Đào Một Hoàng Đế Làm Vợ

Chương 15




*Chương này có nội dung ảnh, nếu bạn không thấy nội dung chương, vui lòng bật chế độ hiện hình ảnh của trình duyệt để đọc.

Chuyển ngữ: Andrew Pastel

Dựa theo Đạo giáo Trung Quốc cổ xưa, người Trung Quốc cổ đại, thậm chí hiện giờ cũng có rất nhiều người tin rằng: Người sau khi chết, linh hồn sẽ ở sống ở một nơi khác, đó là một thế giới khá giống với dương gian, gọi là âm phủ. Thời đại nào, văn hóa nào cũng có những tưởng tượng về cõi âm, thậm chí trở thành truyền thống.

Các hoàng đế cổ đại lại càng coi trọng chỗ an nghỉ của mình. Đại đa số hoàng đế vừa đăng cơ đã chuẩn bị xây mộ, lăng mộ Tần Thủy Hoàng xây 35 năm, Chiêu Lăng xây dựng giằng co cũng mất 107 năm……

Những tượng đất nung nổi tiếng thế giới, những hầm mộ khổng lồ và những bức tượng gốm tinh xảo đáng kinh ngạc. Nhưng, những chiến binh và ngựa bằng đất nung này chỉ là một phần nhỏ trong lăng mộ của Hoàng đế Tần Thủy Hoàng. Tư Mã Thiên đã ghi chép lại: “Khi Tần Thủy Hoàng lên ngôi đã chọn núi Ly Sơn để xây mộ, sau này thống nhất thiên hạ thì đưa tới đây 700.000 lượt người, đào ba đường suối để làm lối dẫn vật liệu, đồ dùng vào trong, đem cả những vật quý giá, sang trọng vào cùng. Trên đường vào thiết lập công cụ tự động bắn cung tên đề phòng kẻ xâm nhập. Còn đem cả thủy ngân đổ xuống để tạo thế như sông Hoàng Hà, Trường Giang chảy ra biển lớn. Trên có trời cao dưới có đất vững.…”

Bí mật về lăng mộ của Hoàng đế Tần Thủy Hoàng đến giờ vẫn được chôn sâu dưới lòng đất.

Mà giờ phút này, Đàm Trình biết, vạch trần đám sương mù vây quan lăng mộ này, sẽ lại là một khám phá khác chấn động cả thế giới. 

Dời tảng đá đi, Đàm Trình là người đầu tiên bước chân vào lăng mộ từ đường hầm đã đào, ánh đèn pin không đủ chiếu sáng cho không gian tối tăm, nhưng cũng đủ để Đàm Trình mường tượng được nơi này, đây là một gian phòng trống rất lớn, được khảm bằng những phiến đá mài nhẵn. 

Phía nam đường hầm bị một phiến đá lớn chặn lại, phía bắc là một vách tường rất lớn, giữa vách tường có vài khe nứt vì thời gian, nhưng khe nứt này men theo một hình chữ nhật dài khoảng 2 mét, cao 3 mét. 

“Chỗ đó hẳn là cổng vào địa cung.” Đàm Trình cầm máy ảnh bấm vài cái rồi nói: “Bên kia phải có không gian trống thì tường mới nứt ra như thế.”

“Đúng vậy, theo triều Minh thì kiểu tường này gọi là tường kim cương (*).” Thầy Lưu đi đến gần vách tường xem xét, “Có lẽ phải phá nó ra rồi.”

(*) một loại tường xây hình chóp để chịu lực bằng một loại đá nhân tạo trộn nhiều loại chất đặc thù khác nhau, siêu cứng nên mới có tên là kim cương. 



Ảnh dỡ tường kim cương trong Minh Định lăng của vua Vạn Lịch năm 1956. Các bạn có thể search vụ khai quận mộ này xem thêm nha, đọc xót lắm luôn huhu…



Hà Hạnh nhìn không gian bị bịt kín bởi các vách đá đen nghìn nghịt, không biết vì sao đáy lòng đột nhiên sinh ra một tia sợ hãi, cậu ta cảm giác như đang hít thở cái không khí hơn ngàn năm trước, cái không khí mà linh cữu hoàng đế đã từng trải qua….

“Vẫn chưa chắc chắn mà, các cậu xem đi bốn mặt tường đều có cùng kích thước, chất liệu hình dáng, sao có thể khẳng định khu vực này là cổng vào địa cung? Lỡ đâu đây chỉ là cổng ngụy trang thì sao, mấy cậu không nghĩ đến cái đại mộ này có bẫy rập à!”

Cái đêm kinh hồn đó đã rạch vào lòng Hà Hạnh một vết sẹo, cậu ta đã tận mắt thấy Trương Khải Thạc chết đi như thế, giờ lại lần nữa bước vào nơi này, làm sao có thể an tâm cho được.

Đàm Trình hiểu vì sao Hà Hạnh cẩn thận như thế, cậu cũng không phải không lo lắng.

Lúc ấy vì tránh trường hợp như Trương Khải Thạc xảy ra, họ sửa lại hướng đi của đường hầm, tránh đi cái đường hầm cũ kỳ quái của bọn trộm mộ. Thật ra dù có sửa lại lộ trình, trong lòng các đội viên cũng biết rằng, dù có đổi thế nào, tai ương vẫn không thể tránh khỏi.

“Hà Hạnh nói cũng đúng, trong sách cổ cũng ghi chép trong lăng hoàng đế có rất nhiều bẫy rập, thợ xây có tay nghề cao có thể xây được những cái bẫy sụp lún, không ai biết được bức tường này là thật hay giả cả.” Ngô Hải nói làm các đội viên còn lại đang do dự cũng gật đầu. 

“Đúng vậy, cẩn thận chút thì tốt hơn, nếu lại có án mạng thì dự án này sẽ bị ngừng ngay lập tức.”

“Vẫn là nên đi thăm dò trước xem thế nào đã.”

“Nhưng lỡ đâu có bẫy sụp lún hay bắn tên thì chúng ta bị giết hết toàn bộ à?” 

Trương Tuấn nhìn mấy người đang tranh luận, nhíu mày nói: “Ý các cậu là gì đây? Cho một người vào trước à? Vậy ai đi?” Nói đoạn cậu ta chỉ chỉ vào từng người: “Cậu? Cậu? Hay là cậu đây Hà Hạnh? Hay là ai cũng không muốn đi?”

Nghe Trương Tuấn nói như thế, quả nhiên kia mấy người kia đều im miệng lại ngay. 

“Thật ra cũng chẳng ai biết trước bên kia có gì, trước mắt cứ dỡ xuống một phần tường gạch rồi rọi đèn vào xem thử bên trong xem.” Đàm Trình tháo mắt kính xuống lau bụi, “Luôn phải dò dẫm trước từng bước mới được.”

Đàm Trình nói đúng, đúng là giờ có lo lắng cũng không làm được gì. 

Vì tránh cho tường vây sụp xuống, đội khảo cổ chỉ có thể bắc một cái thang lên gỡ từng viên đá từ trên xuống, khảo cổ là như vậy, chẳng biết bên kia tường là gì, châu báu, đá vụn, hay chỉ là một căn phòng trống. Nếu bên kia là vật quý vô giá mà phá tường, lỡ đâu hỏng mất, họ sẽ hối hận không kịp, nên không thể phá tường toàn bộ, chỉ có thể chậm rãi dùng công cụ gỡ từng viên đá xuống. 

Thời gian từng giây từng phút trôi qua, tường vây cao ba mét lộ ra một cái lỗ một người khom lưng có thể chui qua được. Đàm Trình đứng trên thang mân mê khối ngọc bội trong túi áo, nhờ Trương Tuấn đưa đèn pin lên, nương theo ánh đèn quan sát bên kia tường.

Bên kia tường là một hành lang dài thẳng tắp, nhìn dưới mặt đất có vẻ chưa từng có ai đặt chân qua.

“Thoạt nhìn thì có vẻ ổn.” Đàm Trình leo xuống thang, nói.

“Cậu thấy được mấy cái bẫy ẩn không?”

“Sao mà thấy được. Đàm Trình có mỗi cây đèn pin, có thấy chắc chỉ thấy được ma!”

“Vậy giờ làm sao?” Hà Hạnh nhìn Đàm Trình nói, “Hay là mình tìm một con dê cho vào trong thử?”

Trương Tuấn thật ra cũng đã nghĩ đến phương án cho động vật vào thăm dò trước, nên tán đồng ngay: “Được đó, ném con dê vào trước coi sao.”

“Nhưng mà con dê vô rồi sao nó nói cậu biết là an toàn hay không được? Nó chết trong đó cậu cũng chẳng biết.”

“Thì buộc dây vô người nó, để nó vô lát mình giật dây kéo nó lại xem có bị thương không.”

Kế hoạch của mọi người nghe có vẻ rất ổn, nhưng khi đến chiều tìm ra được một con dê, cũng không biết tại sao khi thả nó qua bên kia tường, con dê kia sống chết không chịu đi đâu, cứ nép sát vào góc tường run bần bật.

Đàm Trình dở khóc dở cười, sao nhìn cứ như đang ngược đãi động vật nhỏ…

“Thôi được rồi, để tôi vào.”

Nói, Đàm Trình kéo con dê lên, cởi dây thừng cho nó chạy đi, rồi buộc dây vào hông mình, “Tôi nghĩ chắc cũng không có chuyện gì đâu, để tôi vào trước xem thử…… Lỡ mà có chuyện gì, mấy cậu nhớ kéo tôi về nhanh nha.”

“Cậu định vào đó thật à?” Trương Tuấn không yên tâm, Đàm Trình có thể nhìn thấy mấy thứ kia, nếu để Đàm Trình vào đó….

Đàm Trình cười cười, “Không sao đâu.”

Nói đoạn, Đàm Trình nhờ Ngô Hải tìm thêm một cái thang gỗ cho mình, sau đó cẩn thận luồn nó qua để sẵn mặt bên kia tường. Sau khi đã ổn định, Đàm Trình mới cầm đèn pin, cẩn thận bước xuống từng bậc thang. 

Dò dẫm từng bước, Đàm Trình lia đèn pin quan sát bốn bức tường, nó là những phiến đá xanh được ghép nối lại với nhau, trên có khắc những biểu tượng Bị Hí, Si Vẫn, Thao Thiết, Nhai Xế, Bệ Ngạn, Toan Nghê, Công Phúc, Tiêu Đồ, Bồ Lao (*)  sinh động như thật……

(*) Theo truyền thuyết Long sinh cửu tử, Rồng thần sinh được 9 con trai nhưng không con nào là Rồng cả. Chín người con của Rồng đều là các loài thần thú và có tính cách khác nhau.

Nương theo ánh sáng đèn, Đàm Trình ngẩng đầu nhìn trần nhà, những hoa văn kì dị, những đường sọc vằn vện, Đàm Trình hình như đã thấy qua hoa văn này, nhưng nhất thời không nhớ ra.

Cuối hành lang khoảng hai mươi mét, là một cái cổng lớn được tạc bằng đá cẩm thạch trắng nguyên khối, mái hiên nguy nga và cánh cổng cao lớn biểu thị địa vị tối cao của chủ nhân làm người khác phải ngước nhìn. Dưới mái hiên là một tấm biển bằng ngọc bích trắng, trên chỉ viết một chữ:

“Mặc”

Hai bên cổng đá cẩm thạch có hai tượng thần thú kỳ lạ bằng đồng cao đến hai mét, nhe răng trợn mắt, trông rất dữ tợn, có lẽ nó đứng canh giữ ngôi mộ này.

Xưa nay có như vậy một cái cách nói, phẩy trên là nhà phẩy dưới là mộ, người chết, đặc biệt là người có địa vị cao, đều thích xây phần mộ của mình phỏng theo kiến trúc họ ở lúc sinh thời, và đưa những người yêu thương và vật dụng yêu thích xuống cùng, tiếp tục tận hưởng cuộc sống trong cõi âm.

(*) Trong tiếng Trung, chữ gia (nhà) 家 có cái phẩy trên “nóc”, chữ trủng (mộ) 冢 cái phẩy nằm bên trong. 

Phong cách kiến trúc của lăng mộ này, hẳn là kiến trúc thời đó.

Nhìn một chữ “mặc” duy nhất trên biển kia, Đàm Trình siết chặt ngọc bội, mảnh ngọc này đúng là của chủ nhân ngôi mộ.

Túc Cảnh Mặc…… Tên này……

“Đẹp quá……”



Chưa gì đã bật mode ume vợ =]]

À dò sơ thì tên pi sà là Cảnh trong phong cảnh, Mặc trong thủy mặc, là chữ viết, bút tích, mực đen, màu đen.. Tên pi sà đẹp thì đẹp thật nhưng nghe cứ đen như cái tiền đồ của ổng vậy….. 

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.