Đương Tiểu Phiến Ngộ Đáo Thành Quản

Chương 30




Những người mà tôi quen biết hầu hết đều không thích công việc buôn bán, phần lớn là vì ngại mất mặt. Ở quê, mở sạp hàng cũng là một hình thức buôn bán, nếu thành thật ngày ngày ngồi quán ngóc mỏ đợi thì chẳng ai thèm để ý tới. Thế nên muốn bán được nhiều hàng thì phải rao thật to. Hồi trước mỗi sáng cùng mẹ ra chợ, lối vào chợ quê vốn đã nhỏ lại còn chật ních người, mấy bà bán hàng rong thi nhau hò hét, khuôn mặt tươi cười mời khách.

Bởi vì thế tôi cho rằng ở Bắc Kinh cũng nên làm thế, càng hét to càng mời chào được nhiều khách, nói không chừng lần đầu mở quán lại đắt khách thì sao.

Đặng Thiệu nghe thế vội vàng phản bác. Chắc anh ngượng đây mà.

Tôi lại cố tình không nghe, kiên định tin tưởng chính mình làm Đặng Thiệu chẳng còn đường cự tuyệt, bất đắc dĩ phải đồng ý. Quan trót lọt vụ này lại gặp ngay vấn đề nan giải khác…. Hét thế nào bây giờ.

“Anh biết phải rao thế nào không?” Tôi đeo tạp dề, hỏi

Đặng Thiệu mải mê sắp xếp quán, một thân đồng phục xám xịt trên người anh lại chẳng làm người khác thấy áp lực, ngược lại trông còn có chút giỏi giang, nhanh nhẹn nữa kìa.

Đặng Thiệu lấy hành thái, rau thơm được chuẩn bị sẵn từ ban ngày, thêm trứng cút và vài nguyên liệu nữa sắp xếp thật tốt.Bấy giờ mới nói với tôi: “ Anh nhớ hồi trước có xem một quảng cáo ngắn trên mạng, nói không chừng em lại dung được đấy”

“Quảng cáo ngắn? Quảng cáo thế nào?” Tôi khẩn cấp hỏi.

Đặng Thiệu suy tư một hồi, cười nói: “Nhớ mang máng thế này: Mại dô mại dô, mua ngay kẻo hết. Bánh rán trái cây, nhân một trứng chim một đồng tiền, trong dai ngoài giòn, thơm mùi đậu rực rỡ sắc hành. Mua ngay kẻo hết” Đặng Thiệu vừa nói vừa hoa chân múa tay phụ họa, ngón tay xoay tròn lắc lư không ngừng trước mắt tôi.

Tiết mục quảng cáo ngẫu hứng chấm dứt, Đặng Thiệu cũng ngưng làm lố, cười nói: “ Đại khái là như thế đó”

Tôi vận dụng trí nhớ siêu phàm của mình, vỗ tay cái bốp, không khỏi hí hửng nói: “ Vừa rồi anh đang múa rong phải không? Ôi xời, ngày xưa ở thôn em cũng có thằng cu đi học múa trên thành phố, về làng múa rong kiếm tiền nhìn oách ghê lắm.”

Đặng Thiệu xấu hổ cười nói: “ Em nói thế nào thì là vậy đi”. Nói xong lại vùi đầu bận rộn với công việc chuẩn bị, tôi bắt đầu hoài nghi cái cửa hàng này rốt cuộc là của thằng nào. Sao mà anh còn để tâm hơn cả tôi vậy trời?

Tôi xấu hổ đến đau cả đầu nói: “ Nhưng mà vừa rồi anh nói nhanh quá em nghe chưa rõ” Hai mắt tôi phát ra hào quang ngưỡng mộ lấp lánh, kích động nói: “ Nhưng mà nghe có vẻ rất hay, anh dạy em đi, em hét cho”

Đặng Thiệu chán ghét bĩu môi: “ Nhóc con em có còn dây thần kinh xấu hổ không hả? Làm thế dị chết đi được, ngại chưa đủ làm trò cười cho thiên hạ hả?”

Tôi anh dũng vỗ ngực: “ Có gì đâu mà xấu hổ. Em có làm gì dị hợm đâu, em kiếm đồng tiền mà sức lao động chân tay. Quân tử chí ở bốn phương ngại gì chút tiểu tiết đời thường”

“Đệt đệt đệt” Đặng Thiệu vội vàng thủ thế xin thua, nói: “ Em muốn hét gì thì hét, anh dạy cho em là được” Đặng Thiệu lau tay bẩn vào tạp dề trên người, tiếp tục nói: “ Nào, làm theo anh.”

Tôi vội vàng gật đầu: “ Ok, anh nói đi, lần này em chắc chắn sẽ nhớ.”

Đặng Thiệu nghiêm túc bắt đầu tiết mục “mua vui”: “Nghe rõ đây… Mại dô mại dô, mua ngay kẻo hết. Bánh rán trái cây, nhân một trứng chim một đồng tiền, trong dai ngoài giòn, thơm mùi đậu rực rỡ sắc hành. Mua ngay kẻo hết”. Có lẽ vì thói quen, miệng vừa hoạt động tay chân anh liền múa may quay cuồng. Trong mặt tôi, cái này tuyệt đối là múa rong trên đường mà!

Mà tôi giống như một con vẹt ngốc nghếch làm theo. Cũng may Đặng Thiệu chỉ nhớ một đoạn ngắn của quảng cáo, phần sau hoàn toàn quên sạch bách nên tôi học cũng không khó khăn gì lắm.

“Nào, nói một lần anh nghe xem.”

Tôi hắng giọng, dồn nội lực cất lên tiếng rao thánh thót: “ Mại dô mại dô…”

“Chờ đã” Đặng Thiệu cắt lời, đi đến cạnh tôi cười nói: “ Em nói cái giọng đó làm sao thu hút khách hàng được, phải làm giống như anh ban nãy ấy, đứng thẳng lưng.”

“Đứng thẳng lưng, hóp bụng vào, đứng ra giữa đường, rao thật hảo sảng xem nào”

Tôi do dự không biết làm sao, thở dài: “ Nhưng mà… em sợ rao không tốt lại thành xấu mặt.”

Đặng Thiệu nhướng mày, vui vẻ nói: “ Nhóc ngốc, em cứ làm như anh nói là được. Đến đây rao lại anh xem.”

Tôi thập phần buồn bực, nghi ngờ hỏi: “ Có phải anh đang tính giỡn em phải không? Cố tình làm em xấu mặt giữa đường giữa chợ?”

Đặng Thiệu vội vàng phẩy tay, cười: “ Em suy nghĩ nhiều thế. Anh sao nỡ để em xấu mặt chứ. Đến đây nào, rao một tiếng, nói không chừng đêm nay em có thể kiếm được kha khá nhờ khả năng rao vặt của mình ấy chứ”

Tôi nghĩ một hồi thấy cũng đúng, thôi thì vì tiền liều mạng vậy. Giơ tay lên cao, bắt chước theo tư thế của anh, tay trái phía trước tay phải phía sau, hai chân khom khom, bắt đầu rao: “ Mại dô mại dô, mua ngay kẻo hết, bánh rán trái cây…..”. Ban đầu chưa quen động tác thập phần gượng gạo, đến lúc quen rồi càng làm càng thấy dễ. Tôi ngẫu hứng rao hàng theo nhịp điệu luôn, chờ rao được một hồi quay lại đã thấy Đặng Thiệu ngồi xổm trên đất ôm bụng cười ngặt nghẽo: “ Giỏi… giỏi quá, thật sự là quá giỏi. Em đúng là thần đồng rao vặt” Nói xong, Đặng Thiệu lại cười điên cuồng, cười đến nỗi làm tôi nổi da gà luôn.

(Nói thiệt edit tới đây tui méo tưởng tượng được tư thế rao hàng của ẻm =))))) Khom chân ngồi xổm tay hai chiều =))) WTF??? =)))))))

Tôi phụng phịu, nổi giận nói: “ Anh cười cái gì mà cười? Em rao không tốt chắc?”

“Nào có, nào có” Đặng Thiệu chậm chạp đứng lên, cố gắng nín cười: “ Đồ ngốc em rao không tồi đâu, chắc chắn làm không ít người cảm thấy vui vẻ.”

Tôi đắc chí chạy tới gần Đặng Thiệu, thập phần nghiêm túc nói: “ Tốt lắm, giờ chúng mình xuất phát, buổi tối hôm nay cùng mở hàng thật đắt khách nào”

Đặng Thiệu vì hùa theo cũng ra vẻ nghiêm túc, vươn tay lắm lấy bàn tay tôi, nói: “ Được, cùng nhau mở hàng đắt khách.”

Địa điểm mở hàng tối nay là do anh cẩn thận suy tính. Con phố này lưu lượng khách nhiều, lúc tan tầm thường sẽ chật ních người. Quan trọng nhất là phạm vi công tác của Đặng Thiệu không thuộc khu này, như thế đỡ phải gặp người quen vả lại cũng không ảnh hưởng gì tới công việc của anh.

Đặng Thiệu đạp xe, tôi phụ đẩy đằng sau. Lúc đi lên dốc phải dùng hết sức cong mông mà đạp. Lúc xuống dốc lại phải cố giữ chậm tốc độ. Đợi cho gần đến nơi, tôi sớm đã mệt bở hơi tai, mồ hôi đầm đìa.

(Xe hàng của em là dạng như xe đạp đạp đi ấy ạ Nhưng vì có thêm một đống hàng nên hai đứa đi mới khổ thế =)))

Đặng Thiệu xuống khỏi yên, hỏi: “ Có mệt lắm không? Anh đã nói để anh đẩy cho mà.”

Tôi nâng tay lau mồ hôi trên trán, cười nói: “ Không vấn đề gì, hồi em phải đi làm nương còn mệt hơn thế này nhiều.”

Không đợi Đặng Thiệu đáp lại, tôi vội chạy đi tìm một viên gạch chèn xuống bánh xe, đề phòng xe trượt dốc.

Cố định xe xong, cuối cùng cũng có thể khai trương rồi. Đặng Thiệu lấy một lọ thủy tinh từ thùng xe đưa cho tôi, nói: “ Rao đi, bao giờ mệt thì uống cho thông giọng”

Tôi gật gật đầu, ngửa cổ nhấp thử mấy ngụm trong chai thủy tinh. Tôi giật mình, hương vị này là?: “ Đây là canh đậu đỏ à?”

Đặng Thiệu ừ hử, sau đó đứng ra sau thùng xe, chuẩn bị đón tiếp vị khách đầu tiên đêm nay.

“Anh mua à?” Tôi lắc lắc cái chai.

Đặng Thiệu quay đầu, bất đắc dĩ nói: “ Chỗ này làm gì có bán canh đậu đỏ? Anh tự mình nấu đó.”

“Anh nấu? Nấu lúc nào? Sao em không biết?”

Đặng Thiệu dở khóc dở cười, búng nhẹ lên trán tôi, cười nói: “ Cái gì cũng để cho em biết anh còn đáng làm chú em sao?”

( Trước em hay gọi trêu anh là “chú”. Không nhớ có thể đọc lại nha)

Tôi nghiến răng ken két tiếp tục uống canh đậu đỏ, trong lòng không khỏi ngọt lịm. Người tính không bằng trời tính, cả buổi rốt cuộc vẫn chẳng có vị khách nào khiến tôi không thể không sốt ruột.

“ Anh nói xem, mình mở lâu như vậy sao vẫn không ai đến mua?”

Đặng Thiệu bình tĩnh nói: “ Buôn bán vốn là vậy mà. Hôm nào may thì đông khách, bữa nào xui thì chẳng có ai. Cái này dựa vào vận khí đó. Huống gì….” Đặng Thiệu chỉ vào mấy người bán hàng rong gần đó: “ Em nhìn xung quanh đi, có tới hai nhà nữa bán bánh rán, cạnh tranh kịch liệt như thế không vắng khách mà được sao”

“Nhưng mà em vẫn sốt ruột.”

Đặng Thiệu thấy tôi lòng nóng như lửa đốt, an ủi: “ Đừng nóng vội, từ từ sẽ được thôi. Chỉ cần bánh rán của em ngon, tự nhiên khách sẽ tìm đến. Quan trọng hơn cả là anh dạy em rao hàng rồi còn gì, em cứ thử rao thật to lên, bảo đảm sẽ thu hút không ít khách.”

Tôi bừng tỉnh đại ngộ, hối hận: “ Em đúng là não lợn mà. Quên xừ mất chuyện quan trọng, bây giờ em đi rao liền”

Nói xong tôi hít một hơi thật sau, hét to: “ Mại dô mại dô, mua ngay kẻo hết, bánh rán trái cây.” Tôi đứng cạnh xe bánh rán khoa chân múa tay, hăng say đến quên cả trời đất.Tiếng rao sau lại to hơn tiếng trước, tựa như sắp đem toàn bộ hơi trong cổ họng rút cạn.

Quan trọng là tôi hét to như vậy rất có hiệu quả. Không ít người vây quanh quán, mắt thấy càng ngày càng nhiều người tò mò tới, tôi càng hăng say mà rao. Rốt cuộc cũng có thể nghênh đón những vị khách đầu tiên, đó là một cặp vợ chồng dắt theo đứa con nhỏ.

“Bánh rán này bán thế nào?”

Đặng Thiệu nói: “ Hôm nay khuyến mãi 4 đồng được 5 cái. Có thể ăn kèm thêm chân giò hun khói, nếu không thích hoa quả có thể đổi thành bánh quẩy”

Cặp đôi gật gật đầu: “ Vậy không lấy hoa quả, đổi thành bánh quẩy, bánh không cay cho trẻ con nhé”

Đặng Thiệu nói: “ Được, hai anh chị chờ một chút”. Nói xong, hai tay Đặng Thiệu vung lên, đổ dầu làm nóng chảo, thả viên bánh rán vào chảo. Mùi thơm chín rộm nháy mắt lan ra bốn phía, ngay đến chính tôi vừa ăn cơm chiều xong còn thấy thòm thèm.

Mà đêm nay công việc chính của tôi là rao và thu tiền. Tôi điên cuồng gào to, cặp vợ chồng đi cùng con ấy thế mà lại che miệng cười trộm.

Tôi thừa dịp hai vợ chồng không chú ý liền giương nanh múa vuốt làm mặt xấu dọa đứa nhỏ. Nhóc con chẳng những không sợ còn ê a chỉ vào tôi cười khanh khách.

Thu tiền xong, hai vợ chồng mà con rời đi. Tôi cao hứng đem những đồng tiền đầu tiên cho vào hộp đựng. Ai ngờ bị Đặng Thiệu vỗ cái vào đầu.

Tôi thu lại ý cười, giận dữ nói: “Sao anh đánh em?”

Đặng Thiệu cười hì hì nói: “ Em lần sau còn dám giương nanh múa vuốt như thế, coi chừng không ai thèm đến mua bánh rán nữa. Lúc ấy thì khóc cũng không kịp đâu.”

Tôi nhăn mũi, nói: “ Ai bảo nhóc con vừa rồi cười em, chắc chắn trong lòng đang khinh bỉ nên em mới dọa nó chứ bộ.”

“Nói hưu nói vượn”. Đặng Thiệu lạnh lùng: “ Nhóc con kia mới vài tuổi biết cái gì là khinh bỉ hả? Nhiều lắm thì cho là em đang tấu hài thôi, sao em lại nghĩ thành như vậy hả? Ảo tưởng là chứng bệnh nguy hiểm, sáng mai đi bệnh viện.”

“Lại đến bệnh viện?” Tôi kinh ngạc nói: “ Từ ngày biết anh đến giờ chưa được một tháng, em đã cùng anh vào viện ba lượt rồi đấy. Còn lâu em mới đi, đi hoài không bệnh cũng thành có bệnh”

Đặng Thiệu nghiêm mặt: “ Không muốn đi thì bình thường lại cho anh. Đừng có nhìn ai cũng nói xem thường mình. Đều là người cả, ai coi thường ai chứ?”

Tôi thấy anh nổi giận thật không dám tranh luân nữa, chỉ có thể gật đầu nhận sai: “ Em biết rồi, về sau không dám nghĩ lung tung nữa”. Tôi cười dịu dàng nói: “ Em phải ra kia rao tiếp đây, hôm nay phải thật đông khách mới bõ công”

Đặng Thiệu bĩu môi: “ Để thỏa mãn được em thì vất vả ra phết đấy”

“Ô, hai cậu này cũng bán bánh rán đấy à?”

Tôi quay sang, chú bán bánh rán bên cạnh cười đến vui vẻ, thấy tôi chưa kịp phản ứng lại nói tiếp: “ Hôm nay lần đầu mở hàng đó hử?”

Các cụ có câu không ai đánh kẻ đang cười, tôi chỉ có thể gật đầu: “ Vâng, ngày đầu ạ”

Ông chú liếc tôi một cái, lại nhìn Đặng Thiệu phía sau, cười nói: “ Hai người là quan hệ gì thế? Anh em hử?”

Tôi lắc đầu: “ Đó là chú của cháu”

Ông chú bừng tỉnh đại ngộ: “ Thì ra là hai chú cháu. Nhưng mà chú của cậu nhìn cũng trẻ quá đi”

Đặng Thiệu đứng sau tôi nghẹn cười, chờ tôi quay lại bèn thì thầm vào tai: “ Chính em thừa nhận em là cháu anh đó nha” Nói xong, thừa dịp xung quanh không ai để ý, lén hôn trộm tôi một cái.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.