Juliet

Chương 10




….và tất cả sự thống khổ này

Sẽ là hồi ức ngọt ngào để ta cùng ôn lại ngày sau

--- --------oOo---- -------

Danh họa Lippi bối rối khi hiểu vì sao tôi không thể ngồi yên. Rốt cuộc chúng tôi ở đây trông rất khỏe khoắn, còn ông sau giá vẽ, xung quanh là đám hoa dại đang tắm mình trong nắng trời cuối hè vàng óng. Ông chỉ cần thêm mười phút nữa tôi là bức chân dung sẽ được hoàn tất.

-Tôi xin cô! – Ông nói và khua cái bảng màu. – Đừng cử động!

- Nhưng thưa danh họa, -tôi phản đối, - tôi thực sự, thực sự phải đi mà.

-Chà! – Ông lại biến mất sau bức tranh. – Những việc này chẳng bao giờ bắt đầu đúng lúc. Phía sau tôi, từ tu viện trên đỉnh đồi, tiếng chuông đã thôi ngân từ lâu, và lúc quay ngoắt lại nhìn lần nữa, tôi thấy một người tất cả bộ váy áo phất phới đang chạy xuống bãi cỏ dốc tới chỗ chúng tôi.

-Lạy Chúa, chị Jules! – Janice thở hổn hển, hết cả hơi nên không kịp trút mọi nỗi thất vọng vào tôi. – Có người sắp phát điên nếu chị không nhấc cái mông lên ngay bây giờ!

-Chị biết, nhưng… - Tôi liếc nhìn danh họa Lippi, bất đắc dĩ phải làm gián đoạn công việc của ông. Hơn hết thảy, Janice và tôi, cả hai chị em đều nợ ông mạng sống này.

Trên thực tế, những trải nghiệm của chúng tôi trong hầm mộ của giáo đường sẽ kết thúc khác hẳn nếu không có nhà danh họa. – tất cả một khoảnh khắc oái oăm – lúc đi qua quảng trường Duomo đêm ấy, đã nhận ra chị em tôi quán trong những lá cờ của lãnh đại, vây quanh alf các nhạc công. Ông đã nhìn thấy chúng tôi trước khi chúng tôi nhìn thấy ông, nhưng khi thấy chúng tôi quấn lá cờ của lãnh đại Kỳ lân – đối thủ lớn của lãnh địa Cú chúng tôi, - ông hiểu có sự tệ hại khủng khiếp đây. Chạy ào về xưởng vẽ, ông gọi điện cho cảnh sát ngay lập tức. Hóa ra, Alessandro đã ở đồn cảnh sát, đang thẩm vấn hai gã Naples đaongr vị và đánh gẫy tay chúng trong quá trình xét hỏi.

Nếu không phải là danh họa Lippi báo, cảnh sát không bao giờ theo chúng tôi vào hầm mộ, và Alessandro sẽ không bao giờ có thể cứu tôi khỏi dòng sông Diana. Còn tôi sẽ không ở đây hôm nay, tại tu viên của tu sĩ Lorenzo ở Viterbo, trông hết sức tươi tỉnh.

-Tôi xin lỗi, thưa danh họa, - tôi nói và đứng dậy, - nhưng chúng ta phải hoàn tất việc này vào lúc khác thôi ạ.

Chạy lên đồi cùng em gái, tôi không khỏi bật cười. Nó đang mặc một trong những bộ váy áo của Eva Maria, và lẽ tất nhiên, rất vừa vặn.

-Chị có gì vui thế? – Nó càu nhàu, vẫn lo tôi đến muộn.

-Em này, - tôi cười khúc khích. – Chị không thể tin là trông em giống Eva Maria biết chừng nào. Và mọi thứ đều rất giống bà.

-Cảm ơn lắm lắm! – Nó nói. – Em đoán là em giống Umberto nhiều hơn…- nhưng vừa buột miệng, nó nhăn mặt. – Em xin lỗi.

-Em đừng buồn. Chị chắc cha đang ở đây, trong tâm tưởng của chúng ta.

Thực tế là, chúng tôi không hề hay biết ông ra sao. Cả hai chị em tôi không nhìn thấy ông từ lúc có cuộc đấu bang trong hầm mộ giáo đường. Rất có thể, ông đã biến vào bang đất khi lớp nền vỡ toác, nhưng lúc đó, không người nào thực sự nhìn thấy sự việc xảy ra. Họ quá mải tìm tôi.

Cũng không tìm thấy bốn viên ngọc quý đâu. Bản thân tôi, tôi ngờ rằng Trái đất đã lấy lại báu vật của nó, nhận mắt của Romeo và Giulietta vào bang như cách nó đòi hỏi trả lại con dao găm đại bàng.

--- ------oOo---- -----

Mặt khác, Janice tin rằng, Umberto đút túi những thứ lấp lánh kia và trốn qua cống ngầm Bottini để sống sung sướng trong các phòng khách rộn vang vũ điệu tango ở Buenos Aires…hoặc ở bất cứ nơi nào các quý ông găng tơ trú ngụ khi nghỉ tay gác kiếm. Sau vài ngụm martini pha socola bên bể bơi tại lâu đài Salimbeni, Eva Maria đồng ý với nó. Vừa sửa lại cặp kính râm dưới cái mũ rộng vành mềm mại, bà bảo chúng tôi, Umberto luôn có thói quen biến mất có khi đến vài năm, rồi đột ngột gọi điện cho bà, hoàn toàn bất ngờ. Hơn nữa, bà tin rằng, dù con trai bà có rơi qua nền vào dòng ang Diana thật, Umberto sẽ ngoi đầu lên mặt nước và trôi xuôi dòng cho đến khi đổ vào một cái hồ nào đó. Làm sao có thể khác được?

--- ------oOo---- -----

Đến nơi tôn nghiêm, chúng tôi phải chạy qua khu rừng ôliu và một vườn ươm thảo dược có nhiều đõ ong. Sáng hôm ấy, tu sĩ Lorenzo đã dẫn chúng tôi qua nơi này, và cuối cùng, chúng tôi lọt vào một vườn hồng hẻo lánh, một nhà tròn có mái vòm vượt cao hơn hẳn.

Giữa điện thờ nhỏ có một pho tượng đồng to bằng người thật, một tu sĩ dang rộng cánh tay trong cử chỉ thân thiện. tu sĩ Lorenzo giải thích rằng, cô tu sĩ thích hình dung tu sĩ Lorenzo nguyên mẫu trông như thế, và di hài của thầy được chôn dưới nền nhà. Nó được ở nơi yên bình để suy ngẫm, và thầy bảo vì chúng tôi là người đặc biệt, nên thầy sẽ dành cho một ngoại lệ.

Lúc đến gần nơi tôn nghiêm, Janice theo sau, tôi dừng lạu giây lát để hít thở. Tất cả đang đợi chúng tôi – Eva Maria, Malena, anh họ Peppo đeo chân giả, cùng vài chục người khác mà tôi mới biết tên và Alessandro đứng cạnh tu sĩ Lorenzo, bồn chồn tột độ, đang cau mày xem đồng hồ.

Khi nhìn thấy chúng tôi đến gần, anh lắc đầu vừa trách móc vừa nhẹ người. Tôi vừa đến đúng tầm, anh kéo tôi lại gần, hôn lên má tôi và thì thầm vào tai tôi:

-Anh nghĩ có lẽ anh phải xích em trong ngục tối mới được.

-Anh đúng là người Trung cổ, - tôi đáp và gỡ ra với vẻ e lệ giả vờ, vì thấy mọi người đang nhìn- Anh làm em phát ngượng.

-Xin lỗi? – tu sĩ Lorenzo nhếch mày nhìn cả hai chúng tôi, rõ là sốt ruột muốn tiến hành nghi lễ, và tôi ngoan ngoãn nghe lời tu sĩ, vì thầy không chịu hoãn chuyện này nữa.

Chúng tôi chưa cưới vì chúng tôi cảm thấy phải thế. Lễ cưới trong thánh đường Lorenzo này không chỉ dành cho chúng tôi, mà là cách chứng tỏ cho mọi người biết rằng chúng tôi nghiêm túc khi nói chúng tôi thuộc về nhau, điều mà Alessandro và tôi đã biết từ lâu, từ rất lâu rồi. Hơn nữa, Eva Maria muốn có dịp ăn mừng vì tìm được các cháu gái lạc từ lâu, và sẽ làm Janice buồn nếu không có dịp để nó thể hiện một vai huy hoàng. Thế là hai người mất cả buổi tối lục lọi tủ áo của Eva Maria, tìm bộ áo phù dâu hoàn hảo, trong lúc Alessandro và tôi tiếp tục những bài học trong bể bơi. Dẫu lễ cưới của hôm nay giống như xác nhận lời thề nguyền mà chúng tôi đã trao nhau, tôi vẫn xúc động vì chân thành của tu sĩ Lorenzo và cảnh tượng Alessandro ở ngay cạnh tôi, chăm chú lắng nghe bài thuyết giảng của vị tu sĩ.

Đứng đó, tay trong tay anh, tôi bỗng hiểu vì sao – suốt cả đời - tôi cứ bị ám ảnh bời nỗi sợ chết trẻ. Bất cứ khi nào tôi mường tượng đến tương lai của mình khi hơn tuổi mẹ tôi lúc chết, tôi chẳng thấy gì ngoài sự tối tăm. Chỉ đến bây giờ tôi mới hiểu. Bóng tối không phải là cái chết mà là sự đui mù; làm sao tôi có thể biết tôi sẽ thức giấc – như tỉnh khỏi giấc mơ – để đến một cuộc sống tôi chưa bao giờ biết nó đã tồn tại?

Nghi lễ được tiến hành rất trang nghiêm bằng tiếng Ý, cho đến lúc phù rể - là Vincenzo, chồng của Malena – đưa nhẫn cho tu sĩ Lorenzo. Nhận ra cái nhẫn ấn đại bàng, tu sĩ Lorenzo nhăn mặt bực bội và nói gì đó khiến tất cả cười vang.

-Ông ấy nói gì thế? – Tôi thì thầm.

Nắm ngay lấy cơ hội để hôn vào cổ tôi, Alessandro thì thầm lại:

-Ông ấy nói: Mẹ Thiêng liêng của Chúa, cô phải làm việc này bao nhiêu lần đây.

--- ------oOo---- -----

Chúng tôi ăn tối ở sân trong của tu viện, dưới giàn nho sum suê tươi tốt. Khi bóng chiều chạng vạng tối dần, các tu sĩ Lorenzo vào trong lấy đèn dầu và nến sáp trong hộp kính, trước khi ánh áng vàng óng trên bàn chúng tôi chìm trong ánh lờ mờ của bầu trời đầy sao.

Tôi được ngồi cạnh Alessandro, xung quanh là người không bao giờ kết thân với nhau nếu rơi vào hoàn cảnh khác. Sau vài e ngại ban đầu, Eva Maria, Pia và anh họ Peppo rất hòa hợp với nhau, xua tan những bất hòa gia tộc xưa cũ. Còn dịp nào tốt hơn để làm việc này? Vả lại họ còn là cha mẹ đỡ đầu của chúng tôi.

Tuy vậy, phần lớn khách khứa không thuộc gia đình Salimbeni và Tolomei, mà là bạn bè của Alessandro wor Siena và các thành viên trong gid Marescotti. Tôi đã ăn trưa với bác trai và bác gái anh vài lần- chưa kể toàn bộ anh chị em họ của anh đều sống ở dưới phố, - nhưng đây là lần đầu tiên tôi gặp cha mẹ anh và các em trai anh ở Rome.

Alessandro đã báo trước là cha anh, đại tá Santini, không thích lối ăn nói kiểu cách, vì thế mẹ anh chăm sóc chồng bằng những hành động rất thực tế, và đấy là toàn bộ hiểu biết của tôi về gia đình Marescotti. Còn tôi, không gì may mắn hơn là không người nào thấy cần moi móc về thời gian tìm hiểu của chúng tôi, tôi nhẹ người siết chặt tay Alessandro dưới gầm bàn, lúc mẹ anh nghiêng người thì thầm với tôi và nháy mắt trêu chọc:

-Khi nào con đến chơi, phải kể cho ta nghe chuyện đã thực sự xảy ra nhé?

-Con đến Rome lần nào chưa, Giulietta? – Đại tá Santini hoirm tiếng ông oang oang át mọi câu chuyện khác.

-Dạ…chưa, - tôi nói và bấm sâu móng tay vào đùi Alessandro. – Nhưng con thích đến đấy ạ.

-Rất lạ là…- Đại tá hơi cau mày. – Ta có cảm giác trước kia đã gặp con rồi.

-Lần đầu tiên gặp Giulietta, con cũng cảm thấy y như thế, - Alessandro quàng tay quanh người tôi. Rồi anh hôn tôi, ngay vào môi, cho đến khi tất cả cười vang và gõ tay xuống bàn, và may thay, câu chuyện sau đó xoay sang Palio.

Hai ngày sau sự kiện ở hầm mộ giáo đường, cuối cùng con Aquila đã thắng trong cuộc đua sau gần hai chục năm thất vọng. Bất chấp lời khuyên của bác sĩ là tôi phải nghỉ ngơi tĩnh dưỡng một thời gian, chúng tôi – Alessandro và tôi – có mặt ngay ở đó lúc nó xuất trận, ăn mừng sự tái sinh của số phận của chúng tôi. Sau đó, chúng tôi tập hợp với Malena và Vincenzo cùng các đại ang khác, kéo tới giáo đường Siena dự lễ mừng chiến thắng trong dịp tôn vinh Đức Mẹ Đồng Trinh

--- ------oOo---- -----

Maria và mảnh lụa thưởng mà Người đã khoan dung dành cho lãnh địa Đại ang, dù Alessandro là người trong thành phố.

Lúc đứng trong nhà thờ, hát theo bài thánh ca tôi không biết, tôi nghĩ đến hầm mộ ở đâu đó phía bên dưới, đến pho tượng vàng không ai biết ngoài chúng tôi. Có lẽ một ngày nào đó, hầm mộ sẽ an toàn để cho du khách đến tham quan, và có khi danh họa Lippi sẽ phục chế pho tượng và làm mắt mới angó, nhưng cho đến lúc ấy, pho tượng vẫn là bí mật của riêng chúng tôi. Và biết đâu, nên là như thế. Đức Mẹ Đồng Trinh Maria đã cho phép chúng tôi tìm thấy điện thờ của Người, nhưng mọi kẻ bất lương bước vào đó đều chết.

Đúng nhưng những lời giới thiệu thú vị và khoa trương cho các đoàn du lịch. Còn mảnh lụa thượng đã được hoàn lại Đức Mẹ Đồng Trinh Maria vì Romeo Marescotti đã thề như thế. Chúng tôi đưa nó tới Florence để các nhà chuyên môn làm sạch và bảo quản, và giờ đây khi được treo trong tủ kính ở nhà thờ nhỏ của Bảo ang Đại ang, trông nó sạch sẽ như mới đến kinh ngạc, sau những gian nan vừa qua. Lẽ tất nhiên, mọi người trong lãnh địa đều phởn phơ vì chúng tôi đã cố lần theo vế mà láy lại được hiện vật lịch sử ý nghĩa này. Và hình như không người nào thấy lạ tí teo nào, đến nỗi mỗi khi ai đó nhắc tới chủ đề tìm lại được và tình huống tế nhị của nó lại làm tôi ửng hồng đôi má.

--- ------oOo---- -----

Đến món tráng miệng, - một chếc bánh cưới vĩ đại do chính Eva Maria làm – Janice cúi xuống, đặt một cuộn giấy danh màu vàng xuống bàn, ngay trước mặt tôi. Tôi nhận ra ngay, đó là bức thư của Giannozza gửi Giulietta mà tu sĩ Lorenzo đã cho tôi xem tại lâu đài Salimbeni. Lúc này, sự thay đổi duy nhất là lớp xi đã bị đập vỡ.

-Đây là một món quà nhỏ, - Janice nói và đưa tôi một tờ giấy gấp. – Đây là bản tiếng ANh. Em lấy bức thư từ tu sĩ Lorenzo, và bà nội Eva Maria đã giúp em dịch.

Có thể thấy nó hóa hức muốn tôi đọc ngay lúc này, vì thế tôi đọc. Thư viết:

Chị yêu quý của em,

EM không thể nói với chị em hạnh phúc nhường nào khi nhận được thư chị sau một thời gian dài im lặng. Và em cũng không thể nói em đau đớn biết chừng nào khi đọc những tin tức trong thư. Mẹ và cha đã mất, cả Mino, Jacopo và bé Benni – em không biết làm thế nào để nói hết nỗi buồn của em. Nó chiếm lĩnh em nhiều người, nên em không thể viết trả lời chị ngay được.

Nếu có mặt ở đây, tu sĩ Lorenzo sẽ bảo em rằng đây là các mảnh trong một trò chơi xếp hình vĩ đại của Thượng đế, và em không nên than khóc cho những người đã khuất vì hiện giờ họ đã an toàn trên Thiên đường. Nhưng thầy không ở đây, cả chị cũng không. Em hoàn toàn lẻ loi trên mảnh đất xa lạ.

Chị yêu quý nhất của em, ước gì em có thể đi gặp chị, hoặc chị đến gặp em, để chị em ta có thẻ an ủi nhau trong những thời khắc đen tối này. Nhưng em phải ở đây, như một tù nhân trong ngôi nhà của chồng em, và dẫu anh ấy gần như nằm liệt giường, mỗi ngày một yếu hơn, em e rằng anh ấy vẫn có thể sống mãi. Thỉnh thoảng, ban đêm em đành liều ra ngoài, nằm trên cỏ và ngắm những ngôi sao, nhưng từ ngày mai, có những người lạ hay quấy quả từ Rome sẽ đến đầy nhà .

Những quan hệ buôn bán từ gid Gambacotta xa xôi nào đó, và sự tự do của em, một lần nữa lại bị cắt lìa ở bậu cửa sổ. Nhưng em quyết không làm chị mệt mỏi vì những buồn khổ của em. Chúng không đáng kể so với nỗi buồn của chị.

Em rất đau lòng khi biết chị bị bá trai giam giữ như tù nhân, và chị héo mòn vì những ý nghĩ báo thù gã đàn ông độc ác đó, S…Chị yêu quý nhất của em ơi, em biết đây là việc gần như không thể, nhưng em van chị, hãy gạt bỏ những ý nghĩ hủy diệt này đi. Hãy tin rằng Thượng đế sẽ trwugnf phạt gã đó đúng lúc. Về phần em, em sẽ dành nhiều giờ ở nhà thờ, cảm tạ CHúa đã giải thoát cho chị khỏi những kẻ hung ác. Những lời chị miêu tả chàng Romeo khiến em tin chắc chàng là hiệp sĩ đích thực, vậy chị hãy kiên nhẫn đợi chàng.

Một lần nữa, em mừng vì người bước vào cuộc hôn nhân bất hạnh này là em chứ không phải chị. Hãy viết cho em nhiều hơn nhé, chị yêu quý của em và kể chi tiets để thông qua chị, em có thể sống với một tình yêu đã chối bỏ em.

Em cầu cho bức thư này tìm thấy chị đang mỉm cười, khỏe khoắn và thaots khỏi những tên ác quỷ đang săn đuổi chị. Cầu Chúa cho em sớm gặp lại chị, chúng ta sẽ làm nằm bên nhau trong đám cúc và cười nhạo những nỗi buồn đã qua, như thể chúng chưa bao giờ có vậy. Trong tương lai tươi sáng đang chờ phía trước, chị sẽ kết hôn với Romeo của chị, còn em, rốt cuộc sẽ thaots khỏi những ràng buộc này. Hãy cầu nguyện cùng em nhé, rằng có lẽ nó sẽ là thế, chị yêu của em.

Em mãi mãi của chị - G

Lúc tôi ngừng đọc, cả Janice và tôi đều bật khóc. Hiểu rằng những người bên bàn bối rối vì tình cảm bột phát này, tôi vòng tay ôm nó và cảm ơn món quà tuyệt vời. Chắc còn nhiều vị khách khác hiểu ý nghĩa của bức thư, song ngay cả những người biết câu chuyện buồn của nguyên mẫu Giulietta và Giannozza cũng không thể hiểu, nó có ý nghĩa như thế nào với em gái tôi và tôi.

--- ------oOo---- -----

Gần nửa đêm, rốt cuộc tôi mới rón rén trở lại khu vườn, kéo theo Alessandro đang không nhiệt tình là mấy. Nhưng lúc này, mọi người đã đi ngủ hết, đây mới là lúc làm một việc tôi muốn làm. Mở cánh cổng kêu cót két vào điện thờ Lorenzo, tôi nhìn người bạn đồng hành miễn cưỡng và đặt ngón tay lên môi anh.

-Lúc này, coi như chúng mình không ở đây nhé.

-Đồng ý, - Alessandro nói, cố kéo tôi vào vòng tay anh. – Để anh bảo chúng ta sẽ ở đâu…

-Suỵt! – Tôi đặt bàn tay lên miệng anh. – EM thực sự phải làm việc này.

-Ngày mai có được không?

Tôi bỏ tay ra và hôn anh thật nhanh.

-Ngày mai, em không định ra khỏi giường.

Cuối cùng, Alessandro để tôi kéo anh vào điện thờ và lên nhà tròn bằng đá hoa, nơi đặt tượng tu sĩ Lorenzo. Trong ánh trăng đang lên, pho tượng trông gần như người thật, đứng đó dang rộng cánh tay đợi chúng tôi. Không cần phải nói, may mà nét mặt pho tượng mảnh dẻ tương tự nguyên mẫu, nhưng điều đó chẳng quan trọng gì. Quan trọng là những con người sâu sắc đã nhận ra sự hy sinh của người đàn ông này, và tạo ra nó để chúng tôi có thể tìm thấy và cảm ơn thầy. Tháo cây thánh giá đang đeo từ lúc Alessandro trả lại tôi, tôi với tay lên đeo vào cổ pho tượng, đúng nơi của nó.

-Phu nhân Mina giữ vật này như là vật kỷ niệm mối quan hệ của họ, - tôi nói, gần như với chính mình. – Em không cần nó mới nhớ những việc thầy đã làm cho Romeo và Giulietta. – Tôi ngừng lại. – Ai mà biết được, có khi chưa bao giờ có một lời nguyền. Có lẽ chỉ vì chúng ta - tất cả chúng ta - tưởng rằng chúng ta đáng bị nguyền rủa.

Alessandro lặng thinh. Rồi anh giơ tay chạm vào má tôi giống như anh làm hôm ở Fontebranda và lần này, tôi hiểu chính xác anh muốn nói gì. Dù chúng tôi có phải chịu lời nguyền hay không, và giờ đây chúng tôi có phải trả món nợ ấy hay không, thì anh vẫn là hạnh phúc của tôi, và tôi là của anh, chỉ thế là đủ tước hết những gì mà số phận – hoặc Shakespeare – có lẽ vẫn còn đủ ngớ ngẩn lao vào cản đường chúng tôi.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.