Kẻ Khùng Người Điên

Chương 43: 43: Họ Còn Ba Mẹ Ở Cạnh Em Thì Không





Vất vả một hồi cũng xử lí được kha khá mấy chi tiết khó cho Tủn, phần còn lại tự lo mà làm màu với bạn gái cháu nhé.
“Sao thế?” Châu Thanh hỏi.
Lục Hoài Nam và Tạ Chính Khanh đều đứng dậy, có vẻ chuẩn bị đi đâu đó.
Nhìn ánh mắt phức tạp của anh, Châu Thanh hiểu ra, điều mà mình sắp phải đối mặt.
Phòng khám tâm lý của Tạ Chính Khanh nằm ngay bên cạnh nhà, vô cùng thuận tiện di chuyển.
Lục Hoài Nam nắm chặt tay Châu Thanh, có lẽ vì lo, mấy đầu ngón tay cô dần chuyển lạnh.
“Đừng sợ, có anh ở đây.”
“Em mà sợ á?” Châu Thanh cười, lắc đầu: “No no no.”
Lục Hoài Nam biết, cô đang sợ, sợ vì sắp phải đối diện với bệnh tình của mình.

Đương nhiên, anh cũng rõ, Châu Thanh nói dối là vì không muốn anh lo.

Lục Hoài Nam không nói tiếp, chỉ hôn nhẹ lên trán cô trấn an.
Bọn họ bước vào phòng khám, bên trong phủ một màu trắng tinh, trần nhà treo đèn chùm màu vàng ấm dịu mắt.

Quanh phòng bày rất nhiều chậu cây, xạ hương, bạc hà, hương thảo, cúc mốc, xen lẫn những lọ hoa hồng, hoa ly, không rối ren mà hài hòa đến lạ.

Cảm giác mỗi vị trí trong phòng, đều mang một mùi hương riêng biệt.
Châu Thanh ngồi xuống ghế cùng Lục Hoài Nam, cô quan sát một lượt những bức tranh nghệ thuật trên tường, và bị hút hồn bởi bức tranh ‘Cánh đồng lúa mì và bầy quạ’ của danh họa Vincent van Gogh.

Cô chầm chậm bước đến bức tranh, chăm chú nhìn ngắm.
Tạ Chính Khanh tay sắp xếp chồng giấy tờ, liếc sang Châu Thanh, hỏi: “Thích không?”
Qua một hồi, Châu Thanh mới ậm ừ một tiếng.
Châu Thanh vốn là người yêu thích nghệ thuật.

Tuy nhiên, về đề tài hội họa, người duy nhất để lại cho cô ấn tượng mạnh mẽ cũng như sự tiếc nuối vô hạn, chỉ có một mình ông, danh họa nổi tiếng người Hà Lan, Vincent van Gogh.

Tạ Chính Khanh: “Tuy rằng đây chỉ là bức được họa lại, nhưng nếu là người yêu nghệ thuật, chắc chắn vẫn đọc được trái tim của kiệt tác.”
Châu Thanh vẫn đắm đuối vào bức tranh: “Một kiệt tác với vô vàn bản họa lại, một thiên tài hội họa như ông, sao mãi đến lúc từ trần, người đời mới biết đến?”
Từng dòng chữ của một vài biết khi xưa đọc được hiện lên trong đầu Châu Thanh, thấy trong lòng lâng lâng một nỗi xót xa khó tả.
‘Cánh đồng lúa mì và bầy quạ’ là bản di chúc hội họa cuối cùng, cũng là dấu chấm hết cho cuộc đời đầy bi kịch của đóa hoa nở muộn.

Những nét cọ thô và ngắn, một nỗi hiu quạnh, cô đơn tột cùng.

Dưới bầu trời mây đen vân vũ, có bầy quạ tự do sải rộng cánh, bay lượn trên đồng lúa mì vàng ươm, phải chăng, ông đang vui?
Tâm tư bao nhiêu hỗn độn, rồi cũng chỉ đọng lại thành một câu: “La tristesse durera toujours" - "Nỗi buồn sẽ kéo dài mãi mãi".
Nước mắt trực trào nơi hoen mi, rồi lặng lẽ chảy dọc xuống gò má, Châu Thanh chậm rãi cất lên một câu: “Nỗi buồn, thật sự, sẽ kéo dài...mãi mãi sao?”
Tạ Chính Khanh ra hiệu cho Lục Hoài Nam im lặng, anh nhẹ nhàng lại gần, ngữ điệu ấm áp như dỗ dành một đứa trẻ: “Nếu nỗi buồn là một bầu trời đêm, vậy, nó có tối mãi không?”
Châu Thanh trả lời như một phản xạ tự nhiên: “Sẽ không.”
“Vì sao?”
“Vì có trăng, thuần khiết và dịu dàng.”
“Muốn bảo vệ nó?”
“Chết không hối tiếc.”
Châu Thanh giật mình, thoát hồn khỏi bức tranh, cô đưa tay, vụng về gạt đi mấy giọt nước mắt.
“Bức tranh này đẹp thật đấy.”
Tạ Chính Khanh cười, “Đúng, Van Gogh là thần tượng mà anh và ba ngưỡng mộ nhất.”
“Em biết.”
Châu Thanh cười trừ, giải thích: “Treo tác phẩm của ông ấy ở giữa, để dù đứng ở góc nào, cũng đều có thể dễ dàng quan sát.

Nên em mới đoán thế.”
Tạ Chính Khanh có chút kinh ngạc: “Đứng một nơi mà phán đoán được mọi góc, vậy cũng thông minh quá nhỉ?”
Lục Hoài Nam tự hào về vợ mình, nửa giấu nửa khoe: “Vợ anh có khác.”
Tạ Chính Khanh rợn cả gai ốc, ném một cái nhìn khinh miệt bạn mình, quay sang Châu Thanh: “Mời ngồi.”

Châu Thanh đến bên Lục Hoài Nam, tim cô bên ấm bên lạnh, ấm vì có anh bên cạnh, lạnh vì sợ anh nghe những điều sẽ làm hỏng tâm trạng anh.
“Chúng ta bắt đầu nhé?”
“Ừm.”
“Dạo gần đây, tâm trạng thế nào?”
Dạo gần đây, công việc thuận lợi, lại có Lục Hoài Nam kè kè ở bên, tâm tình, vô cùng tốt.
“Không tồi.”
Tạ Chính Khanh một tay giấy, một tay bút, cẩn thận ghi chú.
“Trước đó, thế nào?”
Lời này, là muốn nói đến thời điểm cô nghĩ quẩn?
“Tệ.”
“Có lần nào tệ hơn lần đó không?”
“Có, rất tệ.”
“Tệ nhất?”
“Ừm.”
“Có nghĩ đến...tự tận?”
Châu Thanh do dự, rồi gật đầu.

Cái gật này vô tình làm tim người bên cạnh lệch nhịp, anh âm trầm nhìn cô.
“Có thể giãi bày không? Một chút, cũng được.”
Cô hít một hơi thật sâu, miễn cưỡng nhớ lại khoảng thời gian tối tăm nhất của mình.
“Năm đó, em sắp thi đại học.

Hoạt động liên tục nên mắt mỏi, mờ dần, em đi khám bác sĩ.

Bác sĩ hỏi: “Nhỏ thế này, ba mẹ đâu, sao chỉ đi một mình?” Em không dám nói ba mẹ đã mất, sợ họ sẽ có ý đồ xấu.”

Châu Thanh thuộc tạng người nhỏ, ăn bao nhiêu cũng đều không cánh mà bay mất.

Thời gian thi đại học, ăn uống không điều độ, thường xuyên thức khuya làm cô sụt hẳn mấy cân.

May mắn hai bác Mộ thường xuyên để mắt đến, nếu không cũng không đủ chỉ tiêu đậu Học viện Cảnh sát.

Nhớ lại, cảm thấy ơn nghĩa họ đối với cô, quá lớn.
“Sắp đăng kí nguyện vọng, bạn bè đều nói, ba mẹ muốn họ trở thành người này, làm nghề kia, và họ than thở vì không biết nên theo mình hay ba mẹ.

Với em mà nói, đó là một lời khoe khoang, khoe rằng, họ còn ba mẹ ở cạnh, em thì không.”
Nguyện vọng duy nhất lúc ấy của Châu Thanh, là được ba mẹ ở bên, nghe họ nói, họ muốn cô trở thành người thế nào.

Rồi đột nhiên thèm muốn cảm giác, được cùng ba mẹ thức khuya học bài, họ sẽ ở bên nhắc nhở: cố lên con nhé.

Tiếc rằng, ba mẹ đều đi cả rồi, thèm muốn đến mấy, cũng chỉ là mơ ước hão huyền mà thôi.
“Vài ngày sau, em bị đau dạ dày, tự em gọi xe cứu thương, một mình trong bệnh viện.

Bác sĩ nói, gọi người nhà đến làm thủ tục.

Em nói, chú cắm bát nhang gọi hồn họ lên được không?”
Châu Thanh cúi đầu, tay túm chặt mép áo, nghiến răng, ngăn sự yếu đuối đang lộ ngày một rõ của cơ thể.
“Sau đó, bất kể khi nào rảnh rỗi, em cũng khóc, vì nhớ ba, nhớ mẹ.

Đến một ngày, đã quá nhớ họ, em thử gieo mình xuống biển, muốn gặp ba một chút.”
“Nhưng, khi sắp gặp được ông, Mộ Từ An kéo em vào bờ.”
“Mở mắt dậy, xung quanh em toàn là màu trắng, trắng của ngày đưa tang ba, và tang mẹ.”
Châu Thanh thấy tấm lưng mình đang được xoa dịu.

Lục Hoài Nam vẫn đang nhìn cô, một tay nắm chặt, một tay ân cần vỗ về.
Có anh, thật tốt.

Tạ Chính Khanh cũng cảm nhận được tâm trạng không vui của Châu Thanh, “Muốn uống chút nước không?”
Khóe môi Châu Thanh cong nhẹ, khẽ lắc đầu.
“Vẫn ổn, không sao.”
Sau đó, Tạ Chính Khanh đưa đến trước mặt cô vài tệp giấy.
“Một vài câu hỏi, về nhà làm cũng được.”
Châu Thanh định làm luôn cho gọn một hôm, nhưng Lục Hoài Nam nhanh tay hơn, anh cầm lấy tệp giấy, nói với Tạ Chính Khanh: “Nào xong đem sang cho.”
Lục Hoài Nam không muốn Châu Thanh ép mình phải đối mặt với thứ làm tổn thương cô.

Hôm nay, như vậy là đủ rồi.
Với Châu Thanh, sao cũng được, đều nghe anh cả.
Tạ Chính Khanh: “Qua nhà ăn trưa luôn chứ hả?”
Lục Hoài Nam nhìn cô, đợi một ý kiến.
Lần đầu đến nhà người khác, cô vừa rén vừa ngại, huống hồ ở lại đây dùng bữa.
Đón nhận ánh mắt đang kịch liệt từ chối của Châu Thanh, Lục Hoài Nam thoáng ý cười, xoa đầu cô.
“Hôm khác đi, giờ chúng tôi về đây.”
Lục Hoài Nam và Châu Thanh nán lại trước cổng một lúc, vì lưu luyến cậu bạn nhỏ.
“Cô chú về ạ?”
Lục Hoài Nam chỉ hơi cúi đầu xuống, “Sao? Không đồng ý?”
Trái ngược với trạng thái gợi đòn Lục Hoài Nam, Châu Thanh ôn hòa hơn, cô khom lưng, hai tay chống gối, “Muốn về với cô chú không?”
Tủn hơi nhăn mặt, cậu cũng muốn theo lắm, nhưng không được.
“Thôi ạ, lát nữa cháu còn đi đón em.”
Châu Thanh ngạc nhiên, hỏi: “A? Cháu còn em à?”
Tủn gật gật, “Vâng, Đậu nhỏ hơn cháu 2 tuổi, hôm nay em sang nhà nội chơi.

Lát nữa cháu cũng sang.”
Lục Hoài Nam tiếp lời: “Thảo nào hôm nay không thấy con bé.”
Ngụy Yên: “Ừ, tiếc nhỉ, hôm nay hay chú cháu không được xum họp.”
Tạ Chính Khanh vỗ vai Lục Hoài Nam, “Nào quay lại, anh cho chú gặp cháu Đậu.”
Rồi lời chào tạm biệt cũng qua đi, chiếc xe dần lăn bánh, xa dần, hòa vào dòng xe cộ tấp nập..


Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.