Hạnh Phúc Muộn Màng

Chương 12






Sang năm mới, công ty lại một phen bận bù đầu, nháy mắt cái đã đến tết Thanh Minh. 
Hai ngày trước ngày lễ, hai người chúng tôi thay phiên nhau lái xe lên đường.

Chúng tôi tính ở lại đấy ba ngày, vừa để tảo mộ cho bố Triệu Lỗi, cũng thuận tiện đi chơi tiết Thanh Minh luôn. 
Quê Triệu Lỗi ở Sơn Đông, là một vùng quê lạc hậu mới được thông đường cái không bao lâu.

Lúc xe chúng tôi vừa vào cổng làng, trai gái già trẻ trong làng liền lập tức ùa ra ngó ngàng, ai nấy cũng đều quen biết Triệu Lỗi, thế hệ trước thì hay gọi tên ở nhà của anh là Thạch Đầu, mà cùng thế hệ hoặc mấy đứa nhỏ thì sẽ gọi anh là Thạch Đầu ca. 
Dưới sự nhiệt tình của mọi người, tôi đoán anh hẳn từng là một “thần tượng quốc dân” của thế hệ trẻ trong làng, đặc biệt là đám con trai.

Lúc kể về Triệu Lỗi năm xưa, mấy đứa trẻ đều dùng một loại giọng điệu sùng bái —— Thạch Đầu ca là quân đội Giải phóng Nhân dân, Thạch Đầu ca là anh hùng đã cứu được XX, Thạch Đầu ca là người không gì không làm được, vân vân..

Ngôn Tình Tổng Tài
Tôi liếc nhìn vẻ mặt nghiêm túc có phần lạnh lùng của Triệu Lỗi, đoán đây có lẽ là lý do tại sao mấy năm nay anh không muốn về quê. 
Nhà cũ của anh và bố anh được chăm sóc rất tốt, chìa khóa là ở nhà dì bên cạnh, hàng tháng bà sẽ vào dọn dẹp, nói là hàng xóm của lão Triệu mấy chục năm rồi nên như vậy.
Dì nói với tôi ai nấy cũng thấy Thạch Đầu là người có tương lai tươi sáng, nhưng chỉ có dì là biết rõ Thạch Đầu là người số khổ, lại “ngốc như củ khoai” —— chỉ cần ai cho anh một hạt cơm thôi là anh sẽ cả ngày ngồi nghĩ cách kiếm một cánh đồng để báo ơn người ta —— thời niên thiếu mất mẹ, đến khi là thanh niên thì phải để tang bố, vợ mới cưới còn bỏ của chạy lấy người, đành phải nhờ tôi với tư cách là bạn bè mà chăm sóc anh nhiều nhiều chút. 
Lúc dì liên miên cằn nhằn, chúng tôi đã đẩy cửa vào nhà.


Bên trong căn nhà gọn gàng, ngăn nắp, ngoại trừ vài món gia dụng tất yếu, bắt mắt nhất chính là giấy khen cùng cờ thưởng treo khắp một mặt tường, dưới tường còn là một cái bàn dài gỗ lim kiểu cũ, bên trên bày đủ loại cúp. 
Tôi bước tới và cẩn thận chiêm ngưỡng quá khứ của Triệu Lỗi mà tôi hoàn toàn không biết đến.
Có thể thấy, từ khi còn học tiểu học cho đến sau khi nhập ngũ, thành tích của anh đều rất xuất sắc, đơn giản từ “xuất sắc” không đủ để diễn tả quá khứ huy hoàng của anh.
Lúc này, người dì bên cạnh vội vàng bỏ đi vì đang vội về nấu cơm, trước khi đi còn liên tục dặn chúng tôi sang nhà dì ngồi.
Tôi quay đầu nhìn Triệu Lỗi, phát hiện anh đã đi tới, đứng cùng tôi ở dưới bức tường này, vẻ mặt có chút sững sờ, cho đến khi phát hiện tôi đang nhìn anh, anh mới định thần lại, có chút chua xót mà cười: “Đây là bố tôi bày biện, khi còn sống ông lúc nào cũng dùng những thứ xấu xa này của tôi để khoe khoang với mọi người.”
Nếu chưa được sống lại, có lẽ tôi sẽ không thể nào hiểu được những chuyện này.

Nhưng giờ tôi lại có thể thấy bố anh đã tự hào đến nhường nào, ông đã nuôi dưỡng được một đứa con trai chói mắt biết bao, không xuất thân, không tiền bạc, hoàn toàn dựa vào nỗ lực cá nhân mà sải bước về phía trước, lưu lạc trong thế giới bao la bên ngoài. 
Trên tường có treo một số bức ảnh cũ của Triệu Lỗi.

Bức ảnh cũ nhất là khi Triệu Lỗi được nhận vào một trường trung học cơ sở tốt nhất của địa phương.

Nghe nói bố anh đã dẫn anh đi dọc theo một con đường núi rất dài, đặc biệt đến studio ảnh của thị trấn để chụp ảnh.
Trong những tấm ảnh này, bắt mắt nhất chính là tấm ảnh cuối cùng.

Trời nắng cát vàng làm nền, Triệu Lỗi thân mặc áo sĩ quan, khoác tay trái trên cửa sổ đang mở của xe jeep.

Trên gương mặt lạnh lùng ấy là kính râm bản to, làn da ngăm đen, hàm răng trắng lộ ra, để lại một nụ cười đắc thắng, thể hiện một sự dữ tợn thấu xương.
Tôi thò thò tay sờ lên nụ cười trong tấm ảnh của anh, nói: “Cho tới tận bây giờ, tôi cũng chưa từng thấy vẻ mặt này của anh.” 
Ánh mắt anh đuổi theo động tác trên ngón tay của tôi, như thể mới nhớ ra chuyện tốt gì đó, anh mỉm cười trả lời: “Khi đó không sợ trời không sợ đất, máy bay đã lái, người cũng đã giết, mọi sự xung quanh đều thật tốt đẹp.

Giờ nhìn lại mới thấy ngốc biết bao.” 
Tôi không thể không bắt đầu suy đoán về một Triệu Lỗi từng tươi cười như vậy là làm thế nào mà có thể quyết định từ bỏ tôn nghiêm của chính mình, là làm thế nào mà có thể dày vò thanh xuân của mình trong thuốc phiện cùng đế giày của những kẻ khốn khác.

Rốt cuộc tình yêu và cảm giác áy náy anh dành cho bạn trai cũ của mình là phải sâu đậm đến nhường nào đây. 
12.

2
Cơm tối chúng tôi ăn ở nhà trưởng thôn.

Tuy từ nhỏ đến lớn, đời trước đến đời này, tôi đã được không ít người nịnh nọt, cũng đã nịnh nọt kha khá rồi nhưng với sự hiếu khách nhiệt tình từ tận nội tâm của những dân làng chất phác này, tôi vẫn là thấy ngượng ngùng cùng không quen —— dù sao thì, việc trưởng làng giết con gà mái đẻ đã “nuôi nhiều năm” cũng không phải là chủ ý của tôi mà.
Nguyên nhân gây ra sự kiện này hoàn toàn là hiểu lầm, lúc trưởng thôn hỏi cơm tối muốn ăn gì, tôi chỉ là vì khách sáo mà thuận miệng nói một câu: “Cũng không cần quá cầu kỳ đâu ạ, một con gà là đủ ăn rồi.” 
Ai mà biết gà trong thôn là để giết mừng năm mới đâu? Giờ mới qua năm mới nên gà nên giết đã giết hết rồi… May mà tôi không nói mình thích ăn thịt bò, chứ không thì đã làm hại trưởng thôn làm thịt con bò già “lao động chính” trong nhà rồi.


Lỗi thế mới là lỗi lớn. 
Không ngờ là ba mươi năm ăn cơm trong tù, tôi cũng sẽ có một ngày gặp chuyện “sao không ăn thịt đi”.

Thật là xấu hổ. 
Rạng sáng ngày thứ hai, Triệu Lỗi đã dậy từ sớm để chuẩn bị quà biếu mang đi từng nhà.

Tôi thì lấy ghế nằm ra sân phơi nắng, lật báo đọc và hít thở không khí trong lành.

Từ ngày sống lại đến nay, hiếm lắm mới có ngày thư giãn như vậy. 
Mà không thư giãn cũng không được, chỗ này ngay cả tín hiệu điện thoại cũng chẳng có.
Gần trưa, Triệu Lỗi mang về hai phần cơm cho hai người, nói tôi biết xế chiều sẽ đi leo núi.

Anh nói Sơn Đông không chỉ có Thái Sơn mà còn có rất nhiều nơi chưa được khai phá. 
Vậy nên chúng tôi chỉ qua loa cho xong cơm trưa rồi chia nhau ra chuẩn bị vật phẩm tùy thân cho từng người.

Sau đó Triệu Lỗi lái xe, hai người chúng tôi xuất phát. 
Vì bức ảnh đó, tôi thậm chí không thèm nhìn cảnh vật dọc đường mà thỉnh thoảng lại nhìn chằm chằm vào Triệu Lỗi đang lái xe, nghĩ xem khi nào chơi trên xe lần nữa, nhất định phải để anh đeo kính râm. 
Lái được khoảng trăm cây số thì chúng tôi cuối cùng cũng tới nơi.

Nơi đây ba bốn quả đồi nối tiếp nhau, thoạt nhìn có cảm giác rất hoang sơ, hoang vu, cây cối rậm rạp, đá thạch lởm chởm… Sau khi xuống xe, tôi không khỏi ớn lạnh sống lưng, nghĩ không biết liệu Triệu Lỗi có phải sẽ giết tôi ở nơi này không? Giết xong chôn ngay tại chỗ hay gì gì đó.
Triệu Lỗi thấy tôi đứng bên cửa xe mãi không đi, đành phải bước tới giục tôi, anh còn cười cười, trêu tôi là: “Cậu sợ tôi đâm chết cậu ở đây đấy à?” 
Nghe thấy thế, tôi cũng cười cười với anh, đáp: “Đang đợi anh dẫn đường thôi.” 
Vẫn là câu nói đó, may mà tôi có tài diễn sâu, nếu không đã thật sự bị anh dọa cho lùi ba bước. 
Anh thấy tôi không có gì là hứng thú với nơi này lắm, bèn dương dương tự đắc nâng balo du lịch trong tay lên, nói: “Trên núi có mấy suối nước nóng tự nhiên, chỗ lớn nhất cỡ cái bể bơi, nước ấm vừa vặn.

Tôi có mang theo rượu cùng quần áo để thay đây rồi, chiều nay chúng ta có thể tha hồ ngâm mình.” 
Nghe có suối nước nóng, tôi bèn dũng cảm theo anh nhanh chóng lên núi. 
Đối với hai chúng tôi, leo núi chỉ là chuyện nhỏ, chẳng mấy chốc đã từ đỉnh núi xuống suối nước nóng bốc khói, dưới nước đã có vài người, hai đứa trẻ da ngăm đen nhảy xuống nước.

Theo lời Triệu Lỗi, đây đều là người từ những ngôi làng phụ cận, cũng may suối nước nóng cũng như lời anh đã miêu tả, đủ lớn để chứa tất cả. 
Triệu Lỗi đã quen tay, lột đồ tôi cho đến khi chỉ còn lại cái quần xịp, trước tiên anh dùng nước suối trong núi ở bên cạnh làm ướt đẫm người tôi, sau đó mới nhảy xuống ao suối nước nóng.
(Suối núi thì lạnh giá, mà suối nước nóng nhiệt độ cao, tương phản tuyệt vời, hơi giống tắm kiểu Phần Lan nhưng quy trình lại ngược lại = =)
Giằng co một hồi, tôi gục đầu vào tảng đá bên ao, ngâm mình trong mùi hương độc đáo của suối nước nóng mà nhìn về phía đỉnh núi và bầu trời xanh phía xa, bên tai còn là tiếng dân làng đang nghịch nước.

Đời trước đời này tôi đều chưa từng thấy thư giãn như vậy. 

Triệu Lỗi ngồi bên cạnh tôi, nhấp một ngụm bia, ánh mắt mê ly. 
Trong lòng tôi chợt lóe lên một ý nghĩ kỳ lạ, mong rằng giây phút này sẽ kéo dài mãi mãi.
12.

3
Ngày hôm sau là tiết Thanh minh, Triệu Lỗi và tôi giẫm lên sương sớm và hoa sương, đi đến phần mộ của nhà họ Triệu cách đó không xa trong làng.
Khi đã đến nơi, tôi kiếm cớ để nhìn quanh ngọn núi chứ không đi vào —— dù sao thì từ ngày sống lại, tôi cũng có chút kiêng kị với chuyện thần linh ma quái, tới những nơi này là thấy cả người khó chịu.  
Nhưng tận tới lúc tôi đã lên núi xuống núi, rẽ trái rẽ phải, đường nào cũng đã đi hết, Triệu Lỗi vẫn chưa xuất hiện để tìm tôi, vì vậy tôi không còn cách nào khác, đành phải đến nghĩa trang để tìm anh.
Tuy nói tiết Thanh Minh trời sẽ hay đổ cơn mưa, nhưng ngày hôm đó thời tiết lại rất đẹp, trời cao nắng vàng, thi thoảng lại có một phiến mây trắng thổi qua, đổ bóng lên mặt đất. 
Từ xa xa, tôi thấy Triệu Lỗi đang quỳ gối trước một bia mộ.

Tôi vừa định lên giục anh đi về thì phát hiện bờ vai của anh thế mà lại run lên.

Gió nhẹ lướt qua, hình như tôi còn nghe thấy âm thanh nức nở nghẹn ngào trầm thấp. 
Tới tận bây giờ, tôi chưa từng chân chính thấy Triệu Lỗi khóc.

Lần đầu tiên gặp nhau ở câu lạc bộ, anh còn đối với vị khách là tôi mà nở một nụ cười hết sức sứt sẹo, sau này cho dù là bị tôi cố tình vũ nhục, anh cũng chỉ là đỏ khóe mắt mà thôi. 
Có người nói nước mắt đàn ông không dễ rơi, họ chỉ khóc khi họ thực sự buồn. 
Tôi không biết tại sao Triệu Lỗi cố tình mấy năm nay không về thăm quê, giờ một lần nữa quỳ gối trước phần mộ bố mình thì lại khóc. 
Tiếng nức nở nghẹn ngào trong gió vẫn tiếp tục, tôi nghe có chút bực bội, cuối cùng đành chọn cách để Triệu Lỗi một mình trút bỏ tâm sự trong lòng.
Tôi quay người bước ra khỏi nghĩa trang, chọn một tảng đá tương đối nhẵn và bằng phẳng rồi ngồi xuống, quay mặt về phía bản làng nghi ngút khói dưới núi, hít sâu vài hơi, thở ra không khí bực bội trong lòng. 
Đợi đến lúc Triệu Lỗi rời khỏi nghĩa trang thì cũng đã là giữa trưa. 
Vẻ mặt anh dịu đi rất nhiều, so với vẻ lạnh lùng nghiêm nghị khi vừa về làng thì anh dịu dàng hơn, anh cười hỏi tôi chờ có sốt ruột không? Có muốn mau mau lên thị trấn để tìm chỗ ăn cơm không? 
Tôi cố tình phớt lờ hai mắt hơi sưng đỏ của anh, một tay đút túi quần, một tay nâng lên sờ sờ đầu anh rồi mới ra hiệu anh nhanh đi lái xe đi. 
Trong suốt quá trình, tôi phát hiện Triệu Lỗi đắc thắng cười rộ, mắt đeo kính râm trong tấm ảnh cũ kia dường như đã về trong đêm rồi, thế nhưng lại có chút khác lạ.

Còn về phần khác ở đâu, tôi cũng không rõ lắm..



Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.