Hình Như Tôi Đã Uống Một Tách Trà Giả

Chương 11




Tình yêu tôi dành cho trà đen cuồng nhiệt như một con chó hoang bị lòi trĩ, mỗi lần đến Hòa Quang tôi đều phải gọi trà đen, pha đến mức cả quán trà đều ngập tràn hương vị lão hóa của gỗ cũ. Có lần trong quán trà không có ai, tôi tự mình say sưa pha trà gạch xanh Hồ Bắc năm 2010, thì Diệp Thanh Hữu bất ngờ cầm một cuốn sách đến ngồi đối diện tôi, nhỏ giọng bảo tôi sau này nên hạn chế uống trà đen ở trà thất.

Tôi như bị một cú đập trời giáng, ngơ ngác hỏi anh tại sao.

Diệp Thanh Hữu: “Trà ở trà thất là tài sản công hữu, một mình anh không thể tự quyết định. Nếu em muốn uống thì có thể lên lầu, chỗ anh có rất nhiều trà riêng, chủng loại phong phú hơn, chất lượng cũng tốt hơn. Em uống bao nhiêu cũng không sao, anh nói vậy hiểu không?”

Tôi hiểu rồi! Ý anh ấy là uống trà ở quán trà thì phải tính phí, nhưng nếu lên nhà anh uống thì đó là giao lưu riêng tư, uống miễn phí thoải mái!

Đột nhiên tôi cảm thấy mình càng yêu anh ấy hơn.

Tôi đã vượt qua kỳ thi nghệ nhân trà sơ cấp một cách dễ dàng sau khi tham gia kỳ thi thử dành cho cấp sơ cấp. Nhưng Diệp Thanh Hữu lại không thực hiện lời hứa tặng cho tôi một chiếc chén Linh Lung, anh ấy bảo vẫn chưa tìm được cái nào phù hợp với tôi. Anh càng như vậy tôi càng mong đợi, nhìn thấy chiếc chén nào mình thích tôi điều kìm lòng không mua, chỉ muốn đợi dùng chiếc anh ấy tặng.

Lớp sơ cấp chủ yếu là lý thuyết về nghệ thuật trà và kiến thức cơ bản về các loại trà. Lớp trung cấp thì bắt đầu đi sâu vào các phương pháp pha cụ thể cho từng loại trà. Mỗi ngày tôi đều được uống trà do chính tay Diệp Thanh Hữu pha, thực sự là sướng như lên trời. Sau hơn một tuần sống cuộc đời hoang phí khi uống trà theo cân thì Diệp Thanh Hữu nói sẽ tạm ngừng lớp học.

Tôi:???

Diệp Thanh Hữu nói: “Mấy ngày trước anh được bạn mời đi Chiết Giang tham quan quá trình sao chế trà xuân Long Tỉnh, tiện thể mang một ít trà mới về. Có thể sẽ đi khoảng ba, bốn ngày gì đó.”

Tôi không vui lắm nhưng cũng không tiện thể hiện ra, chỉ lặng lẽ uống trà đen và chúc đàn anh có chuyến đi vui vẻ. Diệp Thanh Hữu lại hỏi tôi: “Mấy ngày này em có tiết học nào ở trường không?”

Tôi nói: “Cũng tạm thôi… Buổi chiều có tiết chuyên ngành.”

Diệp Thanh Hữu thở dài, có chút tiếc nuối nói: “Tiếc thật. Anh còn muốn hỏi em có rảnh không, nếu rảnh thì dẫn em đi quán trà mở mang kiến thức.”

Tôi: “…! Em không có tiết!!!”

Diệp Thanh Hữu: “Nhưng vừa rồi em nói…”

“Anh nghe nhầm rồi,” Tôi đặt mạnh chén trà lên bàn, kiên quyết nói. “Vừa nãy em nói là, tuần này ngày nào em cũng không có tiết!”

Vì muốn thả thính Diệp Thanh Hữu, thậm chí tôi có thể hy sinh cả đầu và máu, không ngại bỏ cả tiết chuyên ngành.

Tôi không chút do dự gửi ngay cho phụ đạo viên một lá đơn xin phép, viết rằng “Xuân về vạn vật sinh sôi, lại đến mùa người Quảng Đông ăn người Phúc Kiến. Nếu thiếu em, người Phúc Kiến ở thành phố tụi em có lẽ sẽ không ăn hết, nên em xin phép về nhà để cùng bố mẹ bảo vệ vinh quang của người Quảng Đông.” Phụ đạo viên trả lời tôi hai chữ “Nói nhảm” đầy sức sống, nhưng vẫn đồng ý cho tôi nghỉ phép về thăm nhà.

Không uổng công tôi dùng canh hầm để hối lộ thầy suốt một học kỳ.

Chuyến đi chỉ kéo dài hai, ba ngày nên tôi không chuẩn bị nhiều, chỉ mang theo vài bộ quần áo, điện thoại và ví tiền rồi ra ngoài. Diệp Thanh Hữu nói chuyến đi này tính là công tác của trà thất, vé tàu khứ hồi anh ấy sẽ lo cho tôi, tôi hân hoan cùng anh lên tàu cao tốc, hân hoan uống trà đen anh pha bằng ly du lịch, nhìn ra ngoài cửa sổ, hoàng hôn như ngọn lửa, bốn bề rộng lớn. Tôi quay lại định gọi anh nhìn mây lửa trên trời, ai ngờ anh đã tựa vào lưng ghế, trông như đã ngủ.

Tôi lén dựa gần lại anh hơn, hơi ấm từ người anh truyền qua hai lớp áo vải lanh đến da tôi, còn nóng hơn cả mây lửa. Tôi bất chợt căng cứng cả người, rồi tàu hơi rung nhẹ, anh nghiêng về phía tôi, đầu gối lên vai tôi.

Cho tôi một cái chong chóng tre, tôi cảm thấy mình có thể xoay tròn bay vọt lên trời.

Tôi nín thở, đợi một lúc mà anh vẫn không động đậy, có lẽ thực sự đã ngủ say. Tôi không kìm được mà cúi đầu xuống nhìn, ánh sáng dịu dàng của hoàng hôn rơi trên người anh, trong khoảnh khắc ấy anh như từ một thần tiên xa vời trở thành một người bình thường ngay trong tầm tay tôi. Tôi hồi hộp đến run rẩy, lén nhấc một tay lên, anh vẫn không có phản ứng.

Tôi lấy ngón cái khẽ chạm vào môi mình, rồi như kẻ trộm nhanh chóng đặt nhẹ lên môi anh. Khi cảm nhận được sự mềm mại của đôi môi anh trên đầu ngón tay, toàn thân tôi như có dòng điện chạy qua, không ngừng run rẩy, suýt bật khóc.

Đủ rồi.

Thế này là đủ rồi.

Đây là lần thứ hai tôi đến Tây Hồ. Lần trước là vào kỳ nghỉ hè năm ngoái, đi du lịch tốt nghiệp với một nhóm bạn vừa thi xong đại học. Chuyến đó kéo dài mười ngày, chạy qua bốn thành phố là Thượng Hải, Ngô Châu, Cối Kê, Tây Hồ, ba ngày cuối cùng ở Tây Hồ. Đến Tây Hồ trời nóng lên, thẩm mỹ mệt mỏi, chạy đi chạy lại quá mệt, kết quả là bốn người chúng tôi chẳng đi đâu, chỉ đặt một khách sạn bình dân cạnh Tây Hồ rồi đánh bài ba ngày liền.

Tôi thực sự phục mình luôn.

Lần này đi coi như là nửa công nửa tư, chỗ ở và thức ăn đều cao cấp hơn nhiều so với lần trước khi cả nhóm học sinh nghèo du lịch tiết kiệm. Đến Tây Hồ, Diệp Thanh Hữu không vội lo công việc, ngược lại còn thuê một chiếc thuyền nhỏ để cùng tôi dạo chơi.

Mặt nước lăn tăn, đảo hồ phản chiếu, khung cảnh yên bình thanh tú, rất hợp với trang phục trà đạo của Diệp Thanh Hữu. Người lái thuyền chèo thuyền ra giữa hồ, tôi bất chợt nổi ý đồ xấu, múc một vốc nước hồ hắt về phía Diệp Thanh Hữu. Tôi nghĩ một người nho nhã như anh ấy chắc không có năng khiếu thể thao tốt, chắc sẽ không né được, nhưng tôi nhanh chóng nhận ra mình thật ngây thơ, rõ ràng tôi đã quên mất lần trước khi chúng tôi đạp xe đến chùa Linh Tuyền, Diệp Thanh Hữu đã thể hiện sức bền và thể lực đáng sợ thế nào, thế mà anh ấy lại lách người né được, chỉ có vạt áo bị văng vài giọt nước, rồi nhanh tay quét một vốc nước từ hồ tạt lại, làm tôi ướt cả người.

Tôi viết chữ phát cáu thật to, định tạt thêm nước, nhưng bị người lái thuyền phát hiện thuyền lắc lư không vững nên ngăn cản. Diệp Thanh Hữu cứ chỉ vào quần áo ướt nhẹp của tôi mà cười suốt đường đi. Thuyền lắc lư tiếp tục trôi, đến trước một con đê dài, Diệp Thanh Hữu chỉ cho tôi xem đâu là Đoạn Kiều Tàn Tuyết, đâu là Tháp Lôi Phong, rồi hỏi tôi có nghe về câu chuyện tình giữa Hứa Tiên và Bạch Nương Tử chưa. Tôi nói tất nhiên là nghe rồi, tôi còn biết hát “Pháp Hải, ngươi không hiểu tình yêu” nữa. Diệp Thanh Hữu nói, ồ? Em hát một câu nghe thử xem?

Tôi nghĩ chắc chắn là Diệp Đồ Cổ chưa từng nghe bài hát này nên mới dám nói như vậy. Tôi bảo, thôi bỏ qua đi, em sợ hát xong bài này thì con thuyền tình hữu nghị nhỏ bé của chúng ta sẽ lật mất.

Diệp Thanh Hữu lại bắt đầu cười.

Mãi đến hôm sau chúng tôi mới đi đến quán trà để xem trà. Trà xuân mới năm nay, Long Tỉnh trước mưa, Diệp Thanh Hữu lần lượt xem qua từng loại, dẫn tôi chiêm ngưỡng tám chữ danh xưng của Long Tỉnh Tây Hồ: “sắc xanh, dáng đẹp, hương đậm, vị thanh”, dạy tôi cách phân biệt những búp trà nào có thể được tôn là “Liên Tâm” với toàn búp non, những búp trà nào có một búp một lá mang hình dáng “Kỳ Thương”, và những lá hai cánh xứng với danh xưng “Tước Thiệt”. Xem xong lá trà khô, chúng tôi ngồi xuống để thưởng thức hương vị trà, mỗi người được dâng một ly thủy tinh trụ tròn, bên trong có một ít lá trà xanh, nước sôi vừa đun được rót dọc theo thành ly trong suốt.

Những búp xanh tươi hơi ngả vàng bị dòng nước sôi cuốn lên. Lá non xanh trong nước trong suốt, chìm nổi mở ra, thật đẹp không gì sánh được. Tôi hơi ngạc nhiên nhìn Diệp Thanh Hữu, vì theo những kiến thức tôi đã học, trà xanh nên được pha ở nhiệt độ từ 80 đến 85 độ C, nếu dùng nước sôi trực tiếp, lá trà non sẽ bị hâm, kết quả là nước trà sẽ đắng đến kinh khủng. Đây lại là một quán trà lâu năm chuyên về Long Tỉnh Tây Hồ, chẳng lẽ họ không biết điều đơn giản này sao?

Diệp Thanh Hữu chỉ nhẹ nhàng vỗ lên mu bàn tay tôi, ra hiệu tôi đừng lên tiếng rồi tiếp tục trò chuyện vui vẻ với ông chủ quán trà.

Chẳng lẽ trong chuyện này còn có điều gì bí ẩn? Tôi chăm chú nhìn ly trà Long Tỉnh trước mặt. Những lá trà non mềm mại nhanh chóng nở ra trong nước trà hơi xanh nhạt, một búp một lá xoay nhẹ, quả thực là cảnh đẹp “Xuân ba triển kỳ thương”. Tôi thử kiểm tra nhiệt độ nước rồi cẩn thận nhấp một ngụm.

*”Xuân ba triển kỳ thương” là một quy trình đặc trưng trong nghệ thuật pha trà xanh. Nước nóng trong ly như những gợn sóng mùa xuân, khi trà được ngâm trong nước nóng, các búp trà dần dần mở ra, những búp lá nhọn như ngọn thương, còn những lá đã mở ra thì như lá cờ.

Một búp một lá được gọi là “kỳ thương”, còn một búp hai lá thì được gọi là “tước thiệt” (lưỡi chim sẻ). Trước khi thưởng trà xanh, người ta thường ngắm nhìn các búp trà đa dạng hình dáng, nhấp nhô trong làn nước trà trong suốt như những linh hồn xanh của sự sống đang nhảy múa, vô cùng sinh động và thú vị.

Suýt chút nữa tôi đã tìm ngay nước để phì phì phì.

Mẹ nó, đúng là giống y như thứ mà Vương Đại Chúc pha ra.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.