Dưa Bở Được Mùa

Chương 22




Kết thúc một chuyến đi vui vẻ. Cả nhà chúng tôi quay trở lại với cuộc sống bận rộn thường ngày.

Chồng tôi chở con đi học rồi sau đó tới công ty. Còn tôi thì đi xe bus tới quán ăn. 

Mới sáng sớm mà đã nắng thế này rồi. Chắc hẳn hôm nay sẽ là một ngày nắng to.

Ngồi trên hàng ghế chờ xe bus. Tranh thủ đọc được vài trang sách. Tôi rất thích đọc tiểu thuyết nước ngoài. Mọi người thường nói, những cuốn truyện dài thế này, đọc chán chết. 

Tôi hoàn toàn công nhận điều đó. Khi mới mua một cuốn tiểu thuyết mới. Tôi thường chán ngán với những trang đầu tiên. Nhưng vào sâu trong truyện rồi mới hấp dẫn dần. Có khi tôi còn thức đêm đọc hết một cuốn bởi tình tiết của nó quá cuốn hút. Không thể dứt ra được. 

Đang mải mê rong ruổi theo từng tình huống trong cuốn truyện thì tôi nghe tiếng còi xe máy bíp bíp đinh tai. Ngẩng đầu lên thì thấy lão Thọ đang nhe nhởn cười:

- "Bà chủ quán ăn đông khách nhất đất Hà Thành. Thế mà lại đi xe buýt đi làm cơ đấy!"

- "Ông chủ nhà hàng năm sao. Thế mà lại đi con xe ghẻ thế này?"

Tôi cười nhếch mép. Chó chê mèo lắm lông. 

- "Bao nhiêu năm rồi. Bà vẫn mồm mép tép nhảy như thế."

- "Tôi sẽ coi như đây là một lời khen. Cảm ơn. Không tiễn!"

Thọ ngẩng đầu lên trời. Có vẻ như đang suy nghĩ điều gì, vài giây sau mới nói:

- "Lên xe đi. Tôi chở đi làm. Có việc muốn nhờ bà."

.....

Đến nơi. Nhà hàng Phúc Lộc Thọ.

Trên tầng cao nhất có phòng nghỉ dành cho nhân viên. Tôi theo Thọ lên trên bàn việc. 

- "Tiêu chí tuyển nhân viên của bà là gì?"

Tôi nhấc chén trà lên, làm một ngụm rồi nói:

- "Trà ngon!"

Sau đó một lúc khoảng vài phút. Tôi mới từ từ trả lời:

- "Theo tôi thì quan trọng là đam mê, nhiệt huyết và tài năng. Kinh nghiệm gác qua một bên. Làm dần rồi sẽ có kinh nghiệm."

- "Hợp lí!"

Thọ tán thành quan điểm của tôi, lại hỏi:

- "Thế nhân viên của bà như thế nào?"

- "Có người chỉ mới tốt nghiệp cấp 3, có người từng du học ở ngoại quốc. Có người vẫn đang học đại học. Nói chung là đủ cả mọi thể loại. Chỉ cần có tài năng, có đam mê với nghề bếp. Không cần kinh nghiệm. Về đây tôi đào tạo hết. Ngay cả tôi cũng đâu có được học hành gì. Cũng chỉ có cái bằng cấp 3 thôi. Nhưng tôi vẫn làm được đấy thôi!"

- "Tôi sắp có đợt tuyển nhân viên. Bà có cao kiến gì không?"

Tôi và Thọ bàn đi bàn lại một hồi. Sau đó chốt lại hình thức phỏng vấn. 

Thọ tiễn tôi ra đến cửa, vừa đi vừa nói:

- "Đến hôm ý nhờ cả vào bà!"

- "Được. Không thành vấn đề."

- "Cảm ơn nhá!"

- "Không cần khách sáo. Tôi về quán. Chào!"

Bước vào đến cửa đã có mấy đứa đàn em xúm vào hỏi:

- "Chị Lan... chị Lan... anh kia là ai vậy?"

- "Bạn cấp 3 chị."

Chúng nó à lên một tiếng. Như vừa nhớ ra điều gì, lại có đứa hỏi:

- "Sao em thấy hai người vào nhà hàng bên kia? Đã mở cửa cho khách đâu nhỉ?"

- "À. Nhà hàng ý là của lão ý. Thì đương nhiên là lão vào tự do thoải mái rồi."

Nghe vậy, có đứa thốt lên tán thưởng:

- "Ây zaaa. Thế là Đại Tỷ nhà mình có đối thủ rồi đây."

Có đứa khác vênh mặt lên nói:

- "Nhà hàng bên ý. Công nhận là to cao sang chảnh hơn bên mình. Nhưng mà tao cá là bên ý không thể nào là đối thủ của bên mình được. Chúng mày nghĩ Chị Lan là ai? Làm sao có thể có đối thủ!"

Nghe mấy đứa em nói mà mát hết cả mặt, nhưng tôi vẫn đáp khiêm tốn:

- "Không thể coi thường địch. Bắt đầu từ hôm nay chúng ta sẽ nghĩ thêm nhiều món mới. Phải độc, phải lạ cho chị. Ai nghĩ ra được món xuất sắc. Chị sẽ trọng thưởng."

Mấy đứa nghe thấy được thưởng là cười tít cả mắt. Ai vào việc nấy. Làm việc có tinh thần hơn hẳn mọi ngày. 

Thế mới nói. Thân làm lãnh đạo là phải hiểu cấp dưới của mình. Biết được chúng nó muốn cái gì. Nếu bây giờ bắt chúng nó suy nghĩ món mới mà không cho chúng nó cái gì thì làm gì có hứng để mà làm. 

Trong nội bộ, tôi biết vẫn có đứa quý, đứa ghét mình. Chính vì thế cho nên phương pháp dùng người càng phải cẩn thận. Làm thế nào để họ làm việc cho mình với một tâm thế tự nguyện chứ không phải là gồng gánh, ép buộc và không phục. 

Tôi đã phải mất vài ba năm để lĩnh ngộ được điều đó. Khi mới bắt đầu, tôi thường cáu kỉnh và quát nạt mỗi khi cấp dưới làm sai điều gì. Và rồi sau đó họ sợ sệt và không dám làm như thế nữa, nhưng thay vào đó là thái độ làm việc chống đối, làm cho có và không tự nguyện. Đó có phải là những điều mà tôi muốn hay không? Câu trả lời là hoàn toàn không. Thay vì cáu kỉnh thì hãy nói:

- "Em có biết là em đã mắc phải một sai lầm nghiêm trọng hay không? Để chuộc lỗi thì chị sẽ giao cho em phụ trách đơn hàng cho ông A vào ngày mai. Hy vọng em sẽ làm tốt hơn."

Nếu như bạn làm được điều đó thì nhân viên của bạn sẽ nhìn bạn bằng một con mắt khác. Đó là sự cảm ơn vì bạn đã không mắng nhiếc họ và cho họ một cơ hội để làm tốt hơn. Và thực tế thì họ đã làm tốt hơn rất nhiều lần. Không tin thì bạn hãy thử đi!

Đó là điều mà những nhà lãnh đạo cần phải có. Tôi đọc được trong những cuốn sách viết về những doanh nhân thành đạt trên khắp thế giới. 

Nhiều năm nay tôi vẫn đọc đi đọc lại những cuốn sách ấy. Và cho đến bây giờ cũng vậy. Tôi đang ngồi trên phòng gác mái của quán ăn và ngồi nghiền ngẫm một cuốn sách đã nát đi theo năm tháng. 

Tôi không nhớ tôi mua cuốn sách này khi nào nữa. Rất nhiều năm trước rồi. Tôi đã đọc rất nhiều lần cuốn sách này vì tác giả của nó nói một tháng nên đọc lại một lần. 

Tôi công nhận điều đó. Vì đọc chẳng bao giờ là đủ cả. Mỗi lần đọc lại tôi lại tìm thấy một vài chi tiết mới mà những lần đọc trước tôi chưa hiểu hết. 

Đang mải mê nghiền ngẫm những triết lí trong cuốn sách thì cái Hiền vào nói:

- "Chị, chồng chị dẫn bé Bống đến chơi ở dưới kia kìa!"

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.