Cuộc Sống Điền Văn Của Tình Nhi

Chương 28: Vụ xuân




Mùng chín tháng ba là sinh nhật tám tuổi của Tử Lộc, sáng sớm Thẩm thị đã dậy nấu một cái trứng luộc cho hắn, lại lấy một đôi giày vải, nói: "Nương còn định may cho Lộc Nhi một bộ quần áo mới, nhưng mấy ngày nay bận quá, nương nhất định sẽ bù sau, chờ sang năm nhà có điều kiện, nương sẽ cho con đi học." Tử Lộc đỏ hồng mắt, gật gật đầu.

"Nhị ca, ngươi yên tâm đi, nhất định sang năm ngươi có thể đến trường , ta nói được làm được. Nhưng mà, he he, ngươi phải làm việc giúp ta à nha.” Tử Tình nói.

"Con oắt xấu xa này, dựa vào cái gì mà ngươi cam đoan thế hả? Đến lúc đó ngươi không kiếm được bạc, nhìn ngươi xấu hổ ra so nhé? Nương, ra ngoài làm việc thôi."

Thẩm thị nhìn thời tiết hôm nay, dẫn Tử Lộc đi cắt cải dầu, nàng nói cắt từ từ, cắt được bao nhiêu thì cắt, rồi ôm về nhà phơi, sai Tử Tình đuổi gà, không để chúng nó giẫm hư, Tử Tình lại sai Tử Thọ cầm que trúc đuổi gà, hai ngày vội vàng mới cắt được một nửa.

Cũng may cày bừa vụ xuân mới bắt đầu, Tăng Thụy Tường và Tử Phúc đều được nghỉ phép, Tăng Thụy Tường trở về thấy trong viện có giếng nước, vội hỏi: "Ngọc Mai, sao mỗi lần ta trở về đều có thứ mới vậy, bạc ở đâu mà đào giếng vậy?"

"Làm việc trước đi, buổi tối ta sẽ nói tỉ mỉ. Thừa dịp hôm nay trời đẹp, nhanh cắt cải dầu cho hết, nếu không, trời mưa xuống thì hỏng hết. Còn phải nhanh chóng gieo hoa màu." Thẩm thị nói xong, liền vội đi.

Dưới sự giúp đỡ của Tăng Thụy Tường và Tử Phúc, cải dầu nhanh chóng được cắt hết, Tử Tình cùng Tử Lộc ở trong nhà phơi, lấy cái khúc gỗ lâu lâu lại đập cho nát một ít, Thẩm thị dùng sức vò mớ cải, Thụy Tường cày ruộng nước một lần, Tử Tình vẫn không ngờ phụ thân biết làm mọi chuyện nhà nông, cũng không bị nuôi thành con mọt sách.

Có một ngày Thụy Tường đến lão phòng một chuyến, lúc trở về sắc mặt không vui, Thẩm thị cũng không hỏi cái gì, chỉ dịu dàng bưng cơm chiều lên, múc cho mỗi người một bát canh xương, từ cái lần mà Tử Tình mua xương về nhà hầm, Thẩm thị luôn luôn mua cho cả nhà ăn.

Tăng Thụy Tường nhìn đàn con trước mắt, lớn biết chăm sóc cho nhỏ, mà nhỏ biết nhường lớn, có khiêm có nhường , cơm nước xong, con lớn nhất chủ động thu dọn bát đũa, con thứ hai hỗ trợ, nữ nhi quét rác, vì thế nói với Thẩm thị: "Ngọc Mai à, vất vả cho ngươi rồi, ngươi dạy các con rất tốt."

Lên giường, Tử Tình nghe cuộc đối thoại của cha cùng nương, mới biết chuyện hôm nay cha đến lão phòng, lão gia tử không thèm nhìn hắn, vẫn còn tứ giận vụ đào giếng. Điền thị thì khóc bảo nhà nghèo khổ, thì ra việc hôn nhân của Hạ Ngọc không thành, người ta ghét bỏ Hạ Ngọc sức khỏe kém, muốn năm mươi lượng bạc làm của hồi môn, lương bổng mấy năm nay của Tăng Thụy Tường đều đưa hết cho Điền thị , cứ cho rằng mình luôn sống ở đây, nhà mình cũng không cần bạc, lại bớt chuyện gây gỗ, cho nên bọn nhỏ ăn không đủ no mặc không đủ ấm, sau khi ở riêng, nhà mình lại nghèo túng, cũng muốn xây cái nhà trước mùa đông, không thể để các con chen chúc trong nhà gỗ chật hẹp mà lạnh lẽo này được, nhưng Điền thị tuyệt đối không thông cảm chuyện này, lại là mẹ ruột của mình nên Tăng Thụy Tường không thể nói này nọ. Thẩm thị liền đem chuyện lão gia tử cùng Điền thị đến đây kể ra, Tăng Thụy Tường im lặng.

Hôm sau, trời đổ mưa một ngày, Thẩm thị nói may là đã cắt xong cải dầu, Tử Tình nhân cơ hội hỏi: "Nương, chúng ta thu được bao nhiêu cải dầu vậy?"

"Hơn 1 thạch."

Tử Tình đổi một chút, chưa được hai trăm cân, sản lượng thấp: "vậy số cải dầu này làm được bao nhiêu dầu ạ?"

"Chắc được 60 cân, năm nay chúng ta không cần mua dầu. Chiều nay nương sẽ chưng lấy dầu, xác cải dầu thì để làm phân bỏ trước khi cấy mạ."

Tử Tình phát hiện, cho dù con cái hỏi vấn đề gì, Thẩm thị luôn nhẫn nại giải đáp, chắc trong tiềm thức của nương luôn hi vọng dạy cho con nhiều điều trong cuộc sống, cho nên Tử Phúc còn nhỏ tuổi đã trầm ổn, hiểu được rất nhiều, Tử Tình so sánh, trừ bỏ mình có chuyên ngành hóa, còn mọi mặt khác thì tầm tầm như nhau, nhưng mình đã sống 22 tuổi mà, nội tâm Tử Tình tức giận bất bình.

Nói chuyện được một lúc, mưa đã tạnh, Tử Tình đến đất trồng rau nhìn xem, rau muống cao lớn không ít, kiếp trước Tử Tình rất thích ăn rau muống, bây giờ cũng chỉ đổi cái thân thể mà thôi, cải thìa đã sớm hái ăn rồi, cơn mưa lần này lại làm chúng nó phát triển mạnh, chen chen chúc chúc, Tử Tình nhổ một ít vào nhà, lúc ăn cơm chiều, nói với Thẩm thị rằng có thể nhỏ ít cải thìa và rau muống đi bán, bây giờ rau củ vẫn thiếu, có thể bán giá tốt.

"Phải bán chứ, nhưng nương muốn cấy mạ đã, vừa lúc trời đổ mưa thích hợp để trồng hoa màu, làm trước chứ nương sợ không kịp mùa." Thẩm thị nói.

"Vậy ngày mai đi cấy mạ đi, con cũng đi, dẫn tiểu đệ đi nữa." Tử Tình nói. Thẩm thị cũng muốn nhân ngày nắng đưa tiểu Tử Hỉ ra ngoài chút, chứ cứ ở riết trong nhà thì không tốt.

Vừa khéo là hôm sau trời đầy mây, Tăng Thụy Tường dẫn Thẩm thị và các ca ca đi gieo mạ, Tử Tình đành phải cầm cái cuốc nhỏ làm cỏ, xới đất bắt giun, nhìn thành quả lao động của bản thân, tâm tình rất sung sướng, năm nay có xây được nhà không thì phải trông đợi vào dưa hấu. Cho nên Tử Tình rất tỉ mỉ. Không riêng gì phân gà, nước rửa xương, máu loãng đều tưới cho cây. Đương nhiên là phân gà phải để một thời gian cho mục rửa rồi pha loãng mới tưới.

Tăng Thụy Tường và Thẩm thị dẫn con làm việc một ngày, cuối cùng cugnx gieo mạ xong.

Ngày kế, đợi khi Tử Tình thức dậy thì mọi người lớn hơn nàng đều đã ra ngoài, trên bàn có điểm tâm, còn có một chén nhỏ nước cơm cho Tử Hỉ ăn, Tử Tình đi ra thấy chỗ gần giếng có bùn đất, lại đến chỗ đất trồng rau, rau muống hầu như được ngắt hết, chắc Thẩm thị vào thành bán đồ ăn rồi. Tử Tình vào nhà nhìn hai đệ đệ tỉnh chưa, rồi đem bùn đất gần giếng quét dọn sạch sẽ .

Tâm 10 giờ hiện đại, Thẩm thị cùng Tử Lộc trở lại , Thẩm thị còn mua một khối vải bông màu thiên thanh (xanh da trời) và một khối vải bố thô màu trắng, nói là muốn may cho nam tử trong nhà một bộ: "Tiền bán rau hôm nay mua còn chưa đủ, may mà ta mang theo tiền, Tử Tình, lần này không đủ tiền, nương chưa mua được vải bông cho con, hàng năm cha con đều ở ngoài, không thể mặc quần áo cũ mãi, vài ngày nữa là sinh nhật đại ca con, nương làm trước cho hắn, lần sau mà bán rau thì nương nhất định sẽ mua cho Tình nhi một khối vải bông đẹp."

"Không có việc gì đâu nương, quần áo đại ca cũ nát cả rồi, hắn đến trường nên phải mặc tốt một chút. Nhưng lần sau nương có mua vải bông thì con muốn mặc giống nương cơ, nương cũng phải có quần áo mới." Tử Tình giặt quần áo nên biết, vải bông không rắn chắc, giặt vài lần là phai màu, dùng gậy gỗ đập mấy cái là rách, đứa nhỏ nhà nghèo không có khả năng may quần áo mới nhiều, cho nên, quần áo luôn có mụn vá, đến cuối cùng đều không nhìn ra bộ quần áo lúc đầu.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.