Emma

Chương 30




Chỉ còn một điều kiện nữa là Emma hài lòng hoàn toàn : buổi dạ vũ phải diễn ra trong khoảng thời gian anh Frank Churchill được cho phép lưu lại Surry, bởi vì, dù ông Weston tỏ ra tự tin, cô e sợ nhà Churchill có thể không cho phép anh lưu lại quá hai tuần. Nhưng việc chuẩn bị mất nhiều thời giờ, phải kéo dài qua tuần thứ ba. Trong vài ngày, cô nghĩ cả nhóm đang trù định, tiến hành và hy vọng trong sự bất định – trong sự rủi ro nếu công lao mọi người biến thành công cốc.

Tuy nhiên Enscombe bằng lòng tuy không bằng mặt. Hiển nhiên là nhà Churchill không vui vì nah muốn lưu lại thêm, nhưng họ vẫn không ngăn cản anh. Sau khi cảm thấy an tâm, một ước muốn thường kéo theo một ước muốn khác: Emma bắt đầu bực mình vì thái độ lạnh nhạt của anh Knightley. Hoặc vì anh không muốn khiêu vũ hoặc anh không được hỏi ý kiến về kế hoạch, anh cho biết mình không quan tâm, không muốn tò mò và không thấy vui.

Emma chỉ nghe anh nói:

Được rồi. Nếu nhà Weston nghĩ bao nhiêu công lao cũng đáng để đánh đổi lấy vài giờ tiêu khiển ồn ào thì an không có gì phải chống đối, nhưng họ không nên nghĩ họ sẽ tạo thú vui cho anh. À vâng, anh phải đến, anh không thể từ chối, anh sẽ cố tránh buồn ngủ nếu có thể được, nhưng anh phải thú nhận là thật sự mình muốn ở nhà, xem qua sổ sách hàng tuần của William Larkins. Vui gì mà xem khiêu vũ! Anh thì không, anh không bao giờ ngắm nhìn, anh không biết có ai nhìn không. Anh nghĩ nghệ thuật khiêu vũ chính nó là phần thưởng, giống như đức tính. Người bàng quan đứng ngoài thường là đang nghĩ đến chuyện khác.

Emma nghĩ câu này nhắm đến mình, và cô rất bực.

Tuy nhiên, khi anh tỏ ra thờ ơ hoặc khinh miệt tức là anh không có ý lấy lòng Jane Fairfax, anh không bị cảm nghĩ của cô dẫn dắt khi bài xích buổi dạ vũ vì chính cô này tỏ ra thích thú với ý tưởng này. Jane trở nên sôi nổi – cởi mở thì đúng hơn – cất tiếng:

Cô Woodhouse ạ, tôi mong buổi dạ vũ không có gì trở ngại, nếu không thật là đáng tiếc! Tôi mong chờ đến ngày này với niềm vui vô bờ.

Thế nên, Hy Lạp phải vì chiều theo Jane Fairfax mà anh muốn ở bên cạnh William Larkins. Không ! Emma càng lúc càng tin rằng chị Weston đã đoán sai về chuyện này. Anh đã bày tỏ nhiều tình cảm thân hữu và trắc ẩn – nhưng không phải là tình yêu.

Hỡi ôi! Chẳng bao lâu cô không còn rảnh rỗi mà tranh luận với anh Knightley. Hai ngày an tâm vu ivẻ được tiếp nối ngay sau đó là sự sụp đổ tất cả. Một lá thư của ông bác Churchill thúc giục đứa cháu phải trở về ngay. Bà Churchill ngã bệnh quá nặng nên cần có anh hiện diện kế bên. Ông bác cho biết bà đã yếu, hai ngày trước nhiều lúc biên thư cho đứa cháu, nhưng vì vẫn muốn giấu giếm như lệ thường và có thói quen không nghĩ đến mình, bà đã không nói ra. Nhưng bây giờ, khi bệnh tình nặng thêm, bà khẩn khoản anh trở về Enscombe ngay lập tức.

Chị Weston vội viết tin báo cho Emma biết về nội dung lá thư. Việc anh phải trở về là không tránh được. Trong vòng vài tiếng đồng hồ, anh phải đi dù không hề cảm thấy lo lắng cho bà bác. Anh biết rõ về bệnh tật của bà: không bao giờ có bệnh gì cả, đấy chỉ là cái cớ vì lợi ích của bà.

Chị Weston thêm là anh chỉ dành thời giờ vội vàng đi Highbury sau bữa ăn sáng để giã từ vài người quen biết, rồi anh có thể đến Hartfield ngay sau đó.

Tin báo của chị Weston chấm dứt bữa ăn sáng của Emma. Sau khi đọc qua một lần, Emma chỉ than thở. Mất đi buổi dạ vũ – mất đi anh trai trẻ - và tất cả những gì anh đang cảm nhận! thật là tệ hại! đáng lẽ phải là một buổi tối thật thích thú! Mọi người sẽ thật vui! Cô và anh bạn nhảy của cô sẽ là cặp vui nhất! cô chỉ còn biết tự an ủi khi nghĩ thầm "Mình đã nói sự thể sẽ như thế này".

Cảm nghĩ của bố cô thì khá khác biệt. Ông chủ yếu nghĩ về cơn bệnh của bà Churchill và muốn biết bà được chữa trị như thế nào, còn về buổi dạ vũ, ông thấy sốc khi Emma thất vọng, nhưng tất cả sẽ được an toàn hơn khi ở nhà.

Emma đã sẵn sàng trước khi anh đến. Vẻ mặt buồn rầu của anh chuộc lại phần nào việc anh phải hấp tấp ra đi. Anh hầu như không thể nói nên lời. Vẻ thất vọng hiện rõ trên khuôn mặt anh. Anh ngồi im lặng một lúc rồi chìm đắm trong suy nghĩ, rồi mới nói:

Trong số những việc kinh khiếp, từ giã là việc tệ hại nhất.

Emma nói:

Nhưng anh sẽ quay lại. Đây không phải là chuyến đi Randalls duy nhất.

À! – anh lắc đầu – tôi không chắc khi nào sẽ quay lại! tôi sẽ cố! đấy sẽ là mục tiêu của tất cả tâm tư và mối quan tâm của tôi ! và nếu mùa xuân này hai bác của tôi đi thành phố .. Nhưng tôi e…mùa xuân rồi họ không đi…tôi e họ không còn thói quen ấy nữa.

Buổi dạ vũ của chúng ta sẽ phải bị huỷ bỏ.

À! Buổi dạ vũ ấy ! tại sao ta phải chờ đợi ? Tại sao không nắm bắt ngay cơ hội? Đã bao nhiêu lần hạnh phúc bị huỷ hoại vì lo chuẩn bị, việc chuẩn bị ngu xuẩn! cô đã nói với chúng tôi sự thể sẽ như vậy. Ôi chao ! Cô Woodhouse ạ, tại sao cô luôn đúng như thế ?

Thật ra tôi thấy tiếc khi mình đã đúng trong trường hợp này. Tôi thà được vu ivẻ còn hơn là khôn ngoan.

Nếu tôi có thể trở lại, chúng ta vẫn có thể tổ chức dạ vũ. Bố tôi hứa chắc như thế . Xin đừng quên lời hứa của cô .

Emma tỏ ra độ lượng .

Anh tiếp :

Quả thật là hai tuần đáng nhớ ! mỗi ngày đều đáng quý và thích thú hơn ngày trước ! Mỗi ngày đều khiến tôi thấy yêu mến nơi này hơn bất kỳ nơi nào khác . Quả là hạnh phúc cho những người ở lại Highbury !

Emma cười to :

Vì anh đã ngợi khen đủ rồi , bây giờ tôi xin hỏi, lúc mới đến anh có thấy hồ nghi chút nào không ? Có đúng là chúng tôi vượt quá mong đợi của anh không ? Tôi tin là đúng. Tôi tin ban đầu anh không nghĩ sẽ mến chúng tôi . Nếu anh có thiện cảm với Hartfield từ trước thì anh sẽ không phải mất thời gian lâu mới đến .

Anh cười và dù anh có ý phủ nhận, Emma cho rằng sự thật là như cô nghĩ.

Anh phải đi sáng nay thật sao ?

Vâng. Bố tôi sẽ đến đây , chúng tôi sẽ cùng về nhà rồi tôi đi ngay. Tôi e ông ấy sẽ đến đây bất cứ lúc nào.

Anh không thể dành ra năm phút cho cô Fairfax và chị Bates được sao ? Quả là không may ! đầu óc mạnh mẽ hay biện luận của chị Bates có thể củng cố tinh thần anh.

Vâng. Tôi đã đến đấy. Khi đi ngang qua nhà họ, tôi nghĩ tốt hơn nên ghé vào. Dấy là việc làm đúng. Tôi định ghé vào ba phút rồi phải ngồi lâu hơn vì chị Bates đi vắng, nên tôi nghĩ không thể nào không chờ cho đến khi chị ấy trở về. Chị ấy là một phụ nữ mà người ta có thể cười cợt, mà người hẳn cười cợt, nhưng không nên khinh rẻ. Tôi nghĩ ta nên vào thăm, và rồi ….

Anh ngập ngừntg, đứng dậy, bước đến khung cửa sổ. Anh nói :

Tóm lại là, có lẽ…cô Woodhouse…tôi nghĩ cô hẳn đã hồ nghi…

Anh nhìn cô như thể muốn đọc ý nghĩ của cô . Cô không biết nói gì. Xem dường đây là bước mào đầu có điều gì đấy thật nghiêm túc mà cô không mong muốn. Vì thế, cố gắng, cất tiếng để mong lảnh tránh, cô nhẹ nhàng nói :

Anh nghĩ đúng, lẽ tự nhiên là anh nên vào thăm, rồi …

Anh im lặng. Cô tin anh đang nhìn cô , có lẽ đang suy ngẫm về điều cô vừa nói và cố thấu hiểu . Cô nghe anh thở dài. Lẽ tự nhiên là anh có lý do để thở dài. Anh không thể tin rằng cô đang khích lệ anh. Một khoảnh khắc lúng túng trôi qua, anh lại ngồi xuống, rồi trongthái độ cả quyết hơn, anh sống :

Có cái gì đó khiến tôi cảm nhận rằng tôi có thể dành cả quãng đời còn lại của mình cho Hartfield. Tâm tư của tôi đối với Hartfield thật là nồng nàn…

Anh ngưng, lại đứng lên, và lộ vẻ bối rối. Anh đã yêu cô hơn là cô nghĩ, và nếu bố cô không xuất hiện, ai có thể biết được chuyện này sẽ kết thúc ra sao ? Ông Weston đi theo, và anh bắt buộc phải trấn tĩnh lại.

Chỉ cần vài phút là qua thử thách. Ong Weston rất nhanh nhẹn khi phải xử lý sự việc và không muốn trì hoãn chuyện không vừa ý khi không thể tránh được, nên ông không thể dự đoán có việc gì đáng ngờ đang xảy ra, chỉ nói :

Đã đến lúc phải đi.

Chàng trai trẻ phải nghe theo, và giã từ . Anh nói :

Tôi sẽ được an ủi khi nhận được tin tức của mọi người . Tôi sẽ quan tâm đến mọi việc xảy ra ở đây . Tôi đã nhờ bà Weston giữ liên lạc với tôi . Bà đã tử tế mà hứa với tôi . Ôi chao ! Ân sủng của một thông tín viên phụ nữ, khi người ta chỉ thật sự quan tâm đến người vắng mặt ! bà ấy sẽ kể cho tôi nghe mọi chuyện . Qua thư từ của bà ấy tôi sẽ cảm thấy gần gũi trở lại với Highbury.

Một cái bắt tay rất thân tình, một câu " Xin giã từ " chấm dứt lời tâm sự, rồi cánh cửa đóng lại sau khi anh đi ra. Ngắn ngủi thay tin báo, ngắn ngủi thay cuộc gặp gỡ, anh đã ra đi, Emma cảm thấy buồn vì chia tay. Cô dự đoán việc anh ra đi là sự mất mát to lớn cho xã hội bé nhỏ ở đây , nên cô e mình sẽ nuối tiếc quá mức và vương vấn quá mức. Dấy là một sự thay đổi buồn . Từ lúc anh đến , hai người đã gặp nhau hầu như hàng ngày. Sự hiện diện của anh ở Randalls đã mang đến tinh thần phấn khởi trng hai tuần vừa qua. Nỗi mong chờ gặp anh mỗi buổi sáng được đền đáp bằng lòng săn đón của anh, nét sống động của anh, tư cách của anh ! mười lăm ngày trôi qua là những ngày hạnh phúc, thật là buồn khi phải trở lại cuộc sống bình thường ở Hartfield. Dể hoàn tất mọi điều tốt lành khác , anh gần như nói ra rằng anh yêu cô . Tình yêu của anh mãnh liệt hoặc bền lâu như thế nào là chuyện khác , nhưng hiện tại cô không thể ngờ vực tình ý nồng nàn và mối quan tâm có ý thức của anh đối với cô và nghĩ hẳn cô đã một thoáng yêu anh, dù trước giờ cô đã có chủ định ngược lại.

Cô nghĩ thầm " mình hẳn đã yêu. Cảm giác bồn chồn buồn chán, ngu xuẩn như thế này, không con muốn nghĩ làm việc gì và cảm thấy mọi thứ trong ngôi nhà đều tẻ nhạt và vô vị. Mình hẳn đã yêu. It nhất trong vài tuần. Thôi được ! chuyện không hay cho người này là chuyện tốt cho người kia. Sẽ có nhiều người tiếc nuối cho buổi dạ vũ nếu không cho Frank Churchill, nhưng anh Knightley sẽ vui. Anh ấy có thể gần ông William Larkins thân thuộc của anh ấy cả buổi tối nếu muốn " .

Tuy nhiên anh Knightley không ra vẻ vui trong chiến thắng. Anh không thể nói rằng theo ý kiến của mình anh lấy làm tiếc, vì nếu nói thì vẻ tươi vui của anh lại tỏ ra mâu thuẫn. Nhưng anh nói rằng anh lấy làm tiếc vì thấy nhiều người thất vọng, và với vẻ ân cần, anh thêm :

Em Emma ạ, em đã có quá ít cơ hội khiêu vũ mà bây giờ lại không may, em quả là không may !

Vài ngày sau, Emma đi gặp Jane Fairfax để xem cô có tiếc nuối thật sự hay không , và thấy thái độ điềm tĩnh của Jane thật là đáng ghét. Tuy nhiên, Jane đang bị bệnh, khiến cho dì cô bảo rằng dù cho có buổi dạ vũ, cô cháu hẳn không thể tham dự. Kể cũng nên lượng thứ mà cho rằng thái độ hờ hững không hợp thời là do tình trạng suy nhược trong cơn bạo bệnh.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.