở bệnh viện nên cứ cố chịu thế thôi. Bà lớn tuổi rồi, ngã là phiền toái lắm. Nói khó nghe một chút là đi ngay đấy. Bao nhiêu năm nay bà có đòi hỏi nhà mình điều gì đâu, giờ chỉ mong được gặp mặt Thiếu Hàng một lần… Thế mà không thể nào liên lạc được với nó. Giờ phải làm sao đây hả trời?”.

“Mẹ đừng lo, đừng lo mà, dể con nghĩ đã…” Gia Ưu ngẫm nghĩ rồi quyết định: “Thế này mẹ nhé, con sẽ hỏi công ty anh ấy xem có ai đi cùng không, chắc là liên lạc được thôi. Tiện thể mẹ đọc cho con địa chỉ của bà, con sẽ đến đó trước”.

“Con đi á?”. Mẹ chồng sửng sốt hỏi.

“Dạ. Con sẽ đi luôn bây giờ, chắc chắn sẽ đến nơi sớm hơn anh ấy. Tệ nhất thì con sẽ cùng anh ấy sẽ tiễn bà lần cuối cùng. Nhưng con nghĩ là tình hình chưa chắc đã tồi tệ thế đâu. Con sẽ tìm cách đưa bà đi khám bệnh”.

“Ừ, nhưng kiểu gì Thiếu Hàng cũng phải đi một chuyến. Người già khó bảo lắm, sợ con không nói nổi bà thôi”.

“Vâng, thôi cứ tùy cơ ứng biến mẹ ạ”.

Gia Ưu chẳng kịp nghe cao kiến của Tiểu Đóa vội vàng quay về nhà thu xếp vài bộ quần áo, xách va li lao thẳng ra ga xe lửa. Cũng vì đang trong dịp nghỉ lễ nên mua vé khó lắm, nên cô đành phải nhờ người nhà tàu mới mua được vé.

Giải quyết được vấn đề khó khăn nhất, cô ngồi trong nhà ga gọi điện cho Thiếu Hàng. Anh không nghe máy cô đành buông xuôi. Cô quay sang gọi điện cho Trương Quần. Nhờ trời có chuông reo, nhưng mà Trương Quần đang cùng mẹ đi Cửu Hoa Sơn mất rồi, không hề đi cùng Quan Thiếu Hàng. Nghe thấy Gia Hảo tìm chồng, Trương Quần vội cho ngay số của đồng nghiệp: “Cô gọi theo số này nhé, tên là Ngô Hải. Anh ta đi cùng Thiếu Hàng đấy”.

“Ừ, được rồi”. Cô ngắt điện thoại và quay sang bấm số luôn. Ngô Hải là trợ lý thiết kế mới vào công ty, cô chưa hề gặp mặt. Cô xưng tên mà Ngô Hải cũng không có phản ứng gì, điều đó cho thấy anh không hề biết cô là ai. Chắc hẳn là Thiếu Hàng lại dặn dò rồi, ai hỏi gì cũng trả lời sếp đang bận, không tiện nghe điện thoại, hỏi thăm thêm vài ba câu toàn bị khéo léo chối từ. Cuối cùng Gia Ưu không còn kiên nhẫn nữa hét toáng lén: “Tôi là vợ anh ấy. Cậu hãy báo ngay cho anh ấy biết trong vòng mười phút phải gọi lại cho tôi. Tôi đang có việc hệ trọng cần nói với anh ấy. Cậu đừng làm nhỡ đấy!”.

Cô đang thở hổn hển thì mẹ chồng gọi điện đến, lo lắng hỏi: “Hảo à, mẹ vừa gọi điện được biết ở dưới đấy mưa hơn nửa tháng nay rồi. Đường núi trơn tuột, đi vất vả mà thuê xe vào đấy khó lắm”.

“Con biết rồi. Mẹ yên tâm, cùng lắm mình trả thêm nhiều tiền, kiểu gì cũng có lái xe đồng ý. Cứ như vậy mẹ nhé, có việc gì con sẽ gọi cho mẹ ngay. Mẹ đợi tin con nhé”. Điện thoại báo có cuộc gọi đến, cô vội tắt cuộc này để nhận cuộc kia.

“Vợ à, có việc gì vậy em?”.

Nghe thấy tiếng anh cô chẳng còn thời gian, bụng dạ nào ca thán nữa, tranh thủ nói ngay việc bà Chi bị ốm.

“Anh sẽ cố gắng về quê nhanh. Em cứ làm như mình nói. Thế này em lại vất vả rồi”. Anh nói ngắn gọn nhưng chất chứa nhiều ý nghĩa.

“Dạ. Anh phải luôn luôn mang điện thoại bên mình nhé. Em không muốn lúc có việc lại chẳng tìm thấy anh đâu”. Gia Ưu không nói nhiều, dứt khoát ngắt luôn điện thoại.

Tàu vào ga là hơn 5 giờ chiều. Gia Ưu ngồi chợp mắt được lúc ở trên ghế, lúc này phấn chấn tinh thần nhấc túi hành lý nhẹ bỗng đi xuống cùng hành khách.

Thành phố T nằm ở Tây Nam của tỉnh A, cách thành phố C hơn 400km, là một thành thị xa xôi hẻo lánh.

Ra khỏi nhà ga gặp đúng cơn mưa to như trút nước, vừa nhìn xung quanh vừa tìm cách tránh mưa, cuối cùng thì phải lùi vào tận bậc thềm trên cùng.

Một người phụ nữ trung niên nhào đến nói với giọng địa phương giọng tíu lo: “Cô đi đâu thế? Chúng tôi có xe cho thuê đấy!”.

Gia Ưu nhìn nhìn: “Là xe gì vậy?”.

Người phụ nữ chỉ vào chiếc xe dừng ở xa xa, đó là một chiếc xe 12 chỗ ngồi. Lái xe là chồng của chị ta, đang dựa người vào vô lăng ăn bánh bao. Gia Ưu móc điện thoại ra khỏi túi áo chuyển địa chỉ trong máy cho chị xem: “Đi đến đây bao nhiêu tiền vậy chị?’.

“Ôi không đi, chúng tôi không đi đâu!” Chị ta lắc đầu nguầy nguậy. “Chúng tôi không chạy đâu. Chạy cho cô chuyến này đến tối cũng chẳng biết mấy giờ quay lại đây. Mà chở mỗi mình cô, tính đi tính lại không kinh tế”.

“Tôi thuê cả xe luôn, thanh toán cả hai chiều đi về. Chị có đi không?”.

“Bình thường thì đi ngay nhưng gần đây mưa to, đường đến đó khó đi lắm. Không phải tôi dọa cô đâu, đường lên núi có mấy xe bị lật rồi đấy. Giờ tay lái cứng đến mấy cũng chẳng dám nhận chạy đường này đâu, xui xẻo lắm…”.

“Tôi trả gấp đôi, chị có đi không? Một câu thôi, không nói nhiều”.

Chị ta ngẫm nghĩ rồi giơ ba ngón tay.

“Đi thôi”. Gia Ưu chui vào trong ô của chị ta giục đi.

“Ơ khoan đã, có đi thì sáng mai mới đi chứ”. Chị ta sợ cô không đồng ý vội lớn tiếng giải thích: “Thôi tôi nói với cô thế này nhé. Nếu cô cứ nhất quyết bây giờ đi thì có thêm nghìn đồng nữa cũng không ai nhận lời đâu. Cô xem mấy giờ rồi hả, đường tối đen như mực, không an toàn. Đường ấy đi ban ngày còn khó nữa là”.

Gia Ưu lo lắng cho tình hình của bà Chi nên đi hỏi vài chiếc xe nữa. Hỏi xe nào cũng vậy, cứ nghe thấy đi đến thôn C ai cũng lắc đầu như trúng tà. Không còn cách nào khác, cô đành phải nghỉ tại một nhà trọ gần nhà ga một đêm. Cô hẹn hai vợ chồng kia năm giờ sáng hôm sau sẽ lên đường.

Nhà trọ tồi tàn, chật hẹp, chiếc ga trải giường màu cháo lòng nhăn nhúm. Cô mặc nguyên quần áo trên người nằm nhoài ra giường. Không biết có phải vì tâm lý hay không mà cô cứ thấy ngứa ngáy khắp người, lại bật dậy ngồi thừ người ra. Cô tìm điện thoại định gọi điện cho Thiếu Hàng, nhưng chần chừ mãi rồi quyết định thôi không gọi nữa. Đang trong lúc nghĩ ngợi xem làm thế nào để giết thời gian cho nhanh hết đêm thì Thiếu Hàng gọi điện đến.

“Anh đang ở đâu thế?”. Nghĩ đến chuyện phản ứng tâm lý này cô thấy lòng xao xuyến lạ thường.

“Anh đang ở sân bay. Máy bay bay trễ”. Giọng Thiếu Hàng nghe có vẻ khàn đục: “Em đến thành phố T chưa? Đi có thuận lợi không em?”.

“Em đến rồi. Mai em sẽ vào làng”.

Quan Thiếu Màng húng hắng ho vài tiếng rồi nói: “Tối nay anh sẽ bay đến thành phố D, sau đó chuyển xe đi đến huyện T. Anh tính chiều mai là đến được làng”.

Cô nhẩm tính trong đầu, biết rằng điều đó là không thể. Anh bay đến thành phố D nhanh nhất cũng phải hai hay ba giờ sáng. Sau đó còn phải chuyển hai, ba chuyến xe mới vào được huyện T. Có đến được nơi thì cũng sẩm tối rồi. E rằng cũng phải nghỉ một đêm thì mới thuê được xe vào làng. Nhưng cô không nói ra, dù gì cũng toàn là những nguyên tố khách quan, cô không muốn khiến anh phải lo lắng vớ vẩn nữa.

“Tóm lại, anh đừng lo lắng nhiều, sáng sớm mai em sẽ gặp bà nội. Yên tâm, có em rồi mà”.

“Ừ, cảm ơn em”.

Gia Ưu bĩu môi: “Vợ chồng mình cần gì phải khách sáo thế chứ! Sao anh ho ghê thế? Anh bị làm sao à?”.

“Mấy bữa nay tiệc tùng, thuốc rượu nhiều quá”.

“Lại tiệc tùng!”Cô khó chịu lẩm bẩm một câu, rồi kêu ca thảm thiết: “Ông xã à, em không tài nào chợp mắt nổi, chăn có gì ấy”.

“Cái gì cơ? Có gì á? Này nhà trọ bố trí riêng cho em chăn sưởi ấm à?”.

Gia Ưu trề môi: “Nực cười quá đấy, anh chê em nóng quá à?”.

Quan Thiếu Hàng cười ha hả.

“Ui chao khó nghe quá… hihihi… giống hệt anh hồi thay giọng lúc mới lớn”.

“Vớ vẩn. Hai vấn đề khác nhau nhé”. Thiếu Hàng thẳng thừng vặn lại.

Gia Ưu cười hả hê: “Như vịt đực í!”

“Đúng là không nói nổi em rồi. Thiếu Hàng ho khùng khục một tràng, bỗng nhiên nảy ra ý nghĩ lạ kỳ: “Em hát cho anh nghe đi? Hát bài hôm trước ấy”.

“…”

Trong căn phòng chật hẹp, tường vôi loang lổ, sàn nhà đầy bụi bặm, dưới chân giường mấy chú gián tung tăng đi lại, cô nằm ngửa trên giường, ngước mắt nhìn lên trần nhà có những chú nhện bận rộn giăng tơ. Cô khe khẽ cất tiếng hát, tiếng mưa rào rào và tiếng sấm sét đùng đoàng xen lẫn với bản tình ca da diết.

Giây phút ấy thật đẹp, bao nhiêu năm sau nghĩ lại cô đều bất giác cười ngây ngô.

Sáng sớm tinh mơ ngày hôm sau Gia Ưu lên đường ngay.

Hơn hai tiếng sau xe ô tô đi vào đường núi. Đúng là hai vợ chồng lái xe này không gạt cô, đường trơn tuột toàn bùn đất, gập ghềnh, toàn cua tay áo. Tuy cô có sức khỏe mà mặt mũi cũng xanh nhợt, chóng mặt muốn ói ra ngoài. Cũng may hôm nay trời mưa nhỏ, mà ban ngày nên lái xe cũng không bị căng thẳng.

Người phụ nữ đưa cho Gia Ưu chai nước và hỏi: “Cô vào làng ấy làm gì? Nhìn cô biết ngay là người thành phố phải không?”.

“Tôi tìm người”. Gia Ưu trả lời qua quýt, cúi mặt nhìn điện thoại. Tối qua nói chuyện gần tiếng đồng hồ rồi anh mới lên máy bay nên cũng buồn ngủ, đặt mình cái là ngủ ngay. Tỉnh dậy nhìn thấy tin nhắn anh gửi lúc 3 gìờ sáng thông báo đã xuống máy bay. Sau đó không nhận được thông tin gì nữa.

Sân bay thành phố D khá gần với huyện này, nhưng không có xe chạy thẳng, thêm vào đó là thời tiết xấu nên chuyến này mệt lắm đây! Nghĩ đến tối qua anh ho nhiều đến khản cả giọng cô thấy lo quá.

Đường ngày càng khúc khuỷu xe ngày càng đi chậm.

Gia Ưu ngước nhìn phong cảnh ảm đạm bên ngoài, trong lòng thấy nóng ruột vô cùng nhưng biết là chẳng còn cách nào khác.

Lần đầu tiên tới đây nên cô đánh giá quá thấp về điều kiện tự nhiên nơi này. Hơn 8 giờ sáng, cô tìm cách gọi điện cho Thiếu Hàng. Lúc này cô nhận ra điện thoại của mình bị mất sóng.

Hỏi người phụ nữ đi cùng, chị ta bỏ điện thoại ra xem thì cũng thấy không có tín hiệu.

Trong lòng cô cảm thấy không yên, nhưng không dám nghĩ nhiều, chỉ có thể cầu nguyện nhanh chóng đi qua đoạn đường này.

Nhưng rồi, sự thật luôn đi ngược lại với mong muốn của chúng ta.

Xe đi xuống sườn dốc, đang ì ịch bò thì bỗng nhiên khựng một cái, xe chết máy rồi.

Cô nghe thấy tiếng lái xe chửi đổng khe khẽ và bàn bạc với người phụ nữ ấy.

Gia Ưu lo lắng nắm lấy vai chị ta hỏi: “Có việc gì thế?”.

Chị ta đau quá, vừa xoa vai vừa nói: “Bánh xe sa xuống hố rồi. Bực mình chết đi được!”.

Lái xe ra khỏi xe kiểm tra, rồi lại quay lại với vẻ mặt tức tối. Khởi động động cơ, thử vài lần đều không được. Hết kiên nhẫn quay sang nói: “Cả hai xuống đẩy xe đi!”

Gia Ưu và người phụ nữ ấy ngơ ngác nhìn nhau, bên ngoài trời vẫn mưa.

Mặc áo mưa xong, Gia Ưu bặm môi ra khỏi xe. Người phụ nữ kia cũng xuống xe nhưng mồm thì lầu bầu chửi.

“Đừng nói nữa. Dành sức mà đẩy xe”. Đầu cô rối tung cả lên vì tiếng lầu bầu của chị ta, nên không kìm được hét lên một câu.

Chị ta bớt nói hơn, thấy Gia Ưu gắng hết sức đẩy nên cũng nhìn với ánh mắt khác hơn.

Đúng là có lòng nhưng không có sức, sức của hai người phụ nữ cũng có hạn, hì hục gần nửa tiếng đồng hồ mà bánh xe vẫn cứ ở nguyên dưới hố, không nhúc nhích.

Cuối cùng bác tài xế chán nản, rút điếu thuốc châm hút.

Mưa ngày càng to.

“Làm sao bây giờ?” Người phụ nữ lo đến độ đi lại chóng cả mặt: “Giời ạ, biết sớm thế này chẳng nhận chở cô cho xong”.

“Shit!” Gia Ưu đá mạnh vào lốp xe, đi đến chỗ lái gắng sức mở cửa ra. “Anh xuống đẩy đi, tôi lái”.

Bác tài xế há hốc mồm, đến nói cũng lắp ba lắp bắp: “Cô đùa gì thế? Cô… cô lái á?”

Gia Ưu chẳng buồn nói lời vô ích với anh ta, thò tay vào mở cửa, để mặc cho lái xe có đồng ý hay không, nắm áo kéo lái xe ra khỏi xe, rồi cởi áo mưa ra ngồi vào ghế lái. Cô lấy tay gạt sạch những giọt nước mưa bám đầy mặt.

Lái xe hoàn hồn lại, thốt ra vài câu tục tĩu.

Cô mặc coi như không nghe thấy gì, tự đóng của xe, điều chỉnh ghế ngồi và bắt đầu thử đạp ga và lắng nghe xem tiếng cọ xát giữa lốp xe và hố ra sao.

Thử một lúc cô tắt máy, nhảy ra khỏi xe chạy ra bên cạnh hố bùn nhặt một phiến đá kha khá vuông thành sắc cạnh đệm vào sau bánh, sau đó chỉ đạo hai vợ chồng: “Anh chị đi tìm thêm mấy tảng đá như thế này về đây”.

Bác tài xế không chịu, hắt một gáo nước lạnh vào cô: “Vô ích thôi, sa sâu quá rồi. Muốn ra chỉ trừ khi có xe khác kéo”.

Trong đầu cô hiểu rõ khả năng thành công rất thấp, nhưng ngoài cách này ra thì làm được gì nữa? Đằng trước không có thôn xóm, đằng sau không có nhà trọ, dừng ở đây lâu như thế cứ thấy bóng dáng chiếc xe ô tô nào khác đi qua đâu. Điện thoại mất tín hiệu, biết đi đâu gọi xe kéo bây giờ.

Đang trong lúc vô cùng buồn chán thì nghe thấy tiếng còi xe ô tô xuyên trong tiếng mưa ở phía sau núi vẳng đến. Cô lao lên xe ấn liên tiếp vào còi xe mình.

“Có xe đến!”. Hai vợ chồng lái xe đứng ở đằng đuôi xe giơ hai tay lên khua khua.

Khoảng mười phút sau có xe tới gần, cách khoảng ba mét thì xe dừng lại. Bác tài xế chạy đến trình bày tình hình.

Gia Ưu coi như cũng thở phào, cô vừa đi đến đuôi xe thì thấy một người ở xe kia vội vã đi đến ôm lấy cô: “Hảo à! Em ở đây à?”.

Cô giật mình khi bị người khác ôm, nhưng rồi biết được là ai xúc động ôm chặt lấy người ấy: “Ôi anh, điện thoại của em bị mất sóng, không gọi điện được cho anh em sốt ruột quá”.

Mười đầu ngón tay lạnh giá đan chặt vào nhau, lo lắng hão huyền rồi cũng đến màn kết thúc.

“Sao anh đến đây nhanh thế nhỉ?” Hai người đứng né bên bờ vực che chung một chiếc áo mưa chờ kéo xe ra khỏi hố, Gia Ưu tranh thủ hỏi Thiếu Hàng.

Quần áo của cô ướt sũng, anh ghì cô càng chặt hơn, “Trước khi lên máy bay anh đã liên hệ được xe ở thành phố D rồi, sau đó đi thẳng đến đây đấy”.

“Cả đêm anh không ngủ à?” Cô cau mày: “Không phải em đã nói với anh là xuống máy bay phải tìm nhà trọ nghỉ một đêm rồi sao?”.

“Thì nghỉ trên xe cũng như nhau cả thôi”. Thiếu Hàng ngập ngừng: “Anh lo cho em quá”.

Nghe anh nói vậy cô thấy trong lòng mình ấm lại: “Có gì phải lo đâu, nếu không phải bị như thế này thì em đã đến nhà bà từ lâu rồi”.

“Ừ”. Thiếu Hàng âu yếm nhìn cô: “Em mệt không?”.

Cô lắc đầu, vùi đầu vào khuôn ngực vững chãi của anh.

Hai lái xe hí hoáy một hồi rồi cũng kéo được chiếc xe ra khỏi hố.

Gia Ưu dúi tiền vào tay người phụ nữ cho họ về. Cô sang xe của Thiếu Hàng đi tiếp. Cũng vì nhỡ thời gian nên hai vợ chồng đến nhà bà nội đã hơn 1 giờ chiều.

Cô Thẩm, hàng xóm ra mở cửa. Mấy hôm nay đều do một tay cô chăm sóc bà Chi. Giờ nhìn thấy Thiếu Hàng, vội vàng than thở vài câu.

“Làm phiền cô quá ạ, đúng là bán anh em xa mua láng giềng gần. Cô tốt với bà cháu quá”. Gia Ưu lo cô nói cà kê nên vội chen lời. Hai vợ chồng đi thay quần áo ướt rồi vào trong phòng gặp bà nội.

Bả nội ốm mê man, nghe thấy tiếng Thiếu Hàng văng vẳng bên tai vội mở mắt ra: “Hàng đấy à cháu, cháu về rồi…”.

Thiếu Hàng vui mừng khôn xiết: “Vâng, cháu đây. Bà tỉnh rồi à?”.

“Ừ, bà đang đợi cháu mà. Ngày nào cũng nhớ đến cháu…”. Bà Chi chăm chú nhìn anh, đôi mắt sâu trũng ánh lên vẻ lưu luyến không rời, cố được vài phút bà lại nhắm mắt lại, mê man tiếp.

“Giờ thì đưa bà đi bệnh viện thôi”. Thiếu Hàng nói khẽ.

Gia Ưu gật đầu tán thành, cô Vương phản đối: “Không được, không được đâu. Lúc tỉnh bà luôn mồm dặn không được đưa bà đi viện. Đời này bà sợ nhất là vào viện mà”.

“Giờ không thể nghe bà được…, phải đưa bà đi viện thôi. Hảo à, em giúp cô Vương thu dọn mấy bộ quần áo cho bà, anh đi nói với lái xe…”. Chưa nói xong anh lại cúi đầu ho một tràng.

Gia Ưu tiến đến gần vỗ vỗ vào lưng nhưng anh xua xua tay rồi đi nhanh ra ngoài.

Cô thở dài dõi theo bóng anh.

Cô Vương khẽ giật giật gấu áo của Gia Ưu hạ thấp giọng nói: “Cô sợ không ổn, việc này dù ít hay nhiều cũng biết được mà. Bà Chi năm nay 80 tuổi rồi, đi bệnh viện khác nào đi đày hả cháu…”.

Gia Ưu im lặng, tiếng ho khùng khục của Thiếu Hàng chốc chốc lại vẳng lại, cô quay người chăm chú nhìn khuôn mặt vàng võ của bà Chi, gần đến nỗi ngửi thấy cả mùi hôi hôi của người ốm toát lên từ người bà.

Có lẽ đúng như cô Vương nói, bà đã đi đến điểm cuối của cuộc đời, nhưng…

“Cô à, cô giúp cháu chuẩn bị mấy bộ quần áo cho bà nhé”,Gia Ưu thở dài, ngẩng đầu lên nhìn với ánh mắt kiên định: “Dù thế nào chúng ta cũng phải cố gắng đến phút cuối cùng”.

Đưa bà lên bệnh viện huyện, Gia Ưu bụng lép kẹp, đói cồn cào. Sáng nay cô ăn bánh mì sữa mua từ hôm qua, bữa trưa thì chưa kịp ăn, ấy thế giờ đã đến bữa tối rồi. Cô nhìn anh đang lo lắng chờ bác sĩ khám sơ bộ, qua mấy lần mệt mỏi khuôn mặt điển trai của anh cũng chẳng còn sáng sủa nữa.

Lặng lẽ ra khỏi bệnh viện, đi mãi mới thấy một quán bán cháo. Cô bước vào mua hai suất cháo trắng, một ít củ cải muối cho vào hộp mang về bệnh viện.

Anh đang mải nói chuyện với bác sĩ, cô bước đến nghe thấy bác sĩ nói thoáng qua một câu: “…Gia đình phải chuẩn bị sẵn tâm lý”.

Vẻ mặt anh trông trang nghiêm hẳn, nhếch nhếch miệng nói: “Tôi biết rồi”.

Bác sĩ đi rồi, Gia Ưu nắm lấy tay anh thay cho lời an ủi.

Quan Thiếu Hàng quay đầu nhìn cô, lại nhếch nhếch khóe môi dưới: “Không sao đâu, anh đã có dự định cuối cùng rồi”.

Cô ngước nhìn khuôn mặt xanh xao của anh thấy xót xa quá: “Anh đói không? Em mua cháo đấy, ăn lót dạ đi anh”.

Kéo anh ra chiếc ghế băng ngoài hành lang, mở túi ra đưa cho anh một suất, nhìn anh ăn một miếng mới chịu rời mắt và cắm cúi ăn suất của mình.

Anh thực sự không ăn nổi, từ lúc lên máy bay từ đêm hôm trước đến giờ anh chưa ăn gì vào bụng, giờ gắng gượng ăn vài miếng, dạ dày lại đau quặn lên nhưng vì sợ vợ lo lắng nên cố kiềm chế không để lộ ra.

Gia Ưu đói meo bụng, ăn vèo cái đã hết.

“Ăn từ từ thôi, ăn nhanh đau dạ dày đấy!”. Thiếu Hàng đang d9au bụng nhưng vẫn thốt lên câu nhắc nhở.

“Không sao đâu, em vốn ăn nhanh mà”. Gia Ưu rút giấy ra lau mồm, thấy bát cháo của Thiếu Hàng còn nguyên khó chịu nói: “Anh không ăn à?”.

Anh đành phải ăn qua vài miếng rồi dừng lại: “Anh không đói, lát nữa anh ăn”.

“Thế anh có khát không? Em đi mua nước nhé”. Gia Hảo đứng dậy móc ví ra xem: “Anh có tiền lẻ không? Đưa cho em, em đỡ phải tìm”.

“Có”. Thiếu Hàng vừa nói vừa thò tay vào túi, nghiêng người một cái bỗng thấy chao đảo.

Gia Ưu vội đỡ lấy anh, sợ phát khiếp tim đập thình thịch: “Anh sao thế? Bị đau ở đâu à?”.

Quan Thiếu Hàng nhắm nghiền mắt, dựa lưng vào ghế, nói chậm rãi: “Không sao, có lẽ do tối qua anh chưa được nghĩ ngơi thoải mái nên hơi chóng mặt”.

“Em bảo đi mua nước mà?” Gia Hảo giơ tay định sờ trán anh thì bị ngăn lại: “Anh có mang thuốc đây rồi”.

“Em đi mua nuớc cho anh uống, anh chờ nhé”. Gia Ưu vội vã chạy đi.

Quan Thiếu Hàng nhìn theo bóng cô khuất sau đầu hành lang, không kìm nỗi nữa, anh lao như điên vào trong nhà vệ sinh ở cạnh cầu thang, nôn thốc nôn tháo.

Gia Ưu mua mấy chai nước khoáng ở sạp tạp hóa gần bệnh viện. Đang chờ bà chủ trả lại tiền thừa thì điện thoại trong túi reo vang. Cô nghĩ là Quan Thiếu Hàng nên vội mở ra, hóa ra lã Đàm Áo.

“Gia Hảo à, báo cho cô một tin vui nhé!” Giọng nói mạch lạc của Đàm Áo vang lên trong tiếng ồn ã: “Kế hoạch của cô được duyệt rồi đấy. Anh Diệu mời chúng ta đi uống rượu chúc mừng, chú tôi cũng tham gia, chắc là sếp xem qua rồi nên mới hứng khởi thế chứ”.

Gia Ưu ngần ngừ: “Sếp xem rồi à?”.

“Ừ, thấy anh Diệu bảo là chính tay anh ấy đưa cho sếp xem mà”. Đàm Áo hình như biết được nỗi lo lắng trong lòng cô, bèn giải thích: “Cũng coi như là chạy cửa sau vậy. Em cũng biết đài mình chưa bao giờ có chương trình về động vật hoang, thậm chí còn chưa bao giờ nghĩ đến việc này, nếu như không tranh thủ được phiếu của chú anh đưa lên trên thì chỉ có vứt vào sọt rác”.

Gia Ưu không lên tiếng, Đàm Áo ngừng lại hỏi: “Cô để bụng à?”.

“Đâu có”, cô nhận lại tiền lẻ bà chủ cửa hàng trả cho, cười thoải mái: “Lúc lập kế hoạch tôi cũng đã làm động tác đi cửa sau rồi mà. Chỉ cần chương trình được lên sóng, nhận được phản ứng của khán giả là tốt rồi, những thứ khác không quan trọng”.

“Ừ, tôi cũng nghĩ thế!” Đầm Áo tiện mồm nói luôn: “7 giờ tối nay nhé, đi ăn hải sản ở nhà hàng Ngư Đảo. Cô có cần tôi qua đón không? Chúng ta cùng đi?”.

“Tôi không đi được rồi, tôi đang ở quê”.

“Hả? Ngày mai đi làm rồi mà, sao giờ vẫn ở quê thế?” Đàm Áo hỏi vặn.

“Vâng, việc gấp mà. Mai anh xin nghỉ hộ tôi nhé”. Gia Ưu xách túi nước về bệnh viện, “Anh đứng ra nói giúp với Trưởng ban và Đạo diễn Di nhé”.

“Tôi nói giúp cũng được. Chú tôi thì dễ thôi, sếp cũng không phải là khó đối phó, nhưng…”. Đàm Áo bồn chồn hỏi: “Có việc gì à? Cần giúp gì cứ nói với tôi một tiếng, đừng khách khí làm gì”.

“Yên tâm, tôi không khách sáo đâu”. Cô nói phiếm vài câu còn chân thì chạy như bay. Nói dứt lời đã đi lên tầng hai của bệnh viện.

Đàm Áo thấy cô không muốn nói nên không ép: “Thôi được, có gì mới tôi sẽ gọi điện cho cô”.

“Vâng. Chào anh”. Gia Ưu bấm nút tắt cuộc gọi thì nghe thấy tiếng lao xao từ trong buồng bệnh bà Chi. Quan Thiếu Hàng không có ở ngoài, tim cô đập liên hồi, nhanh chân đi vào trong. Cô thấy mấy bác sĩ, y tá đứng bên giường bệnh, Quan Thiếu Hàng cúi người ôm lấy bàn tay của bà nội, tai ghé sát mồm bà nghe dặn dò gì đó.

Gia Ưu nín thở đứng đằng sau Thiếu Hàng, lặng lẽ nhìn họ.

So với mấy bữa trước, tinh thần bà Chi tốt lên rất nhiều, khuôn mặt u ám đã ánh lên nét vui vẻ. Bà thở rất yếu, hơi thở chậm và nhẹ, chốc chốc lại nói vài câu vào tai Thiếu Hàng. Không phải là những lời gì đặc biệt, nghe rồi nghe rồi, đôi mắt cô dần đẫm lệ.

Lúc ấy cánh tay cô bị giật một cái. Cô quay đầu lại nhìn, một nữ y tá đứng tuổi đưa mắt ra hiệu cho cô ra ngoài. Đứng dựa vào cửa phòng y tá nói thẳng: “Đấy là biểu hiện hồi dương, chỉ được một hai ngày thôi. Gia đình có cần phải chuẩn bị gì không?”.

Gia Ưu ngỡ ngàng, lát sau mới gật gật đầu.

Y tá quá quen với cái cảnh tượng này nên chẳng nói gì nhiều, quay đầu đi luôn.

Gia Ưu vẫn đứng đó suy nghĩ, cô rất kính trọng bà nội, nhưng dù gì quan hệ giữa hai người vẫn còn cách xa nhau. Lúc này lòng cô trĩu nặng nhưng không giống như Thiếu Hàng. Bà đang trong lúc hấp hối, Quan Thiếu Hàng lại đổ bệnh mà lúc nào cũng phải ở cạnh chăm sóc bà, đưa tiễn bà đến giây phút cuối cùng. Mọi việc đều do tay cô làm hết. Nghĩ đi nghĩ lại, cô gọi điện cho mẹ chồng bàn bạc.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.