Hoá Ra Đã Yêu

Chương 26: Chương 26





Thời gian như nước chảy, vô tình mà lặng lẽ để rồi con người ta tại một khoảnh khắc nào đó cứ ngỡ mỗi giây mỗi phút đều rất trôi qua lâu nhưng nó lại nhanh một cách kì lạ.

Mới đó đã bốn năm, bốn năm bôn ba nơi xứ người cuối cùng Ngọc Khuê cũng đã trở về Việt Nam.

Vừa đặt chân xuống sân bay, cái không khí lạnh đặc trưng rất riêng của miền Bắc chợt ùa vào người cô, luồn vào cổ áo khiến cô phải vội chỉnh lại khăn quàng cổ.

Thời gian bốn năm không dài nhưng cũng chẳng ngắn, mỗi một ngày ở nước Pháp xa xôi dù cảnh đẹp mê luyến lòng người nhưng trái tim cô vẫn chỉ hướng về quê hương Việt Nam.

Ngọc Khuê nhắm mắt hít một hơi thật sâu cảm nhận cái vị quê hương rồi kéo vali đi vào trong sảnh nhận hành lí kí gửi.

Lần này cô trở về Việt Nam sau bốn năm không đi một mình mà đi cùng một cô bé trợ lí nhỏ tên là Nguyễn Quỳnh Giang và một vài tay sai đắc lực của bà ta.

Ngọc Khuê hoàn toàn không phải xếp hàng lấy đồ bởi mấy vệ sĩ bà ta sai về giám sát cô đã vào lấy giúp.


Để phòng trường hợp cô chạy trốn, chỉ hai người vào lấy đồ còn lại ba, bốn người đứng canh chừng cô.
Ngọc Khuê chẹp miệng, làm như cô muốn bỏ trốn lắm vậy.

Trong lúc chờ đợi chán nản không có việc gì làm, Ngọc Khuê đành buôn chuyện với cô bé trợ lí nhỏ liên mồm "hót" từ nãy tới giờ nhưng chưa ai đáp.

Con bé này vốn là du học sinh Pháp học ngành thiết kế thời trang, trong một lần Ngọc Khuê đến trường đại học của cô bé này đang theo học để làm ban giám khảo cho cuộc thi "Discover talent designers" (Tìm kiếm nhà thiết kế tài năng) thì đặc biệt với thiết kế của Quỳnh Giang.

Với chủ đề "Tự do sáng tạo" nhìn thì tưởng dễ nhưng nó khó ở chỗ có vô vàn nội dung, thi sinh cần phải biết chọn lọc một đề tài phù hợp và có thể phô hết được khả năng sáng tạo của mình vào tác phẩm để tạo ấn tượng với ban giám khảo.

Giữa rất nhiều bài dự thi của hơn 50 thí sinh thì Ngọc Khuê đặc biệt ấn tượng với bản thiết kế của Quỳnh Giang bởi chiếc áo dài truyền thống được cô bé lựa chọn rất tỉ mỉ những hoạ tiết hoa văn thuần phong mỹ tục của văn hoá Việt Nam.

Một phần là vì nỗi nhớ quê hương trỗi dậy trong cô, phần nhiều vì Ngọc Khuê thích ở sự độc đáo nhưng cũng rất thân thuộc của hoạ tiết trên tà áo dài nên cô đã vote cho Quỳnh Giang bằng toàn bộ khả năng của mình.

Chỉ là yêu cầu cuộc thi cần cao hơn ở sự sáng tạo độc đáo nên bài thi của Quỳnh Giang không được đi sau vào vòng trong.

Nhưng vì lần đi làm ban giám khảo Ngọc Khuê ấn tượng với tài năng của cô bé này nên cô khá săn đón Quỳnh Giang về làm việc ở công ty mình.

Cứ tưởng sẽ là một hành trình khó khăn để mời được cô bé về ai ngờ ngay sau khi cô ngỏ lời, Quỳnh Giang vui vẻ nhảy tót lên ôm cô một cái rồi gật đầu đồng ý luôn, không chần chừ hay tính toán gì.
Sự nhiệt tình và tài năng của Quỳnh Giang như vậy rất tốt nhưng mới ra trường, cô bé cần phải có sự rèn luyện, mài dũa tốt hơn nên Ngọc Khuê đặc cách cho Quỳnh Giang ở cạnh mình làm trợ lí thân tín, vừa dễ dàng để cô giúp đỡ chỉ bảo cho con bé vừa như là cơ hội cô tìm lại tiếng Việt của mình khi nói chuyện với Quỳnh Giang.

Ở đất nước xa xôi, con người ta mỗi ngày phải dùng ngôn ngữ khác giao tiếp sẽ nảy sinh cảm giác nhớ tiếng mẹ đẻ da diết.

Ngoại trừ bà ta và mấy tên vệ sĩ thân cận cùng là người Việt Nam thì tất cả nhân viên công ty, đối tác làm ăn đều là người nước ngoài.

Nếu bảo cô nói chuyện với bà ta thì cô thà im lặng ngồi xem phim còn hơn vì cả hai mở miệng ra chẳng nói được câu nào tử tế.

Thật may, cách đây một năm tìm được Quỳnh Giang nên cô có người hàn huyên tâm sự mỗi ngày, có thể nói, cô bé này chính là người bạn tâm giao, tri kỉ với Ngọc Khuê ở bên Pháp.

Nghe cô bé huyên thuyên đủ mọi việc, Ngọc Khuê chỉ đứng cười, gật gù rồi đối đáp vài câu.

Lát sau, hai người đi lấy hành lí kí gửi đã trở về.
"Tổng giám đốc, xe đã đến chờ ở ngoài kia.

Chúng ta mau chóng lên xe trở về khách sạn nghỉ ngơi một lúc để kịp cho buổi tiệc rượu tối nay tại Vincom Imperia lúc 7 giờ tối." Một người đứng đầu trong số đám vệ sĩ tiến lên nói với Ngọc Khuê.
Ngọc Khuê thở dài một cái, khuôn mặt tỏ ra đầy chán nản: "Các người đúng là vắt kiệt sức lao động của tôi mà.

Vừa mới xuống sân bay, giờ còn phải đi ô tô hơn một tiếng đồng hồ về Hải Phòng, về khách sạn chắc tôi nghỉ ngơi được một tiếng đã phải tham gia cái tiệc rượu vớ vẩn kia.

Tôi là người chứ có phải cỗ máy đâu, làm việc kiểu đấy không sớm thì muộn cũng ốm, lúc đấy thử xem ai kiếm tiền cho công ty các người."
"Chủ tịch đã căn dặn..."
"Đi sớm về sớm để tôi còn có nhiều thời gian nghỉ ngơi." Nghe đến hai chữ "chủ tịch" kia thốt ra từ miệng tên vệ sĩ đứng đầu, Ngọc Khuê vội cắt ngang, cô kéo vali đi thẳng không thèm để ý mấy người đằng sau có kịp theo mình hay không.
[...]
"Đó là chị dâu đúng không anh?" Trịnh Đình Nam chỉ tay về phía cô gái khoác trên mình bộ vest nữ màu đen đang đi về phía cổng ra của sân bay.
Trịnh Đình Vũ không nói gì, chỉ gật một cái xác nhận thông tin của em trai.

Hắn vẫn không rời mắt khỏi cô, đã bốn năm không gặp, khí chất của người phụ nữ thành đạt càng thể hiện rõ trên con người cô.


Bộ vest nữ đen kết hợp với cách buộc tóc đuôi ngựa gọn gàng cùng với chiếc kính thời trang màu đen.

Sân bay dù là nơi nhiều người đi lại nhưng ai đi qua Ngọc Khuê cũng đều phải ngoái đầu nhìn lại một cái.

Một người phụ nữ xinh đẹp đã rất thu hút ánh nhìn của người, ở Ngọc Khuê còn là sự hội tụ của cái đẹp và sự thành đạt của một người phụ nữ xã hội hiện đại, vì vậy ai lướt qua đều khá để ý đến cô.
"Anh không đuổi theo chị dâu sao? Không phải suốt bốn năm anh luôn tìm chị ấy, bây giờ người ở trước mặt anh định bỏ lỡ sao?" Trịnh Đình Nam sốt ruột thay cho anh trai mình khi Trịnh Đình Vũ cứ đứng đực ra đó nhìn Ngọc Khuê ngày càng đi xa.
Trịnh Đình Vũ nhìn em trai mình bằng ánh mắt xen chút coi thường, "Quan sát một chút đi.

Những kẻ áo đen đi xung quanh cô ấy không phải vệ sĩ mà là giám sát, nhìn xem đó là ánh mắt chằm chằm quan sát Khuê cẩn thận một cách thái quá.

Nếu giờ chúng ta qua đó, chắc chắn dứt dây động rừng nên tạm thời thôi đi.

Chỉ cần biết cô ấy còn ở Việt Nam, không sợ anh không tìm thấy.".


Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.