Hư Lộ

Chương 20: Bóng hình của mẹ




Tất cả mọi người trong đại sảnh đều hít vào hơi lạnh. Thần thú? Mặc dù chưa ai nghe kể về chúng nhưng nghe tên kiêu như vậy chắc là tồn tại vô cùng khủng bố rồi. Giờ phút này mọi ánh mắt đều tập trung vào bức tranh vẽ một sinh vật mà mọi người không thể hình dung nó với loài nào khác. Đây đúng là tồn tại truyền thuyết, tồn tại của thần a.

- Ta đoán kích thước thật của thần thú này chắc chắn phải to bằng ngôi nhà.

- Ấu trĩ, đã gọi là thần thú mà chỉ bằng ngôi nhà thôi sao. Lão tử đoán phải to bằng quả núi mới xứng.

- Núi vẫn quá tầm thường, ta thì nghĩ thần thú to lớn có thể che cả bầu trời nha.

- Đúng đúng, chắc chắn xung quanh nó còn có sấm sét, vòng lửa thôn thiên địa ám nữa.

Chòm râu của Phùng lão giựt giựt liên tục, không ngờ chỉ lỡ chém tí mà cả đám công tử này lại có thể liên tưởng sinh động phong phú như vậy. Ở phía dưới sảnh, Bàn tử lúc này vẫn chưa hoàn toàn bình tĩnh lại. Ta kháo, chỉ vì lúc nãy thấy tên Hứa An Tài vẽ bầy chiến mã đang phi nước đại nên lão tử cũng muốn vẽ một con thú oai dũng hơn mấy con ngựa quèn đó. Ôm ý tưởng đó, Bàn tử đã định vẽ một con sư tử to như trâu, đáng tiếc ý tưởng và tài năng lại không song hành nên kết quả lại thành ra con thú chẳng giống ai. Vô tình cắm liễu liễu lại xanh, Bàn tử gia gia vô tình cắm ra được cả cây đại thụ nha, vẽ đại vài cái thành ra vẽ thần thú. Nếu lũ thần thú có thật thì chúng cũng khóc không ra nước mắt a. Bọn ta ít nhiều cũng là "thần" nha, không phải rau cải trắng ngoài chợ mà muốn là vẽ đâu thế.

- Bàn tử ca không ngờ lại là cao nhân hội họa nha. Vậy mà đó giờ huynh lại giấu diếm mọi người, huynh thật xấu đó.

Khương Thiên ngồi kế bên vô cùng hãnh diện nhìn Bàn tử nói. Với cậu nhóc này thì cái gì mới mẻ đều tuyệt vời hết thảy. Bàn tử lúc này mới sực tỉnh, thì ra ta là thiên tài hội họa sao, không ngờ Bàn tử ta cũng có tài năng kinh động tuyệt thế đến vậy. Nhất định phải đem bức tranh này về để khoe với ông cha mới được. Từ bé đến lớn lão chỉ biết mắng ta là phế vật, trừ ăn chơi phá của ra chả biết làm gì, nuôi chỉ tổ tốn cơm. Nghĩ đến cảnh lão cha trố mắt ra nhìn thành quả của mình, Bàn tử như nở hoa trong lòng. Nhưng gã vừa quay lại thì thấy mọi người chỉ lo bàn tán mà không chú ý đến tác giả là hắn khiến Bàn tử hết sức bực mình. Hắn vội ho khan vài tiếng, rồi bắc chước Nguyên Hạo chắp tay sau đích, tỏ vẻ cao thủ tịch mịch:

- Thật không nghĩ ở nơi này có người nhìn ra được ý nghĩa họa hình của Bàn gia ta. Phùng lão, người thật là tri kỷ của ta a.

Khuông mặt Phùng Bá Thiên đen lại như nhọ nồi. Tên mập này được gói xôi lại muốn thêm đùi gà, tài năng có hạn mà da mặt dày thì không có đối thủ nha. Mặc dù đang lôi tổ tông Bàn tử ra sỉ vả liên tục trong lòng nhưng bề ngoài lão vẫn cố rặn ra nụ cười:

- Bàn công tử tuổi trẻ mà hiểu biết tài năng hơn người như vậy ta rất là tán thưởng. Hi vọng công tử tiếp tục phát huy thêm nữa.

Lão nói xong thì cảm giác quá buồn nôn rồi còn Bàn tử thì khuôn mặt đắc ý dạt dào, cười không ngậm miệng lại được:

- Lão nhận xét vô cùng chính xác nha, Bàn tử ta rất thích. Ta quyết định sẽ tổ chứcmột buổi triển lãm thật lớn để mọi người thiên hạ biết đến bức họa truyền kỳ này haha.

" Phụt"

Suýt tí nữa thì Phùng lão không kìm được mà buông lời chửi tục. Móa $%#$#%#... tên mập này còn nghĩ đến việc triển lãm nữa chứ. Lúc đó lỡ tông sư hội họa nào khác đi ngang qua biết chuyện thì danh tiếng mấy trăm năm của ta coi như xong rồi. Giờ phút này lão chỉ hận không thể một hit đập chết thằng nhãi này cho rồi. Nhưng lão sống đến tuổi này cũng không phải ăn chay, lập tức vung tay thu bức tranh lại ngay.

- Bức tranh này là một kiệt tác, không phải người thường có thể nhìn ra thâm ảo bên trong. Ta sẽ mang bức tranh này đi về tổng hội họa sư để cùng các vị tông sư khác nghiên cứu mới được.

Bàn tử giật mình một cái nhưng nhanh chóng tỏ ra vô cùng hào phóng phất phất tay:

- Chuyện nhỏ thôi, Phùng lão sư là tri kỷ của ta nên ngài cứ cầm lấy. Nếu quá yêu thích thì ta vẽ thêm vài chục tấm để ngài mang theo làm kỷ niệm cũng được.

"Ông trời ơi...".

Khuôn mặt Phùng lão lúc này tuy cười mà nhìn chẳng khác nào đang mếu vậy.

- Tài hoa của Bàn công tử lão già này sao dám bắt người nhọc công. Với lại tài năng thì không nên thi triển quá nhiều, làm vậy sẽ mất giá trị lắm.

- Đúng đúng, lão nói chí phải. Bản lĩnh của ta thì ngàn vàng khó cầu, sao lại dễ dàng thi triển cho thiên hạ thấy chứ.

Bàn tử cảm thấy Phùng lão này quá thuận mắt rồi. Thế này mới là tông sư, là tấm gương cho đời chứ. Hắn chỉ muốn lao lên ôm hôn Phùng lão ca một cái để tỏ lòng tri âm a.

" Khụ khụ"

Nhìn ánh mắt đầy thâm tình mà Bàn tử dành cho mình, Phùng lão có cảm giác lông tơ toàn thân dựng đứng cả lên. Lão từng chiến đấu với yêu thú cao cấp đáng sợ nhưng chưa bao giờ thấy run rẩy như lúc này, tên mập này quá kinh khủng rồi. Vội vàng né đi, Phùng lão lao như tên bắn đến bức họa của Đường Trần:

- Mọi người chú ý.

Xảo Nương đứng phía sau đã nhìn ra kỳ quái của Phùng lão nên vội hô lên để mọi người chuyển dời sự quan tâm đi. Bức họa của Đường Trần hiện ra là bức họa sơn thủy hùng vĩ. Từng thế núi, cái cây, ngọn cỏ, chiếc lá rơi đều như thật. Tạo ra cho người xem cảm giác như đang đứng trên đỉnh cao vậy. Trong tích xưa, Khổng Tử từng nói “Đăng Thái Sơn nhi tiểu thiên hạ” nghĩa là lên núi Thái Sơn cao nhìn xuống thấy thiên hạ nhỏ bé. Đó không chỉ là cái nhìn còn là vị trí, mà còn là cảm giác của địa vị đứng trên tất cả, thiên hạ chúng sinh trở nên nhỏ bé dưới chân mình. Bức tranh thể hiện rất rõ tâm tính cao ngạo của Đường Trần, trong mắt hắn những kẻ ở đây muốn so tài hội họa với hắn chẳng khác nào đom đóm so với trăng rằm mà thôi. Hắn ta cảm thấy mình đang tỏa sáng đứng trên đỉnh cao nhìn xuống, ngạo nghễ với tất cả.

- Hảo, hay cho một tuyệt tác. Nếu cố gắng ngươi sẽ đột phá đến tông sư hội họa không lâu nữa.

Phùng lão hết sức tán thưởng. Ở tuổi chưa đến ba mươi nhưng Đường Trần đã có bản lĩnh như vậy thì chắc chắn hắn sẽ còn tiến xa. Đường Trần đứng dưới sảnh cặp mắt nhắm lại nhưng hắn vẫn cảm thấy được ánh mắt sùng bái mọi người nhìn mình. Hắn thích cảm giác này, cảm giác là trung tâm, là ngôi sao sáng chói lấn át tất cả. Bàn tử xa xa bĩu môi:

- Chỉ là họa cái núi thôi, có gì to tát chứ? Sao bằng thần thú của Bàn gia ta được chứ.

Nhưng giờ phút này chẳng ai quan tâm đến gã, nghệ thuật chân chính không cần tâng bốc mà mọi người vẫn cảm nhận được. Tất cả mọi người ở đây đều cảm nhận được vẻ đẹp hùng tráng mà bức họa của Đường Trần mang lại. Tâm tình như tốt hơn, Phùng lão nhẹ nhàng cất bước đến trước bức họa cuối cùng, bức họa của Nguyên Hạo. Một buổi chiều tà, mái nhà xiêu vẹo, mọi thứ trong sân nhỏ không thể bình dân hơn được. Một màn khói nhẹ bay lên, một bóng lưng phụ nữ, có lẽ tuổi tác không còn trẻ vì tóc đã lấm tấm bạc. Bức tranh không vẽ gì xa xôi cả, mọi người có cảm giác như đang trở về nhà sau một ngày dài vất vả, nhìn thấy người thân yêu nhất của mình đang chuẩn bị bữa cơm gia đình đầy ấm áp.

Bữa cơm chiều hiu quạnh

Của hai đấng sanh thành

Nơi vùng quê hẻo lánh

Buồn như một bức tranh

Bao lâu rồi ta nhỉ

Chưa về thăm Mẹ Cha

Cơm chiều nay cũng chỉ

Đúng mỗi đôi bạn già

(Trích mượn từ bài thơ Nhớ Quê

Tác giả: VŨ THỊ MINH NGUYỆT)

Không một tiếng ồn, không có những lời hoa mỹ bình phẩm, tất cả chỉ lặng người lại. Không ai để ý trên mặt họ nước mắt đã thành dòng. Bức họa chính là hình ảnh khắc sâu nhất trong tâm hồn của Nguyên Hạo, nơi bình yên nhất của hắn. Không có mưa gió bên ngoài, không có lo lắng của dòng đời, chỉ có mẹ và những củ khoai nóng, chỉ có bóng lưng dài của mẹ đã còng vì thời gian, chỉ có lưng mẹ cõng hắn qua những ngày thơ ấu, chỉ có bóng hình của mẹ trong tim mà thôi...

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.