Duyên Số Gặp Ma

Chương 1: Ma dân gian




- Ma póp:

Póp là tiếng Lào dẫn đến một tên ma mà nước Lào ai cũng biết nếu nói về miền bắc thì có thể biết rõ hơn. Ma Póp có hai thứ:

Một thứ là: trong nguồn gốc của nước Lào, người ta gọi Póp giống, mà người ta nuôi trong nhà như con chuột, con đuông hay con gián cũng có, nếu trong nhà có người sanh đẻ thêm một đứa thì nó cũng sanh đẻ thêm một con theo con số của người nhà.

Thứ hai là: người ta gọi là Póp đồ, những gì có có giá như vàng bạc một chút, mà mình gặp gỡ ở trong rừng núi, đường sá nhà quê hay trôi trên cái bè nhỏ cỡ 30 phân vuông ở sông suối mà mình lượm về, người ta nuôi không nổi mới đi thả, mình lấy về thì nó sẽ theo mình về, người ta gọi đó là Póp đồ.

Trong hai thứ Ma Póp này sự quan trọng và ảnh hưởng giống nhau, nếu chủ mà nuôi được đầy đủ thì nó sẽ giúp cho làm ăn buôn bán được thịnh vượng, chỉ kiêng kỵ một cái: gia đình nào nuôi Póp này ít khi đi vào chùa và không nói đi thăm người hay ghét người, vì Ma Póp nó sẽ đi trước và nhập vào người ta, có thể làm cho người ta mất mạng, cũng gây nhiều cái chết chóc cho người, khi tôi còn sinh sống ở miền bắc Lào (Luang prabang) Gia đình nào ma nuôi Póp này mà còn có con gái độc thân chưa có gia đình, nếu mình đến chơi hay tán, trôi về khuya mình sẽ cảm nhận được là đứa em gái vào đêm sẽ đẹp, hai đôi má sẽ hồng, càng về đêm thì càng ngó dễ thương hơn từng phút giờ. Nhiều người ngó thì người ta sẽ thấy trên bả vai của cô em gái đó đa số sẽ có một con khỉ, con chó là phần ít hơn, ngồi trên vai cô em gái và liếm hai đôi má chủ nhân cho đẹp hồng. Ma Póp là một truyền thuyết đã có lâu rồi từ ngày tôi sanh đẻ ở Lào tôi đã nghe và tôi cũng có mấy người bạn mà gia đình nuôi Póp và học chung trường cũng có, người ta biết gia đình nào là Póp thì ít người quen thân....

- Ma lai:

Ma lai: Hai chữ Ma Lai đã lang thang trên truyền thuyết của bao nhiêu nước trong thế kỷ thứ 19, cỡ hai trăm năm đã qua trong truyền thuyết: Việt Nam, Lào, Thái Lan, Campuchia, Miến Điện, Mã Lai và InDoneSia. Ma lai là một hình nhân nửa người nửa tâm linh, Ma Lai là phụ nữ, cổ có ba ngấn, ngấn ở giữa sâu hơn hai ngấn trên và dưới, trên đường tâm linh Ma Lai chỉ có đem đầu với bộ phận tiêu hóa đi theo mà thôi, còn thân thể thì vẫn ở nhà. Ma Lai sợ ánh nắng mặt trời, bụi tre gai và nơi rậm rạp vì sợ vướng tóc ở đó qua đêm và nó sẽ chết. Ma Lai đi tìm kiếm ăn phân người, phân súc vật và những đồ thối dơ bẩn, làng nào mà có Ma Lai thì không nên mặc áo trắng vì nó ngó thấy ruột và phân nó thèm và hay quấn tíu lấy mình. Em gái Ma Lai yêu anh chàng nào độc thân mà bị Ma Lai ăn phân, chỉ có một đường làm ông xã mới thoát cái chết được. Vào làng nào có ma lai thì phần nhiều người ta mặc áo nâu hay màu đen để tránh khỏi cái thèm thuồng của ma Lai, mỗi lần cô em ma lai mà rút đầu đi, phần nhiều hay có mùi hôi thối, sau khi trở về thân trong đêm cũng phủ mùi hôi thối. Ma Lai nếu trong đêm mà rút đầu ra rồi mà có ai lật úp cái xác sấp xuống thì ma Lai không có trở vào thân được nữa và đến sáng là chết nên ma Lai rút đầu những đêm thanh tĩnh nhất. Miền Thái lan, Mã lai, indonesia theo truyền thuyết miền đó cũng theo nhau kể cổ tích dân gian, còn đóng thành phim cinema và hình ảnh bao la về Ma Lai nhưng nơi miền đó người ta sẽ nói là: Ma Lai đi giết người ăn thịt người hay giết trâu, bò và ăn lòng trâu lòng bò. Đó là truyền thuyết và lời kể lại từ miền đó. Bao nhiêu nước vẫn in chuyện Ma Lai trên đường văn hóa về tâm linh và cổ tích dân gian khắp nơi.....

- Ma Phồng:

Ma Phồng: Ở trong truyền thuyết, cổ tích và sự thật thì ở nước Lào đã có lâu rồi, Ma phồng cũng là phụ nữ mà nửa người nửa tâm linh như Ma Lai. Đêm đêm cũng đi kiếm ăn đồ dơ bẩn thối tha, phân gà, phân vịt, heo... Thiên nhiên đời sống hàng ngày thì cũng không khác gì ma Lai, ban ngày cũng sinh sống bình dân giống như người làng mà thôi. Ma Phồng cũng có một điều để ý của những người thành ma Phồng, trong khi đời sống ban ngày ma Lai thì cổ có 3 ngấn, còn ma Phồng thì có cái mũi đỏ như người bị cảm quanh năm ngày tháng, nếu hàng xóm láng giềng không biết thì cô cũng bình dân thôi, chỉ có ban đêm mới trở thành nửa người nửa tâm linh. Ma Phồng khi đến giờ linh thiêng trong cõi nửa đêm thì đi xuống bếp lấy cái mũi đụng vào 3 hòn đá để cái nồi đó, đến khi cái mũi có ánh sáng màu xanh hiện ra rồi đi kiếm ăn đêm, nhiều ma Phồng cứ đến giờ đó trong nửa đêm thì ánh sáng màu xanh sẽ hiện ra một mình. Ánh sáng màu xanh bằng hai đầu ngón tay út, sáng xanh to lên được một chút thì rỏ dài giọt xuống rồi ngắn lại và nhỏ như khi đầu tiên, mình có thể ngó thấy từ xa trong đêm tối cả mấy trăm thước với nửa đêm thanh tĩnh và trong lành trong đêm mà ma Phồng đi ra kiếm ăn đêm, ánh sáng đó cứ xanh và rỏ giọt xuống vậy cả đêm khi kiếm ăn và trở về nhà nằm mới thôi, ánh sáng xanh và rỏ đó báo hiệu cho người Lào ở miền quê biết đó là trong làng có ma Phồng, nếu ai biết hay bắt gặp thì ban ngày cô hay tránh những người biết cô là ma Phồng. Ma Phồng nửa người nửa tâm linh đó, sống trong đời sống thiên nhiên với xóm làng hàng ngày, trong khi đêm xuống ma Phồng không có hại tới tánh mạng người, không có đụng chạm ai, chỉ có đi kiếm ăn đồ dơ bẩn trong giờ linh thiêng đó rồi về thôi, ma Phồng không có đi kiếm ăn xa nơi nào chỉ có lẩn quẩn ở trong làng mình đó thôi. Trong làng Pak Ou (luang prabang), khi tôi còn ở bên Lào, trước thập niên 1980 đó, một làng không có đường xe xa thành phố cỡ 50 cây số phải đi bằng thuyền, tôi quen biết một bà cô ngồi bán chuối trước nhà, cái mũi cô đỏ triền miên và mấy người trong làng nói cho tôi nghe cô là ma Phồng và cuối cùng cô cũng nói: “Đối với đời sống bên ngoài là cơn ác mộng khi mơ và đó cũng là duyên kiếp dòng họ của mình, mình đâu có hại ai”. Cả làng ai cũng biết, theo thấy cũng chẳng ai cho cái quan tâm đó, cũng chỉ là một cốt chuyện thiên nhiên thường thường ở bên Lào thôi....

- Ma Páu:

Ma Páu: Là một tên trong truyền thuyết ở Lào, đôi phần là ở miền bắc Lào (luang prabang) trở lên. Ma Páu là con trai, đàn ông, trong sự tích và thật cũng như ma Lai hay ma Phồng nửa người sinh sống hàng ngày, đêm về sẽ đi về đường tâm linh, ma Páu đa số phần nhiều là ma giống, thành Páu là thành cả gia đình.

Thiên nhiên cuộc đời ma Páu: Ban ngày thường sinh sống chung làng chung xóm, ma Páu cũng ăn đồ dơ bẩn, nhưng đa số là xác người chết, nếu ở trong làng có người chết thì ma Páu sẽ không mấy đến thăm, dù thăm cũng chỉ một chút trong ngày đầu, nếu mấy ngày sau xác có mùi là nó thèm. Nó hay đi đào xác chết ở nghĩa địa về nấu ăn, xác chết trôi nó có thể che mắt người, xác chết trôi đó thành con cá lớn, ma Páu sẽ đi kiếm ăn ban đêm.

Tôi có một người bạn chung lớp học cuối tuần về nhà quê cùng bạn thăm núi rừng quê, về tới nhà quê xa thành phố thì bỗng nhiên nhà người bạn có người chết, cả làng tới thì không có chỗ ngủ, mới xin ngủ nhờ hàng xóm. Bạn mới hỏi hàng xóm là:

- Ông qua thăm viếng nhà hàng xóm chết không?

Thì chủ nhà trả lời lớn tiếng:

- Không! Không! Không!

Người bạn im thì chủ nhà nói tiếp:

- Tôi sắp đi câu cá, thả lưới cá, tôi có linh tính là sẽ đước cá lớn đó, bạn nói:

- Con sông đâu có lớn mà sao được cá lớn?

Cơ hội về nhà quê chơi thì bạn mới đi theo, chưa tới mười phút thả lưới thì mắc phải cá lớn thật, chủ nhà nói:

- Thôi mình gánh nó về ăn đủ đêm nay rồi, nhưng lúc gánh nó về đừng để nó đụng xuống đất và lúc đem lên nhà đừng cho nó đụng vào bậc thang, nó dơ ăn không được, bạn cúi đầu trả lời: "Dạ."

Trong lúc gánh lên nhà, cậu bạn trượt chân, con cá đụng vào bậc thang nhà thì con cá đó đúng là xác người chết trôi mấy ngày rồi và đưa mùi khắp nơi. Người bạn chạy trốn bạt thân, nói với người làng thì người làng cũng cười, một ông già trong làng nói:

- Đến ngủ nhà ông cho an giấc con, gia đình đó là Ma Páu, ai cũng biết ma Páu ban đêm nó sống vậy, ban ngày cũng bình thường thôi, nó cũng chẳng hại ai.

Ông già mỉm cười và nói với bạn:

- Đi ngủ đi con!

- Ma mèo (linh miêu)

Ma Mèo (linh miêu) hai chữ đã tồn tại trên nhiều nước, trong truyền thuyết về đường tâm linh cả hơn trăm năm rồi, chỉ có chút ít khác nhau theo cổ tích dân gian từng nước. Từ nước Việt nam, Lào, Thái lan, Campuchia, Miến điện, Indonesia.. theo tôn giáo phật, linh miêu là con mèo đen, mèo mực. Theo niềm tin và xảy ra sự thật nhiều nơi nhiều vùng trong lịch sử tồn tại đến ngày hôm nay.

Mèo đen là một thú vật mà có thể lưu luyến với linh hồn của người mới chết, Lào, Thái lan, Campuchia, người ta vẫn kiêng cữ không cho mèo đến gần xác người chết, sợ mèo nhảy qua và xác chết sẽ ngồi dậy theo truyền thuyết. Một ngày đã qua khi tôi còn ở bên Lào, một xác chết để ở chùa cũng nhiều người ngồi chia buồn mấy ngày để chờ thân nhân đến đủ rồi mới thiêu táng. Tôi đi qua thì ngồi xuống chơi chốc lác, bỗng nhiên tôi nghe tiếng mèo gào lên từ phía sau người như mèo cắn nhau. Trà trộn với cơn gió bất thình lình thổi tới, trong hòm có tiếng cử động và tất cả mọi người quay mặt về phía còn mèo. Mấy người già tuổi quát lên: “Đừng cho nó nhảy qua xác chết nghe!” Tôi ngó thấy một con mèo đen từ đâu không biết, đôi mắt nó sáng xanh đáng sợ và chạy biến vào đêm tối. Còn xác chết trong hòm thì mở mắt, miếng vải đậy mặt xác đó tụt xuống ngực và hai bàn tay đang chắp lễ trên ngực, cũng buông xuôi xuống bên cạnh theo tiếng con linh miêu. Cả làng không có ai nuôi mèo đen mà nó từ đâu tới. Linh miêu là một truyền thuyết miền châu á.

- Ma còng cói:

Ma Còng cói: là một chuyện cổ tích hay truyền thuyết của nước Lào mà trong cổ tích thì lại lưu luyến tới người Việt trong truyện Ma còng cói này đã mấy trăm năm. Một người Lào đi mượn tiền người Việt mà không có tiền trả hay ăn trộm đồ của người Việt, theo cổ tích thì người Việt mới đánh và bẻ hai bàn chân ma còng cói ra đằng sau. Ma còng cói sẽ sợ tiếng người Việt, ma còng cói thân thể như khỉ, to cao gần bằng người. Ma còng cói đi đâu thì gót chân đi đằng trước theo khi trời mưa lúc sáng, ở nhà quê sẽ thấy vết gót chân đi đằng trước, ma còng cói có thể hại người. Từ thành phố (Luang prabang) về đằng nhà quê và miền bắc của Lào sẽ rõ câu chuyện hơn, ma còng cói hay ở rừng sâu, trong đêm thanh tĩnh hay mưa dầm thì ma còng cói sẽ đi kiếm ăn và ma còng cói đi đến đâu thì nó sẽ kêu: "Còng cói, còng cói, còng cói!" Nó đi tới đâu thì trong đêm thanh nghe tiếng kêu tới đó. Người Lào ở nhà quê người ta thấy sợ ma còng cói này thì người ta đóng cửa trong nhà ngủ, nếu ai có về qua miền bắc Lào tri kỉ với người già thì có thể được thêm nhiều chi tiết về chuyện ma còng cói này...

- Ma Trơi:

Ma Trơi cũng là một thứ ma không bóng không hình giống như người hay linh hồn ma khác.. chỉ thành một nhóm lửa trong đêm tối, nhóm lửa có lúc thành màu xanh hay vàng như cây đèn cầy. Người Lào, người Thái lan, người Campuchia không có tên ma trơi thì người ta hay nói là ma khác. Nhiều khi mình sẽ thấy nó ở nghĩa trang, trên mặt sông hay trong rừng cây rậm rạp mà bay lơ lửng khi cao thấp đùa giỡn với bóng đêm, không hiện hình bóng người chỉ có ánh lửa bằng trái chanh, lửa thành màu vàng như đèn cầy. Ở bên nước Lào cũng từng thấy qua, nó lơ lửng trong bụi cây cao chừng 10 thước, tôi về nói cho ba tôi nghe thì ba nói: “Đó là ma trơi đó con, ở Việt Nam lúc ba còn nhỏ ba thấy luôn luôn ở cánh đồng mình, theo truyền thuyết của người Việt Nam mình đã lâu cả mấy trăm năm rồi về chuyện ma trơi và ánh sáng trên mộ trong nghĩa trang ban đêm.”

- Ma vật

Ma Vật là một truyền thuyết cả ngàn năm về trước đã có lâu rồi, từ miền châu Á, châu Âu và tồn tại trong lịch sử tôn giáo đã có mấy ngàn năm. Ma vật là súc vật lưu luyến với đường tâm linh, về đường tôn giáo thì phụng thờ như: rắn, bò hay rồng... Miền châu Âu có ma sói theo truyền thuyết mà phim ảnh vẫn còn. Còn rắn ở miền Trung hoa thì tu luyện thành yêu tinh, trong phim ảnh và trong truyền thuyết vẫn còn, về Thái lan, Lào: rắn lớn hay trăn nếu mình hại hay giết nó giữa đường, nó là một loài vật mà về đường tâm linh nó có thù oán trên kiếp đời của mình, theo niềm tin của miền đó. Con mèo đen (linh miêu) vẫn tồn tại trong niềm tin về đường tâm linh bao nhiêu nước tới ngày hôm nay. Thú vật này cũng là một chuyện kiêng cữ trong lúc nhà có tang và gần xác chết. Còn chuột, chó hay khỉ thì thú vật này mà lưu luyến về đằng Ma Póp (Lào). Ma vật là thú vật trong cổ tích mà biết tu luyện hay giao thông với đường tâm linh của kiếp người hay linh hồn của người. Ma vật mỗi nước sẽ có truyền thuyết khác nhau và loài thú vật khác nhau.

- Ma thần vòng:

Ma thần vòng: là một sự tích truyền thuyết của nhiều nước, đối diện với một cuộc sống chán đời thất vọng tự tử, cũng có nhiều cốt chuyện xảy ra người không có thất tình hay thất bại gì cả đang vui vui thì bỗng nhiên chào bạn bè và bà con anh em rồi trang điểm gọn gàng đẹp đẽ rồi thắt cổ chết cũng có. Về đường tâm linh truyền thuyết gọi là (ma Thần vòng). Có một chuyện cổ tích từng nghe man man lúc còn nhỏ nghe kể:

- Có một anh chàng làm gì cũng thất bại lại thất tình nữa thì bỗng nhiên gặp ông thầy sư, ông nói:

- Con quá xui, con đi tu đi con! Anh chàng nói:

- Dù có tu cũng thất bại thôi, để con đi đường của con!

Anh chàng đó đi thắt cổ bằng một sợi dây theo văn hóa truyền thuyết, anh chàng đó chết đúng vào giờ linh thiêng thì hóa ra thành: "Thần vòng". Trước khi anh chàng đó thắt cổ chết, anh đã nói thành lời nguyền:

“Thần vòng hóa kiếp là ta

Buồn vui sầu vắng chán chê kiếp người

Lấy dây quàng cổ cho vui

Rồi treo lơ lửng đi về với ta”

Nhiều người treo cổ chết mà trong khi đời sống không có thiếu thốn hay buồn sầu gì cả mà lại treo cổ chết, nhiều tin tức và chuyện khó tin, người treo cổ chết mà chân vẫn xát đất, nhiều người treo cổ chết mà vẫn ngồi trên nền nhà, mẹ từng nói: "Làng Diệc, tỉnh Thái Bình trồng cây đay để đánh dợ mà người thắt cổ ngồi dựa vào cây đay chết, trong nền văn hóa và cổ tích vẫn còn nghe trong truyền thuyết của bao nhiêu nước miền châu Á. Ma thần vòng vẫn thấy người xôn xao khắp nơi hay nghe sợi dây có linh hồn."

- Ma phài:

Trong tên ma Phài đã in vào truyền thuyết, cổ tích và lời kể chuyện ma qua lại đến bây giờ, miền châu á cũng còn trong văn hóa về đường tâm linh mà thường xuyên có tên ma Phài. Trên đất Thái lan câu nói ma Phài thì đã có từ lâu. Ma Phài trên miền Thái lan có nghĩa là: “Người đi qua sông qua suối hay biển mà bị chết ở đó và những khi hiện hồn cho người thấy ở dưới nước đêm hay ngày, khi người đi tắm hay đi đánh cá đó thì người ta gọi là ma Phài". Nghe người kể và những clip ma của nước Thái lan vẫn còn nói tới chuyện ma Phài. Người Lào mà ở dọc theo men sông Mekong, những thành phố biên giới Thái lan, nhiều người có thể nghĩ ma Phài là linh hồn chết ở dưới nước sông biển. Nói về mảnh đất Lào truyền thuyết về đường tâm linh truyện ma và tên ma Phài thì không phải là linh hồn của người mà chết ở dưới nước. Luang prabang thành phố kinh đô nhỏ miền bắc nước Lào, nơi tôi sanh đẻ, tôi từng nghe luôn luôn chuyện ma Phài và cũng từng gặp gỡ ma Phài nhiều lần khi đi về đêm khuya, không phải ở sông suối ao gì cả.

Nước Lào, ma Phài là một thứ ma theo niềm tin, truyền thuyết, cổ tích, văn hóa về câu nói ma Phài là một linh hồn đàn bà khi sanh con mà xui xẻo với người mẹ và chết. Ma Phài có sự ảnh hưởng tới những người đàn bà mà mới sanh con, ma Phài hay đến quấy rầy và hại đứa bé đó và hay xuất hiện trong hình dáng sinh vật, đa số là gà trắng hay là con chim cú lớn bằng cái lu ở trên nóc nhà trong nửa đêm. Cũng có lúc ma Phài móc hai chân trên cành cây, xuôi cái thân đầu và xõa tóc xuống cho người thấy.

Hồi tôi còn ở bên Lào, tôi cũng đã gặp nhiều lần trên đường khuya đêm về nhà. Ban ngày sau đời sống học trò, tôi làm việc thêm trong rạp cinema. Khi tan rạp ban đêm, trên ngõ hẻm đường tắt về nhà, phía sau của hai cái chùa lớn âm u với cây cối, đêm mờ ngẩng lên ngó thì thấy nổi da gà ra rồi, ít người đi qua con đường tắt hẻm đó vào ban đêm. Cỡ 10:30 giờ đêm sau tan rạp cinema, tôi hay về đằng ngõ hẻm đó là vì nó xa không tới 100 thước, nếu đi đường cái thì cả một cây số mới tới nhà, nhưng nhiều đêm hôm rằm tôi đi vào ngõ hẻm chừng 20 thước thì tôi ngược về con đường cái, vì nó nổi da gà hay da ếch gì không biết trên thân thể của tôi, tóc tai cũng như đứng sững lên trời và tôi phải ngược về con đường cái dù có xa cũng phải đi thôi. Một đêm trong ngõ hẻm nửa đường tới nhà, 11 giờ đêm tối đen với bóng cây thì bỗng nghe như tiếng chim vỗ cánh bay phập, phập, phập theo từ xa và thẳng sau lưng tôi, (tôi nghĩ là chim cú) vì loài chim cú mới bay đi kiếm ăn ban đêm, đâu ngờ tiếng phập phập đó sát bả vai tôi và rớt xuống đằng trước mặt tôi có hai thước, ngó xuống thì tôi ngạc nhiên đứng sững. Một con gà trắng bạch nhỏ hơn chim bồ câu đi đỏng đảnh trước mặt tôi rồi mờ mờ vào bóng tối và biến mất. Tôi không thấy sợ gì cả, chỉ ngạc nhiên, gà nuôi thiên nhiên cả làng và nhà tôi cũng nuôi gà cả 100 con mà không có con gà bạch nào. Mấy tuần sau đúng là hôm rằm, tan rạp cinema, tôi đứng trò chuyện với người làm chung một lát, tôi mới dạo gót về đằng ngõ hẻm vắng đó, đến nửa đường nơi cũ bên cạnh bờ ao và cây cối, tôi nghe tiếng phập phập phập mạnh hơn lần trước rơi xuống trước mặt, lần này là con gà mái trắng tinh, dưới ánh trăng và ánh cây, ngó thấy rõ mắt con gà hơi hơi đỏ lạ thường, tôi nghĩ và nói lớn tiếng với còn gà mái trắng đó: "Gà buổi chiều tối đã vào chuồng hết rồi, ngươi còn đỏng đảnh ở đây, đến gần ta đi ta bắt người về nấu cháo ăn!" Con gà ngó như giận dữ, nó quay lại tôi xùi lông đứng lên rồi chạy biến vào bóng tối thì nghe tiếng rầm, như cơn gió đánh thẳng vào lá cây, sau đó cây mận với cây me rung rầm rầm, như có ai trèo lên hai cây sát nhau đó rồi rung cây, mà bao nhiêu cây ở đó ngó vẫn im lặng, tôi nổi da gà và dạo bước gấp cho tới nhà, lúc đó tôi không hiểu là cái gì. Lần sau cũng cỡ giờ đó và nơi đó, gần bờ ao đó, lại tiếng phập, phập, phập nữa mà lần này lại không thấy con gà trắng nào rơi xuống trước mặt tôi, tôi ngó vòng quanh không thấy, nếu thấy tôi nghĩ là bắt về nấu cháo ăn. Tôi đứng cỡ 2 phút tìm không có gì, mới quay mặt đi về, như có cái gì vướng trên mắt tôi. Tôi quay mặt lại và ngẩng lên nóc nhà gần bờ ao đó. Úi chà! Tề thiên đại thánh, ông bà ông vải, một con gà trắng bạch to lớn bằng cái lu đang ở trên nóc nhà gần bờ ao, xa tôi có chừng 15 thước thôi, nó ngó tôi và xòe hai cái cánh ra. "Ồ!" Từ 10 đầu ngón chân đến da đầu nó phồng lên như con cóc luôn, thắm mùi vị sợ ma không có gì thiếu luôn. Tôi có hai cái chân, trong túi quần túi áo còn mấy cái chân nào thì rút nó ra cắm vào nhau rồi bay luôn chứ không có chạy, về nhà đắp chăn chùm đầu khỏi tắm luôn. Chiều hôm sau, tôi mới đến chùa và gặp ông thầy sư để hỏi han về chuyện con gà trắng nửa đêm, thì từ đó tôi mới hiểu đó là ma Phài.......

- Ma nàng khoạc - pụt chịt:

Cầu cơ là một chuyện thích thú tìm hiểu hay là trò chơi vui của những người mà thích tò mò, ở nơi nào nước nào, dù có ở miền phương Tây thì cũng là một trò chơi, nhưng cũng nhiều nơi thì đã gặp hậu quả không may, nhiều nơi nghe kể cũng thấy nó xảy ra, nhưng người chơi thì vẫn chơi, nơi miền bắc Lào thì người ta sài cái đòn gánh, cái áo và cái giỏ cần xé của người đàn bà chồng chết, hai cái mẹt để gạo lên rồi cho cái đòn gánh viết thành chữ trả lời theo câu hỏi trên cái mẹt gạo đó, đa số là người già thì mới biết gọi hồn lên chơi, tôi thấy nhiều và đã từng đến coi ở trong làng tôi luôn luôn khi có đám ma. Còn tuổi trẻ thì phần nhiều chơi chuyện là đưa hồn ra khỏi thân, rồi vào giấc mơ cô gái muốn biết chuyện tư nhân người ta, trò chơi này không có xin số sách gì cả, tiếng Lào nói là (Pục Chịt), đến bây giờ tôi cũng chưa từng nghe người sinh sống từ Vạn Tượng xuôi về miền nói đến chuyện trò chơi đưa hồn (Pục Chịt) này, đa số sẽ nghe người ở miền bắc nước Lào (Luang Prabang) thôi, tôi cũng từng thích thú và tham gia đến chơi để nghe bí mật người trong lòng của cô em gái này là ai, cũng có 2-3 lần gặp kết quả bất ngờ. Khi đưa hồn ra đi thì hai tay nắm chặt bông hoa với đôi nến và trong khi đó cũng không có dễ mà kéo hai tay ra khỏi nhau. Khi đi cũng cấm không được trò chuyện ai, hỏi ai hay trả lời ai trên đường đi cho đến nhà cô em gái đó, theo chuyện này:

- Hình bóng người mà xuất hiện trên đường đi mà thấy đó là ma, người chết oan nơi nào thì vẫn hiện hình ở nơi đó, ma đầu làng, xó chợ hay quỷ tụi nó hay hỏi mình, trong khi mình đưa hồn đi nếu sợ bỏ chạy hay trả lời cái chọc ghẹo đó thì nó sẽ nhập vào thân mình tại chỗ. Khi chơi xong chuyện đưa hồn (Pục Chịt), người ngồi xung quanh sẽ giúp nhau kéo tay người đưa hồn ra đi đó rời ra khỏi nhau thì người đó sẽ hoàn tỉnh lại, cũng phải sài sức mạnh mới kéo được. Nếu mà kéo hai tay ra khỏi nhau rồi mà người đó không có tỉnh lại như trước thì coi chừng đó là ma hay quỷ nhập vào thân là mệt lắm đó, nhiều khi mới có đưa hồn ra đi thì đã bị nhập, vì chuyện này cũng là một trò chơi nguy hiểm vì lúc chơi không có người già hướng dẫn, chỉ mấy đứa trẻ chơi mới nhau thôi.

Tôi ở trong đêm mà thấy bạn bị quỷ nhập một lần: 5-6 người trong tuổi 17-18 đó, ngồi vòng quanh người mà đưa hồn tra hỏi bí mật của một cô em gái, khi xong rồi, mấy người giúp nhau kéo hai tay đang chắp đó ra khỏi nhau, người đưa hồn ra sẽ nằm lật xuống tại chỗ vài phút mới tỉnh lại như người ngủ dậy. Nhưng chẳng may lần này, khi kéo tay ra khỏi nhau thì người gọi hồn đó trợn mắt ngược lên tại chỗ, đôi mắt chỉ có màu trắng thôi không có lòng đen nữa, xong rên rỉ rồi cắn răng kèn kẹt, mở tiếng nói là một người già, xong rồi đòi ăn đồ tanh (tiết gà, tiết heo hay thịt sống) tại chỗ. 5-6 người chúng tôi không có được hẹn nhau mà làm cùng nhau một lúc, quỳ xuống chắp tay xin lỗi đủ đường, vừa lo không biết làm thế nào trong nửa đêm như vậy để cứu bạn, cũng không dám gọi người lớn đến giúp, làm thế nào bây giờ, lại đòi uống rượu. 5-6 người không biết làm sao, cả tôi nữa thì lấy nước thay cho rượu, mải con quỷ nó mới vừa lòng, khi đem nước tới một ly, nó cầm lên rồi tạt vào mặt bạn rồi nói:

- Một ly đủ cái gì? Có bao nhiêu đem lại đây!

Bạn là chủ nhà chạy đi lấy cái gáo múc đầy gáo nước đó lại, nó bưng lên uống một hơi hết luôn rồi còn nói:

- Tụi mày có bằng đó thôi à? Đem lại thêm!

Một gáo nước đầy nữa tới, nó bưng lên uống một hơi hết nữa. Chúng tôi 6 người ngồi chắp tay lễ mải nó mới nói là:

- Tao tha cho tụi mày, nếu lần sau tao sẽ lấy thằng này đi theo tao luôn!

Nói xong thì từ từ mắt nhắm xuống rồi vật ra nằm im lặng. 6 người ngồi vòng quanh nổi gai ốc, lại vừa lo là bạn chết, hai cái gáo nước đó là hơn 2 lít mà uống xuống bụng một lúc như vậy. 3 người bạn quá sợ ngồi dựa vào vách phòng khóc, còn tôi với hai người thì vừa bóp chân bóp vai vừa gọi. Một lát sau cỡ nửa tiếng đồng hồ thì thấy bạn bắt đầu tỉnh và ói nước trong bụng ra, kinh hoàng với mùi hôi tanh tàn bạo không biết đường nào mà nói luôn, xong nằm vật xuống như người ngủ say, hơn một tiếng đồng hồ như vậy mới tỉnh lại và nói được, chúng tôi quá mừng, bạn nói:

- Trên con đường về có một con quỷ cao to lớn, hai cái răng nó bằng quả chuối tiêu, nó vồ vào mình, thế là mình không biết gì luôn.

Đưa hồn hay là (Pục Chịt) lần này làm cho tôi chừa đến già luôn, khi ngồi nhớ lại vẫn nổi da gà và cũng chừa luôn....

Nếu bạn nào có dịp đi du lịch nước Lào, miền bắc Luang Prabang, nếu có cái hứng thú về đường tâm linh, một trò chơi bản xứ thì đừng quên tìm hiểu: "Lấy cái đòn gánh, giỏ cần xé, hai mẹt gạo, tiếng Lào gọi là (Nàng Khoạc), còn cái đưa hồn ra đi gọi là (Pục Chịt)". Chúc cho bạn bè khi đi du lịch Lào có duyên được gặp gỡ cho vui....

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.