Hồng Bàng Lập Quốc Ký Rewrite

Chương 378: 378: Thủy Chiến 2





Quyển IV: Chiêm- Giao đại chiến
C 57: Thủy chiến (2)
Các thuyền chiến của Chiêm Thành và Hoài Nhân lướt qua nhau ở khoảng cách chỉ vài thước, thủy thủ và binh sĩ trên thuyền thấy rõ mặt của nhua.

Lúc này, các bên đề tung ra các đòn tấn công mạnh nhất mình có: ném bom khói, ném quả cầu đá vào đội hình khiên để phá đội hình địch, bắn sàng nỗ, ném lao, bắn nỏ,...!Đội thuyền của thủy quân Hoài Nhân, nơi có các xạ thủ được bố trí ưu ái hơn, thường nằm ở ngoài, không bị kẹp 2 hướng, chỉ cần tập trung bắn hạ bớt các thuyền của quân Chiêm.

Khoảng cách gần thế này, thương vong tăng lên mức cực đại.

Nhưng họ không chỉ lướt qua một lần duy nhất, các thuyền lướt qua nhau xong, lại vòng một vòng cung, quay lại chiến trường.

Hai bên vòng một vòng ra xa bờ hơn, lại lần nữa lao vào nhau để tiếp tục làm lại những hành động vừa rồi.

Thương vong dần tăng, kèm theo đó là nỗi sợ hãi khi nhìn thấy đồng bạn bị thương, thấy cuộc chiến như không có hồi kết, và sự hoảng loạn lên đỉnh điểm, và các tân binh của Hoài Nhân, những ngư dân lần đầu được chứng kiến chiến tranh thực sự dần mất đi ý chí chiến đấu.
- Ra lệnh rút lui ngay, các thuyền đi đầu thẳng tiến về Thị Lị Bị Nại.
Cảm nhận được binh lính trên các thuyền không còn có thể chiến đấu thêm, Lý Vĩnh Khuê đợi đoàn thuyền ở vào thế đi về hướng đầm Thị Lị Bị Nại, lập tức phát lệnh rút lui.

Các thuyền trưởng thấy tín hiệu, thầm thở phào.

Tuy bản thân họ không phải tham gia chiến đấu, nhưng nghe tiếng la hét của những binh sĩ trên thuyền, cũng không nhẫn tâm.

Khi tập luyện, cả thuyền trưởng cũng cùng binh sĩ rèn luyện, để mọi người trên thuyền đều cùng biết chiến đấu.

Cùng luyện tập, cũng coi như chiến hữu, thấy chiến hữu bị thương, trong lòng cũng khổ sở.
- Thuyền của địch bắt đầu rút lui rồi!- Một viên chỉ huy Chiêm Thành ở một thuyền đi gần cuối nhìn thấy thuyền Hoài Nhân bắt đầu đi thẳng, không vòng lại, lập tức đoán ra, lệnh cho người lên phát tín hiệu báo cho chủ tướng biết.

Thủy quân Chiêm trong trận này do tướng Civanadana, hoàng tử của tiểu quốc Avajajay.

Y là người từng nhiều lần chỉ huy thủy quân Chiêm đánh với cướp biển từ Chân Lạp và các khu đảo phía nam, các Hồi Quốc mới thành lập, thu được đại thắng, nên được giao trọng trách chỉ huy.

Civanadana được tin, cho thuyền vòng lại đuổi theo ngay.

bình thường thuyền vòng lại, vì hai bên lao vào chiến đấu, để tránh va chạm và lập đội hình để tăng hiệu quả chiến đấu, phải hãm bớt tốc độ để điều chỉnh, giờ địch chạy, nên cứ việc tăng hết tốc độ mà đuổi theo.

Các thuyền của thủy quân Hoài Nhân thấy đối phương bắt đầu đuổi kịp, từ từ giảm tốc độ.

Các thuyền này sẽ làm nhiệm vụ chặn đánh để giảm tốc độ của những kẻ truy đuổi.

Sau khi chặn đánh đủ lâu, các thuyền thủy quân cũng sẽ tự động rút lui, nguyên nhân là bởi thuyền của thủy quân cơ động hơn thuyền đánh cá được huy động gấp.
Hỏa khí trên thuyền được tập trung lại, bắn tới tấp.

Dù đạn rất tản mát, nhưng do mật độ dày đặc, sát thương cao, các thuyền chiến Chiêm Thành bị áp sát tấn công không thể tùy ý truy kích.

Civanadana thấy kẻ địch cố ý trì hoãn, quả đoán lệnh các thuyền đang bị tấn công thả chậm tốc độ một chút.

Trong khi đó, các thuyền ở sau cố gắng tăng tốc, lách qua thuyền bị tấn công, tiến lên tạo thế gọng kìm.

Thấy càng lúc càng đông thuyền chiến Chiêm Thành kéo tới, lại đang tạo thế bao vây mình, thủy quân Hoài Nhân không dám cản nữa, sợ bị vây lại rồi sẽ bị vây công tới chết.

Dù hỏa khí lợi hại thật, nhưng đối phương đông hơn, mà ở khoảng cách đủ gần thì lao, tên hay hỏa khí sát thương chả kém nhau mấy.

Thủy quân Chiêm thấy thủy quân Hoài Nhân tạm rút, không bỏ qua, cử người bám sát theo, không cho thủy quân Hoài Nhân cơ hội tiếp tục quấy rối, cho dù phải hai thuyền kẹp một thuyền, cũng còn tới 60 thuyền, vẫn hơn số thuyền cá Hoài Nhân đang tháo chạy ( quân Hoài Nhân 70 thuyền, 20 thuyền thủy quân, 50 thuyền cá, quân Chiêm 100 thuyền, cứ 2 thuyền kẹp một thuyền thủy quân Hoài Nhân thì mới mất 40 chiếc, còn lại 60 chiếc).

Tốc độ truy kích của quân Chiêm vượt xa dự kiến của Lý Vĩnh Khuê, đối phương mới đó mà sắp sửa đuổi kịp rồi.

Vấn đề lúc này chính là, cửa vào đầm Thị Lị Bị Nại là hình cổ chai.

Một bên là bãi bồi, một bên là một sườn dãy núi nhỏ, thoai thoải.


Mặt nước nơi này hẹp lại chỉ còn gần 800 thước.

bình thường 2 tới 3 thuyền cùng đi qua cũng được, nhưng đó là với tốc độ chậm, điều chỉnh từ từ.

Còn hiện tại, các thuyền đang chạy giặc, đi gấp như vậy tất có chuyện.

Mà một khi có chuyện như là một thueyèn bị vỡ, thì sẽ chặn đường vào đầm Thị Lị Bị Nại của các thuyền khác.

Đầm Thị Lị Bị Nại nước sâu, miệng vào cũng sâu, nhưng khi thuyền bị đụng vỡ, nước tràn vào, thuyền không chìm ngay mà từ từ chìm xuống, khi đó nó biến thành một chướng ngại vật vậy.

Thuyền khác cố tình va vào thì có thể bị vỡ tương tự, còn lách thì rất khó.
- Lệnh cho các thuyền hàng cuối xoay ra chiến với địch, các thuyền đi đầu khẩn cấp vào trong đầm dàn trận.- Lý Vĩnh Khuê ra lệnh
- Địch cử thuyền chặn đánh quân ta.
- Chúng muốn vào trong đầm lập trận đây mà.- Civanadana khẽ cười khẩy, hắn đã nhìn ra, địch là muố để quay tiến vào trong đầm.

Nếu chúng vào được trong đó, quân Chiêm không thể tiến vào trong, cửa vào đầm Thị Lị Bị Nại rất hẹp, chỉ 2 thuyền vào được một lần, và như thế sẽ bị đánh bại.

Nhưng nếu không tiến vào, thì cũng chỉ có thể rút về.

Đây là đất Hoài Nhân, quân Chiêm không có chỗ hạ neo để nghỉ ngơi, bộ binh sẽ ra quấy rồi, thủy quân thì thoải mái xuất nhập đầm.

Địch có cảng đề tùy ý ra vào tác chiến, bản thân quân Chiêm phải đi đường xa tới, thể lực bị ảnh hưởng ít nhiều, như vậy đánh lâu dài không lợi.
Civanadana nheo mắt nhìn quân Hoài Nhân đang vào đầm, nhẩm tính thời gian, rồi hạ lệnh tâp trung tiêu diệt đội thuyền chặn hậu.

60 thuyền của Chiêm Thành tiến dần lên, 30 chiếc tiến tới bay vây 7 chiếc thuyền chặn hậu, cứ 4 chiếc một cái, cá biệt có chiếc còn bị 6 thuyền Chiêm Thành tấn công.

Song quyền nan địch tứ thủ, nữa là bị bốn kẻ quây vào, đội thuyền chặn hậu bị khóa cứng, và sắp sửa bị diệt luôn.

Civanadana bình tĩnh chờ đợi khi quân mình đã khóa hết đội chặn hậu, đồng thời địch cũng đi tới những thuyền gần cuối, mới thúc thuyền tiến lên.

Thuyền của Chiêm Thành tiến tới cửa đầm Thị Lị Bị Nại cũng là vừa lúc thuyền cuối cùng của Hoài Nhân vừa rút vào, thế là thuyền Chiêm bám sát nút.

Trong lúc bám theo, thuyền Chiêm Thành không có công kích, thậm chí còn giữ khoảng cách để thuyền Hoài Nhân không hoảng loạn mà va đập.

Chẳng may thuyền của quân Hoài Nhân mà bị va đập quá mức, vỡ ra và chìm xuống thì lại hóa thành một chướng ngại cản đường của quân Chiêm rồi còn gì nữa.
Đoạn đường qua cổng không quá dài, chỉ tầm 60 thước ( chưa đầy 20 mét) đổ lại.

Ở bên kia, quân Hoài Nhân đã bày sẵn trận, bắn tên như mưa vào quân Chiêm.

Hai con thuyền được bố trí đi đầu tiên, bám lấy hai chiếc thuyền Hoài Nhân đi cuối cùng, nhờ đó tránh thoát được một phần tên, rồi lập tức tìm cách công vào đoàn thuyền Hoài Nhân, làm gián đoạn tiết tấu của họ, giúp các thuyền khác khi tiến vào đỡ phải chịu mưa tên.
Bị quấy rối một phen, các thuyền Hoài Nhân quay qua tấn công hai chiếc thuyền gây rối nọ, cũng ép nó phải lùi lại khi bắn đủ các loại khí giới vào người nó, nhưng lúc này, gần 10 thuyền chiến Chiêm Thành đã tiến vào, 6 chiếc đang vào và vài chiếc ở ngoài.

- Phát tín hiệu đi!- Lý Vĩnh Khuê quyết đoán.

Diệt được 16 chiếc chiến thuyền của địch cũng được rồi, không nên tham quá.
Theo lệnh Lý Vĩnh Khuê, thuyền chỉ huy đốt một ngọn đuốc trên cột buồm, khói lập tức bốc lên.

Đây là hỗn hợp tạo khói từ nhựa thông và lưu huỳnh, và khi khói bốc cao, từ bên sườn núi thoai thoải nơi cửa vào đầm Thị Lị Bị Nại, một đội quân từ trong đó xông ra.

Họ mang theo những khúc gỗ lớn, dựng lên rồi lắp ráp nhanh chóng thành những cái máy bắn đá hạng nhẹ.

Sau đó, bắt đầu bắn liên tục vào đoàn thuyền đang đi qua trước mặt họ.

Những viên đá không quá to, quá nặng, nhưng bắn vào mạn thuyền cũng đủ phá vào lỗ.

Nơi mạn thuyền có các tay chèo, nếu họ không dám chèo, thì thuyền sẽ nưng lại hoặc mất cân bằng do một bên chèo một bên không, hoặc thuyền phía sau va vào thuyền phía trước.

Không chỉ có máy bắn đá, một đội ngũ khá đi ra, tay cầm hỏa khí, cũng bắn liên tiếp.

Đó là những người lính thủy quân Hoài Nhân dưới trướng Ebisu.


Ebisu đã mang theo đủ thuyền chiến, nhưng cắt một phần ba quân lực ở lại, mahg theo hỏa khí để làm vụ này.

- Ầm!- Một con thuyền bị chậm lại vì hỏa lực bắn khiến các tay chèo không dám hoạt động, và thuyền phía sau chạm và.

hai chiếc thuyền lập tức xoay ngang, chắn ngang cửa vào đầm Thị Lị Bị Nại.
- Tống tấn công.- Lý Vĩnh Khuê lập tức phát động tấn công.

Kẻ địch thấy mình đã bị khóa chết trong đây, trong lòng sẽ hoang mang, lúc này không tấn công còn chờ gì nữa.
- Mẹ kiếp!- Civanadana lúc này đã ở trong đầm Thị Lị Bị Nại, nếu không thể thoát được, tất phải chết.

Y nhổ bãi nước bọt, kẻ địch thật giảo hoạt hơn hắn tưởng.

Có điều thân kinh nhiều trận chiến, y liền ra lệnh chia làm hai cánh, cánh quân thử nhất ứng chiến địch, cánh thứ hai cho quân đổ bộ quân lên khu núi, tiêu diệt địch ở đó, không cho chúng hoạt động, thuyền thì tiến tới, dùng dây thừng lôi các thuyền bị hỏng ra, mở lại đường để thuyền khác tiến vào hoặc thuyền trong chạy ra nếu không thể chiến thắng.
- Đối phương cũng không tầm thường.- Lý Vĩnh Khuê gật gù tán thưởng kẻ chỉ huy quân Chiêm, rồi mệnh lệnh huy động các thuyền cá khác trong cảng tiến ra.

Đây là các thuyền đánh cá gần bờ, thuyền vận chuyển.

Bình thường nó không được ra khơi xa, không giao chiến với quân Chiêm, vì thứ này khó đi biển.

nhưng trong đầm Thị Lị bị Nại, chúng vẫn miễn cưỡng hoạt động được.

Trên các con thuyền là một lượng lớn binh sĩ.

Lý Vĩnh Khuê yêu cầu dùng bộ binh đổ bộ lên thuyền địch để tấn công, khống chế, phá hủy các thuyền địch thật nhanh.

Dân Hoài Nhân, nhất là những người ở thành Đại Định và quanh đầm Thị Lị Bị Nại hoặc các điểm ven biển cũng biết bơi một chút, chiến đấu trong đầm có rơi xuống nước cũng không sao.
"Mười vạn năm trước, Kiếp Dân phủ xuống.

Cổ Thiên Đình chỉ còn lưu lại di chỉ, Tây Phương Linh Sơn đã sớm đổ nát hoang tàn, Vô Tận Ma Uyên lùi về trong tĩnh mịch.

Hoang Cổ Thánh Vực bị đánh vỡ tan tành, trở thành Tứ Hoang Nhất Hải.
Mười vạn năm sau, Đông Hoang Việt quốc, một gã Chân Nhân cao thủ tuổi già thọ cạn, cáo lão hồi hương, bỗng nhiên tuyệt địa phùng sinh, từ đấy quét ngang võ giới, lập nên bất hủ truyền kỳ.".


Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.