Điều Tuyệt Nhất Của Chúng Ta

Chương 42-2: Điểm đứt gãy




*Chương này có nội dung ảnh, nếu bạn không thấy nội dung chương, vui lòng bật chế độ hiện hình ảnh của trình duyệt để đọc.

Người dịch: Hỏa Long Qủa Biên tập: Iris 35

No. 233

“Vì sao ạ?” Tôi hỏi ngớ ngẩn.

“Còn vì gì chứ!” Bố tôi cười hiền hòa: “Bố đưa con đi ăn có gì lạ đâu. Con xem con xem, không học hành đàng hoàng lại còn gửi tin nhắn cảm ơn gì đó, bố tạo điều kiện cho con học hành không phải là chuyện nên làm à? Con học chiêu này của ai không biết. Lại còn khách sáo với bố như thế!”

Bình thường tôi đã làm gì dữ dội với bố tôi ư? Chỉ vì một tin nhắn cảm ơn của tôi đã khiến bố tôi kích động đến mức chạy đến chỗ tôi học để đón tôi đi ăn cơm? Cảm tính như vậy, xốc nổi như thế, chẳng lẽ bố tôi thuộc cung Song Ngư? Có phải công việc của nhân viên văn phòng của thành phố quá thảnh thơi rồi không?

Tôi bị dọa đến nỗi không quan tâm đến gì hết nữa. Dưới ánh mắt kì quái của Dư Hoài, tôi co cẳng chạy ra ngoài, vừa chạy ra cửa đã nhìn thấy bố tôi.

“Bố.”

Bố tôi vẫn giữ nguyên trạng thái cười ngạo nghễ của mình: “Đi thôi. Lên xe nào. Quanh đây đều là học sinh, nhất định các quán cơm đều chật ních rồi, bố đưa con đi sang chỗ khác ăn cơm.”

Tôi đang định nói thì nghe thấy tiếng gọi từ đằng sau: “Cảnh Cảnh! Cảnh Cảnh!”

Ánh mắt bố tôi lập tức chuyển ra đằng sau lưng tôi.

Cả người tôi cứng đờ như pho tượng, khó nhọc nhích người từng cen-ti-mét một, sau đó trưng ra khuôn mặt vô cùng rạng rỡ.

“Dư Hoài? Cậu cũng đến đây hả? Sao tôi không thấy cậu nhỉ? Cậu ngồi hàng nào thế? Ha ha ha, thật là trùng hợp quá đi!”

Dư Hoài: “Cảnh Cảnh, có phải cậu bị ngốc…”

Tôi lập tức há miệng chặn họng cậu ấy lại, cố tiếp lời: “Bố ơi, con giới thiệu một chút. Đây là bạn cùng bàn với con – Dư Hoài. Học cực giỏi luôn, đứng đầu lớp đó, thường ngày hay dạy con Toán, cực kỳ nhiệt tình!”

Cả hai người đều bị sự nhiệt tình của tôi hoảng hồn, Dư Hoài vẫn là ánh mắt khó hiểu đó, sau đó rất lễ phép cúi đầu chào bố tôi: “Cháu chào chú, cháu là bạn cùng bàn của Cảnh Cảnh, Dư Hoài ạ.”

Lời tự giới thiệu của Dư Hoài làm tôi mất hồn.

Cảnh Cảnh Dư Hoài (Canh cánh trong lòng). Tuy đã qua nửa năm nhưng bất cứ lúc nào nghe hai tên này ghép lại, tôi vẫn có chút rưng rưng.

Đúng là rất khớp mà.

Bố tôi cười hiền từ với Dư Hoài.

“Dư Hoài, ừm, lúc đi họp phụ huynh chú cũng nghe thầy giáo khen ngợi cháu, nghe nói cháu tham gia kì thi toàn quốc gì đó còn đạt được giải nữa. Giỏi quá, Cảnh Cảnh nhà chú mà có được một nửa của cháu thì chú đã vui lắm rồi. Cảm ơn cháu bình thường đã quan tâm Cảnh Cảnh!”

Bố tôi vỗ vai Dư Hoài, đúng dáng dấp của lãnh đạo khen ngợi “hậu sinh khả úy”, làm cho người khác buộc phải nhìn thẳng.

“Đi thôi, cùng nhau đi ăn cơm!”

Đang định nói: Không cần đâu chú thì bố tôi vẫn nhìn Dư Hoài nghiêm túc.

Dư Hoài lại gãi gãi đầu, cười nói: “Vậy cháu cảm ơn ạ.”

Bố tôi đi về phía đỗ xe, ra hiệu bảo tôi đi theo. Tôi tức đến mức đá vào chân Dư Hoài một cái. Bữa này tôi mà nuốt nổi thì mới lạ đó.

“Sao cậu kẹt xỉ thế hả? Tôi ăn không của nhà cậu à? Cậu xem bố cậu hào phóng biết bao.”

“Không phải chuyện đó.” Tôi sốt ruột đến mức muốn cắn cậu ấy một phát.

“Vậy sao cậu cứ bày ra bộ dạng trong lòng có quỷ thế.” Cậu ấy nói xong liền lêu lêu tôi rồi chạy theo bố tôi.

Tôi âm thầm nhìn bóng dáng của hai người đó, lặng lẽ thở dài.

Cậu chính là con quỷ trong lòng tôi đó.

No. 234

Đây là bữa cơm kì quặc nhất mà tôi từng ăn.

Sự e dè của tôi trái ngược hoàn toàn với cặp “bố con” vừa mới gặp mà đã như quen biết từ lâu. Hai người họ chém chuyện trên trời dưới biển, không biết có phải bình thường bố tôi bị tôi phũ nhiều rồi không mà bây giờ bắt gặp được một thanh niên tiếp chuyện mình là có thể nói đến hưng phấn như thế. Tôi còn không có chỗ để chen miệng nói câu nào. Dư Hoài từ khách biến luôn thành chủ, không biết có phải để báo thù tôi ngăn cậu ấy ăn cơm cùng không nữa. Cậu ấy nhìn tôi, cười gian manh: “Cảnh Cảnh ăn nhiều vào, đừng khách sáo.”

Đúng là làm tôi tức chết mà.

Nhưng mặt khác, trong lòng thấp thoáng được nếm chút vị ngọt.

Tôi nhìn bố tôi và con rể hợp nhau biết bao. Tuy hiện tại chỉ có tôi có thể nhìn xa như vậy, hai người họ vẫn không hiểu rõ được ý nghĩa trọng đại của lần gặp này nhưng sau này khi hai người nhớ lại đều vô thức giật mình. Hóa ra là như thế đó.

Ừm ừm. Nhất định sẽ như thế.

Tôi đang mừng thầm trong bụng thì bỗng dưng cảm thấy không khí rất tĩnh lặng.

“Sao vậy ạ?” Tôi hỏi lơ ngơ.

Hóa ra hai người họ cứ chém, chém mãi mới phát hiện tôi cứ ngồi nhìn chằm chằm bàn ăn rồi đờ người ra, chỉ lo cười ngớ ngẩn một mình, biểu hiện vô cùng kì lạ.

Bị hai người họ nhìn đến nỗi dựng tóc gáy, tôi lập tức đứng dậy đi vào nhà vệ sinh.

Không ngờ lúc tôi quay lại thì hai người đã động đến sự khác biệt quan điểm của nhau, tự dưng trầm xuống rồi.

“Điểm ban nãy chú nói cháu không đồng ý. Những người được coi là người hiền trong Trung Quốc cổ đại không để lại nhiều ảnh hưởng. Họ tôn sùng cũng chỉ là dùng cách thức của Chung Nam Kiệt Kinh nhập thế, lúc sai thì lùi một bước, lúc đúng thì tiến hai bước, nói trắng ra vẫn là đầu cơ trục lợi.”

Tôi ngớ người ra nghe.

Đây là Dư Hoài ư? Bình thường cậu ấy là người có văn hóa như vậy à?

“Cháu đó, vẫn còn quá trẻ!” Bố tôi cười, nghe thì vẫn có vẻ khoan dung, cười ha ha nhưng tôi có thể nhận ra bố tôi đang đối đãi với Dư Hoài hết sức nghiêm túc: “Không ngoan và đầu cơ bản chất đều là bản năng đạt lấy cái lợi tránh cái hại đi của con người. Vấn đề trình độ không cần thiết cực đoan như vậy. Có một vài lời có thể cháu không thích nghe nhưng con người mà, biết càng ít về chuyện gì đó thì càng dễ hình thành cách nhìn đơn nhất, cố chấp.”

Dư Hoài có vẻ không phục song dường như cũng hiểu ra, đang cúi đầu suy nghĩ.

“Ý ban nãy của chú là cực đoan xuất phát từ không hiểu biết ạ?” Cậu ấy nghiêng đầu hỏi.

Bố tôi bỗng dưng hỏi tôi: “Cảnh Cảnh, con thấy sao?”

Con thấy gì cơ?

Tôi nhìn Dư Hoài theo bản năng, vô ý cúi đầu nói: “Con thấy Dư Hoài nói có lí, làm người vẫn nên đừng.. đừng đầu cơ, chân thành một chút vẫn hơn.”

Cái gì gọi là một câu đắc tội hai người? Chính là câu của tôi.

Đối với kẻ ủng hộ trình độ thấp kém như tôi, Dư Hoài tỏ ra hết sức chê bai, còn bố tôi thì vẻ mặt tang thương, viết lên hàng chữ: Con gái lớn không giữ được mà!

No. 235

Lúc về đến lớp học, Dư Hoài nói với tôi: “Cậu có bố tốt thế, rất có tư tưởng, thông minh lại biết nhìn xa trông rộng. Sao những ưu điểm này bình thường không thể hiện trên người cậu nhỉ?”

Tôi như chất chứa nhiều tâm sự, lắc lắc đầu: “Đúng là mù công cốc mà.”

Tôi không biết nên phản kích lại lời của Dư Hoài ra sao, chỉ còn cách đổi chủ đề: “Này, chúng ta đổi chỗ đi. Cậu lên ngồi chỗ tôi, nhìn rõ lắm luôn, chỉ là vài lúc ăn ít bụi phấn thôi. Mắt cậu đỡ hơn chưa?”

Cậu ấy chợt cười, lắc đầu nói: “Cảnh Cảnh, cậu đúng là một cô gái tốt, lại còn đơn thuần nữa.”

Câu chuyện bỗng chuyển từ cha hổ con chó biến thành biểu dương khen ngợi, tôi không theo kịp nữa. Sau khi nói chuyện xong với bố tôi, đúng là Dư Hoài hơi kì lạ.

Dư Hoài khẽ cười: “Nhưng lớp trên nghĩ quá nhiều, làm quá tốt thì lớp dưới tự nhiên sẽ đơn giản, không có tâm địa gì.”

Nói xong, cậu ấy xoa đầu tôi rất tự nhiên và nói: “Cảnh Cảnh, thật ngưỡng mộ cậu.”

Sau đó cậu ấy trở về chỗ, để lại tôi đứng như trời trồng ở đó.

“Thế có đổi chỗ không hả?” Tôi hét lên.

“Không đổi, tôi ngồi ngoài cửa còn phản ứng nhanh hơn cậu. Đổi con khỉ!”

Bóng lưng của Dư Hoài vẫn quen thuộc như thế, cao lớn rộng rãi nhưng gầy guộc, lúc bước đi hơi nghiêng ngả, luôn xiêu vẹo và vẫn tỏa nắng như thế. Nhưng bỗng chốc một phút giây nào đó, cậu ấy lại tỏ ra bản thân không hề đơn giản như vậy.

Cậu ấy chất phác đơn giản như thế, ấy vậy mà lại nói, thật ngưỡng mộ cậu đơn thuần như thế, Cảnh Cảnh.

Tôi sớm đã biết cậu ấy rất ưu tú.

Nhưng đó không phải là nguyên nhân đích thực khiến tôi cảm thấy cậu ấy xa vời đến thế.

Tôi chợt nhận ra rằng tuy tôi ngồi bên cạnh cậu ấy, mỗi ngày tiếp xúc hơn mười tiếng đồng hồ, quen với khuôn mặt nhìn nghiêng của cậu ấy đến nỗi có thể vẽ ra được nhưng tôi lại thật sự không hiểu cậu ấy. Đôi khi cảm giác hiểu cậu ấy thêm một chút, ví dụ như phát hiện cậu ấy sẽ trở nên yếu mềm, mất tự tin vì kì thi nhưng chỉ là sự đồng cảm, gần gũi trong khoảnh khắc, ngay mấy giây sau lại quay trở về điểm xuất phát.

Trong quỹ đạo thời gian của chúng tôi, thứ mà tôi có đều là những điểm đứt gãy vụn vặt, không thể ghép lại thành một Dư Hoài hoàn chỉnh được.

No. 236

Bữa cơm tối hôm đó, bố tôi long trọng khen ngợi Dư Hoài.

Đại khái là học sinh thi đỗ Chấn Hoa quả không tầm thường, không những có thành tích tốt mà còn phát triển toàn diện, rất có đầu óc, suy nghĩ riêng, học rộng biết nhiều, tuy vẫn còn trẻ người non dạ nhưng rất có tương lai.

Tôi còn lo sau khi tranh luận một hồi bố tôi sẽ có cách nghĩ khác, không ngờ còn đánh giá cao Dư Hoài đến vậy. Tôi nghe vui như mở cờ trong bụng nhưng đành phải kìm nén lại, lập tức tỏ vẻ như không quan tâm.

Bố tôi nói một hồi tràng giang đại hải xong mới quay về chủ đề chính: “Cảnh Cảnh, con phải học hỏi thằng bé nghe chưa.”

“Vâng, tất nhiên rồi ạ.” Tôi gật đầu.

Bố tôi ngớ người.

Trước đây, mỗi lần bố tôi khen ai bên hàng xóm hoặc nhà anh em người thân, tôi đều cau có mặt mày, chỉ im lặng thể hiện bất mãn.

Nhưng mà, bố tôi quả là một người đàn ông thật đáng yêu.

Ông tổng kết tất cả những thay đổi này đều do con gái ông đã hiểu được khổ tâm của người cha này.

No. 237

Tân Đông Phương dạy liên tiếp trong mười một ngày và kết thúc trước Tết.

Dư Hoài chỉ kiên trì được một tuần.

Cuối cùng thì cậu ấy vẫn không đồng ý đổi chỗ với tôi. Trước hôm cậu ấy rút lui, tôi như có dự cảm, chốc chốc lại ngoảnh đầu xuống nhìn, mỗi lần như vậy đều bắt gặp lúc cậu ấy đứng dậy chạy ra ngoài.

Tôi gửi tin cho cậu ấy: Cậu sao thế?

Buồn vệ sinh.

Mới có mấy phút mà! Cậu định đi bao nhiêu lần hả? Cũng không phiền hà chạy đi chạy lại sao, không phải có bệnh gì chứ?

Cậu mới có bệnh đó.

Cậu nhìn tôi đi, tôi mấy tiếng rồi còn chưa có động tĩnh gì đây.

Rất lâu sau cậu ấy cũng không trả lời.

Đến khi tôi sắp quên mất chuyện này, điện thoại chợt rung.

Dư Hoài đáp: Tất nhiên, người lười, bàng quang cũng lớn mà.

… Khỉ gió nhà cậu. Tôi gập điện thoại lại, vừa thầm chửi vừa bĩu môi.

Cậu biết không? Nhắn tin với người mà mình thích cùng làm tổn thương nhưng quyết không nhắc đến thích những tâm tư đó hay không là chuyện rất rất vui.

Dẫu sao bây giờ tôi mới biết.

Sau này nghỉ rồi Dư Hoài mới nói cho tôi, cậu ấy chạy đi vệ sinh là vì cậu ấy uống một bụng nước thuốc hạ sốt nhưng không những không hạ sốt mà suýt nữa còn làm vỡ bàng quang cậu ấy mất.

Cuối cùng Dư Hoài vẫn không thể dùng hơi nước xông mắt để khống chế sự phát triển của cái mụn, sau đó cậu ấy sốt cao và phải nhập viện.

Tôi xin bố tôi tiền để đi mua bút ghi âm, ghi âm lại bài giảng của thầy. Tất nhiên để tiết kiệm điện, lúc kể chuyện cười, diễn kịch, hoặc nói liên tiếp “thần chết đến rồi”, tôi đều không ghi âm lại.

Tôi cất bút ghi âm và sổ tay ghi chép của mình vào ngăn bàn thật cẩn thận rồi gửi tin nhắn cho Dư Hoài: Cậu cứ an tâm dưỡng bệnh đi, tôi chép tất bài rồi, còn ghi âm lại nữa. Đừng sốt ruột, sẽ không khiến cậu bị bỏ lỡ nội dung quan trọng đâu.”

Haiz, nếu bố tôi biết được người con trai mà con gái ông quan tâm đầu tiên không phải là ông, ông sẽ đau lòng biết bao nhiêu đây… Hết

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.