Cửu Dung

Quyển 1 - Chương 22: Đêm xuân nở ngàn hoa (2)




Nhà thơ Dường-Trương Hộ từng viết một bài thơ miêu tả không khí sôi nổi của Tết Nguyên tiêu, thơ rằng: “Ngàn cửa mở rộng vạn đèn lồng, trung tuần tháng Giêng kinh thành rung.Ba trăm cung nữ vung áo múa, thi tử vang vọng cả không trung [1]”.

Từ Thẩm gia đi ra, nhà nhà trên đường treo hoa đăng đủ loại đủ kiểu phong phú, có đèn Khổng Minh [2], đèn trường minh [3], đèn lồng giấy, đèn lưu ly, vân vân và vân vân. Trong chốc lát ấy, thật sự có thể nói là sắc màu rực rỡ, tươi đẹp, hân hoan.

Rẽ vào con phố Văn Hoa phồn hoa nhất, hai bên đường treo đầy hoa đăng muôn hình muôn vẻ. Đăng luân, đăng lâu, đăng thụ cao lớm, rực rõ tỏa sáng lấp lánh. Người đén kẻ đi, muôn hoa đua thắm khoe hồng, thât sự có thể nói là: ”Yến tiệc thơm đẹp ngạt ngào, kìa lan sắc đỏ đón chào đầu xuân. Dặm đất trải rộng muôn phần, phồn quang tuyết trắng vô ngần tầng không [4]”. Sĩ tử vận trường sam nho nhã, cô nương khoác áo váy phất phơ, các cụ già bạc đầu thượng thọ, đám con trẻ má phấn tóc xanh... Con người muôn sắc muôn hình, xen lẫn trong cảnh đèn đuốc sáng trưng, phảng phất như “người bơi trong bức họa [5]”

Ngay ở của phòng người thiếp của mấy gia đình có đặt hình nhân một cô nương được bện bằng rơm rạ, vải vụn cao cỡ người thật, đây là phong tục “Đón Tử cô” của Duy huyện. Tử cô trong truyền thuyết là một cô nương thật thà tốt bụng, vì nghèo túng đói rét mà chết đi. Vì thế, mỗi Tết Nguyên tiêu ngày Mười lăm tháng Giêng, mọi người đều bện hình của nàng, cúng bái và chúc phúc cho nàng. sau khi Băng Ngưng nghe nói về phong tục này, rất đồng cảm với Tử cô, bèn chạy đến trước một cửa nhà, cầm tay một “Tử cô” được bện bằng rơm nói chuyện cả hồi lâu, đến lúc xúc động còn rơi nước mắt. Cô bé từng lưu lạc một lần, chịu đủ đói rét, hiển nhiên có một loại tình cảm khác biệt với Tử cô, tự đáy lòng cảm thấy đồng bệnh tương lân.

Trước cửa hàng đều cắm một cành dương liễu và hương, bên cạnh đặt một cái bát, trong bát của những người bần cùng thì để cháo đậu, khoai lang: còn những người ngày thường sống dư dả hơn một chút thì để màn thầu, rau cải, sủi cảo: trước cửa những gia đình phú quý giàu sang thì bày thịt cá ê hề, còn cả rượu thuần chất. Đây là phong tục “Tế nhà tế cửa” trong dịp Tết Nguyên tiêu. Một năm tổng cộng có bảy dịp lễ tế, thì đây là dịp thứ hai trong số đó. Cho nên đối với những người ăn mày mà nói, Tết nguyên tiêu quả là một ngày lành. Bởi vì đắn đêm hôm yên tĩnh, bọn họ có thể tùy ý ăn các mín cúng tế trước cửa nhà người ta, ăn không hết còn có thể gói ghém mang đi, trữ thức ăn dần dần. Những lúc này, chủ nhân cũng không trách móc. Ngày hôm sau, bọn họ mở của ra, thấy đồ ăn cúng tế không còn ở đó nữa, sẽ cho là thần tiên ăn hết, có thể phù hộ cả nhà già trẻ bình an, sống những ngày tốt đẹp.

Chúng tôi đi đến cầu Tứ Thủy, thấy có vài cô nương ăn vận khác nhau, trong tay cầm hoa đăng đánh bạn mà đi. Bởi vậy, Băng Nhi cũng mua bốn chiếc hoa đăng, đưa cho chúng tôi mỗi người một chiếc, đi theo những cô gái kia cùng qua cầu. Phong tục này có tên là” Tẩu bách bệnh”. Nghe nói nữ tử”Tẩu bách bệnh” thì có thể từ bỏ bệnh tật tai họa cho người thân bên cạnh.

Đi qua cầu Tú Thủy, chúng tôi đến miếu Tam Cô Nương. Trước miếu giăng đèn kết hoa, rộn ràng xôn xao, vô cùng náo nhiệt. Miếu Tam Cô Nương này có tên là miếu Nhân Duyên. Truyền thuyết kể rằng ai tới nơi này, một khi gặp được người trong lòng thì có thể bên nhau trọn đời, hạnh phúc đủ đầy. Tam cô nương trong truyền thuyết là người triều Hán, vì dung mạo tuyệt trần, nghiêng nước nghiêng thành, bị Hoàng đế triệu vào cung làm phi tử. Sau khi nàng vào cung, trong lòng nhớ mong người thương là thanh mai trúc mã bên ngoài, chẳng mấy thì uất ức chết đi. Sau khi Hoàng đến biết chân tướng sự việc, hết sức áy náy và cảm động, vì thế liền đưa di cốt nàng về lại quê hương, cũng xây cho nàng ngôi miếu Tam Cô Nương này. Tình yêu của vản thân Tam Co Nương tuy không mũ mãn, nhưng vì thế lại gieo quyết tâm cho bao đôi nam nữ yêu nhau trong thiên hạ. Vì vậy mỗi lần hiển linh, đều làm mối cho những nhân duyên tâm đầu ý hợp trong thế gian. Trong miếu Tam Cô Nương có một tảng đá, tên là “ Tam Sinh Thạch”, nghe nói nếu bái lạy ở chỗ tảng đá kia, gọi tên người trong lòng thì có thể bên nhau ba đời ba kiếp, mãi chẳng phân ly.

Trước miếu bày biện hai cái sạp. Một xem bói xem quẻ giải xăm, một phụ trách hội Đố đèn. Cái gọi là “hội Đối đèn”, nói thẳng ra là tiêu tiền giải câu đố trên đèn kiếm bạc trắng, mỗi lần giải mất ba văn tiền, giải đúng có thể có được đến ba mươi văn tiền thưởng. Ai giải đúng nhiều nhất còn được phong hài “Trạng nguyên đố đèn” và giải thưởng hai mươi lượng bạc. Bởi vậy, hoạt động này thu hút vô số văn nhân mặc khách, tài tử từ nhân.

Minh Nguyệt Hân Nhi tràn trề hăng hái, ánh mắt nhìn ngó đến độ có vẻ không biết nơi này là chỗ nào. Cô bé xúi chúng tôi: “Tiểu thiếu phu nhân, Biểu tiểu thư, Nhị biểu tiểu thư, chi bằng chúng ta đi vào miếu bái Tam Sinh Thạch đi, cầu duyên, được không? Biểu tiểu thư cũng không còn nhỏ nữa rồi”.

Băng nhi cốc đầu con bé, mắng: “Tiểu nha đầu, đừng nói lung tung, chính mình động lòng xuân rồi đi bái thần chứ gì. Cần gì phải kéo ta vào?”

Giờ tôi là người đã có gia thất, đương nhiên không thích hợp đi bái Tam Sinh Thạch, cho nên cười nói: “Minh Nguyệt Hân Nhi, Băng Ngưng, hai em bầu bạn với Biểu tiểu thư đi báo Tam Sinh Thạch đi. Ta ở đây giải đố đèn, chờ mấy em”. Minh Nguyệt Hân Nhi nghe xong, dắt Băng Nhi và Băng Ngưng hớn hở bước đi, tôi đợi trước cửa miếu, đặt mấy văn tiền vào rồi đi gải câu đố đèn.

Khi tôi còn nhỏ, tuy rằng gia cảnh sa sút, nhưng cũng có rất nhiều sách. Đọc chữ luận căn vốn không làm khó được tôi. Bởi vậy, chẳng mất bao nhiêu thời gian, tôi đã liên tiếp giải đúng mười mấy câu đố đèn. Lão tiên sinh chủ quán hội Đố Đèn vuốt chòm râu dài cười nói: “Trạng nguyên hội Đố đèn đêm nay, Tiết công tử chưa chắc chiếm được ngôi đầu. Tuy vị cô nương này tới muộn, nhưng tài trí lanh lẹ không thua gì công tử.”

Tôi ngẩng đầu nhìn lên mới thấy cách mình không xa lắm có một công tử trẻ tuổi đang đứng. Y nhấc một chiếc đền lên, chừng nghĩ ngợi chốc đã có thể nói ra đáp án, làm cho mọi người vỗ tay tán dương. Đây là “Tiết công tử” lão tiên sinh nhắc tới. Công tử kia vặn áo gấm xa hoa, phong thái nhẹ nhàng, tuấn tú khác thường, khí chất cũng hơn hẳn người thường, xem chừng nhất định là nhân vật hàng đầu. Chỉ đáng tiêc trời lạnh như vậy, trong tay y vẫn cầm một chiếc quạt, làm cho người ta cảm thấy y là một tên quần là áo lượt làm bộ làm tịch, lỗ mãng càn rỡ.

Lúc này, chắc cũng nghe được lời tiên sinh nói, y nhìn tôi từ trên xuống dưới. Tôi sợ người khác chê trách, vội quay mặt sang chỗ khác, không nhìn y nữa. Ai ngờ y lại tiến đến gần, chớt nhả cười đùa: “‘Ngài tằm, liễu tuyết, tơ vàng tràn. Phảng phất hương mai. nụ cười lan. Trăm phương ngàn hướng bao lần liến. Ngoảnh đầu nhìn lại. Người ngay trước mắt. Dưới ánh lửa tàn [6].’ Chào cô nương, tiểu sinh Tiết Bạch Y xin hữu lễ”.

Tôi cũng không nhìn y thêm nữa, lạnh nhạt nói: “Chắc hẳn Tiết công tử nhận lầm người rồi, Tôi nào phải cô nương gì đó. Tôi là tiểu thiếp của Đại công tử nhà họ Thẩm ở Duy huyện”.

Người nọ còn muốn nói gì đó, ba người Băng Nhi đã đi ra từ của miếu, chạy lại. Minh Nguyệt Hân Nhi liếc Tiết Bạch Y lia một cái, hỏi: “Tiểu thiếu phu nhân, đây là ai thế? Nhìn có vẻ tuấn tú nha”.

Tôi liếc con bé một cái, lạnh lùng nói: “Người ta ra sao thì liên quan gì tới chúng ta?”. Minh Nguyệt Hân Nhi lè lưỡi, không thèm để ý đến tôi.

Băng Nhi thì ngược lại, thấy người nọ, dường như ngây người. Cô đứng đó, nhìn y chăm chăm, hồi lâu không nói tiếng nào. Mãi tới khi tôi hỏi mấy câu liền, cô ấy mới lấy lại thần trí.

Tôi hỏi : “Băng Nhi, xăm nhân duyên của muội đã cầu xong rồi à? Giờ chúng ta đi tìm người giải xăm đi.”

Băng Nhi cầm thẻ xăm trên tay, ánh mắt vẫn không rời người nọ, một lúc sau mới đáp: “Được”

Người nọ lại cười nói: “Khỏi tìm người giải xăm. Ta giỏi thứ này lắm”. Dứt lời, y đoạt lấy thẻ xăm, đọc lên: “Hoa đào theo nước cuốn xa mù, Tam Sinh Thạch đã quá độ thu. Hải đường trong gió màu bợt bạt, một nét kiều diễm lòng hoài mơ. Xăm tốt, xăm tốt, thẻ xăm nói rất đúng về tiểu thư, sẽ giống như cánh hoa đào g ặp được con nước chảy trong lòng mình, cũng chính là tình lang. Ngay sau đó, chàng có tình, muội có ý, đương nhiên là phong thái giai nhân giữ trong lòng rồi. Ha ha, đây chính là thẻ xăm tốt nhất”.

--- ------ -------

[1] Bài thơ Chính Nguyệt thập ngũ dạ đăng ( Đèn đêm rằm tháng giếng) của nhà thơ Trương Hộ thời Đường.

[2] Tương truyền do Gia Cát Lượng thời Tam quốc chế ta, đèn sáng hai chữ Khổng Minh, vì vậy kêu là đèn Khổng Monh. Là loại đèn lợi dụng nguyên lú không khí nóng lên thì tương đối nhẹ có thể bay lên cao mà chế thành, bên trên không có miệng, tim đèn sau khi cháy xong thì không khí nóng ắp ở bên trong làm cho đèn bay lên cao. Ngày nay gọi đơn giản là đèn trời.

[3] Loại đèn được đốt suốt đêm ngày, chủ yếu dùng cho việc thờ cúng.

[4] Trích trong bài thơ Thập ngũ dạ quan đăng của tác giả Lư Chiếu Lân đời Đường

[5] Câu thơ trong bài Chu trang hà. Có người cho rằng tác giả bài thơ là nhf thơ Vương Duy thời Đường

[6] Trích bài từ Thanh ngọc âm của tác giả Tân Khí Tật thời Nam Tống

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.