Hôn Nhân Thất Bại

Chương 18




Không quan tâm Đổng Thừa Nghiệp vẫn đang nói, tôi đóng sầm cửa lại.

Cửa đã khép nhưng vết thương trong lòng vẫn đang rỉ máu.

Cuộc sống này, giấc mộng lớn nhất tan vỡ chính là khi bạn yêu nhầm một người, Đổng Thừa Nghiệp dường như đã phá hủy toàn bộ những tình cảm trước đây mà tôi dành cho anh ta.

Đối với tương lai tôi gần như không còn chút hi vọng gì, tôi bắt đầu nghi ngờ mắt nhìn đàn ông của mình, bắt đầu nghi ngờ vận khí của mình. Tôi không cam lòng mà nghĩ, nửa đời còn lại của mình sẽ sống cùng với con.

Tôi … thật sự không dám tin tưởng nữa rồi.

Sau hôm ấy, Đổng Thừa Nghiệp không gọi điện thoại đến nữa, cũng không đến thăm Khỉ Con, giống như anh ta bất thình lình biến mất.

Tôi gọi điện thoại hỏi anh ta rốt cuộc bao giờ mới đưa tiền nuôi dưỡng con cho tôi, anh ta qua quýt nói mấy câu mình cũng không biết, hơn nữa còn than phiền: “Anh cũng chả có tiền, em bảo anh đi trộm hay là đi cướp! Dù sao cũng thông báo với em một tiếng, anh hết tiền rồi, em muốn thế nào thì tùy!”

Nói xong anh ta dập ngay điện thoại.

Tôi còn cho rằng những hành động trước đây của Đổng Thừa Nghiệp đã khiến cho người ta khinh thường đến cực hạn, lại không ngờ thì ra mình vẫn còn xem nhẹ anh ta rồi.

Anh ta đã đạt đến giới hạn không phân rõ giữa người và vật.

Hai hàm răng tôi tức phát run, lòng lạnh lẽo đến cùng cực.

Đổng Thừa Nghiệp dù có làm tổn thương tôi, mắng mỏ tôi thế nào tôi đều có thể hiểu, chúng tôi là những người xa lạ không hề quen biết vì tình yêu mới đến bên nhau, anh ta không yêu tôi nữa, đương nhiên có thể làm tổn thương tôi.

Song, Khỉ Con là máu mủ của anh ta, đến một ngày làm tròn bổn phận của người cha anh ta cũng không làm nổi, vậy mà hôm nay còn muốn ăn bớt cả tiền nuôi dưỡng con gái!

Lúc nói muốn quay lại với tôi anh ta còn bảo mình để tiền trong két sắt, đã dồn được mấy vạn, thế mà hôm nay chỉ có một nghìn năm trăm tệ tiền nuôi dưỡng con anh ta cũng không chịu đưa.

Không phải không đưa nổi mà là không muốn đưa.

Anh ta chẳng qua thấy không còn hi vọng có thể quay lại, anh ta chẳng qua thấy con người ngốc nghếch như tôi cuối cùng cũng thông minh một lần, không muốn làm bảo mẫu giặt quần áo, nấu cơm miễn phí cho anh ta, anh ta chẳng qua thấy tôi không còn giá trị lợi dụng, cho nên dứt khoát trở mặt.

Tôi vừa tức vừa lo, đêm ấy mọc thêm cái mụn to đùng ngay cánh mũi, đúng là trong cái bi có cái hài.

Hồi ấy tôi lặng lẽ li hôn, giống như chốn chạy về thành phố C, không hề làm loạn khiến Đổng Thừa Nghiệp thân bại danh liệt. Nguyên nhân lớn nhất là vì Khỉ Con, tôi cho rằng dù gì Đổng Thừa Nghiệp cũng là người cha ruột thịt không thể thay đổi được của con, tôi không muốn Khỉ Con sau khi hiểu chuyện vì mối quan hệ cha con tồi tệ mà bị ảnh hưởng.

Tôi hiểu rõ mối quan hệ sau khi li hôn của hai bên không tốt, gặp mặt nhau cứ như kẻ thù thì sẽ làm tổn thương đến tâm lí của con, bởi thế lúc li hôn tôi cũng rất thận trọng nói với Đổng Thừa Nghiệp và người nhà anh ta, chỉ cần bọn họ nhớ Khỉ Con thì có thể đến thăm Khỉ Con bất cứ lúc nào, tôi đều chào đón. Mà sau khi li hôn, Đổng Thừa Nghiệp đến thăm con có mấy lần, tôi cũng bỏ xuống yêu đương hận thù giữa chúng tôi, trước mặt Khỉ con đối xứ với anh ta đúng lễ đúng nghĩa.

Tôi cố hết sức để Khỉ Con bị tổn thương ít nhất có thể, vậy mà Đổng Thừa Nghiệp lại coi tôi nhu nhược mềm yếu, hết lần này đến lần khác bức tôi, bức đến mức đường cùng.

Tôi vẫn luôn nghĩ rằng “lấy đức báo oán” không ngờ sau đó còn có câu “lấy gì báo đức?”

Tôi chỉ còn cách gọi điện cho Thái Thái tố khổ, Thái Thái nghe xong nói: “Ninh Chân, bây giờ tao có thể bay tới ngay lập tức, đến đơn vị Đổng Thừa Nghiệp cầm cái loa phóng thanh tận tình tuyên truyền con người thực sự của Đổng Thừa Nghiệp, cũng có thể trực tiếp nhờ đám bạn chặn anh ta trên đường đi làm, cắt đứt “gốc rễ” của anh ta. Nhưng tao không thể giúp mày cả đời, mày phải tự mình đứng lên, không thể tiếp tục mềm yếu để cho anh ta bắt nạt nữa.”

Tôi biết Thái Thái nói rất thấu tình đạt lý, cho nên bỏ qua cho cái tội không phân biệt được âm uốn lưỡi với âm thẳng lưỡi của cô ấy.

Nội tâm tôi quả thật có một mặt rất mềm yếu, mong muốn hòa bình, từ đầu đến cuối không muốn tranh chấp với người khác. Tuy nhiên sự việc đã đến nước này, cũng không thể tùy theo tính cách của mình, người lương thiện dễ bị bắt nạt, vì bản thân, vì Khỉ Con tôi bắt buộc phải trở nên mạnh mẽ.

Tôi cảm thấy Đổng Thừa Nghiệp của ngày hôm nay đã trở thành một người không bình thường, hoàn toàn rơi vào trạng thái của “bóng tối”, là một người bình thường tôi không có cách nào giao tiếp với anh ta, bèn dứt khoát gửi một tin nhắn đến, nói rõ với anh ta nếu như tháng sau vẫn không đưa tiền nuôi dưỡng con, vậy thì tôi sẽ đến phòng làm việc của lãnh đạo công ty anh ta phản ánh tình hình, đồng thời cũng đến toàn án xin cưỡng chế chấp hành.

Không lâu sau, Đổng Thừa Nghiệp gọi điện thoại đến, bảo là đã gửi vào tài khoản ngân hàng của tôi hai tháng tiền nuôi dưỡng con.

Cúp điện thoại, lòng tôi hoàn toàn lạnh lẽo.

Lúc trước dù tôi có sốt ruột van xin thế nào anh ta cũng nhắm mắt làm ngơ, nhưng mà hễ nhắc đến việc phản ánh với lãnh đạo công ty, anh ta vừa hoảng sợ vừa lo lắng.

Thì ra, trong mắt Đổng Thừa Nghiệp Khỉ Con chẳng là gì cả, thứ mà anh ta để ý vẫn là chức vị, tiếng tăm.

Sau chuyện này, mẹ tôi láng máng nghe được, Đổng Thừa Nghiệp oán hận mà nói với người khác rằng: “ Ninh Chân không phải là cái đèn cạn dầu.”

Tôi kiêu ngạo mà phản bác: “Lượng từ của đèn phải là ngọn chứ?” (Ý phải nói là ngọn đèn cạn dầu mới đúng)

Vô văn hóa, thật đáng thương.

Trong vấn đề tiền nuôi dưỡng tạm thời coi như thắng lợi, nhưng trong lòng lại không hề có chút vui mừng.

Trong “trận chiến hôn nhân”, bất kì kẻ thắng lợi nào cũng là “tuy thắng mà bại”.

Tôi rất cảm ơn Đổng Thừa Nghiệp, những hành động của anh ta giúp cho tôi hết sạch mọi mơ tưởng.

Trước đây, trải qua cuộc chiến để li hôn, tình cảm ba năm của tôi và Đổng Thừa Nghiệp đã tan thành mây khói, nhưng suy cho cùng anh ta vẫn là mối tình đầu của tôi, còn là mối tình đầu chứa đầy sự dối trá, cho nên đoạn tình cảm ấy vẫn được vùi lấp trong đám tro bụi trên sao hỏa. Tuy nhiên trải qua lần này, đến sao hỏa cũng bị dập tắt rồi. Tình cảm ba năm của chúng tôi cũng chìm nghỉm.

Thật ra đoạn tình cảm ấy sau khi trải qua sự phản bội đã trở thành liều thuốc độc, nằm trong lồng ngực tôi, dần dần lan ra máu thịt và linh hồn. Tuy nhiên những hành động của Đổng Thừa Nghiệp lại chính như cầm một con dao nhọn, khoét cả máu thịt cùng chỗ thuốc độc đó đi. Mặc dù đau, nhưng ít nhất tiêu tán được độc, tôi cũng khỏi được bệnh.

Tôi thật tâm cảm ơn anh ta cùng với tổ tiên tám đời nhà anh ta.

Buổi tối hôm Đổng Thừa Nghiệp gửi tiền đến, bởi vì hiệu xuất người xem mà tổ tôi làm tăng cao, Vu Viễn bèn tự móc tiền túi, mời chúng tôi đi ăn hải sản ở một nhà hàng buffet nổi tiếng.

Nhà hàng buffet hải sản đó trước đây tôi và bạn thường đến, hơn nữa đa số đều là tôi mời, nhưng từ sau khi li hôn, tôi không dám bước chân vào nữa.

Mỗi lần trước khi mua cái gì, tôi đều giơ ngón tay ra đếm, bớt đi một bữa ăn để giành tiền mua bỉm chống thấm cho Khỉ Con, bớt đi một đôi giày để mua cho Khỉ Con một hộp sữa, bớt đi một lần mua đồ để mua cho Khỉ Con một món đồ chơi.

Cứ như thế, tôi từ một thiếu nữ tiêu tiền không thèm liếc giá trờ thành một thiếu phụ chắt chiu từng đồng.

Phải đến lúc này mới hiểu rõ, không có tiền, cảm giác an toàn giống như rút lõi công trình xây dựng con đê phòng hộ, bất cứ lúc nào cũng có thể sụp đổ.

Mỗi đêm khuya chìm vào giấc ngủ, nghĩ đến tiền trong tài khoản ngân hàng ngày càng ít đi, tôi luôn cảm thấy hoảng loạn, không kìm được mà bật khóc.

Đồng nghiệp ở công ty mua hoa quả Đài Loan trên mạng, một quả dứa xách tay cũng đến năm mươi đồng Đại Dương. Trong công ty hầu như ai cũng mua loại hoa quả giá hơn mấy trăm đồng, duy nhất có tôi không nỡ. Mấy quả dứa đó cũng đủ tiền mua sữa một tháng cho Khỉ Con.

Nhưng người nghèo cũng có lòng tự tôn mạnh mẽ, tôi cũng không thể muối mặt mà nói mấy câu tiếc tiền, chỉ có thể nói dối mình dị ứng dứa.

Thứ đau khổ do lòng tự tôn bị đảo lẫn, dùng lời không thể nào diễn tả hết.

Lúc ăn buffet, mọi người đều rất vui vẻ, trên mặt tôi mặc dù đang cười nhưng trong lòng thì đang xót xa vô cùng.

Để giải sầu chỉ có rượu Đỗ Khang, trước mắt không có rượu Đỗ Khang, dùng tạm bia cũng không tồi, tôi ăn không đến mấy miếng cơm, chỉ cầm lon bia ực từng ngụm từng ngụm.

Chẳng bao lâu đã rơi vào trạng thái lâng lâng, tôi ngồi gần cửa sổ, nhìn ngắm bóng dáng mình qua cửa sổ in trên mặt đất.

Trước đây tôi cũng là một cô gái “tươi mơn mởn”, thế mà mới qua có hai năm, trong hai mắt tràn ngập sự mệt mỏi, tang thương, hoàn toàn giống như biến thành một con người khác.

Hiện tại mới hiểu được, yêu sai người thì không sao nhưng gả nhầm người có lẽ mất đi cả sinh mạng.

Đang mơ mơ màng màng nhìn qua cửa kính, bỗng dưng nhìn thấy trên cửa kính có một bóng người đang nhìn tôi.

Người ấy có đôi mắt sâu thẳm, dửng dưng lạnh nhạt, thấy tôi phát giác ra cũng không hề có ý trốn tránh, ngược lại còn ngang nhiên đối mắt với tôi trên bóng hình in trên cửa kính.

Người đó chính là Vu Viễn.

Con người tôi đần độn, ngốc nghếch, từ trước đến nay rất sợ lãnh đạo, nữ hiệu trưởng trước đây của tôi bảo tôi đi về phía đông tôi nhất định không dám đi về phía tây. Nữ hiệu trưởng của tôi cười đến thỏa mãn, khen tôi là một cô gái ngoan.

Lần này cũng không khác, lãnh đạo chính là lãnh đạo, tôi nhất thời e sợ ngồi thẳng người, bắt đầu vùi đầu vào ăn cơm, người ra bỏ một món tiền lớn mời mày đến đây ăn cơm, là muốn mày ăn cho bõ món tiền ấy, thế mà mày cứ mải uống bia không chịu giúp sức, lãng phí tiền bạc của cải.

Động vật ăn thịt như tôi rất thích hợp ăn buffet, cá hồi, bít tết, tôm cua gì đó, bốn năm phần đều bưng lên hết, cũng chẳng thèm uống nước mà ăn kem Häagen-Dazs, đến nỗi nhân viên phụ trách múc kem vừa nhìn thấy bóng dáng tôi đã sợ chạy mất dép.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.