Điều Tuyệt Nhất Của Chúng Ta

Chương 60-2: (tiếp)




*Chương này có nội dung ảnh, nếu bạn không thấy nội dung chương, vui lòng bật chế độ hiện hình ảnh của trình duyệt để đọc.

Người dịch: Siêu nhân Tiểu Mạn Biên tập: Iris 12

No. 330

Vốn dĩ ngày mai bố tôi nghỉ nên lẽ ra tối nay đến lượt ông đi thay cô Tề đến bệnh viện. Thế nhưng tôi kiên quyết muốn đi.

Không phải tôi không biết tự trọng mà muốn đi gặp Dư Hoài. Tôi thực lòng thương bố tôi.

Thật đấy!

Khi tôi xách cặp lồng canh xương hầm đỗ tương bố tôi mới hầm xong bước vào phòng bệnh, biểu cảm của Lâm Phàm rõ ràng là muốn nôn.

“Mùa hè oi bức ngày nào cũng món canh đầy dầu này, mọi người muốn em chết sớm hả?” Lâm Phàm còn chưa nói hết đã bị cô Tề gõ vào trán.

“Canh xương tốt cho em, miệng vết thương lành nhanh, em cho rằng chị vui vẻ mang canh đến cho em hở? Muốn em chết có hàng ngàn cách, chị không dại gì tự làm khổ chính mình.” Tôi đặt hộp canh lên trên bàn.

“Mẹ ơi, có chị nào nói thế này không, mẹ phân xử cho con.”

“Chị nói có gì không đúng? Con đáng đời.” Cô Tề lườm nó một cái, quay sang hỏi tôi: “Không phải tối nay là bố con đến ư? Cô nghe Lâm Phàm nói tối qua gần hai giờ đêm con mới về nhà. Hôm nay dì hỏi thăm y tá rồi, bảo bọn họ truyền nước sớm sớm chút, con cũng nên về nhà sớm đi.”

“Không sao, con ngoài rảnh vẫn là rảnh, cô mau về nhà đi, mệt mỏi cả một ngày rồi.”

Cô Tề lại dặn dò Lâm Phàm một hồi lâu mới rời bệnh viện về nhà. Tôi nhìn Lâm Phàm ăn hết hộp canh, đợi khi nó bắt đầu truyền nước mới ra ngoài.

Kỳ thực tôi không biết nên đi đâu tìm Dư Hoài, nhưng tôi luôn cảm giác rằng có lẽ còn có thể tình cờ gặp lại lần nữa. Tối qua không để lại số điện thoại, dù có lưu tôi cũng không chủ động gọi điện thoại nhưng ngẫu nhiên một lần cũng không quá đáng nhỉ?

Tôi cứ nghĩ như thế, chặn một cô ý tá ở cửa lại, đang muốn hỏi thăm bệnh nhân mắc bệnh nhiễm trùng đường tiểu nằm ở đâu thì bỗng nhiên có người gõ đầu tôi từ phía sau.

Là Dư Hoài, hình như vừa tắm xong, tóc vẫn còn ướt nhẹp, mặt hơi đỏ, nhìn liền cảm thấy khoan khoái.

Đúng thế, tôi cười. Cậu ấy biết phòng bệnh của Lâm Phàm, cậu ấy đến tìm tôi dễ hơn việc tôi đến tìm cậu ấy nhiều.

Hiện tại như thế, trước đây cũng như thế.

No. 331

Cậu ấy hỏi tôi ăn cơm chưa, tôi nghĩ một chút rồi nói chưa.

Chúng tôi ngồi vào một quán mỳ kéo Lan Châu đối diện bệnh viện, mỗi người gọi một bát mì cùng một chút rau.

“Lâu lắm rồi tớ không ăn mỳ kéo Lan Châu.” Tôi nói.

“Tớ cùng thế.” Cậu ấy rất nghiêm túc, rất nghiêm túc suy nghĩ: “ Lần ăn trước … hình như vẫn là hai chúng mình cùng đi ăn nhỉ.”

“Hả?”

“Thượng Tân Đông Phương, còn nhớ không, quán mì bên cạnh bệnh viện ý.”

Tôi ngước mắt nhìn cậu ấy. Hiện tại mỗi câu nói của cậu ấy tôi đều phải suy nghĩ kỹ một lần, ví dụ như vô tình nhắc đến chuyện mà chúng tôi đã từng cùng nhau trải qua như thế này, rốt cuộc có phải cố tình hay không.

Tôi gật đầu: “Đồ ăn ở quán đó khá ngon, ngon hơn ở quán này.”

Dư Hoài lại nghi hoặc: “Thật sao?”

Thật. Bởi vì ở tiệm này tôi đầy bụng đến ăn không nổi.

Tôi chuyển đề tài nói: “Lúc ở Mỹ cậu có liên lạc với bạn bè của bọn mình không?”

“Không.” Dư Hoài lắc đầu.

“Tại sao?”

Cậu ấy vừa mới ăn một miếng mì to, cúi mắt khép miệng nhai, không biết tại sao lúc ấy lại nhai chậm đến thế.

“Chẳng tại sao cả. Không có gì cần thiết để liên hệ cả.” Cậu ấy cười hơi mất tự nhiên: “Có điều, mình đoán quan hệ của cậu với Giản Đơn, β vẫn rất tốt. Họ giờ thế nào rồi?”

“Từ Diên Lượng thi công chức rồi đi Thanh Đảo, bây giờ làm nhân viên khoa học trong văn phòng thành phố, dần bước theo con đường ổn định rồi. Năm ấy Giản Đơn đúng là “chó ngáp phải ruồi”, thế mà đỗ vào đại học chính trị và pháp luật, bây giờ đang học nghiên cứu sinh, chắc sang năm cũng tốt nghiệp rồi. β vẫn còn đang học bên Mỹ, đều ở London giống Hàn Tự. Con trai Trương Bình cũng bốn tuổi rồi, cậu ấy cuối cùng cũng từ bỏ rồi.”

Tôi kể liền một mạch mọi chuyện chứa trong não tôi cho cậu ấy nghe.

Dư Hoài gật đầu; không mảy may có ý nghĩ lôi một người ra để tiếp tục hỏi thâm căn kẽ tình hình. Tôi không biết cậu ấy là không quan tâm, hay là sớm đã biết rõ cả rồi.

“Thế sao cậu biết mình mở studio chụp ảnh? Nghe ai nói thế?”

Dư Hoài bỗng nhiên có chút không tự tại.

“Google.” Cậu ấy lời ít ý nhiều.

Sau đó tôi nên nói gì? Ừ?

“Cậu tìm kiếm tên mình?”

“…Ừ.”

“Tại sao?”

Cậu ấy ngước mắt nhìn tôi, đột nhiên nhìn chằm chằm vào nửa bát mì còn thừa của tôi: “Cậu không đói sao?”

“Không đói lắm.”

“Thế đưa mình ăn nhá, gần đây rất mệt, dễ thấy đói.”

Tôi không kịp ngăn lại, cậu ấy đã bưng bát của tôi qua, không chê gì mà tiếp tục ăn.

Lúc ở Tây Tạng, lão Phạm ăn cái bánh bột mì tôi đã cắn một miếng, nhưng mặt tôi không có đỏ rực thành như thế này.

EQ của tôi lại trờ về thời còn học cấp ba. Điều này rất không hay.

No. 332

Ăn xong, Dư Hoài giành trả tiền, tôi cũng chẳng tranh với cậu ấy. Cậu ấy nhận điện thoại sau đó liền vội vàng quay về bệnh viện.

Trước khi đi cậu ấy hỏi số điện thoại tôi. Tôi thấy cậu ấy lôi ra chiếc iPhone, bỗng dưng một cơn lửa bốc lên mặt.

“Không dùng … nữa hả?”

“Đổi từ lâu rồi.” Trước tiên Dư Hoài cười cười, dường như cái vấn đề tôi hỏi nó ngu ngơ lắm, sau đó mới chậm rãi phản ứng được.

Cậu ấy mấp máy miệng, chẳng nói một lời, cậu nhìn vào ánh mắt tôi, một thứ cảm xúc tôi hoàn toàn xa lạ đang tồn tại trong cậu ấy.

Ấy thế mà lại có chút đáng thương. Sao tôi có thế thấy Dư Hoài đáng thương được chứ? Nhận thức này khiến cho tôi hơi buồn, liên quan đến tin nhắn như “đá ném xuống biển” cùng với câu nghi vấn trong điện thoại, bỗng dưng tôi không hỏi nổi.

Tôi nhanh chóng nói một dãy số. Đối với các con số trí nhớ của cậu ấy trước nay vẫn tốt, mở khóa màn hình, nhấn bàn phím, không ngừng lại hỏi tôi một lần.

Thực ra cấp ba tôi cũng làm được rồi, cấp hai không dùng điện thoại tôi thậm chí có thể thuộc làu làu mười mấy số điện thoại thường dùng. Nhưng bây giờ hoàn toàn không được nữa rồi, một số điện thoại vừa mới qua não đã quên sạch, thường xuyên tay cầm điện thoại mà còn đi tìm điện thoại, đeo máy ảnh trên cổ còn đi tìm máy ảnh.

Thời gian sao mà khoan dung với cậu ấy thế.

Nhưng mà nghĩ kỹ, ở Mỹ người ta ngày ngày chôn mình trong phòng thí nghiệm, não không tốt thì gay to, nói không chừng còn xảy ra án mạng.

Cậu ấy cười với tôi, đẩy cánh cửa cửa hàng vừa mới bước được một bước, lại quay người hỏi: “Gần đây cậu bận chụp ảnh à?”

Tôi gật đầu: “Ngày kia đến công viên nặn tượng, chụp ảnh nhóm cho ba cô học sinh mới tốt nghiệp cấp ba.”

“Mình có thể đi xem không?”

“Làm gì, muốn tán gái hả?”

“Tán mấy em gái đó không bằng tán….” Cậu ấy rõ ràng đã nhếch miệng cười, bỗng dưng ý thực được mình theo bản năng nói cái gì, khuôn mặt cứng ngắc.

Không bằng tán cái gì? Tán cái gì? Nói nhanh!!!

“Vậy liên lạc bằng điện thoại. Nói cho mình thời gian, địa điểm, mình đến xem cậu.” Cậu ấy nói xong liền đi.

Tôi nhìn chằm chằm vào cánh cửa tự động, lại có chút không kìm chế nổi mình mà muốn cười ngây ngốc.

Nhưng mà tôi không thể.

Rốt cuộc tôi đã làm gì? Giống như bạn cũ gặp lại nhau, nói chuyện câu được câu không, trong lòng nghĩ về những chuyện ngây thơ, ấu trĩ năm xưa, tự sướng những mờ ám còn dang dở đang đợi tiếp tục năm xưa, nhớ ăn không nhớ đánh, sau đó thì sao? Tuần sau cái vị học sinh ưu tú ấy bay về Mỹ đào tạo chuyên sâu, tôi làm gì? Chìm đắm trong chuyện xưa, chờ đợi mòn mỏi mười tám năm như Vương Bảo Xuyến ư? Vương Bảo Xuyến dù gì cũng là một người phụ nữ đã kết hôn, có chứng nhận hẳn hoi! Còn tôi tính là gì?

Đương nhiên năm đó không từ mà biệt, bặt vô âm tín khiến tôi đau buồn, bảy năm sau đã nhạt đến mức chẳng còn tìm lại nổi cảm giác ban đầu. Nhưng thậm chí, tôi không còn ngốc nghếch theo đuôi cậu ấy, tôi mang rung động nhẹ nhàng với chàng thiếu niên bên mình cùng với cái gian ác nhỏ bé chôn vùi cùng cô thiếu nữ

Năm tháng bỏ qua cho cậu ấy nhưng lại chẳng bỏ qua tôi. Hết

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.