Công Chúa Vô Cảm

Chương 13: Sinh thần 2




Thiên Hòa điện là nơi hoàng đế dùng để mở yến tiệc, thiết đãi triều thần. Hiện tại bên trong đại điện của Thiên Hòa điện, cái vị quan đại thần cùng gia quyến của mình đã đến đông đủ, ngoài ra còn có các vị sứ giả của Hoàng Lân quốc, Long Thần quốc, Bảo Tần quốc và Phượng Vũ quốc cũng đã lặn lội đường xa đến đây để dâng lễ vật mừng sinh thần của Thần Vũ công chúa.

Thiên Hòa điện lúc này đang được trang hoàng lộng lẫy, đèn minh châu tỏa sáng rực rỡ cả đại điện. Rất nhiều cung nhân đi đi lại lại phục vụ các khách nhân. Phi tần cùng con cháu trong hoàng tộc cùng hoàng thân quốc thích cũng đã có mặt đầy đủ, thậm chí cả hoàng đế bệ hạ của Huyền Phong quốc đã đến ngồi ở ghế chủ vị. Người còn thiếu đó chính là Hiền Đức hoàng hậu nương nương và Thần Vũ công chúa. Quang Minh hoàng đế ngồi trên long tọa trông ngóng ra cửa thê tử cùng nữ nhi, Lan quý phi cùng Đức phi, Mai phi thấy vậy thì vô cùng ghen tức, hoàng thượng đối với bọn họ chưa bao trông chờ vậy đâu. Hôm nay bọn họ đã tự mình trang điểm lộng lẫy đến thế nào, bao nhiêu trang sứ đẹp nhất cũng đeo lên vậy mà bệ hạ vẫn chưa từng liếc đến họ một cái. Chỉ có Thục phi và Thần chiêu nghi là an phận ở chỗ của mình cùng đàm thoại với mấy vị phu nhân.

Đại hoàng tử và Tam công chúa có phần giống tính nhau, cũng chỉ ngồi yên vị tại chỗ của mình, thỉnh thoảng đưa mắt nhìn xung quanh chứ tuyệt không trò chuyện cùng ai cả. Hai anh em Nhị hoảng tử cùng Ngũ công chúa thì vẫn như vậy. Nhị hoàng tử thì lúc nào cũng cà phơ cà phất, chọc ghẹo cả cung nữ, Ngũ công chúa thì nhìn buổi yến tiệc thầm cảm thấy ghen ghét. Sinh thần của nàng phụ hoàng chưa bao giờ tổ chức lớn như vậy, thế mà tiện nha đầu kia năm nào cũng được. Gía như mình cũng được sủng ái như vậy thì tốt biết mấy, lúc ấy thì trong cung này ai cũng phải sợ hãi cung kính nàng. Lục công chúa và Thất hoàng tử thì còn quá nhỏ nên vẫn chỉ vui vẻ tận hưởng yến tiệc. Duy chỉ có Tứ hoàng tử là không thấy đâu, nghe Lan quý phi nói lại là bị bệnh sợ lây cho Bát công chúa nên không đi. Còn Trình Tuấn Kiệt cùng Liễu nương thì đừng ai hỏi vì với thân phận ti tiện của mình họ không được phép đến dự cung yến.

Cuối cùng, đương lúc mọi người đang nói chuyện vui vẻ thì có tiếng thái giám the thé kêu lên:

-Hoàng hậu nương nương giá đáo, Thần Vũ công chúa giá đáo

Lam Nguyệt được mẫu hậu dắt tay đi vào trong đại điện đôi mày xinh đẹp lại có chút nhíu lại. Thấy vậy Hiền Đức hoàng hậu liền lo lắng cho nữ nhi hỏi:

-Sao vậy Nguyệt nhi?

-Ồn quá!

Cười nhẹ, hoàng hậu sao lại không hiểu ý nữ nhi của mình chứ. Lam Nguyệt luôn thấy khó chịu khi nghe giọng của thái giám, nhất là những lúc hô lớn tiếng như thế này. Nhưng đây là quy định trong cung, không thể làm khác được.

Bá quan văn võ cùng có vị mệnh hệ phu nhân, tiểu thư công tử đồng loạt đứng lên hành lễ

-HOÀNG HẬU NƯƠNG NƯƠNG THIÊN TUẾ THIÊN TUẾ THIÊN THIÊN TUẾ. THẦN VŨ CÔNG CHÚA THIÊN TUẾ THIÊN TUẾ THIÊN THIÊN TUẾ!!!!!!!!!

Hiền Đức hoàng hậu tới gần chỗ chủ vị của Quang Minh hoàng đế, dắt tay Lam Nguyệt cùng hành lễ

-Thần thiếp xin thỉnh an hoàng thượng. Hoàng thượng vạn tuế.

-Nhi thần xin thỉnh an phụ hoàng! Phụ hoàng vạn tuế

Bình thường Lam Nguyệt sẽ không bao giờ ăn nói như vậy đâu. Toàn tự xưng là nữ nhi và đến quỳ gối hành lễ cũng sẽ không bao giờ chịu làm. Hoàng đế cưng chiều nàng nên cũng không có trách tội. Nhưng mà mẫu hậu liên tục dặn nàng trước khi đi là hôm nay sẽ có rất nhiều người sẽ nhìn vào nàng, nhìn vào mặt mũi của hoàng thất nên dù thế nào hôm nay nàng cũng phải cho ra dáng công chúa của một quốc. Ví dụ như với người bề dưới phải tự xưng là bổn công chúa, đối với phụ hoàng phải thể hiện hết mực sự cung kính, thực hiện đủ mọi lễ nghi mỗi khi hành lễ. Haizz....Thiệt phiền phức mà.

Quang Minh hoàng đế thấy thê tử cùng nữ nhi của mình cuối cùng cũng đã đến, khuôn mặt đang nghiêm nghị bỗng chốc trở nên ôn hòa hơn, giọng nói không giấu nổi có chút vui mừng

-Ái phi cùng Lam Nguyệt mau bình thân!

-Tạ ơn hoàng thượng/phụ hoàng.

Vị trí của hoàng hậu là ở ngay cạnh hoàng đế, Lam Nguyệt ngồi ở giữ bọn bọ. Cả ba người tạo nên một viễn cảnh gia đình hạnh phúc đầm ấm khiến ai cũng phải ghen tị. Các triều thần cùng sứ giả thì khen ngợi Hoàng đế cùng hoàng hậu đế hậu tình thâm. Còn các phi tần thì âm thầm cắn khăn ghen tức, chỉ hận không thể ngay lập tức thế chỗ của hoàng hậu. Lam Nguyệt thì được ca ngợi là xinh đẹp đáng yêu, lại thông minh tài giỏi. Nàng nhàm chán nghe mấy người đó nịnh bợi, cái gì mà thông minh tài giỏi, không phải chỉ nghe mấy lời đồn đại rồi khen cho có sao? Lam Nguyệt nàng mới có 3 tuổi, suốt ngày ở trong cung ăn, chơi và ngủ thì đã làm được cái gì nên hồn để mà ca vởi chả tụng. May ra có cái mã bên ngoài hơn người. Vả lại khen nhiều thế nàng cũng không được gì, ngược lại còn bị mấy người ghen ghét. Đừng nghĩ là nàng không biết Ngũ công chúa đang nhìn nàng bằng con mắt hận thù như kiểu nàng giết cha mẹ thân sinh của nàng ta vậy.

Tất nhiên buổi yến tiệc sẽ diễn ra theo lễ nghi cung đình. Các vũ cơ biểu diễn ca múa, các tiểu thư thế gia nhà quan cũng góp vui vài phần mất vài canh giờ, sau đó mất thêm hai canh giờ chỉ để tặng quà cho nàng. Mà tặng phẩm thì hầu như đều là kì trân dị bảo quý giá. Đây rõ ràng là để bọn họ nịnh bợ hoàng đế chứ có bất cứ món nào trong số đó nàng dùng được đâu.

Cuối cùng khi sắp tàn tiệc thì Quang Minh hoàng đế chiêu cáo với các triều thần về lễ cầu phúc trên chùa Vọng Thiên. Hằng năm Huyền Phong quốc đều tổ chức một lễ cầu phúc, để thể hiện lòng biết ơn đến Mẫu Thần đã che chở và cũng là để một lần nữa gửi lời cầu nguyện về một năm bình an của dân chúng tới vị thần này. Và đặc biệt thời gian tổ chứa lại là sau sinh thần của nàng, Và nàng, với thần phận Thánh nữ, được đặc biệt tấn phong Thiên Mệnh Thánh Nữ Hộ Quốc công chúa, phải đảm nhiệm vai trò vu nữ chủ trì đại lễ này. Mấy năm trước là do nàng còn quá nhỏ nên chủ trì là do Thiền Tang đại sư làm, nhưng năm nay tuổi nàng đã coi như đủ nên phải tham gia.

Vì còn nhỏ nên Lam Nguyệt được mẫu hậu đưa về Minh Nguyệt cung nghỉ ngơi trước để sáng sớm mai giờ Mão liền lập tức xuất phát đến chùa Vọng Thiên. Còn đám người kia còn ngồi ăn yến tiệc đến lúc nào thì nàng cũng không biết

----------------------------------------------------------------------------------------------------

Sáng sớm hôm sau, đúng giờ Mão Lam Nguyệt đã yên vị trên xe ngựa chuẩn bị xuất cung. Lễ cầu phúc sẽ diễn ra vào ba ngày sau, nhưng do nàng là vu nữ nên một mình nàng phải đến đó trước. Nói một mình cũng không hẳn đúng là bởi đi cùng nàng có rất nhiều thị vệ, cung nữ thái giám theo hậu hạ, còn có Liễu nương đã vào cung theo chiếu chỉ làm nhũ mẫu chăm sóc nàng. Mẫu hậu không đi cùng được bởi người cũng phải lo rất nhiều việc trong cung trước khi đi. Lo lắng cho nàng nên mẫu hậu cũng đã dặn dò rất nhiều. Phụ hoàng cũng sợ nàng trên đường đi mệt mỏi nên chuẩn bị một cỗ xe rất thoải mái. Bên trong lót rất nhiều đệm, trải rất nhiều tấm lông thú, còn có đủ trà điểm tâm nếu nàng đói.

Liễu nương vừa mới vào cung lại làm nhũ mẫu cho Bát công chúa nên không khỏi có chút căng thẳng. Thấy công chúa từ lúc rời khỏi hoàng cung tới giờ không nói không rằng, chỉ nhìn ra ngoài cửa sổ nên cẩn thận hỏi:

-Công chúa điện hạ! Người có muốn ít điểm tâm hay trà không? Sáng sớm đi vội người cũng chưa ăn gì.

-Đem lên đi! Nhiều một chút!

-Vâng thưa công chúa!

Lam Nguyệt vẫn dùng giọng điệu không mặn không nhạt của mình mà trả lời. Cái này cũng không trách được nàng, kiếp trước nàng bị nhốt trong cái phòng thí nghiệm đó, chịu đau đớn về thể xác lẫn tinh thần làm nàng quên mất cái bản năng biểu lộ cảm xúc. Sau này khi được ba mẹ Dương cưu mang, nhìn mọi người lúc cười lúc khóc, lúc lại tức giận nàng vẫn thực sự không hiểu tại sao lại như vậy? Tại sao mọi người lại khóc, lại cười. Nàng cố bắt chước họ nhưng cũng chẳng để làm gì? Cười hay khóc cũng chỉ vì làm vậy để mọi người không nghĩ nàng kì quái. Nó cũng như việc đeo một cái mặt nạ cảm xúc để người ta xem vậy, giống như một người nào đó nàng gặp ở Bảo triều điện. Cũng đều đeo một vẻ mặt khác để lừa mọi người, chỉ là bây giờ nàng không làm vậy nữa bởi dù thế nào thì với địa vị này, ai còn dám mở lời nói ra nói vào nàng. Thậm chí bọn họ còn ca ngợi nàng có phong thái của người bề trên, cao cao tại thượng. Mà nhắc mới nhớ, không biết hắn trụ ra sao rồi, phải đi nhanh hơn mới được, không thì trễ mất.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.