Đàn Tu

Chương 9: Bàn dưỡng




Vương Kha đã đạt tới Tam trong thiên, hơn nữa hắn lại có bí thuật chính tông của Luyện Khí Sĩ, tích cốc mấy ngày, đi mấy trăm dặm dưới mặt trời không phải là vấn đề.

Mấy ngọn núi hoang phía bắc thành Thuận Kinh lúc đầu vốn thuộc về Long Hổ Quan. Long Hổ Quan ngày xưa chủ tu đan hống ngoại đạo, luyện ra một số đan dược tốt được mấy đại hoàng đế tiền triều coi trọng. Nhưng sau khi Thái Tổ hoàng đế khởi binh, Long Hổ Quan bị diệt trừ, nghe nói chính là ở tại mấy ngọn núi hoang này mấy đạo nhân của Long Hổ Quan bị một đám Luyện Khí Sĩ do Thái Tổ hoàng đế phái đến giết hại. Sau đó không biết là do cảm thấy mấy ngọn núi hoang này không có ý nghĩa vô giá trị, hay là cố ý, mấy ngọn núi hoang này trở thành vật vô chủ. Về sau, có vài đạo nhân rảnh rỗi đến xây biệt viện, nếu như mấy đạo nhân rảnh rỗi kia sau khi xuống núi xuất hiện một ít nhân vật khủng khiếp thì có lẽ mấy ngọn núi hoang này đã có chút danh tiếng. Nhưng mấy đạo nhân kia đến một người cũng đều không tu ra chút đạo hạnh nào, mấy ngọn núi hoang giống như mất linh khí. Cuối cùng mấy đạo nhân kia từng người từng người rời đi, mấy tòa biệt việt và tiểu đạo quan không có ai quan tâm, cỏ cây dại mọc lên, chồn hoang cũng ở đó mà sống.

Lúc trước khi Vương Kha tu hành cần bế quan tĩnh tu, hắn đã dạo qua mấy ngọn núi hoang một khoảng thời gian, cho nên hắn không xa lạ gì đối với hoàn cảnh ở đây. Đi đến chân núi, hắn dừng lại suy nghĩ một chút. Hắn không giống mấy lần trước chọn đạo quán còn nguyên vẹn hoàn hảo nhất để tĩnh tu, lần này hắn chọn con đường nhỏ gập ghềnh mới tạo ra của mấy người hái thuốc, một đường leo lên, đi tới phía sau lưng của ngọn núi.

Dược thảo sinh trưởng trên mấy ngon núi hoang này không nhiều, người hái thuốc dân gian bình thường lên núi vào hai mùa xuân và mùa hạ. Lúc này đã qua mùa thu, con đường thường bị cỏ dại và cành cây che lấp, chẳng qua là mùa đông cây cỏ héo tàn, cho nên đối với Vương Kha mà nói leo núi không khác gì chạy bộ trên đất bằng.

Lần này, có được vận trời tuy lòng hắn như lửa đốt, nhưng lại làm việc giống như bình thường cẩn thận tới cực điểm, không những không để lại bất kỳ một dấu chân rõ ràng nào trên đường, mà còn khi bước đi tận lực không dẫm gãy bất kỳ cành cây ngọn cỏ.

Không lâu sau, Vương Kha đã tới vách núi. Hắn nhún xuống, nhảy vào một cái sơn động cao hơn đầu người.

Sơn động này chỉ đủ cho mấy người trú lại, vách đá bốn phía đều được quét qua vôi, sau cùng bên trong có khối mặt đá hình thành chính là một khối tháp đá tự nhiên.

Đây là nơi mà người hái thuốc hai mùa xuân hạ dùng để nghỉ ngơi, cách mặt đất đủ cao, bên trong khe đá lại được quét vôi tránh được rắn rết. Lúc này đang là mùa đông rét đậm, người bình thường tất nhiên không thể ở lại đây, nhưng Vương Kha lại khác hắn là Luyện Khí Sĩ có được phương pháp chống lại hàn khí. Vương Kha nhìn thoáng qua khắp sơn động, rồi đi đến xung quanh cửa động tìm nhặt cành cây khô. Hắn không vội vã tìm kiếm đồ ăn, mà đốt lên một đống lửa ở cửa động. Sau đó, hắn lấy ra miếng vải bố lúc trước và chuỗi hạt gồm 108 hạt châu từ trong túi gấm chuyên mang theo bên người, tiếp tục dùng một loại lực đạo cực kỳ nhu hòa đều đặn chậm rãi lau những hạt châu.

Chuỗi hạt chế tạo từ Kim Tinh Tử Đàn đã trên nhất phẩm là chí bảo đủ để khiến toàn bộ thành Thuận Kinh khiếp sợ, thế nhưng tuy hắn vẫn tiếp tục động tác như vậy, ánh mắt lại không rơi vào trên chuỗi hạt này, mà khoan thai nhìn về phía xa ngoài động, thưởng thức phong cảnh.

Luyện Khí Sĩ luyện châu làm Pháp khí, chú trọng hai chữ "Bàn dưỡng".

Cho dù tài nghệ có vô cùng cao vượt qua cả Tượng sư (thợ mộc) - người chế tạo ra chuỗi hạt, làm cho người bình thường không thể nhìn ra, nhưng dù sao không thể tránh khỏi có dấu vết công cụ cắt gọt, mài dũa.

"Bàn" chính là Luyện Khí Sĩ muốn dùng năm rộng tháng dài mài dũa, từ từ hết sức khiến cho hạt châu trở thành hình dạng và cấu tạo mà mình mong muốn.

Như những hạt châu nhỏ tròn xoe này, Vương Kha cần chính là muốn chúng nó trở thành những hạt châu chân chính tròn vành vạnh.

Mỗi khỏa Pháp châu tuy rằng rất nhỏ, nhưng bản thân mỗi khỏa đều chứa một thứ đặc biệt của trời đất.

Nếu coi chân khí như là dòng nước thì chuỗi Pháp châu chính là một con sông lớn.

Pháp châu tròn trịa giống nhau, nhưng sức người có hạn, không thể làm cho mộc văn tự nhiên ở giữa các hạt châu đều lỗi lòm dài ngắn đồng nhất giống nhau nhưng tựa như đá cuội trong dòng sông bị dòng nước bào mòn mài dũa trong thời gian dài đã sớm bị mài nhẵn góc cạnh, sẽ không tạo thành bọt nước và loạn lưu.

Khi chân khí chảy xuôi trong Pháp châu mà không xảy ra trường hợp chân khí hỗn loạn không thể khống chế, khi đó chuỗi Pháp châu mới được xem như là hoàn thành bước công phu đầu tiên.

Về một chữ "Dưỡng" , chính là châu dưỡng người, người dưỡng châu. Luyện Khí Sĩ lợi dụng linh khí trong linh mộc tu hành, đồng thời dùng chân khí mà bản thân đang tu luyện gọt giũa nuôi dưỡng Pháp châu, luyện thành Pháp khí.

Thủ pháp bàn dưỡng của Cảnh Thiên Quan là pháp quyết thuận theo lòng trời ý người, chú ý vật ngã lưỡng vong (cả đối tượng và sự vật ta đều quên đi, quên đi hết thảy), rút ra một đạo lý riêng, con người trong lúc vô ý thức thân thể phản ứng bằng trực giác là hành động tự nhiên nhất, tuy là tự nhiên nhưng ngược lại có thể... xuất ra lực đạo phù hợp nhất.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.