Đông A Nông Sự

Chương 150: Đạo Đức Và Luật Pháp





Bách chứng kiến những cảnh vừa rồi, trong lòng cứ vấn vương mãi.

“Pháp luật sinh ra để ngăn chặn những hành vi sai trái của con người.

Tôn chỉ của nó tốt đẹp như vậy.

Việc Cao lão vừa làm có đúng không? Mình có nên ủng hộ cái Quang Phục Hội này không?”
Cao lão đuổi hết những người còn lại, chỉ giữ lại Bách.

Khi chỉ còn hai người, lão mới từ tốn hỏi:
- Ngươi có gì muốn nói?
- Ta chỉ là cảm thấy, xã hội nào cũng không thể không có pháp luật được.

Ngài chà đạp lên nó như thế, liệu có phải là điều sáng suốt hay không?
Cao lão thở dài:
- Khi ta lần đầu chứng kiến cha ta làm việc, cũng có ý nghĩ như ngươi vậy.

Cha ta chỉ cười không đáp.

Đáng nhẽ ta cũng sẽ làm thế, để cuộc đời tự dạy cho các người về chuyện này.

Nhưng thôi, thời gian không còn nhiều nữa.

Ta nếu có gì bất trắc thì ngươi sẽ là người gánh vác.

Nhìn Điền Công xem, chỉ nhìn ánh mắt nó nhìn ta vừa nãy.

Băn khoăn, u oán … đều đủ cả.

Nhưng nếu ta hỏi nó thì nó chỉ gật đầu thôi … về điểm này nó kém xa ngươi, cái gì không biết thì hỏi, cái gì ấm ức thì nói …
- Ta vốn đọc sách thánh hiền đều có tiếp thu.

Cao gia được tổ huấn, không sa đà vào thói tầm chương trích cú, nhưng đọc đến những sách Hình thư, Hình đỉnh, Pháp kinh … đặc biệt đọc đến Biến pháp canh tân của Thương Ưởng thì vỗ đùi.

Ta cho rằng quản lý xã hội chỉ đến thế này là cùng.

Dùng pháp trị thiên hạ là không sai được.
- Cha ta đưa ta đến kinh thành, chỉ cho ta hai việc thôi.


Từ đó ta không nói đến pháp trị nữa.
- Chỉ hai việc thôi?
- Đúng vậy! Việc thứ nhất là một người đàn ông thật thà làm thuê ở bến Đông Bộ Đầu.

Một lần ông ta đi trên đường.

Thấy có xe ngựa đang bị con ngựa hoảng loạn kéo chạy rất nhanh về phía ngã ba ông ta đứng.

Lúc này lối rẽ bên phải có năm đứa trẻ đang chơi ô ăn quan, lối rẽ bên trái có một bé gái đang chơi chuyền một mình.

Lúc này chỉ có thể hướng xe ngựa về một phía.

Nếu là ngươi, ngươi sẽ làm sao đây?
- Đúng là khó xử, nhưng nếu là ta, ta sẽ cứu năm đứa trẻ.
— QUẢNG CÁO —
- Quả thật người đàn ông làm như ngươi nói.

Ông ta nhanh trí nhặt gậy gỗ, vung tay đánh vào con ngựa làm nó lồng lên chuyển hướng chạy về ngõ thứ hai.

Xe ngựa cán chết bé gái đang chơi chuyền.
- Ngươi nói xem, sự việc tiếp theo thế nào? Người nhà bé gái kiện lên quan phủ.

Nói cháu gái người ta chết, nhất định phải có người đứng ra.

Giờ bắt đền con ngựa sao được, chỉ có người đàn ông kia.

Đáng nhẽ xe ngựa đang chạy về phía năm đứa trẻ.

Chính là ông ta đã lựa chọn giết cháu người ta mà không giết đám trẻ kia.

Giờ phải đền mạng cho nó.
Bách sửng sốt, trên đời có chuyện ly kỳ, trùng hợp như thế sao?
- Chuyện này …
- Khó phân xử đúng không? Chuyện này là không thể phân xử.

Dù người đàn ông đó chọn thế nào cũng vẫn sẽ sai thôi.


Tâm lý cứu nhiều, không cứu ít là bình thường.

Nhưng chỉ cần có người đặt ngược lại một câu hỏi là ngươi sẽ cứng họng.

“Ngươi là ai, tự cho mình là gì mà định lượng việc cứu năm đứa trẻ kia tốt hơn cứu một bé gái?”
- Người nhà năm đứa bé kia ra sức kêu oan cho người đàn ông.

Còn người nhà bé gái khăng khăng bắt người đàn ông đền tội.

Ngươi biết Ty Bình Bạc xử thế nào không?
- Xử làm sao?
- Xử theo Hình thư, giết người đền mạng.

Xử người đàn ông kia bị treo cổ.
Bách giãy nảy:
- Sao có chuyện đó được, không ai làm gì được sao?
- Làm gì được đây? Vua nhà Lý tuyên việc này xử để làm gương cho thiên hạ.

Trong mọi tình huống phải thượng tôn pháp luật.

Nếu tha cho người đàn ông, sau này sẽ có kẻ lợi dụng kẽ hở này, dàn xếp giết người bằng cách cho thả xe ngựa chạy lồng lên về phía bị hại.

Lúc ấy chẳng ai kiện được hắn.— QUẢNG CÁO —
- Sao có lý ấy được.

Pháp luật kiểu gì thế?
- Thấy bất công đúng không? Đấy là trong tình huống hai nhà đều chỉ là thường dân thôi đấy.

Việc thứ hai là một người đàn bà.

Bà này vốn cũng thuộc một nghiệp đoàn của Quang Phục Hội.

Bà này tần tảo nuôi một đứa con, lại kinh doanh đã lâu, dần tích luỹ được một ít vốn liếng.
- Đứa con cũng là đứa ngoan ngoãn hiểu lễ nghĩa.

Nhưng một lần nó hát đối ở bên hồ, vì có lũ công tử cậy quyền cậy thế định bắt nạt con gái nhà lành mà ra tay.


Không may, một tên công tử bị đánh vào chỗ phạm mà chết.
- Bà này chạy vạy khắp nơi, định bán hết gia sản đền cho người nhà tên công tử kia, nhưng nhà tên kia cần gì chút tiền ấy, khăng khăng đòi làm theo luật.

Bà ấy hết cách, đến nhờ Quang Phục Hội nhưng Đường chủ khi ấy cũng không biết làm sao xử lý được.
- Chỉ trách bà ta đen đủi, đứa con ra tay có chút thiếu kiềm chế thôi.
- Nghe ta nói đã! Gần như xảy ra đồng thời với việc kia.

Một đám công tử đi chơi tối, nhân có chuyện xung đột, một tên đánh chết một người phu kiệu.

Hắn cũng bị bắt lại ngay.

Cha hắn cũng chẳng cần đến chạy vạy gì nhiều chỗ quan phủ, chỉ đền cho người nhà tên phu kiệu kha khá tiền.

Quan phủ ngại rề rà, kết luận hắn lỡ tay giết người.

Phạt tiền và đánh đòn, thả ngay hôm sau.
- Đúng rồi! sự việc này có chút khác biệt, người nhà được đền bù thoả đáng.

Không kiện tụng nữa, chả phải êm đẹp là xong sao?
- Ngươi nghĩ thế sao? Vậy theo ngươi pháp trị là thế nào?
- Y pháp xử lý.
- Vậy sao vừa rồi chúng ta lại cho rằng luật pháp phải tuỳ trường hợp.

Người đàn ông ở trường hợp thứ nhất kia không thể y pháp được mà phải đưa ông ấy vào trường hợp đặc biệt.

Còn đứa con bà kia phải đền mạng.
— QUẢNG CÁO —
- Còn nữa, nếu chỉ như ngươi nói, thì sự công bằng nằm ở việc đền được tiền cho người nhà của nạn nhân hay không sao? Vậy nếu ta có rất nhiều tiền, có thể giết người, đền cho người nhà người ta thoả mãn là được, pháp luật như vậy, thà không có còn hơn.
Bách cứng họng.

Đúng vậy, vụ án kiểu này đến thời của hắn vẫn còn nhiều.

Cùng một phương thức phạm tội, nhưng đánh giá tính nghiêm trọng thế nào mông lung lắm.

Pháp luật nhiều khi để đảm bảo tính khách quan nên quy định rất cứng nhắc.
Bách nhớ như in vụ án ở quê hắn.

Đôi trai gái xóm bên cạnh yêu nhau sau đó chia tay.

Anh người yêu tìm đến nhà cô gái với mục đích níu kéo nhưng cô không chấp nhận.

Bố cô gái lo lắng nên bảo vệ nhà cửa rất kỹ.


Một ngày anh thanh niên đột nhập vào nhà cô gái.

Bố cô gái cầm xẻng xông ra nhưng bị anh ta chém.

Cô gái cùng mẹ sau đó cầm dao và gậy chạy tới giúp.

Khi anh ta trúng dao vào cổ và ngã xuống, cả nhà ba người vẫn dùng gậy và dao tấn công cho tới khi chết.
Vụ án này thế nào? làng trên xóm dưới đều bảo vệ ba người bọn họ.

Ai cũng nói tên kia chết đáng đời.

Thế nhưng toà án kết luận, ba người nhà bọn họ phạm tội giết người, đã vượt quá cái gọi là phòng vệ chính đáng.

Bách nghe mà lộn tiết, pháp luật gì vậy?
Pháp trị có cái tốt, có cái chưa tốt.

Pháp luật chỉ tốt khi người viết ra nó thực sự công tâm, đối xử bình đẳng với mọi tầng lớp thôi.

Khi nào còn có một giai cấp nhận được đặc quyền, đặc lợi thì pháp luật chỉ là rắm chó thôi.
Hắn đọc bộ Quốc triều thông chế rồi, tức không tả được.

Quá sơ sài, ức nhất là cái luật dân kiện quan lại, bất biết đúng sai, cứ đánh 20 trượng trước.

Đúng là khốn kiếp, thảo nào sau này triều Nguyễn phải cho làm cái Trống Đăng Văn để dân chúng kêu oan trực tiếp lên vua.

Không thì không ai dám kiện tụng bọn quan lại cả.
Cao lão thấy hắn trầm tư, vỗ vào vai hắn:
- Đạo đức và luật pháp thường đi đôi với nhau.

Nhưng đừng nghĩ nó là một.

Một hành động có thể đúng về đạo đức nhưng chưa chắc đúng về luật pháp.

Chính vì vậy cần Quang Phục Hội, chúng ta sinh ra để bảo vệ những người thấp cổ bé họng mà pháp luật không bảo vệ được.

Cuối cùng Quang Phục Hội đã cứu người đàn ông và con trai bà kia ra khỏi ngục.

Lại giúp họ đền bù thoả đáng cho người nhà nạn nhân.

Chúng ta không bao giờ chấp nhận chuyện phi đạo đức.
- Ta đã hiểu rồi.

Cảm ơn Cao lão đã chỉ điểm..


Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.