Hắc Phong Thần Đạo

Chương 36: Luyện tập




Sử dụng phù trận không chỉ ghi nhớ mà quan trọng nhất là khả năng vận dụng đòi hỏi sự tỉ mỉ tinh tế và khả năng sáng tạo độc đáo. Triệu Thiên Bình tốn thời gian nửa ngày mới có thể vẽ được một tấm Hỏa phù cơ bản, việc vẽ phù yêu cầu sự chính xác trong việc vận dụng linh lực kết hợp với ngọn bút di chuyển theo lộ tuyến phù văn chính xác để dẫn động lực lượng hỏa hệ ẩn giấu vào trong một tờ giấy nhỏ, chính là cơ sở cho việc bày bố những phù trận phức tạp hơn sau này. Nó dùng nguyên một ngày chỉ để vẽ hỏa phù, những lần sau có vẻ việc đã quen tay nên thời gian còn lại nó vẽ thêm được năm tấm nữa, tổng cộng sáu tấm, cái sau hoàn thiện hơn cái trước.

Độc Cô Truy Dương có thể xem là đại hành gia phù trận trong lứa đệ tử, ngay cả những đệ tử đẫ Trúc cơ có khi cũng không bằng. Trong quá trình Triệu Thiên Bình luyện tập, hắn giảng giải hướng dẫn mọi thứ vô cùng chi tiếc. Đã thế, những tài liệu cần thiết hắn đều mang theo trên mình cả, tức là những thư tịch có thể sao chép được dù có dù không ở trong thư viện hắn đều sở hữu cả, tất cả thư tịch đều được phong ấn vào một quyển trục dài ba trượng. Mỗi lần cần một thư tịch gì chỉ cần bấm quyết điểm chỉ thì sẽ xuất hiện, dùng xong thì niệm chú sẽ tự động cất vào lại, rất tiện lợi, khiến Triệu Thiên Bình thấy mà thèm.

- Sau này đệ có thể tự tạo một thư viện di động như vậy, với điều kiện phải am hiểu về phong ấn phù trận, rất khó đấy. Phong ấn thuật ta sử dụng trong này tương đương với một trung cấp trữ vật pháp bảo, trọng lượng sẽ giảm nhẹ rất nhiều. Sau khi đệ thành thục vẽ những phù lục cơ bản thì sẽ bắt đầu tiếp xúc đến trận pháp cao cấp hơn, thường thì không nhanh như vậy nhưng thời gian cấp bách, đành chịu vậy.

Triệu Thiên Bình vừa nghe vừa chăm chú vẽ phù. Cái khó thật ra chỉ ở phù lục đầu tiên nhằm mục đích làm quen với việc vẽ phù mà thôi, nhưng nếu đã hoàn thành được một cái rồi thì mọi chuyện sẽ trở nên đơn giản hơn hẳn, đó cũng chính là tác dụng của linh căn, thứ thiên phú trời cho của người tu đạo.

Hết ngày thứ hai nó đã thành thạo năm loại ngũ hành phù lục cơ bản. Lúc này Độc Cô Truy Dương vứt cho nó một đống thư tịch rồi nói:

- Ở đây bao gồm những loại phù trận cơ bản, võ công, đạo thuật các kiểu. Đệ nên đọc hết để dễ luyện tập với những sư huynh đệ khác. Đến khi gặp lại hi vọng đệ đã đọc xong hết đống này.

Thư tịch Độc Cô Truy Dương để lại rất đa dạng. Pháp thuật nhiều vô kể, như Hỏa cầu, Hỏa luyện, Thủy cầu, Thủy chướng, Thổ bộc, Thổ lưu bích, các loại linh tiễn thuật với Ngân quang tiễn Kim hệ, Trường xuân tiễn Mộc hệ các kiểu. Một loại pháp thuật có thể sử dụng các hệ linh lực khác nhau để sử dụng nhưng hiệu quả lại khác nhau rõ rệt, như Bích chướng thuật với hệ Thổ sẽ tạo thành bức tường linh lực mạnh mẽ để phòng thủ, giúp giảm áp lực tấn công cao nhất, hệ Kim lại ít giảm áp lực hơn nhưng bù lại sẽ chắc chắn hơn trong việc phòng thủ những sát thương từ những thứ bén nhọn, hệ Thủy kém về sự chắc chắn nhưng lại nổi trội vì sự dày đặc và dai dẳng, có thiên hướng dung hòa hóa giải thay phì phản hồi lại lực tấn công, hệ Mộc có sự chắc chắn tương đối và khả năng đặc biệt là hấp thụ một phần lực lượng của đòn tấn công để tăng cường phòng thủ của mình, còn hệ Hỏa lại có chút tiêu cực khi sự chắc chắn rất thấp nhưng bù lại sẽ tiêu diệt ngay đòn tấn công. Về các pháp thuật tấn công cũng có sự khác nhau tương tự, do vậy mỗi loại linh lực có những đặc điểm riêng và khi vận dụng vào đạo thuật lại có sự khác nhau mà tu sĩ cần phải hiểu rõ.

Võ thuật cũng có nhiều như Ưng trảo thủ, Kim cương chưởng, Tán quyền, Toàn phong thối, Khúc thương bộ pháp, hoặc các dạng võ thuật có vũ khí như Lục tinh kiếm pháp, Tuyệt thần đao pháp, Vô ảnh thương, rất nhiều, và toàn bộ đều hướng dẫn những chiêu thức ngoại công, mục đích những loại ngoại công thân pháp này là hỗ trợ việc sử dụng đạo thuật để tấn công hoặc phòng thủ trong chiến đấu, đặc biệt là khi sử dụng các loại pháp thuật có tầm sử dụng hạn chế hoặc đạo thuật cường hóa chính bản thân mình.

Nhưng vận dụng võ thuật tốt nhất phải nhắc đến võ giả, vì nguyên bản võ thuật sinh ra là dành cho họ. Võ giả trong hàng đệ tử của Bạch Vân Chân Nhân thì chắc chắn phải nhắc đến lão Tam Chu Đại Lực. Người đúng như tên, hắn có thiên phú Thần lực bẩm sinh khiến cơ thể sinh ra sức lực mạnh hơn người thường vô số lần, là một trong những người thích hợp đi theo con đường võ giả nhất. Tu luyện đã hơn mười năm, Chu Đại Lực đã đạt đến đỉnh của một võ giả Tiên Thiên sơ cấp, cảnh giới có thể nói là ngang hàng với Trúc cơ hậu kì đỉnh, chỉ cần một bước nữa là có thể đặt chân vào hàng ngũ trưởng lão trong tông môn, ngay cả Đại sư huynh và Nhị sư huynh của hắn cũng không bằng.

Chu Đại Lực thân hình cường tráng, gương mặt chất phác nhưng tràn ngập sự kiên nghị, là một người ít nói. Phương pháp dạy Triệu Thiên Bình của hắn không thiên về võ thuật mà thiên về bản năng chiến đấu thì đúng hơn, mở đầu bài học, hắn chỉ nói đơn giản:

- Chỉ dùng lực lượng thân thể chiến đấu với ta, đến khi cảm thấy đủ thì nghỉ. Vấn đề bị thương không cần lo ngại. Bắt đầu đi.

Dứt lời hắn không để cho Triệu Thiên Bình kịp nghĩ ngợi mà lao vào tấn công. Triệu Thiên Bình cũng không kịp nghĩ nhiều, nó chưa phải là chưa từng chiến đấu, nhưng chỉ là mấy con dã thú mà thôi, đánh nhau thật sự với người thì là lần đầu nên kinh nghiệm không có bao nhiêu.

Kết quả không chút bất ngờ khi chưa đầy một khắc đầu mặt mũi nó đã sưng vù, tay chân bê bết máu, có vài cái xương còn bị gãy nữa, Chu Đại Lực nhìn mặt hiền hậu nhưng ra tay thật sự rất ngoan. Sau khi dã man hành hạ cho nó ngã sóng soài dưới đất, hắn vứt lại một lọ thuốc và một đoạn Thanh đằng ti rồi đi thẳng, trong tai Triệu Thiên Bình còn nghe được một câu:

- Đệ có một ngày để học thêm võ thuật trong sách, mai ta lại đến, và…sẽ nặng tay hơn.

Triệu Thiên Bình mặt nhăn như đít khỉ nằm co quắp trên mặt đất mà rên rỉ:

- Ông trời ơi, con có làm gì sai không? Ư…ư…đau…

Nằm mãi một lúc nó mới lấy lại chút sức chộp lấy khúc cây mà gặm, điều này làm nó thật sự nhớ đến những khổ cực lúc leo Lưu Vân Sơn. Nghĩ đến bảy tháng thời gian huấn luyện tiếp theo, nó thật sự muốn khóc.

Thanh Đằng tuy là một loại linh dược, nhưng chỉ thuộc dạng kém trong số đó mà thôi, tác dụng với người thường thì nhiều, nhưng đối với cơ thể đã qua đạo thuật và linh lực cải tạo thì không phát huy được như lúc trước nữa, cũng may Chu Đại Lực còn để lại một lọ thuốc chữa thương tương đối tốt nên chỉ hai canh giờ sau là Triệu Thiên Bình có thể hoạt động lại bình thường.

Cảm giác đau thấu xương vẫn còn làm nó sợ. Không muốn đau thì phải luyện tập, nó phải căng mắt ra tìm một cuốn võ thuật dễ nhất để học trước mới mong giảm chút đau khổ.

Tán quyền là một bài quyền đơn giản và bảy thức: thao thủy, khinh yến, truy tinh, hoành sơn, tán vũ, khứ xà, bài vân. Thao thủy là chiêu thức thiên hướng trao dồi bình hòa nhằm tiêu hao hoặc đánh với địch thủ không mạnh, khinh yến là chiêu có tác dụng đánh lừa với hư chiêu làm chủ, truy tinh là một quyền cực nhanh, hoành sơn lại là một quyền cực mạnh, tán vũ thì tấn công liên miên không dứt, khứ xà là một thức tận dụng sơ hở để phản đòn, bài vân là chiêu thức vừa nhanh vừa mạnh nhưng lại tiêu hao lực lượng rất lớn, có thể nói là chiêu số chung cực.

Việc luyện tập mỗi chiêu thức khá là đơn giản, mỗi nữa canh giờ Triệu Thiên Bình lại hoàn thành một chiêu thức. Cái khó ở đây là cách vận dụng trong chiến đấu, không phải địch thủ sẽ đứng yên cho ngươi đánh nên trong chiến đấu sẽ xuất hiện biến cố, khi đó chiêu thức phải thay đổi để phù hợp với hoàn cảnh chiến đấu, gọi là biến chiêu. Biến chiêu có một phần để luyện tập, nhưng muốn thông thạo tất cả thì chắc chắn phải thông qua chiến đấu mới làm được.

Khi Chu Đại Lực quay trở lại thì Triệu Thiên Bình cũng luyện được kha khá nhưng nó so ra với người đã dày dặn kinh nghiệm và có thiên phú chiến đấu bẩm sinh như Chu Đại Lực thì có lẽ còn kém xa. Cũng may là đối thủ không dùng lực lượng quá áp đảo nó.

Lần này Chu Đại Lực không tấn công nhanh tiêu diệt gọn như hôm qua nữa mà cho phép Triệu Thiên Bình tấn công trước, hơn nữa ra chiêu cũng rất chậm, đa số là phòng thủ. Việc đó giúp Triệu Thiên Bình dần dần nắm lấy tiết tấu trận đấu và tăng tốc độ tấn công. Sáu thức cơ bản của Tán quyền dần dần nhẹ nhàng và bắt đầu có sự biến hóa. Một chiêu hoành sơn nhắm thẳng vai bị đỡ được, thì một chiêu khinh yến rất nhanh nhắm vào mặt, nhưng tất nhiên đó chỉ là hư chiêu, Triệu Thiên Bình cũng biết hư chiêu đơn giản như vậy không có mấy phần qua mắt nổi vị sư huynh này của mình nên rất nhanh chuyển hư thành thật với một chiêu truy tinh nhanh hết sức có thể vào giữa trán Chu Đại Lực khiến hắn phải ngửa người tránh né.

Tiết tấu trận đấu càng nhanh hơn khi Chu Đại Lực không chỉ phòng thủ nữa mà bắt đầu dùng lực lớn hơn và nhanh hơn, Triệu Thiên Bình có thể cảm nhận mỗi cú va chạm da thịt nó càng trở nên tê dại hơn. Do vậy, càng về sau Triệu Thiên Bình càng lâm vào tấn công thì ít, mà né tránh thì nhiều, nếu không né được nữa thì tung một thức khứ xà rồi chuyển nhanh qua tán vũ để phản công.

Thời gian càng kéo dài, áp lực lên Triệu Thiên Bình càng lớn. Nhưng nó lại không thấy khổ như hôm qua nữa mà thay vào đó là một cảm giác phấn khích khó tả. Sự hồi họp, cảm giác ứng biến liên tục, sự va chạm lực lượng kịch liệt khiến Triệu Thiên Bình càng đánh càng hăng, càng cảm giác không thấy mệt.

Nhưng cảm giác chỉ là cảm giác, thực tế thì chỉ sau nữa canh giờ giao đấu nó đã thở không ra hơi. Một đấm cuối cùng của Chu Đại Lực đến thẳng trước mặt mà nó không còn sức để chống đỡ hay né tránh nữa, thế là nó…ngồi phệch xuống mà thở phì phì xua tay:

- Đệ đánh không nổi nữa.

Chu Đại Lực cũng dừng tay nhìn nó cười:

- Có thiên phú đấy. Lần sau ta sẽ không nương tay.

Nói rồi hắn quay lưng đi thẳng.

Có thể nói trong các vị sư huynh phụ trách huấn luyện cấp tốc cho Triệu Thiên Bình thì Chu Đại Lực là người dùng thời gian ít nhất nhưng hiệu quả không tệ chút nào. Triệu Thiên Bình chẳng phải người thích bị ngược nên nó cũng bỏ công ra luyện tập không ngừng nghỉ, từ luyện sức khỏe bằng dưỡng sinh thuật đến luyện kĩ năng chiến đấu qua võ thuật, rõ ràng nó có thiên phú trong lĩnh vực này không tệ nên tiến bộ cũng mau.

Nhưng nó không phải người hoàn hảo gì, phù trận và võ thuật thì tương đối tốt, còn đụng đến đánh cờ thì phải gọi là nát bét.

Đánh cờ đòi hỏi một người không những có khả năng tính toán chi li mà còn đòi hỏi nhãn quan chiến thuật cực kì tốt nữa, nhưng vấn đề chiến thuật thật sự không nằm trong điểm mạnh của Triệu Thiên Bình. Trong giao đấu tốc độ cao nó có thể thỏa sức thể hiện nhưng trong những trò cân não như chơi cờ Triệu Thiên Bình mới đụng vào thôi đã có cảm giác nhức đầu rồi. Nhưng cho dù không phải điểm mạnh thì nó cũng cần phải rèn luyện trình độ chơi cờ ở một mức nhất định, việc này cũng có tác dụng nhất định đến việc tu luyện sau này nên nó không thể bỏ qua dễ dàng như vậy được, người ta nói cần cù bù thông minh, dù trong việc chơi cờ cần cù thật sự không giúp được gì nhiều nhưng thua nhiều cũng có cái lợi của nó.

Tiền Vạn Kim tuy bình thường hay đùa giỡn nhưng khi bước vào tập luyện thì có vẻ rất nghiêm túc, ít nhất là trong vấn đề chơi cờ hắn ta là một người khá kĩ tính và yêu cầu rất khắc khe với Triệu Thiên Bình. Nhưng khắc khe đến mấy nó cũng chỉ tiến bộ sơ sài, vì một ván cờ muốn hoàn thành phải nói là rất lâu, có khi đến hơn một ngày mới xong một ván, thành ra chỉ sau vài lần Tiền Vạn Kim chỉ biết thở dài rồi vứt cho Triệu Thiên Bình vài kì phổ để tự nghiên cứu mà thôi.

Nếu đánh cờ đã không có hi vọng lấy được thành tích tốt thì việc quan trọng bây giờ của nó là dành hết thời gian còn lại cho những thứ có thể huấn luyện tốt.

Pháp thuật là môn tiếp theo mà Triệu Thiên Bình phải thông thạo. Như đã nói, pháp thuật chia ra nhiều kiểu và ứng với mỗi loại linh lực lại có những tổ hợp đạo thuật khác nhau có thể nói là muôn hình vạn trạng. Cũng vì thời gian ngắn, mà pháp thuật thì còn khó thông thạo hơn võ thuật nhiều nên Tứ sư huynh của nó là Khổng Thương Vũ chỉ tập trung dạy nó năm loại đạo thuật thường được sử dụng của Thổ hệ tu sĩ gồm: Vạn tượng ấn, Ngưng sơn bích, Địa lao, Vô để khanh và Thiên tinh bạo.

Với Vạn tượng ấn là tích tụ thổ hệ linh lực trong lòng bàn tay để tăng cường lực lượng đến mức lớn nhất, một thuật pháp thể hiện tốt nhất tính lực lượng của Thổ hệ linh lực. Kết hợp vạn tượng ấn và các loại võ thuật cận chiến sẽ phát huy tốt nhất loại thuật pháp công kích này. Ngưng sơn bích là loại thuật pháp mang tính phòng thủ cao, ngưng tụ thổ linh khí để chặn đòn tấn công, có thể giảm thiểu tác động của công kích. Địa lao là một thuật dạng giam cầm phong ấn đối thủ, nếu sử dụng trên bản thân có thể tạo ra lớp phòng thủ còn vững chắc hơn Ngưng sơn bích nhưng lại khá bị động. Vô để khanh là một dạng thổ hệ pháp thuật công kích, có thể nói là một sát chiêu đáng gờm đúng như tên của nó, tạo ra một cái vực trên đối thủ. Ba thuật pháp trước yêu cầu sự tích tụ linh lực, còn Vô để khanh có yêu cầu cao hơn một chút đó là sự tích tụ rồi bộc phát gây lực sát thương cực kì lớn, bù lại thì tiêu hao cũng không hề nhỏ. Thiên tinh bạo là dạng nén linh lực rồi ném đi gây sát thương, yêu cầu của thuật cao hơn Vô để khanh một chút, đó là phải kiểm soát sự bộc phát linh lực khi tiếp xúc một cách chính xác.

Năm loại thuật pháp trên nói dễ không dễ, nói khó cũng không khó, thật ra chỉ cần vận dụng linh lực, niệm pháp quyết và kết thủ ấn đúng thì có thể thi triển được. Vấn đề là muốn uy lực lớn thì đòi hỏi yêu cầu về tích tụ linh lực và khả năng khống chế linh lực phải thật tinh tế, không những thế lượng linh lực càng nhiều thì uy lực càng mạnh. Hơn nữa, những thuật pháp ở trên còn làm cơ sở cho nhiều loại thuật pháp phức tạp và có uy lực mạnh mẽ hơn ở những cảnh giới cao nên bắt buộc tu sĩ phải thông thạo nó hoàn toàn.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.