Đôi Nhạn Quay Về

Chương 33: Đồng bệnh tương lân




Type: Thảo Anh

Cuối năm, thời gian trôi nhanh như tên bắn, chớp mắt đã đến ngày Mười hai tháng Chạp, nha môn phong ấn, nhà nhà người người bận rộn sắm Tết.

“Hai mươi ba, tiễn ông Táo; Hai mươi tư, dọn nhà cửa; Hai mươi lăm, dán cửa sổ; Hai mươi sáu, hầm thịt lợn; Hai mươi bảy, cúng gà sống; Hai mươi tám, ủ bột mì; Hai mươi chín, treo câu đối; đêm Ba mươi, cả nhà quây quần ăn bánh bánh chẻo.” Bài đồng dao này đã miêu tả cảnh nhà nhà lo ăn Tết.

Cả nhà đang bận tối mắt tối mũi thì nhà Phong Nhạc lại có chuyện, nguyên nhân cũng chỉ vì một bát yến huyết mà ra.

Sau vụ của Mi Thư Nhi, Đỗ Tình Lam cũng coi như hiểu ra một chút đạo lí, không gây sự với Phong Nhạc nữa, hai bên sống yên ổn được một thời gian.

Một hôm, Phong Nhạc ăn sáng ở chỗ Đỗ Tĩnh Lam, không hiểu sao chượt nảy ra ý đi thăm Thuỵ Ca Nhi, tới nơi thì phát hiện mẹ con Hướng thị ăn uống rất kham khổ, chỉ có hai bát cháo trắng với mấy cái màn thầu, ngoài ra không có chút thịt nào cả. Nói khó nghe thì ngay cả người hầu trong phủ cũng được ăn ngon hơn mẹ con cô ta.

Lần này, Phong Nhạc nổi giận thực sự, nhớ đến món canh tổ yến mà Đỗ Tình Lam vừa mới ăn, chỉ một bát tổ yến bé tí ấy thôi quy ra tiền cũng đủ cho mẹ con Hướng thị ăn cả tháng. Phong Nhạc liền cấp tốc đi chất vấn Đỗ Tình Lam. Đỗ Tình Lam ung dung nói khẩu phần ăn mỗi tháng của mỗi người trong phủ đều được phân phối rõ ràng, Hướng  thị chẳng qua chỉ là phận lẽ mọn, không thể vì cô ta mà phá lệ. Tức là cô ta muốn ăn thứ gì khác thì phải tự bỏ tiền túi ra mà sai nhà bếp mua về làm 

“Cô tưởng ta là thằng ngốc sao? Ngày nào cô cũng ăn yến huyết, trong khi Hướng thị chỉ có màn thầu. Khi ta ở với nàng ấy, đâu phải ăn những thứ đó, rõ ràng là cô giờ trò sau lưng ta, muốn bức chết hai mẹ con Hướng thị. Đỗ Tình Lam, cô thực là độc ác!”

Phong Nhạc dã nói trúng tim đen cảu Đỗ Tình Lam, đúng alf cô ta đã làm thế. Cô ta dặn dò nhà bếp cắt xén đồ ăn của Hướng thi, mang thưởng cho người hầu làm bếp, đương nhiên là họ rất vui mừng nghe lời. 

“Thiếp ăn tổ yến thì đã làm sao, đó đều là tổ yến thiếp dùng tiền hồi môn mua về, không tin thì chàng cứ đi hỏi, xem có đúng là thiếp tự bỏ tièn túi ra không. Nếu cô ta muốn ăn thì tự đi mà mua lấy.” Đỗ Tình Lam ỷ giàu ức hiếp Hướng thị xuất thân nghèo khó. Mấy hôm nay, cô ta đã sai người dò hỏi kĩ càng, biết Hướng thị xuất thân nghèo khổ, lấy Phong Nhạc cũng chẳng qua mẹ cô ta không có tiền nên phải bán con gái cho Phong Nhạc làm người hầu, lâu dần nảy sinh tình cảm. 

“Cô thật là ức hiếp người quá đáng!” Tuy biết rõ Đồ Tình Lam cố ý làm khó Hướng thị nhưng Phong Nhạc lại không thể ruồng bỏ cô ta, thế là y đùng đùng tức giận bỏ đi, để lại Đỗ Tình Lam vừa đác ý vì thắng một trận. 

Đáng tiếc là Đỗ Tình Lam đắc ý chẳng được bao lâu, vì quay đi quay lại đã thấy Hướng thị được ăn yến huyết. Chẳng hiểu Hướng thị lấy đâu ra tiền, hỏi ra mới biết là do Phong Nhạc lấy số tiền dành dụm bấy lâu nay bỏ vào.

Thế là Đỗ Tình Lam liền nổi ba máu sáu cơn. Chồng có tiền, không đưa cho vợ thì chớ, lại đưa cho đồ tiện nhân họ Hướng kia, để ả được ngồi ngang hàng với mình, Đỗ Tình Lam làm sao nuốt nổi cơn giận này, chỉ cảm thấy trời long đất lở.

Đỗ Tình Lam đến chỗ thái phu nhân làm ầm lên, nói Phong Nhạc sủng thiếp diệt thê, Hướng thị kia sắp cưỡi lên đầu lên cổ cô ta rồi, nàng dâu ngồi kiệu lớn tám người khiêng bước chân vào phủ như cô ta mà lại không bằng một con hầu thấp kém. Phong Nhạc chỉ trích Đỗ Tình Làm lá mặt lá trái, hà khắc ngược đãi Hướng Thị và Thuỵ Ca Nhi. Cứ như vậy chẳng ai nhường ai, Hướng thị thì chỉ biết quỳ một bên nước mắt vòng quanh, cầu xin Phong Nhạc đừng vì cô ta mà lạnh nhật tam phu nhân, dáng vẻ yếu đuối cam chịu lại càng khiến Phong Nhạc xót xa. 

Thái phu nhân chứng kiến cảnh này, thầm trách Đỗ Tình Lam không làm nên trò trống gì, lại chán ghét Hướng thị giả vờ giả vịt, nhưng sợ nhất vẫn là Đỗ Tình Lam làm ầm lên, huỷ hoại danh tiếng của Phong Nhạc. Lần này y về kinh là có ý xin thăng chức. 

Thái phu nhân đành mắng Phong Nhạc mấy câu, lại an ủi Đỗ Tình Lam: “Được rồi, được rồi, đều là lỗi của Phong Nhạc cả. Con bớt giận đi, ta đã thay con mắng nó rồi. Con cứ về nhà mẹ đẻ mấy hôm cho khuây khoả, ta sẽ dạy dỗ Hướng thị. Con cũng phải noi gương mẫu thân cho tốt.” Lời của thái phu nhân đã rất rõ ràng.

Nhà Định Viễn Bá đông người phức tạp, vậy mà phu nhân của ông ta vẫn có thể trấn áp được từ thấp đến cao, khiến cho một đàn tiểu thiếp phải nhất nhất nghe lời, thật có bản lĩnh. Chỉ biết là vì quá có bản lĩnh mà bà ta đã để cô con gái Đỗ Tình Lam lớn lên trong nhung lụa cưng chiều, chẳng học được nửa phần giỏi giang của mẹ. 

Thanh Hề nhìn Đỗ Tình Lam đau lòng tuyệt vọng vì sự xuất hiện của Hướng thị mà lòng dần trở lên nặng chĩu. 

Thái phu nhân thấy dáng vẻ hồn vía trên mây, u sầu buồn bã của Thanh Hề, cũng không biết phải an ủi nàng thế nào. Nông nỗi này tuy là do Phong Cẩm gây ra cho Thanh Hề nhưng bản thân nàng cũng là người khởi xướng, thế nên thái phu nhân cũng đành bó tay.

Trong bữa cơm tối, Thanh Hề tấm tắc khen món măng hôm nay ninh rất thơm, muốn mang cho mỗi nhà một ít. Thái phu nhân đương nhiên không ngăn cản, Thanh Hề cũng bảo người mang một bát đến cho Hướng thị. Nếu các nhà đều có thì Tứ Tịnh Cư của phong lưu chắc chắn không thể thiếu phần.

Thanh Hề vừa mới dẫn Lâm Lang bê hộp thức ăn ra khỏi cửa, thái phu nhân và Viên ma ma đã nhìn nhau cười. 

“Tôi phải nói lf phu nhân quốc công rất lanh lợi.” Viên ma ma ngồi xuống ghế, nói chuyện với thái phu nhân. Đây là đãi ngộ đặc biệt mà thái phu nhân dành cho bà ta, các ma ma bình thường nếu được ngồi nói chuyện với chủ nhân như vậy chắc phải vui mừng đến mấy hôm. 

Thái phu nhân cười nhưng rất nhanh đã chuyển sang lo lắng, thở dài, nói: “Chỉ sựo Phong Lưu chẳng để tâm. Mấy hôm trước, ta thấy chúng cuối cùng đã chịu ngủ chung, đâu biết hoá ra chỉ là đoá phù dung sớm nở tối tàn. Ngươi nói xem Phong Lưu không có tình cảm với Thanh Hề hay là tại vết thương kia…” 

“Tôi thấy Quốc công gia đối với phu nhân vẫn rất nặng tình, nếu không thì một người bận rộn như ngài ấy đã không bỏ thời gian dạy phu nhân viết chữ.”

Thái phu nhân nghe vậy thì cũng yên tâm phần nào. “Nhưng hễ thấy mặt Thanh Hề là nó lại lên giọng dạy dỗ, doạ con bé sợ đến nỗi nhác thấy bóng nó là trốn tiệt.” 

“Đợi phu nhân lớn thêm vài tuổi nữa thì sẽ ổn. Bây giờ phu nhân vẫn chưa nhận ra Quốc công gia thực chất khẩu xà tâm Phật.” Viên ma ma chứng kiến Phong Lưu lớn lên từng ngày, đương nhiên là hiểu rõ hắn.

Lại nói hôm nay Thanh Hề đến Tứ Tịnh Cư thật là đúng lúc.

Mấy ngày trước, Phong Lưu bân tối mắt tối mũi, đến hôm nay mới được nhàn nhã, đang định ở nhà nghỉ ngơi. Nhưng đột nhiên được nhàn hạ lại khiến hắn có phần khó thích ứng kịp, bỗng cảm thấy thật nhàn chán, cô đơn.

Phong lưu chuẩn bị ghi thiếp mời khách, vốn định sai một thằng hầu nhỏ đi gọi Thính Tuyền, nhưng sau đó lại thôi, sửa soạn ra ngoài đi lại cho khuây khoả. Ra khỏi cổng viện, đến căn nhà nhỏ là nơi người hầu ngủ nghỉ ở phía tây, hắn thấy bên trong đèn đóm tối om, chỉ có một gian hắt ra ánh đèn leo lét. Hắn liền bước tới chỗ mái hiên, còn chưa lên tiếng thì đã nghe thấy bên trong vọng ra tiếng cười nói dâm đãng nghe giọng thì chính là của Thính Tuyền. 

Nếu là trước kia thì chắc chắn hắn sẽ phạt Thính Tuyền, nhưng năm  hết Tết đến, mấy ngày vừa rồi bọn đầy tớ cũng bận đến mức quay như chong chóng, hai ngày nay mới được nghỉ ngơi, thân là chủ nhân cũng không thể quá tuyệt tình.

Cũng không hiểu tại sao Phong Lưu lại dừng bước, im lặng đứng dưới mái hiên, nghe thấy bên trong có tiếng hai người ôm hôn nhau, lại nghe thấy Thính Tuyền nói: “Bảo bối, có nhớ ta không?”

Một lát sau có tiếng con gái cừoi thẹn thùng, nói: “Đáng ghét, nỡm ạ, anh sờ đi đâu thế.”

Rồi có tiếng loạt soạt cởi quần áo, không lâu sau thì nghe thấy tiếng giường cũ kêu kẽo kẹt.

Phong Lưu bối rối quay người đi về, đến Tứ Tịnh Cư, liền bảo Cần Thư hâm một bình rượu, tự rót tự uống, khó tránh khỏi từ chuyện vui của Thính Tuyền mà nghĩ ngợi vẩn vơ.

Cần Thư trông thấy Phong Lưu cô độc ngồi dưới ánh đèn, liền hỏi: “Quốc công gia chờ Hàn Sơn tiên sinh tới sao?” Hàn Sớn tiên sinh là môn khách của Phong Lưu, luôn được hắn coi trọng nhất, hai người nói chuyện rất hợp nhau. Hàn Sơn tiên sinh ở trong con ngõ nhỏ sau phủ, thỉnh thoảng đọc sách một mình, Phong Lưu lại mời ông ta đến uống rượu tán gẫu, cũng là một việc thú vị. Chính vì lẽ đó mà hôm nay Cần Thư mới hỏi như vậy. 

Lúc này, Phong Lưu nào còn tâm trí đàm đạo với môn khách? Huống hồ hắn cũng biết mấy ngày trước, Hàn Sơn tiên sinh bận đến mức bù đầu bù cổ. Cuối năm là dịp gia đình sum họp, hắn không muốn làm phiền người ta, mà giờ cũng chẳng còn tâm trạng tán gẫu. “Đi hâm thêm một bình nữa,” hắn ra lệnh.

Cần Thư lui ra khỏi Giá Tuyết Trai, hâm rượu làm món nhắm, vừa bước ra khỏi bếp liền nhìn thấy chủ tớ Thanh Hề soi đèn đi tới, nó nhanh nhẹn chạy ra đón.

“Quốc công gia có nhà không?” Thanh Hề hỏi.

“Đang ở Giá Tuyết Trai ạ.” Cần Thư cầm đèn dẫn đường, đến hành lang, nó cất giọng thông báo: “Bẩm ngài, phu nhân tới ạ.” 

Phong Lưu vừa vui mừng vừa bất ngờ, vụt đứng dậy, thấy người hầu đang vén rèm để Thanh Hề bước vào.

Thanh Hề nhìn thấy hắn liền cười tít mắt, nói: “Hôm nay nhà bếp làm món măng vừa mềm vừa thơm, thiếp mang một ít đến cho Đình Trực ca ca.” Có câu “đánh kẻ chạy đi không ai đánh người chạy lại”, hôm nay Thanh Hề không chỉ chạy đến chỗ hắn mà còn cười rất ngọt ngào.

Phong Lưu đinh ra cửa đón nhưng nghĩ lại, không muốn để lộ bản thân mình vội vã,bèn quay đầu sai Cần Thư gọi người hầu mang hai lò than đến. Trước giờ hắn chẳng sợ lạnh nên ở Tứ Tịnh Cư không bao giờ cần lò sưởi, nhưng đối với người khác thì nơi này cực kỳ lạnh giá. 

Lâm Lang đưa hộp thức ăn trong tay cho Cần Thư rồi quay lại định giúp Thanh Hề cởi áo khoác, không ngờ nàng lại né tránh, nói: “Lâm Lang, ngươi lui xuống trước đi, đi tìm Cần Thư mà trò chuyện.”

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.