Hôn Lễ Tháng 3

Chương 1




Khi bình minh hé rạng, hãy hôn người tình bên cạnh, bởi vì nàng không hiểu những bộc bạch không lời.

Dẫu biết rằng nên tìm cho mình một lý do để ra đi, hoặc là nên trở dậy tự phục vụ một cốc cà phê với dáng điệu tự nhiên, ít nhất cũng không để lộ vẻ mặt tự nguyện và đắm đuối, nhưng tôi lại chẳng thể làm gì hết, ngoài việc lún sâu hơn nữa vào lớp nệm mềm mại của ghế sofa, ngây người bởi mùi thơm thoảng ra từ phòng tắm, nhìn chăm chăm lên chùm đèn trần hoa cúc, nơi có một con đom đóm bị ánh sáng thu hút, đang bay loạn xạ.

Con đom đóm đó bay liệng quanh chùm đèn, không nhanh không chậm, thỉnh thoảng lại va vào chao đèn. Tôi không biết mình đang nghĩ gì, chỉ ngây nguời nhìn con đom đóm và ngọn đèn.

Tôi buông mình trong sự thỏa mãn chán chường.

Ngọc Tây bước ra khỏi phòng tắm trong bộ đồ ngủ rộng thùng thình, nước từ mái tóc nhỏ từng giọt xuống nền. Tôi có thể nghe thấy âm thanh từ giọt nước rơi và mường tượng ra mùi hương siêu nhiên của nó. Ngọc Tây đứng như vậy trước mặt tôi, chân trần, mê hoặc lòng người, giống như yêu nữ trong rừng sâu. Tôi quên ngay con đom đóm, quên ngay chùm đèn, mắt hướng vào đôi chân trần của nàng.

Phát hiện chân nàng rất trắng, rất mịn.

Tôi lại thấy nôn nao xúc động, bất lực trước vẻ đẹp của nàng, nhưng vẫn cố nặn ra một nụ cười lạnh nhạt bất cần. Tôi là đàn ông. Là đàn ông thì không nên căng thẳng. Tôi giả đò vô tình thay đổi tư thế của đôi chân, ngụ ý nói: Trần Hạ này không hề căng thẳng.

Cảm thấy nên nói điều gì đó.

“Anh không căng thẳng”

Tôi trấn tỉnh nói với Ngọc Tây, xong rồi lại muốn cắn phứt cái lưỡi của mình quẳng đi. Điều duy nhất tôi có thể làm là cầu cho Ngọc Tây không nghe thấy.

Nhưng Ngọc Tây đã nghe thấy, nàng nghe rất rõ, và tỏ ra thích thú. Nàng cười thật to, nàng bịt miệng cười khoái trá, phát ra những âm thanh lảnh lót hả hê.

Khi nàng cúi xuống, tôi nhìn thấy bầu vú trắng như tuyết của nàng qua lần áo ngủ mỏng manh.

Lúng túng, bối rối, tôi không thể hình dung ra bản mặt phừng phừng, đỏ ửng của gã đàn ông 28 tuổi. Lúc đó, tôi đã đỏ mặt.

Nhìn Ngọc Tây, cân nhắc cử động tiếp theo của mình, ôm hay hôn... Khi tôi còn chưa nghĩ ra nên làm thế nào thì Ngọc Tây không cười nữa, nàng vừa mở nhạc vừa giục tôi về.

“Anh về đi” Nàng nói, vẻ thản nhiên khiến tôi không thể nào tin rằng đây chính là nàng Ngọc Tây đã có một đêm nóng bỏng cùng tôi.

Tôi kinh ngạc, không nói gì. Ngây người nhìn nàng.

“Anh có thể đi được rồi.” Nàng nhắc lại lần nữa khi bỏ đĩa vào máy, giọng nhẹ nhàng, vừa phải, môi thoáng nụ cười. “Đi đi, La Phi đợi anh đấy.”

Nàng nói vậy rồi quay người, đi ra phía cửa.

Ngọc Tây tiễn tôi xuống lầu rồi quay trở vào, không nhìn thấy nàng trong bộ đồ ngủ rộng thùng, không ngửi thấy mùi sữa tắm thoang thoảng tỏa ra từ cơ thể nàng. Vừa bước ra khỏi tòa nhà, vẫn còn ngơ ngẫn đã gặp ngay cơn mưa thu đầu mùa.

Màn đêm se sắt, mưa giăng giăng.

Bên cạnh là ngọn đèn đường yếu ớt, dải ánh sáng vàng vọt sóng sánh chạy dài xa xa.

Tôi không hiểu tại sao ánh đèn đường lại vàng vọt như vậy, trên đường phố không người, càng thêm ảm đạm não nề. Ngẫm nghĩ lại, thấy bản thân mình có bao nhiêu điều không hiểu. Ví dụ tôi không hiểu Ngọc Tây, người đàn bà có nụ cười vừa lảnh lót vừa u sầu luôn bận rộn chỉ để có nửa giờ thư giãn.

Tự dưng thấy buồn, nhìn chiếc lá rơi. Chiếc lá bay trên không, lúc sang phải lúc sang trái, ung dung thoải mái, nhưng không tránh được cái kết cục rơi xuống đất. Nàng Ngọc Tây trong mắt tôi giống như chiếc lá đỏ bay trong gió, rực rỡ bắt mắt, mê hoặc xui khiến người ta chạm tay vào. Nhưng cũng có những lúc thấy nàng cô đơn hút thuốc một mình, bất giác muốn vuốt ve, muốn hôn vào đôi mắt mơ màng, u uẩn, đầy xao động đó.

Khi Ngọc Tây cười, đôi môi nàng như 2 cánh hoa tuyết đỏ thắm đang múa, không cần tô son cũng quyến rũ. Hồi học đại học, được ngắm nhìn nàng Ngọc Tây cười là một niềm hạnh phúc vô bờ.

Lại có hạt mưa rơi trên mí mắt. Trước mắt thấy xuất hiện một hình tròn, chớp mắt, hình tròn đó biến thành hai. Hai hình tròn lay động làm nhòe tầm nhìn của tôi. Tôi cảm thấy màn đêm trở nên nhập nhòa hư ảo.

Khi một chiếc taxi màu vàng lướt qua, lại nghĩ tới sự mê cuồng theo đuổi Ngọc Tây sáu năm trước, nghĩ tới lời thổ lộ với nàng dưới ánh mặt trời, nhớ mang máng lời cự tuyệt của nàng, “Em thích độc thân”.

Năm xưa Ngọc Tây đã thẳng thừng khước từ tôi, với lý do nàng thích độc thân. Tôi không dám nói tôi thực lòng yêu nàng, yêu hết mình. Bởi vì một năm sau tôi đã vô tư chung sống với La Phi.

Tháng trước, chúng ta đã ấn định thời gian hôn lễ; đó là vào tháng Ba tới.

Tháng Ba là mùa xuân. Tôi và La Phi đã quen nhau vào mùa xuân. La Phi nói nàng thích mùa xuân.

“Em thích mùa xuân, không nóng không lạnh.” Nàng nói, “Rất ấm áp”.

La Phi là một người đàn bà nhàn nhạt, nhìn nhận mọi thứ một cách nhàn nhạt, đối xử với tôi một cách nhàn nhạt. Hôn lễ của tôi với La Phi diễn ra vào mùa xuân, không nóng không lạnh. Mùa xuân rất có ý nghĩa với nàng. Tôi không biết vì lẽ gì. Tôi không dám nói tôi đã hiểu tình cảm của La Phi dành cho tôi là thích hay là yêu. Nàng chỉ bộc lộ một chút hứng thú khi tôi cầu hôn nàng tháng trước. Vậy thì mùa xuân tới. Em thích mùa xuân.

Tôi không ngờ gặp lại người đẹp Trùng Khánh Ngọc Tây tại một thành phố nhỏ cách Trùng Khánh không xa. La Phi giới thiệu Ngọc Tây với tôi với tư cách là đồng nghiệp, đúng vào buổi chiều chúng tôi đính hôn; hôm đó, Ngọc Tây mặc một bộ quần yếm màu phấn hồng.

Nàng Ngọc Tây xinh đẹp đang đứng trước mặt tôi có nụ cười nhạt đầy ẩn ý, quyến rũ và bí hiểm. Nàng cất tiếng “Hi” chào tôi với giọng nhẹ nhàng, vui vẻ và nàng đã thành công trong việc buộc tôi lộ ra cái bí mật mà tôi cố che giấu suốt sáu năm.

Tôi lúng túng, đành nhìn sang La Phi, lúc đó nàng đang cầm cái điều khiển liên tục thay đổi kênh truyền hình.

Tối qua nhận được điện thoại của Ngọc Tây, bằng một giọng nói đầy ẩn ý và quyến rũ, nàng cho tôi biết nàng đang cần tôi. Tôi cảm thấy có vẻ La Phi đang dùng Ngọc Tây để thử thách tôi, vậy là trong khoảng hai, ba phút đầu, tôi đã nói với nàng một cách lịch sự, khách khí trên điện thoại. Buổi chiều, tôi kể hết với La phi chuyện hồi đại học tôi theo đuổi Ngọc Tây. Trong suốt quá trình tôi thổ lộ mọi chuyện không chút giấu giếm, La Phi vẫn cắm cúi vào cái máy vi tính, đầu không ngoảnh lại, chỉ thỉnh thoảng ừ hữ một tiếng.

Tôi cảm thấy tình yêu thất bại, rồi tôi sẽ mắc kẹt trong cái biển cạn không một chút rung động của La Phi. Tôi không chịu nổi cuộc sống với người đàn bà mà tôi không biết nàng có yêu tôi hay không. Tôi hỏi, em không sợ anh đi quá giới hạn hay sao.

“Anh sẽ không như vậy đâu” La Phi nói với giọng thản nhiên, chắc chắn, sau đó nàng đứng dậy đi lấy nước uống. Tôi đứng bên nàng, nhìn sự di chuyển nhẹ nhàng, duyên dáng của nàng, tôi đưa ra một quyết định mà trước đó tôi không hề nghĩ tới. Tôi sẽ đi gặp Ngọc Tây.

Tôi nghĩ, có lẽ tôi đã hiểu hàm ý câu nói của Ngọc Tây - Em thích độc thân, có nghĩa là em cần anh.

Làm tình suốt ngày đêm, để mặc tôi ở phòng khách đợi nàng tắm hai tiếng đồng hồ, sau đó trong bộ đồ ngủ tiễn tôi ra cửa.

Tôi đi trên đường phố, bối rối, bẽ bàng. Thầm nghĩ, lòng tôi đang mong muốn điều gì, phải chăng là nối lại tình xưa với người đẹp Trùng Khánh Ngọc Tây?

Dường như tôi đã có đáp án phủ định, khi đứng trước khu chung cư của một người đàn bà khác.

Tòa nhà rất cao, trong mưa, trong đêm tối, ngửa mặt lên, tôi không sao nhìn thấy nóc của nó.

Cảm thấy mình thật thảm hại.

Những ánh điện đủ màu từ tòa nhà hắt ra, le lói. Tôi hình dung, dưới mỗi ngọn đèn đều có một người mê mải nhìn ra thế giới này từ những góc độ khác nhau, chờ đợi xem người đi đến trước mặt mình là ai.

Tôi ngẩng lên nhìn ánh điện xanh nhạt hắt ra từ tầng mười hai, trong thời khắc đó tôi đã đưa ra quyết định.

Tôi biết dưới ngọn đèn đó có một người đàn bà đang dùng những cách thức bình dị nhất để giữ gìn mái ấm tương lai của mình, lặng lẽ chờ tôi trở về. La Phi nhất định đang đợi tôi, không chịu đi ngủ. Tôi có thể hình dung thấy nàng vừa uống cà phê vừa ngáp.

Một phút trước khi bước vào tòa nhà, tôi liếc nhìn ô cửa sổ đó, cảm thấy mến yêu sự ấm áp của nó.

“Anh đã về!”

“Ừ.”

Sau đó tôi dõi theo La Phi đang đi lấy nước nóng cho tôi, cảm thấy nên suy nghĩ một chút xem thế nào gọi là áy náy.

Nằm trên ghế sofa, tôi nhìn từng đĩa thức ăn lần lượt bày lên bàn, bốc hơi nghi ngút. So với mùi sữa tắm của Ngọc Tây, tôi thích bất kỳ một món ăn bình thường nào ở đây hơn. Cảm thấy trong lòng rất bình yên, một sự bình yên chưa từng có.

Tôi khẽ mỉm cười, không ngờ bị La Phi phát hiện.

“Anh đang cười phải không?”

“Không. Nhưng... liệu em có dùng người đàn bà khác để thử tình yêu của anh không?”

“...”

La Phi nhìn tôi, không nói. Lát sau buông một tiếng gọn lỏn. “Không.”

“Vì sao?”

“Vì em tin anh.”

Nàng nói, hững hờ, không biểu cảm.

Nhưng tôi lại rất phấn khích, tôi bật dậy, gọi điện cho tất cả những người quen, dù thân hay sơ: Tháng Ba tới tôi sẽ kết hôn.

Lúc đó là hai giờ đêm.

La Phi mỉm cười, mắng tôi dở hơi.

Đột nhiên cảm thấy một sự cảm động rất bình dị.

Nhà bốn người

1. Tết thanh minh

Trời âm u, mưa xuân lất phất, mọi thứ đều ước nhem nhép.

Tôi không giương ô, bước từng bước chậm chạp vào cái thế giới yên tĩnh này. Xung quanh có nhiều người đi đi lại lại. Nơi đây, có phải là thiên đường của những người đã khuất? Trong đêm khuya vắng, liệu có một tiểu thiện sứ xinh đẹp đến thăm họ?

Cả người ngấm nước mưa, bó hoa bách hợp trong tay càng thêm tươi rói. Đây là lần thứ hai tôi đến nơi này, ba năm rồi, tất cả dường như không hề thay đổi. Nhẹ nhàng đến bên nắm mồ, không dám nhìn vào hàng chữ khắc trên bia, “Thôi Hạo Tiệp chi mộ”, tôi nhẹ nhàng lau những vết bùn đất bám trên đó.

Nước mắt, chỉ có nước mắt rơi, không một thanh âm nào khác.

Đặt bó bách hợp trước tấm bia, mặc cho mưa xối.

“Hạo Tiệp…Hạo Tiệp…” Nước mắt, nước mắt túa ra, làm mờ tất cả. “Em trai của chị.”

2.“Nào, Hạo Tiệp, chụp ảnh phải đứng yên không được động đậy! Được rồi, nào, tất cả cùng hô ‘ô kê’..” Tạch ! Thế là xong. Cả nhà phấn khởi, bố mẹ cười tươi, cậu em Hạo Tiệp láu lỉnh ngây thơ, và tôi, cười gượng gạo, miễn cưỡng.

“Ra xem ảnh nào! Đã có ảnh rồi này!” Bố giơ một tấm ảnh màu lên, vui vẻ gọi.

“Ôi, Hạo Tiệp đẹp quá!” Một thím người hàng xóm xuýt xoa. “Đẹp thật, trông kháo quá, khôi ngô thật.” Ai nấy đều tấm tắc khen Hạo Tiệp, mọi người đều thích Hạo Tiệp, suốt ngày luôn mồm Hạo Tiệp, Hạo Tiệp. Nhưng đúng là đứa em trai bốn tuổi của tôi rất đáng yêu, cái môi nó dấu ra nũng nịu, ánh mắt tinh nghịch như con khỉ con. Mọi người đều khen Hạo Tiệp, dường như quên mất tôi, tưởng như tôi không tồn tại.

“Ông Thôi này, ông xem, nhà ông có phúc quá. Cả nhà bốn người đều đẹp.” Thím hàng xóm vẫn trầm trồ.

Hừ, nhà bốn người, có gì hay đâu! Tôi không thích có thằng em này! Không chỉ bởi vì nó đẹp hơn tôi, mà quan trọng hơn nó không phải là em ruột tôi! Nó không phải là con ruột của bố mẹ tôi. Tôi không biết gì về lai lịch của nó, tôi chỉ biết một điều, cái thằng được gọi là em trai này đã cướp mất một nữa, tất cả những gì vốn thuộc về tôi, không chỉ những lời khen của hàng xóm mà cả tình yêu của bố mẹ.

Liệu bạn có chia cho người khác một nữa tình yêu vốn thuộc về bạn không?

Cho nên, tôi căm ghét nó.

Còn nhớ khi nó khoảng tám, chín tháng tuổi, nó rất hay khóc. Đứa trẻ tám tuổi là tôi lúc đó thường nhân lúc không có người cấu nó một cái thật đau. Hạo Tiệp lúc đó chưa biết nói, chỉ ngoác mồm khóc, khi ánh mắt mộng nước của nó nhìn tôi không hiểu, tôi thề là tôi không một chút ân hận.

Tôi vẫn còn nhớ vẻ mặt của tôi lúc đó: hả hê, đắc ý.

Nghĩ đến những việc làm hồi nhỏ của mình, tôi muốn chết. Tôi cúi sát đầu trước bia mộ đứa em trai, tôi thầm thì với nó ngàn vạn lời xin lỗi. Tôi mog được nó tha thứ, nó rất ngoan, tôi biết, nó vẫn rất thích người chị là tôi.

Hạo Tiệp lớn dần, càng lớn càng nghịch ngợm. Nhưng nó vẫn rất thích tôi. Tôi chứng kiến nó lớn lên từng ngày. Khi nó tám tuổi tôi đã là một thiếu nữ mười sáu tuổi xinh đẹp. Tôi nghĩ tôi đã hiểu biết, không còn so đo tị nạnh với nó như hồi nhỏ. Hạo Tiệp vẫn rất nghịch ngợm, cái gì nó cũng muốn gì mó đụng chạm, cho nên thường bị bố đánh. Đôi khi bình tĩnh suy xét, nói một cách công bằng, bố mẹ tôi có phần thiên vị tôi. Món nào ngon, đồ nào đẹp cũng dành cho tôi. Trong con mắt của bố mẹ, tôi đã là người hiểu biết, chín chắn, nên yên tâm giao đứa em cho tôi trông nom.

Đừng tin tưởng tôi như thế, bản thân tôi cũng không tin vào chính mình!

Đứa em trai đơn giản, thơ ngây, chẳng có ý nghĩ nào khác. Trong mắt nó, chị gái đáng tin hơn bất cứ ai trên đời, ngay cả tôi có đánh nó thì nó cũng cho là vì tôi muốn tốt cho nó. Nói thật lòng, có lúc tôi cũng trút giận vào nó. Có lúc tôi thấy nó cũng đáng thương chứ không đáng ghét, ai bảo nó là con nuôi? Tôi có vẻ hơi cảm thông với nó, nhưng khi bị nó quấy rầy, tôi hận không thể bóp chết nó. Thầm nghĩ, đã là con nuôi thì phải biết điều chứ. Tôi cũng không biết tâm trạng mình ra sao, đằng nào với nó, tôi không yêu mà cũng chả ghét. Không nhiệt tình. Không lạnh nhạt.

Tôi có một căn phòng riêng rất đẹp. Tôi đã lớn. Tôi thích một mình trong thế giới riêng để suy nghĩ, mơ mộng, làm những việc mình thích. Mở điều hòa, bật nhạc nghe những bản nhạc ưa thích, thực dễ chịu.

Nhưng thằng em suốt ngày bám riết tôi, không để tôi yên, nó cũng muốn vào phòng tôi, nó cũng thích ở trong phòng này, những cuốn sách xanh xanh đỏ đỏ, những đồ trang sức xinh xắn, cái máy vi tính thần kì, lại còn bà chị “tốt” của nó. Tôi thường không cho nó vào, tôi đóng kín cửa phòng, nghe tiếng gõ cửa cũng không mở, chỉ ngồi bên trong hét lên “không có ai hết”. Đứa em trai vô tư của tôi, không bao giờ giận dỗi, nó chỉ đứng ngoài gọi thật to: “Có khách, có khách”, dù bị đuổi mấy lần, nó chạy đi nhưng chỉ được một lát lại quay trở lại quấy rấy tôi.

Buổi trưa hôm đó, tôi đang nằm trong phòng viết nhật ký. Khi tôi đang mơ màng nghĩ đến những anh chàng đẹp trai thì thằng em của tôi lại đến.

“Chị, chị ơi !”

Tôi giả đò không nghe thấy, tiếp tục công việc của mình.

“Chị ơi !” Nó khẽ gọi, rụt rè gõ cửa: “Mở cửa!”

Tôi nghĩ chắc lúc đó tâm trạng tôi đang tốt, thế nên tôi mở cửa, “Cái gì thế?” Và để đề phòng nó chui vào phòng, tôi vội đứng chặn ở cửa.

“Chị ơi, bố mua nhiều thứ ngon lắm, có cả cánh gà, chị có ăn không?”

“Không ăn !” Lúc đó tôi không thiết, mặc dù mọi khi tôi rất thích.

Tôi đóng cửa, không ngờ mới yên được hai phút, lại có tiếng gõ, “Chị ơi, chị!”

Thằng quỷ này, tôi bực mình, hét lên, “Không chị em gì hết !”.

“Chị ơi mở cữa, ăn cánh gà rán.” Một giọng nói non nớt trong veo từ ngoài cửa vang lên, tôi sắp không chịu nổi nó.

“Không ăn, mang đi.”

“Chị…”

Sao nó không đi cho chứ ! Tôi tức tốc mở cửa xông ra hét: “Đi ngay, tao không ăn.”

Có lẽ nó sợ, nó lủi thủi cầm hai cái cánh gà lấm lét nhìn tôi. “Chị…” Trong đôi mắt trong veo của nó có một điểm xao động khiến tôi mủi lòng, nhưng tôi không nghĩ nhiều, lại đóng sập cửa, quát: “Đi đi !”

Cuối cùng tôi cũng được yên. Tôi lại đắm chìm trong thế giới riêng của mình với cuốn nhật ký và những bản nhạc.

Khoảng chừng hơn nửa tiếng sau, khi mở cửa lấy nước uống, tôi nhìn thấy một cảnh tượng khiến tôi suốt đòi day dứt: Hạo Tiệp đang ngồi bệt dưới đất, thấy tôi mở cửa, nó đứng lên, hai tay cầm hai cái cánh gà đưa cho tôi. “Chị”. Tôi ngẩn người trong giây lát, đón lấy hai cái cánh gà, nhin đứa em thật lâu…Nhưng tôi vẫn đóng cửa trước sự mong mỏi của nó, không cho nó vào.

Bởi vì tôi không muốn nó nhìn thấy nước mắt của tôi, nước mắt chảy ra là vì nó.

3. Tiếng khóc của đám người đứng bên cạnh khiến tôi sực tỉnh, lấy tay áo lau nước mắt, nhưng nước mắt lại trào ra. Nhìn hàng chữ trên bia mộ, tôi thầm thì nhận lỗi: “Hạo Tiệp, là chị không tốt, chị đồi với em quá tồi…Chị quá khắc nghiệt với em, bắt em không được mắc lỗi, em mới tám tuổi đã hiểu gì đâu? Em nghịch ngợm, hay quấy rầy là chuyện thường, nhưng chị quá hẹp hòi, chị là đồ tồi…Hạo Tiệp, tha thứ cho chị, Hạo Tiệp…”

Nghĩ lại chuyện đã xày ra trước đây, tôi không thể làm được gì nữa ngoài việc khóc trước mộ, xin Hạo Tiệp tha thứ.

Tiếng khóc của đám người bên cạnh lớn hơn tiếng tôi, họ đang khóc một người già. Bảy, tám người vây quanh ngôi mộ, họ khóc rất to nhưng không hiểu sao tôi thấy có gì vẫn gượng gạo. Cảnh tượng vừa ồn ào vừa thê thảm.

“Em ơi, từ nay chị sẽ thường xuyên đến thăm em, được không Hạo Tiệp? Em vẫn thích chơi với chị đùng không? Còn nhớ ngày xưa em rất vui mỗi khi có chị chơi cùng…”

Mặc dù có lúc không thích nó lắm, nhưng rốt cuộc do gắn bó nhiều năm, vả lại Hạo Tiệp thường thích giúp tôi làm cái này làm cái kia, cũng rất biết nghe lời, cho nên vào những buổi tối, nếu tâm trạng tốt, tôi thường rủ nó ra ban công chơi trò đếm sao, hoặc chờ xem chim bồ câu bay về. Thực ra tôi rất ít khi chơi với nó, cho nên mỗi lần được chơi với tôi, nó hớn hở ra mặt. Nó quấn lấy tôi, hỏi hết cái này đến cái khác, khi bí quá tôi mặc kệ nó. Thấy tôi không nói gì, nó tự trả lời những câu hỏi liên miên kì quái của mình. Tôi thường không nhịn được cười khi thấy nó làu bàu một mình, khoa chân múa tay.

Nó rất thật thà, dù bị đánh cũng không nói dối để chối tội. Lần đó, tôi và nó với được cái máy ảnh quý giá của bố. Khi bố vế phát hiện máy ảnh bị hỏng, bố giận lắm. Lôi hai chị em tra hỏi. Kết quả Hạo Tiệp đứng ra nhận tội, và bị một trận đòn nên thân. Lần đó, tôi hết sức khâm phục Hạo Tiệp, nó không đổ lỗi cho tôi, tôi cảm thấy Hạo Tiệp mới chín tuổi đã là một người đàn ông chân chính.

4. Nước mắt vẫn trào ra, tôi không lau nữa, mặc cho nó rơi. Quỳ trước mộ: “Hạo Tiệp, Hạo Tiệp, tại sao em lại dại dột trèo cửa sổ.” Nhìn tấm bia, tôi đau đớn kêu lên. Tội lỗi như một quả núi đè lên ngực tôi.

Đột nhiên, trời đổ mưa to như trút nước từ trên trời xuống, cùng với tiếng khóc thê thảm của tôi. Ông trời ơi, có phải ông cũng đang khóc với tôi?

Ông trời dường như còn đau đớn hơn tôi, trút mưa càng lớn. Nhưng tôi không chỉ đau đớn. Tôi điên cuồng trong nỗi ân hận khôn cùng: Tại sao tôi nhốt Hạo Tiệp trong nhà? Tại sao tôi nhẫn tâm như vậy, không hề động lòng trước tiếng khóc khàn đặc của nó? Tại sao tôi có thể lạnh nhạt, vô tình đến thế? Tại sao và tại sao? Nhưng tất cả đã quá muộn.

Hôm đó, sau khi tôi đi, Hạo Tiệp tưởng tôi bỏ nó, liền ra sức đẩy cánh cửa sổ trèo ra ngoài. Đứa trẽ chín tuổi là nó có biết hành động đó là bước đến với tử thần hay không? Khi cánh cửa sổ bật tung, nó đứng không vững và rơi từ tầng bốn xuống đất. tôi không thể ngờ, chính hôm đó tôi đã đặt dấu chấm hết cho cuộc đởi đứa em đáng yêu, đứa em tội nghiệp của tôi.

Đứa em trai của tôi, khi ra đi nó chưa đầy mười tuổi; cuộc đời nó mới chỉ bắt đầu.

“Hạo Tiệp, ngày trước chị hay mắng em là quỷ sứ, là con rơi. Hạo Tiệp, không phải thế đâu, em là con đẻ của bố mẹ. Phải, chính mẹ đã nói với chị, còn người chị độc ác này, kẻ đã bắt nạt em suốt chín năm mới là con rơi…Mười bảy năm trước, bố mẹ đã lấy nhau được ba năm nhưng vẫn chưa có con. Tưởng rằng không sinh con được, liền nhận nuôi chị, về sau bố mẹ sinh được em, bố mẹ sợ người ngoài coi thường chị, sợ sau này em lớn lên bắt nạt chị nên mới nói dối…Hạo Tiệp, em còn cần người chị tồi tệ này không? Trước đây chị không tốt, chị đã làm bao nhiêu chuyện không phải… Hạo Tiệp, em hãy trở về đi. Chi sẽ không mắng em nữa, chị rất nhớ em, hãy để chị chết thay em. Chỉ cần em trờ về, bố mẹ rất cần em…Hạo Tiệp…” Tôi quỳ xuống rủ rượi trước tấm mồ của Hạo Tiệp. Nước mưa xối xuống tóc, tôi nhắm mắt, đón nhận sự trừng phạt của ông trời.

Tôi đã hại chết em tôi, hại chết đứa con ruột của bố mẹ tôi.

5. “Hạo Tiệp, hai năm rồi, cuối cùng chị cũng ra khỏi nhà lao.” Tôi lau nước mắt, vuốt ve tấm bia mộ em trai, cười, nước mắt lã chã.

Thời gian đầu, sau khi biết chân tướng sự việc, tôi sống trong nỗi ân hận giày vò. Tôi bỏ nhà ra đi, quậy phá, làm bao điều dại dột, hút ma túy, cướp giật…Những ngày đó trở thành nỗi ám ảnh không thể xóa nhòa trong tâm trí tôi. Tôi mất hai năm cai nghiện. Ai cũng bảo tôi là đứa con gái hư hỏng, xấu xa, chỉ có bố mẹ hiểu tôi, họ hiểu gánh nặng khủng khiếp trong lòng tôi. Mười mấy năm trời sống một cách ngạo mạn, bỗng dưng phát hiện cha mẹ không phải là người sinh ra mình, trong khi đứa con đẻ của họ lại bị hại chết bởi tay mình… Không phải chỉ một câu “Tôi có tội” là có thể hóa giải được hết tất cả. Những ngày tháng cai nghiện, nặng nề, đau đớn, nhưng chưa bao giờ tôi nghĩ đến cái chết, bởi một lẽ, thế giới này không chỉ có mình tôi.

“Hạo Tiệp, chị đã ra khỏi nơi đó, em hãy yên tâm trao bố mẹ cho chị.”

Đột nhiên trên đầu xuất hiện một khoảng trời không mưa, tôi ngẩng nhìn, thấy song thân tôi gầy gò tiều tụy giơ tay che ô cho tôi. Đó là bố mẹ tôi, những người đã thiên vị tôi, đã nhặt tôi về nuôi.

“Bố, mẹ !” Tôi lao vào lòng họ, nước mắt chan hòa.

“Con, con tôi. Con khổ quá…” Bố tôi nghẹn ngào, lấy tay lau nước mắt cho tôi.

Tôi lắc đầu quầy quậy.

“Con gái…” Nước mắt mẹ rớt trên tóc tôi. “Con gầy đi nhiều quá, khổ thân con tôi…”

“Bố, mẹ, con đã trở về, từ nay con sẽ là đứa con ngoan.” Tôi nức nở.

“Con ngoan, con về là tốt rồi, về là tốt rồi…” Mẹ nghẹn ngào.

6. Ra khỏi khu nghĩa trang núi bao bọc bốn bề, tôi còn ngoài đầu lại lần nữa.

“Hạo Tiệp, chị mãi mãi yêu em, mãi mãi… Em mãi mãi là thành viên của gia đình chúng ta, mãi mãi sống trong lòng mọi người. Thêm một đứa con rơi là chị, nhà ta đã có bốn người. Tổ ấm của chúng ta sẽ tồn tại vĩnh viễn.”

Tôi dìu mẹ, bố ôm mẹ, mẹ cũng ôm tôi, trong không gian có linh hồn của em tôi, cả nhà bốn người chúng tôi khuất dần trong màn sương.

“Hạo Tiệp, chị rất nhớ em !” Tôi vẫn nức nở. “Hạo Tiệp, em trở về đi, hãy gọi chị đi, hãy vào phòng chị chơi, chị sẽ suốt đời nghe theo em, cưng chiều em, có phải em luôn muốn như thế không? Hạo Tiệp …” Tôi nức nở: “Tất cả là lỗi của chị, lỗi của chị, chị có lỗi, chị có lỗi…”

Tiếng thổn thức điên dại của tôi vang vọng khắp nghĩa trang.

Hôm đó, là ngày tôi không muốn nhớ nhưng lại là ngày tôi vĩnh viễn không thể quên. Đó là ngày thứ bảy của kỳ nghỉ hè. Trời rất oi bức, tâm trạng tôi rất tệ. Không biết tại sao tôi lại cãi nhau với Hạo Tiệp. Đúng vậy, chỉ do một chuyện vụn vặt, không đáng nói, thậm chí tôi còn không nhớ nổi. Hôm đó, bố mẹ đi vắng, tôi khóa cửa nhốt Hạo Tiệp trong nhà, một mình ra ngoài chơi. Mãi đến hơn mười giờ đêm, bố gọi điện thoại, bảo tôi về nhà ngay. Đến giờ tôi vẫn còn nhớ giọng nói hãi hùng của bố lúc đó, chậm chạm, tắc nghẽn, tuyệt vọng. Tôi không hiểu đã xảy ra chuyện gì, vội quay về, đến gần nhà thấy rất nhiều người tụ tập trước cửa, đang bàn tán điều gì đó, không khí căng thẳng, lẫn trong tiếng nói lao xao là tiếng kêu khóc xé ruột của mẹ.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.