Định Viễn Đại Tướng Quân Truyện

Chương 15: Thiếu Đà Chủ Hạ





Khi này là mùa thu, gió lúc nhặt lúc khoan, từng cơn gió lạnh ùa vào trong hậu đường của chùa Thanh Tịnh qua cánh cửa sổ bị mối ăn hỏng.

Bên ngoài cổng chùa, tiếng vó ngựa vang lên, thêm mấy người nữa vào trong.

Chờ một lúc, lại có thêm nhiều người nữa.

Hiểu Lạc nhận ra một trong những người trong hậu đường chính là Lữ Lưu Lương.

Nó dợm chân định chạy tới chào hỏi liền bị nữ thần y túm áo nó kéo lại.

- Đừng có làm bừa – Nữ thần y nói nhỏ - Ở đây toàn những bậc trưởng bối, con muốn làm gì thì chờ sư phụ của con bảo đã.

truyện teen hay
Hiểu Lạc vâng lời nàng không đi nữa, cứ chăm chú mở to mắt nhìn Lữ đại học giả.

Lữ Lưu Lương có hình dáng rất thấp, chỉ chừng một thước sáu, tóc bạc trắng.

Ông không có một gương mặt chữ điền chuẩn mực, cũng không có làn da nâu khỏe khoắn.

Mặt ông xương xương, làn da ông trắng, mặc dù không mềm mại như da con gái nhưng rất sáng, làm nổi bật lên bộ áo cà sa mà ông đang mặc.

Lữ Lưu Lương sở hữu vầng trán thật cao, mắt sáng, nhưng sáng bởi ánh sáng dịu hiền, ấm áp khiến tất cả mọi người ở bên ông đều thấy an tâm.

Sống mũi Lữ Lưu Lương cao, môi đầy đặn, mỗi lúc mỉm cười các nếp nhăn nơi khóe mắt và miệng hằn sâu.

Năm nay Lữ Lưu Lương bảy mươi hai tuổi, là một học giả nổi tiếng thời Thuận Trị.

Vào những năm Thuận Trị còn sống, có nguời tiến cử ông tham dự cuộc thi Hồng từ khoa do hoàng đế Thuận Trị tổ chức nhưng vì không muốn cộng tác với triều Thanh nên ông kiên quyết từ chối.

Năm Thuận Trị đi Giang Nam đã vô tình gặp Lữ Lưu Lương, họ Lữ không biết đó là nhà vua xuất tuần, nên có đối đáp một vài câu đối với Thuận Trị.

Hoàng đế thích lắm, sau khi trở về hoàng cung thì cho người đến Lữ gia rước ông vào cung để giao phó trọng trách dạy dỗ các vị bối lặc nhưng một lần nữa cũng bị từ chối.

Có một thời gian các quan đến trường học khuyên ông, thậm chí còn dọa nạt đóng cửa trường học để ông hạ sơn.

Bất đắc dĩ, ông phải bỏ trường tới ở chùa Thiếu Lâm xuống tóc làm hoà thượng.

Mãi tới lúc đó các quan mới chịu buông tha.

Làm hòa thượng nhưng ông vẫn không quên việc viết sách, lập ngôn.

Sau khi triều Minh diệt vong, Cửu Nạn thuyết phục ông tham gia vào cuộc kháng chiến chống Thanh và ông đã đồng ý.

Ngoài việc giúp Mã Lương phê bình các bài văn của học sinh Hắc Viện ra ông còn soạn những bài thơ, đoản văn với tư tưởng yêu nước, trung quân cho Cửu Dương, Nghị Trung và Nghị Chánh dạy học sinh.

Sách của Lữ Lưu Lương toàn là những cuốn mang nội dung chống lại sự thống trị của vương triều Thanh nên chỉ được in ấn lén lút và được Mã Lương, Nghị Chánh, Nghị Trung và Cửu Dương dùng giảng dạy cho các học trò.

Bấy giờ mọi người có mặt đầy đủ trong hậu đường của chùa Thanh Tịnh.

Hiểu Lạc hết nhìn người này đến nhìn người kia, thấy ai cũng khí phách ùn ùn, nó ngưỡng mộ lắm.


Chợt nó nhớ ra một chuyện quay sang hỏi nữ thần y:
- Sư nương à, tại sao tổng đà lại đặt ở Hàng Châu vậy?
Nữ thần y mỉm cười:
- Tổng đà chủ nói người chọn Hàng Châu vì nơi này là khu đất thép, loại đất sét hòa với đá ong có độ bền rất cao, rất thích hợp cho việc đào địa đạo.

Nữ thần y nói tới đây thì phương trượng chùa Thanh Tịnh xuất hiện, toàn thân mặc áo trắng, khoác thêm trên vai cà sa đen, y bước tới trước mặt các trưởng lão.

Người này có gương mặt rộng, mũi hơi khoằm, cặp môi có chút không đồng đều, vành môi trên mỏng hơn môi dưới, cằm bạnh, làn da đen nhánh, y bước ra chắp tay xá các trưởng lão một cái.

Người này cũng chính là đại đương gia của Thiên Địa hội, với biệt hiệu Sát Thủ Thiếc Đầu Lôi, pháp hiệu Khẩu Tâm.

Các trưởng lão cũng bái một cái đáp lễ.

Lữ Lưu Lương nói:
- A Di Đà Phật, xin hỏi phương trượng, nghe nói tổng đà chủ bị thương ở Sơn Tây, không biết tình trạng của bà hiện giờ thế nào?
Khẩu Tâm quen dùng cách xưng hô giang hồ khi nói chuyện với các trưởng lão, đáp:
- Thưa tiền bối, tổng đà chủ bị trúng đạn, nhưng nhị đương gia đã thành công lấy viên đạn đó ra nên sức khỏe bà rất ổn, bà bảo vãn bối về Giang Nam trước lo chuyện trong Thanh Tịnh tự.

Đột nhiên một cơn gió ùa vào căn phòng, Cửu Dương cảm thấy trong người chàng ớn lạnh, so vai một cái.

Cửu Dương bước ra, lên tiếng hỏi thăm về Tần Thiên Nhân và Tàu Chánh Khê.

Khi Cửu Dương về được Giang Nam đã có nghe tin lục ca và tứ ca của chàng là Hoành Đình và Trần Trạch Lâm đã tử nạn rồi.

Quân binh dán cáo thị đầy trong chợ Đông Ba, tin này anh em nhà họ Lữ đã nói với chàng.

Khẩu Tâm trả lời Cửu Dương, bảo sau khi Tần Thiên Nhân và Tàu Chánh Khê thoát khỏi vòng vây đã bí mật quay trở lại tỉnh Sơn Tây đánh cướp thi thể của hai người đương gia xấu số đem đi hỏa táng.

Tôn Hứa Khải nghe quân binh mang thi hài tứ đương gia, lục đương gia đem treo ở chợ Sơn Tây để răn dân chúng, hừ một tiếng chửi:
- Mẹ kiếp cái bọn chó Thanh!
Tôn Hứa Khải dứt lời, có một bàn tay đặt lên vai chàng.

Kẻ đó là Nhất Đình Phong, chuyên nghề buôn bán vải vóc, làm chủ hai xưởng dệt tơ lụa khá lớn ở phương Nam.

Tính tình Nhất Đình Phong hiếu võ nên kết giao với Tôn Hứa Khải, rồi được họ Tôn giới thiệu vào Thiên Địa hội.

Nhất Đình Phong bằng tuổi Tôn Hứa Khải, có thân hình mập mạp, thường mặc áo dài bằng tơ lụa in bông lớn, ngoài khoác thêm áo choàng màu xanh.

Nhìn Nhất Đình Phong chẳng khác gì một vị đại gia sống trong nhung lụa, nào ngờ cũng là hiệp khách phong trần.

Họ Nhất có đôi lông mày rậm rạp, vừa dài vừa rộng, vị trí mọc hơi cao, hiện rõ hình cánh cung, phần giữa xuất hiện một số lông dựng đứng.

Họ Nhất sở hữu cánh mũi to, miệng cũng to, thậm chí có thể đút vừa nắm đấm, cằm dài và nhiều thịt, xuất hiện hai ngấn, má hai ngấn, và có một miếng thịt thừa tại vị trí xương hàm.

- Ông Trời thật không có mắt mà!
Một trung niên mang chiếc mũ rộng vành ở sau lưng cũng lên tiếng.

Y tên Bạch Kiếm Phi, độc hành đại hiệp, tuổi trạc tứ tuần, y một người một ngựa chuyên đi cướp bọn nhà giàu độc ác.

Y cũng từng trong một đêm đánh phá ba gia đình phú hộ ở Kim Lăng, dùng ba món trường đao, đoản đao, phi đao đánh tan hết đám võ sư bảo vệ ba nhà, bắt chúng cúp đuôi mà chạy, từ đó danh chấn giang hồ.


Mỗi lần y hành sự đều có thăm dò kỹ lưỡng, nếu đúng là khổ chủ mang nhiều tiếng xấu, làm điều bất nghĩa mới ra tay.

Vì thế mỗi lần y cướp được nhiều thì trong lòng lại càng vui vẻ, thật là nhân tâm đại khoái.

Bạch Kiếm Phi có thân hình thẳng đuột như một cây thước kẻ, với chiều rộng phần vai tương đương với eo và hông.

Cặp chân mày ngắn và thanh tú, đen bóng.

Đôi mắt sáng, tròng đen nhiều tròng trắng ít và có thần, sống mũi cao hai lỗ mũi to, đôi môi vừa dày vừa mọng.

- A Di Đà Phật –Lữ Lưu Lương lắc đầu nói.

Tôn Hứa Khải tiếp:
- Nhị ca, ngũ đệ, hai người họ gan mật cũng không nhỏ, đã bị phục kích còn dám quay trở lại.

Cửu Dương nhìn sang Lâm Tố Đình, thấy vẻ mặt nàng hoang mang, Cửu Dương nhìn Tôn Hứa Khải nói:
- Tuy rằng tên Định Viễn đại tướng quân đó quỉ kế đa đoan thật nhưng võ công nhị ca rất giỏi, lại nữa về thông minh cơ biến thì ít ai sánh kịp ngũ ca lắm, nên đệ tin chắc hai huynh ấy sẽ không thua thiệt.

Khẩu Tâm gật đầu nói:
- Đúng rồi!  Nhờ ơn Phật Tổ Như Lai, nhị đệ, ngũ đệ không sao.

Lâm Tố Đình thở phào một cái, nói:
- Không biết khi nào hai huynh ấy mới về?
Khẩu Tâm nói:
- Sau khi hỏa táng thi thể tứ đệ, lục đệ, vãn bối làm theo lời tổng đà chủ, bảo hai người họ đến các phân đà báo tin cầu viện.

Nếu tính tới ngày hôm nay thì lực lượng của bang hội chúng ta chắc đã đến tụ tập đầy đủ ở tổng đà Hồi Cương rồi.

Lữ Lưu Lương gật đầu.

Thằng bé Hiểu Lạc nghe vậy giật giật tay áo nữ thần y, nàng khom mình xuống, nó kề tai nàng nói:
- Sư nương à, năm vị đương gia còn lại của bang hội, ngoài nhị đương gia và ngũ đương gia thì tất cả đang tập hợp ở đây, các thành viên ở các phân đà nằm rải rác khắp nơi cũng đến tập trung ở tổng đà Hồi Cương, lần này có chuyện lớn rồi phải chăng?
Nữ thần y chưa trả lời, Lâm Tố Đình cốc đầu nó một cái nói:
- Vớ vẩn, đương nhiên phải là chuyện lớn chứ!
Nữ thần y thẳng người dậy xoa đầu Hiểu Lạc.

Quả nhiên, đúng như lời Lâm Tố Đình, Khẩu Tâm rút lá thư trong áo cà sa ra, nói là của Cửu Nạn muốn chàng trao lại các trưởng lão và bằng hữu trong hội.

Lữ Lưu Lương xé thư ra đọc lên cho mọi người cùng nghe, đầu thư là mấy câu chào hỏi, tiếp theo, Cửu Nạn nói bang hội đang gặp nguy nan, nên phải đi tìm Viên Thừa Chí nhờ giúp sức, chuyện trong hội tạm thời sẽ giao cho thiếu đà chủ quyết định, nhờ các vị trưởng lão chiếu cố thiếu đà chủ!
Lữ Lưu Lương đọc thư xong, nhìn sang Hồ Quảng Đông.

Hồ Quảng Đông cũng nhìn lại Lữ Lưu Lương.

Năm nay Hồ Quảng Đông bảy mươi bốn tuổi, là tổng tiêu đầu của tiêu cục Hưng Chấn ở Hà Nam.

Vùng phía Nam này, tiêu cục đó là lớn nhất, có phân cục ở cả Quảng Đông, Cam Túc, Tế Nam, Khai Phong, Thái Nguyên.

Hồ Quảng Đông oai trấn là vậy nhưng tuổi tác đã lớn, thế mà lão vẫn chưa chịu rửa tay gác kiếm.


Ôi chao!  Lẽ ra lão nên cáo lão hồi hưu rồi mới phải.

Tiêu cục đã phát tài hơn bốn mươi năm trời, chẳng lẽ không biết thế nào là đủ?
Hồ Quảng Đông dựa vào một thanh bát quái đao, một đôi bát quái chưởng, thời tráng niên đánh khắp vùng đại giang Nam Bắc không gặp địch thủ, nên mới gọi là “Oai Trấn Hồ Quảng.

”  Người trong thiên hạ phải may mắn lắm mới có thể quen thân được với vị lão anh hùng này.

Họ Hồ cao gầy, có dáng khuôn mặt chữ “quốc.

”  Mày dày, mắt có đồng tử kép dài khoảng một tấc, mắt có thể nhìn thấy tai.

Mũi cao dáng thẳng, miệng rộng, hàm vuông và ấn đường đều mở rộng, đầy đặn.

Hồ Quảng Đông cũng như Lữ Lưu Lương là bạn tâm giao của Cửu Nạn.

Lữ Nghị Chánh ghé tai anh chàng là Lữ Nghị Trung nói nhỏ:
- Huynh à, huynh có thấy thiếu đà chủ phải do Thiên Văn đảm nhiệm hay chăng?  Thiên Văn có tài như vậy, trực tiếp đứng ra nhậm chức thiếu đà chủ là thích hợp nhất.

Lữ Nghị Trung định bảo đệ đệ đừng nói mấy câu chia rẽ gây mất tinh thần đoàn kết nhưng chưa mở miệng thì có một người khoảng bằng tuổi Khẩu Tâm đứng sau Nghị Trung bước lên nói:
- Thế thì chúng ra cứ làm theo ý nguyện của tổng đà chủ, chọn ngày tốt khai hương đường, làm lễ tham kiến thiếu đà chủ.

Người mới vừa nói đấy là Lạc Thiết Môn, một đại hiệp phái Võ Đang, trước khi gia nhập Thiên Địa hội chuyên hành hiệp trượng nghĩa ở năm vùng Hồ Bắc, Hà Nam, An Huy, Giang Tây và Thiểm Tây, danh trấn giang hồ.

Lạc Thiết Môn cũng là một nhân vật nổi tiếng của bang phái.

Lạc Thiết Môn có thân hình bầu dục, phần ngực đến bụng rộng hơn vai và hông.

Tay, chân ngắn, hơi phình ra ở giữa.

Mặt Lạc Thiết Môn tròn, mắt to đều, hai má bầu bĩnh, đầu mũi tròn trịa có da có thịt, môi đầy.

Lạc Thiết Môn để râu quai nón.

Nghị Trung lắc đầu hạ giọng trả lời Nghị Chánh:
- Tổng đà chủ đã dặn chúng ta nên nghe theo lời đại đương gia, đệ đừng nói vậy.

Hiểu Lạc thấp giọng nói với Lâm Tố Đình:
- Theo con thì thiếu đà chủ nên để bát đương gia làm đúng hơn.

Lâm Tố Đình nghe Hiểu Lạc phong nàng thành đương gia, nhưng nàng chẳng vui vẻ chút nào.

Hiểu Lạc ngạc nhiên thấy Lâm Tố Đình không cười, nói:
- Sư cô sao vậy?  Chắc đang nhớ nhị đương gia?  Hay sư cô sợ nhị đương gia lâu ngày không gặp sư cô, sợ ngài ấy thấy người khác đẹp hơn là lập tức thay lòng đổi dạ?
Lâm Tố Đình ngắt lời:
- Đừng có đoán mò, ta đang lo sốt cả ruột đây, mà là lo chuyện khác cơ.

Hiểu Lạc nói:
- Sư cô lo ngài ấy gặp bất trắc ư?
Rồi nó làm như người lớn, khoát tay nói:
- Người ta thường hay nói võ nghệ nhị đương gia đệ nhất phương Nam, sẽ không việc gì đâu, con tin chắc rằng khi nhị đương gia về sẽ đưa sư cô đi ngắm mặt trời mọc trên Tây hồ, thích nhé?
- Ha!  Đi chơi? – Lâm Tố Đình nói - Mỗi khi huynh ấy rảnh rỗi chỉ biết gói há cảo ăn!
Hiểu Lạc ngơ ngác:
- Có thật như thế không?
Lâm Tố Đình hỏi lại:
- Sao ta phải lừa gạt con?  Còn chuyện đi ngắm mặt trời mọc trên Tây hồ thì huynh ấy chỉ thích đi một mình thôi, bao giờ cũng vậy, chẳng chịu rủ ta cùng đi!
Hai người nói mà không để ý nữ thần y đứng cạnh cúi thấp đầu.

Lại nói tiếp chuyện thiếu đà chủ.


Những người đứng trong nhà hậu đường thấy trong thư Cửu Nạn đề bạt Khẩu Tâm thành thiếu đà chủ nên không ai phản đối việc Khẩu Tâm trở thành người lãnh đạo bang hội trong lúc Cửu Nạn đi vắng.

Hơn nữa, mặc dù Khẩu Tâm đã xuất gia mà bản tính chàng vẫn không thay đổi, phóng khoáng hành hiệp giang hồ, nên họ rất kính trọng chàng.

Nhưng Khẩu Tâm nói:
- Không được, tuy tổng đà chủ đã đề bạt nhưng vãn bối nghĩ chức vụ thiếu đà chủ nên giao cho nhị đương gia, tam đương gia, ngũ đương gia hoặc thất đương gia đảm đương hay hơn.

Tam đương gia tánh tình thẳng thắn, ngũ đương gia trung trực, thất đương gia lại rất tài ba, còn nhị đương gia thì võ công vô địch ở phương Nam, tóm lại bốn người họ là những người rất có nghĩa khí.

Tôn Hứa Khải vốn biết chàng hữu dũng vô mưu, võ nghệ không cao bằng Tần Thiên Nhân, kiến thức không rộng bằng Cửu Dương, tính khí cũng không trầm tĩnh như Tàu Chánh Khê nên nghe Khẩu Tâm bảo chàng đảm nhiệm chức vụ lãnh đạo bang hội chàng từ chối ngay.

Cửu Dương nghe Khẩu Tâm đề cử mình làm thiếu đà chủ lên thống lĩnh quần hùng chàng cũng lắc đầu, nói không dám múa rìu qua mắt thợ.

Cửu Dương nói chàng tuổi nhỏ nhất trong bảy người Giang Nam thất hiệp, kiến thức nông cạn, danh vọng lẫn khả năng đều không xứng với ngôi vị ấy.

Nghị Chánh nghe Cửu Dương từ chối thì tiếc lắm.

Vì đối với Nghị Chánh, Cửu Dương bản lãnh đầy người, sao lại quá khiêm cung khách sáo?  Cửu Dương hoàn toàn đủ tư cách tiếp nhận chức vị đó.

Ba vị đương gia cứ khăng khăng không chịu nhận chức thống lĩnh bang hội, tình thế bấy giờ không sao giải quyết được.

Lữ Lưu Lương nhìn qua lá thư lần nữa, Cửu Nạn nói trong lúc bà đi vắng, bang hội không người lãnh đạo sẽ trở thành rắn mất đầu.

Không phải bà muốn trợ oai cho địch mà hạ thấp bên mình, nhưng bà bảo Định Viễn đại tướng quân uy danh chấn động Trung Nguyên, trận mai phục vừa qua ở chùa Quan Âm là do kẻ đó tương kế, nhỡ mai này tên tướng quân ấy đến Giang Nam không có ai đứng ra lãnh đạo làm sao mà địch nổi đoàn quân Chính Bạch kỳ của hắn?
Lữ Lưu Lương đọc tới đây mồ hôi toát đầy đầu, mấy câu này của Cửu Nạn tuy có phần khích bác nhưng hoàn toàn có tình có lý.

Lữ Lưu Lương và mọi người lo lắng là vậy mà lại gặp khó khăn ở chỗ mấy vị đương gia, không ai chịu nhận kim lệnh, nên mọi người chỉ còn cách giương mắt lên mà đợi.

Khẩu Tâm, Tôn Hứa Khải và Cửu Dương cứ từ chối qua lại mãi, chậm trễ bao nhiêu thời giờ.

Chợt có một tú tài chạy vào thưa với Cửu Dương rằng:
- Dạ thưa viện trưởng, có người của chúng ta nhìn thấy ngũ đương gia xuất hiện ở thị trấn kế bên.

Tôn Hứa Khải cả mừng nói:
- Nếu ngũ đệ đang tới đây thì chắc nhị ca cũng đang trên đường về đây.

Mọi người lộ nét vui mừng.

Lâm Tố Đình thì khỏi phải nói rồi, nàng nghe tin Tần Thiên Nhân bình an vô sự lòng mừng khôn xiết kể.

Nàng nhớ Tần Thiên Nhân vô cùng, đã bao lâu rồi không được gặp chàng?  Nay nghe chàng bình an nàng tự nhủ nàng không cần mỗi đêm rúc vào xó nhà khóc rưng rức nữa.

Vốn dĩ Lâm Tố Đình đã tự xem nàng là vợ chưa cưới của Tần Thiên Nhân vì năm xưa hai nhà họ Tần và họ Lâm trong lúc cao hứng kháo chuyện với nhau, Tần Nhị và Lâm Vĩ đều nói nếu vợ của họ hạ sinh một cặp trai gái sẽ hứa hôn cho hai đứa bé, bằng không, nếu sinh đôi trai hay là đôi gái thì để chúng cùng làm tri kỷ.

Năm Tần Nhị qua đời, trước khi nhắm mắt ông gọi hai người con trai của ông tới nói:
- Thiên Nhân, Thiên Văn à, hai đứa con một người thông minh, lanh lợi, hiếu học, ham hỏi.

Một người hiếu thảo, trọng đạo, biết giúp đỡ gia đình.

Được hai người con như thế này, kẻ làm cha này không đòi hỏi gì hơn.

Ông lại nhìn con trai trưởng là Tần Thiên Nhân, nhắc lại lời phối hôn của nhiều năm trước, hy vọng Tần Thiên Nhân chăm sóc cho Lâm Tố Đình vì cha mẹ Lâm Tố Đình đã sớm hóa người thiên cổ.

Lâm Tố Đình mới vì vậy mà mặc nhiên coi mình là thê tử chưa cưới của Tần Thiên Nhân.

(còn tiếp).


Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.