Cuộc Sống Điền Văn Của Tình Nhi

Chương 47: Chế tác gia cụ (2)




Thẩm thị làm phiền lão gia tử đi mời thợ sơn đến, tiền lương của thợ sơn được tính theo sản phẩm , bởi vì nước sơn chỉ nhà hắn mới có, gia cụ tốt thì sơn nước sơn năm sáu lần, cho nên một cái giường sơn hết tám trăm văn, cửa sổ trong nhà đều làm tốt, cửa cũng làm xong mấy cái, làm hết từng này thì mất tam lượng bạc.

Thời gian nhoáng một cái đã cuối tháng, lúc Tăng Thụy Tường về nhà, Từ sư phụ đã làm xong hai cái giường, bây giờ đang làm bàn ghế ăn, bàn dài, 8 cái ghế, đều được khắc hoa, Tử Tình cảm giác giống phong cách thời Minh, nhưng nàng thật sự không hiểu nhiều về lịch sử, chỉ thấy rất thích.

Đồ đệ của Từ sư phụ còn dùng những tấm gỗ thông thường trong nhà làm một cái bàn tròn lớn, vô cùng đơn giản, sau này đều bị Thẩm thị bỏ hết vào kho, chính là căn phòng phía tây. Thẩm thị nói hai căn phòng hai bên tạm thời chưa có người ở, phía đông dùng để chất lương thực, phía tây dùng để đựng tạp vật, nhà gỗ thì để nông cụ và nuôi gà, tương lai để nuôi heo. Nhưng Tử Tình sợ nuôi heo có mùi khó chịu.

Giường thứ nhất đã được chuyển vào phòng, cái thứ hai còn ở ngoài viện, Tử Tình thấy thợ sơn Lí sư phụ đều lôi vô trong khi có ánh mặt trời, lúc trời không nắng thì kéo ra, cửa sổ trong nhà đều đã hoàn công, đang trong giai đoạn cuối cùng là quét sơn, một đồ đệ của Từ sư phụ đã đi rồi, một người khác là Tiểu Lưu thì ở lại làm bát thụ.

Bát thụ là một bộ tủ gắn trên tường ở phòng bếp, có thể tiết kiệm nhiều không gian hơn, lại gọn gàng, đương nhiên đây ý là Tử Tình, Tử Tình dùng nhánh cây khoa tay múa chân nửa ngày với Tiểu Lưu, Tiểu Lưu hiểu rõ thì nói rất đơn giản, dễ làm. Xem ra, lại phải thêm mười ngày nữa mới được chuyển vào nhà mới.

Tử Tình thấy phụ thân trở về, mới nghĩ đến bây giờ đã tháng mười, dương khoai còn chưa đào thử xem có lớn chưa, mấy ngày nay ở nhà giúp Thẩm thị ươm mầm, trồng cây, nấu cơm, không có nhớ chuyện dương khoai.

Tử Tình vội cầm cái cuốc nhỏ đi đào, lớn hơn lần trước, xem ra là vụ mùa bội thu. Tử Tình vui vẻ kéo tay Thẩm thị đi xem.

Lần này về nhà Tăng Thụy Tường không cần đi làm ruộng, lúa mạch cùng cải dầu đều có Tăng Thụy Ngọc gieo trồng, Tăng Thụy Tường mang cả nhà, hết 3 ngày mới nhổ hết được dương khoai, nhìn dương khoai xếp thành núi, lão gia tử sợ ngây người, sản lượng cũng quá cao. Lão gia tử cầm một ít trở về, nói là đưa cho nhà Xuân Ngọc gia một ít, Thẩm thị nhờ lão gia tử tìm thầy phong thủy xem lúc nào nên chuyển vào nhà cho thích hợp.

Trước khi Tăng Thụy Tường đi dạy, Từ sư phụ nói nếu làm bộ bàn ghế 6 cái, bàn trà, bàn dài, và bàn cúng tổ tiên, nhìn khí phái hơn, cộng thêm bàn trang điểm trong phòng mà làm bằng gỗ lim, thì hết một trăm lượng bạc là được.

Tăng Thụy Tường nói: "Lúc đầu đã ra giá mà 50 lượng, nếu trừ tiền vật có sẵn thì chắc không đến 100 lượng đâu. Nếu không thì ta bỏ thêm một trăm lượng, ngươi làm thêm cho ta hai bình phong bằng lim, là sáu cái rương bằng gỗ chương, không cần phải làm hết bằng gỗ chương, có thể thêm gỗ sam vô nữa là được, thế nào? Ta biết ngươi có nhiều gỗ lim mà."

Không nghĩ tới từ sư phụ sảng khoái đáp ứng. Phải biết rằng, một trăm lượng bạc đủ một hộ nông gia sống được hai mươi năm, hộ gia đình trong thành cũng sống được hơn mười năm, cho nên Từ sư phụ không ngờ những khúc gỗ mà hắn tích góp từng tí một lại có giá đến thế, hắn vui vẻ hơn bất kì ai hết.

Tử Tình tính toán, sợ bạc trong nhà không đủ, Thẩm thị cũng sốt ruột, khoai tây chắc phải nhờ Chu chưởng quầy kéo nhanh đi.

Thẩm thị vào thành tìm Chu chưởng quầy, ngày kế, Chu chưởng quầy tự mình dẫn người đến kéo, 4 lượt kéo đầy ắp mới hết, được hơn năm ngàn tám trăm cân, bán năm ngàn cân, thừa lại để làm giống, ăn, hoặc là cho.

Chu chưởng quầy nói, bây giờ chỉ được 3 văn 1 cân, bởi vì bọn họ bán ra chỉ 4 văn, Thẩm thị đồng ý, lấy mười lăm lượng bạc.

Lần này Chu chưởng quầy đến còn cho Tử Tình một lễ vật nhỏ, là một gương thủy tinh nho nhỏ, Tử Tình rất là ngạc nhiên, hỏi ở đâu mà có, nói là thuyền hải ngoại mang tới.

"Vậy có tấm thủy tinh trong suốt to bằng cửa sổ không?" Tử Tình hỏi.

"Có chứ, trong nhà Đông gia có, nhưng rất quý, Đông gia nói bên chỗ Việt thành có một xưởng, ra giá cao mời người từ nước ngoài làm."

"Vậy Chu chưởng quầy có biết muốn mua một cái lớn bằng cửa sổ thì mất bao nhiêu ngân lượng không?"

"Ta không biết, để ta trở về hỏi Đông gia lão gia, lần sau ngươi có vào thành sẽ nói cho ngươi biết. Nhưng mà, tiểu nữ oa à, nhà ngươi rất đẹp đó." Chu chưởng quầy cười nói.

"Ở nông thôn, không đáng giá tiền, vẫn là nhờ Chu chưởng quầy góp sức." Thẩm thị nói lời cảm tạ.

"Chu chưởng quầy, gần tết nhà của ta sẽ có lá tỏi cùng hương cần, các ngươi muốn không?"

"Muốn chứ, Đông gia chúng ta hàng năm đều vận chuyển đồ về kinh thành, đi đường đất thì nhanh hơn, mùa đông phương bắc thiếu đồ ăn, thường xuyên mang rau xanh ở đây qua bên đấy, đến lúc đó ngươi tới nói cho chúng ta biết một tiếng. Đừng quên mấy chục hoạn kê nữa, lão thái thái nhà ta bảo gà hay thơm ngon hơn."

"Chu chưởng quầy, ngươi quả thực đúng là quý nhân của nhà ta, ngươi yên tâm đi, chúng ta chỉ để lại 10 con, còn lại sẽ bán cả cho ngài." Thẩm thị nói. Xem ra phải nuôi nhiều hơn một ít.

Chờ người khác đi rồi, Thẩm thị nói với Tử Tình: "Vẫn là trồng thứ này thích hợp, cứ 3 tháng 1 mẫu lại được 5 lượng bạc, nhiều hơn tiền bán lúa mạch lúa nước."

Tử Tình vội nói: "Nghe nói phía nam trồng loại này được 3 quý. Nhưng chúng ta trồng để kiếm tiền, càng ngày càng nhiều người trồng, giá sẽ xuống nhiều, sản lượng cao thì không thể bán giá cao, bây giờ lấy vật hi vì quý (hiếm mới quý), cho nên thừa dịp giá cao mà dễ bán, chúng ta trồng nhiều chút."

"Làm sao mà con biết được? Ta phát hiện con càng ngày càng giống người lớn." Thẩm thị hồ nghi nhìn Tử Tình.

Nguy rồi, không chú ý, Tử Tình vội tươi cười, cầm vạt áo của Thẩm thị: "Nương, ngài không chú ý lúc Chu chưởng quầy nói chuyện, hắn và bọn tiểu nhị nói chuyện thì con nghe được, hắn nói nửa năm trước còn bán được 5 văn, bây giờ chỉ còn 4 văn, không phải là nhiều người trồng hơn sao?"

Thẩm thị suy nghĩ một chút, nói: "Cũng đúng. Ta tưởng một dừa con nít sao lại biết chuyện này, thì ra là nghe người khác nói. Xem ra nghe người khác nói chuyện cũng không phải chuyện xấu."

Tử Tình âm thầm thở dài nhẹ nhõm một hơi, vừa vặn lão gia tử vào cửa, Tử Tình may mắn là ông không thấy Thẩm thị bán được mười lăm lượng bạc. Lão gia tử nói, thấy phong thuỷ bảo mùng tám tháng mười một là ngày lành, có thể chuyển nhà.

Thẩm thị nghĩ còn vài ngày là tới, nếu cứ chờ mãi, thời tiết đã lạnh dần. Vì thế, Thẩm thị dẫn Tử Lộc vào thành, muốn mua rất nhiều thứ, bông vải, len, vải dệt, còn có giấy trắng, lúc này bát đũa chọn loại tinh xảo hơn, cư nhiên còn mua một cái nồi đất, hai cái chậu than, hết hơn 1 lượng, chủ yếu là tiền bông vải cùng vải dệt.

Tử Tình thấy nương bận việc, khẳng định là không biết vạt đất trồng dương khoai kia bây giờ nên trồng gì. Tử Tình đắn đo một hồi, vẫn là nên trồng cải dầu, mừng năm mới thì nhổ ít cải non bán, nhất là dịp tết, người trong thành muốn ăn rau dưa, không hết thì để cho già rồi làm dầu, nhổ xong, để đất nghỉ ngơi một chút là vừa lúc trồng dưa hấu.

Suy nghĩ xong Tử Tình liền nói việc này với Thẩm thị, nhưng lần này nàng chú ý cách nói chuyện hơn. Thẩm thị nhìn nhìn, không cần phải cày, chỉ cần xới xới một chút rồi gieo hạt là được, cũng bớt việc.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.