Cô Dâu Bị Đánh Tráo Của Tổng Tài

Chương 44: Đi kiếm tiền






Khi Nguyễn An Nhiên đi xuống dưới nhà để ăn sáng, Hà Văn Nhĩ liền đem công việc mới nói cho cô biết.

“Chỉ cần chăm chỉ, trồng đúng kĩ thuật, mỗi cây lê có thể kiếm được một trăm bảy mươi lăm nghìn” Thấy ánh mắt kinh ngạc của An Nhiên, ông lại đè nén áy náy trong lòng, bổ sung một câu để cứu vớt sự lương thiện của bản thân. “Vốn dĩ là giá khác, nhưng vì là người nhà của cậu chủ nên mới được tính như vậy”

An Nhiên biết mình không có nhiều lựa chọn, bèn gật đầu, vui vẻ cảm ơn ông. Cô nghĩ mình đang được trả công cao hơn giá gốc do là chỗ quen biết, trăm nghìn lần không ngờ được giá trồng một cây lê thực chất là ba trăm ngàn. Chính vì là người nhà nên Tống Thành mới ép xuống gần một nửa, nếu không có Hà Văn Nhĩ cắn rứt lương tâm thay cô mặc cả thì có khi giá còn thấp nữa.

Bữa sáng kết thúc, An Nhiên mặc một bộ đồ thoải mái, leo lên xe để quản gia chở đến trang trại gia đình. Từ biệt thự của Tống Thành đi thêm hai, ba chục cây số nữa là đến một vùng đồi thoai thoải. Ở nơi này có trang trại chuyên cung cấp thực phẩm và rau xanh cho biệt thự của Tống Thành.

Tuy chưa phải làm nông nhưng An Nhiên đã từng làm việc chân tay. Cô nghĩ mình có thể kham được công việc vất vả, trong đầu còn nhẩm tính mỗi ngày mình trồng mười cây, cuối tháng sẽ có bốn, năm chục triệu.

Không ngờ làm nông dân có thể kiếm được nhiều như vậy.

Đến khi người nông dân của trang trại tới hướng dẫn cô cách làm, An Nhiên mới vỡ mộng. Đầu tiên là phải đào hố, mỗi chiều rộng và sâu tới bảy mươi phân. Đây là việc làm tốn sức kinh khủng.


Cũng may cô được Hà Văn Nhĩ tốt bụng chuẩn bị sẵn cho một đôi găng chuyên dụng mới có thể tránh bị phồng rộp tay. Hì hục đào một cái hố xong, người ta đưa một đống phân bón các loại, hướng dẫn cô cách trộn theo đúng tỉ lệ rồi rải xuống hố.

Xong đâu đấy, cái hố đó lại phải để thêm nửa tháng đến một tháng, diệt hết mối, chờ thời tiết đẹp mới trồng được cây.

An Nhiên hì hục đào cả buổi sáng được hai cái hố. Cô trộn phân bón rồi rải cẩn thận.

Sau đó, người hướng dẫn đưa cô tới một cái hố đã được xử lí trước đó hai mươi ngày, dạy cô cách trồng cây. Trước hết là đào một cái hốc ở chính giữa hố, sau đó đặt cây lê vào, căn chỉnh sao cho cây thẳng đứng, dáng vẻ tự nhiên.

An Nhiên chật vật chỉnh sửa một hồi, xoay ngang xoay dọc, cuối cùng phải nhờ tới người hướng dẫn giúp một tay, cô mới đặt được cây lê theo dáng ưng ý. Xong xuôi đâu đấy, cô lại phải chạy đi lấy rơm và cỏ khô ủ vào gốc để giữ ẩm cho cây. Cuối cùng là tưới thêm mười mấy lít nước, thế là hoàn thành.

Trồng xong được một cây lê, An Nhiên ngồi phịch xuống đất, mồ hôi mồ kê túa ra đầm đìa.

Người hướng dẫn nhìn cô mệt mỏi như vậy thì rất thông cảm, bèn lấy cho cô một ly nước, lại còn khen ngợi cô đã cố gắng. Hà Văn Nhĩ nhìn An Nhiên làm việc chăm chỉ, trong lòng rất thương xót. Nhưng lệnh của cậu chủ đã ban ra, ông không còn cách nào khác ngoài việc tuân theo. Trong lúc An Nhiên ngồi nghỉ, ông bảo người trong trang trại mang ra cho cô ít hoa quả tươi để cô bồi dưỡng.

Không khí ở vườn lê rất mát mẻ. Những cây lê đã trồng trước đây giờ cao đến quá đầu người. Có những cây ra trái sai trĩu, vàng óng. Hương lê thơm ngọt lan theo gió, tản mát khắp vườn. An Nhiên ngồi ăn trái cây, nhìn từng đàn ong bướm dập dìu, chợt nảy ra một ý. Cô liền hỏi Hà Văn NHĩ: “Tôi muốn nuôi tổ ong có được không?”

Hà Văn Nhĩ kinh ngạc, trông lê còn chưa đủ mệt hay sao mà cô lại nghĩ đến cả việc nuôi tổ ong?

Nhưng An Nhiên nói nơi này nhiều hoa, ong tìm đến hàng đàn. Nếu không tận dụng thì phí quá. Hà Văn Nhĩ đành gật i, nói sẽ hỏi người trông coi trang trại, nhờ tìm giúp người biết cách nuôi ong.

Nhận được lời hứa của Hà Văn Nhĩ, An Nhiên rất vui vẻ. Cô hớn hở nhảy xuống khỏi cái xe cút kít chất đầy rơm và dụng cụ, ôm theo một cây lê con đi đến cái hố đã được chuẩn bị sẵn. Hà Văn Nhĩ vẫn ngồi trên xe quan sát, thuận tiện cùng cô nói chuyện phiếm cho đỡ buồn. Ông nói cho cô biết trang trại này rộng đến cỡ nào, cô vô cùng kinh ngạc, bèn hỏi: “Vậy tất cả rau củ ở nhà ăn đều lấy từ đây à?”

Hà Văn Nhĩ gật đầu, bổ sung thêm: “Không những rau củ mà ngay cả thịt cá, tôm cua cũng lấy từ đây. Cuối trang trại còn có một đoạn sông, thủy sản nuôi được khá phong phú. Cho nên nhà ta chỉ có hải sản hoặc trái cây hiếm là phải lấy từ nguồn khác, còn lại đều tự cung tự cấp được.”

không phải vườn cây ăn quả thì là vườn rau, cô buột miệng cảm thán: “Trang trại lớn thế này, ăn làm sao hết được?” Một ngày, lượng rau quả thu hoạch vô cùng lớn, Tống Thành có mọc ra mười cái miệng cũng không xơi hết được đâu.

Hà Văn Nhĩ cảm thấy cơ hội quảng cáo đã đến, liền nói một tràng: “Trang trại này ngoài việc cung cấp thực phẩm cho nhà chúng ta thì còn cung cấp cho cả trại trẻ nữa. Lúc trước thì dùng để kinh doanh, nhưng ba năm trở lại đây thì cậu Thành nhận tài trợ thực phẩm cho mấy trại trẻ mồ côi. Mới gần đây thì có thêm một nhà tình thương của người già neo đơn nữa. Bọn họ cũng được nhận vào đây làm việc luôn.”

Không tin nổi, người như Tống Thành lại có thể tài trợ cho những người nghèo khổ sao? Thấy An Nhiên nửa tin nửa ngờ, Hà Văn Nhĩ khẳng định chắc nịch: “Cậu chủ tuy ít nói, lạnh lùng thế thôi chứ là người có tấm lòng lương thiện lắm. Năm nào công ty của cậu ấy cũng trích một phần lợi nhuận để làm từ thiện. Bản thân cậu ấy cũng thường xuyên quyên góp số tiền lớn”


Đó là một mặt mới mẻ của Tống Thành mà An Nhiên chưa hề biết đến. Cô nhớ lại khuôn mặt như hung thần của hắn lúc bóp cổ cô rồi vứt xuống hồ cá sấu. Nỗi khiếp đảm ám ảnh cô quá sâu, đến giờ vẫn không thể xóa nhòa. Lại thêm việc hẳn cho con trai ba tuổi của cô đến trường nội trú nữa.

Quản gia nhìn khuôn mặt đăm chiêu của An Nhiên, nói: “Cô An Nhiên, chỉ cần cô mở lòng, cô sẽ thấy được nhiều điểm tốt của cậu chủ”

An Nhiên cay đắng lắc đầu. Cô chua xót nói: “Không thể đâu. Tổn thương Tống Thành gây ra cho tôi sâu như thế. Tôi làm sao mà quên được. Có lẽ cả đời này tôi cũng không thể chấp nhận anh ta”

Không để quản gia nói thêm câu nào nữa, An Nhiên lại cúi xuống đánh vật với cái cây. Đây là cây lê đầu tiên một mình cô tự tay trồng, nhất định phải làm thật cẩn thận.

Hà Văn Nhĩ ngồi nhìn một hồi, sau đó lấy điện thoại ra chụp ảnh, gửi cho Tống Thành.

Lúc này Tống Thành vừa kí xong một kế hoạch kinh doanh, thảnh thơi mở tin nhắn của Hà Văn Nhĩ. Ảnh do ông quản gia nhà hẳn chụp tuy không được chuyên nghiệp, bố cục lệch lạc, đối tượng nghiêng ngả nhưng Tống Thành vẫn nhìn ra vợ hắn đội nón, mặc đồ rộng thùng thình, đang khom lưng giữ lấy thân cây lê.

Hắn lập tức gọi video cho Hà Văn Nhĩ.

“Cậu Thành?” Hà Văn Nhĩ ngỡ ngàng, bình thường chỉ có bà Hai là thích dùng chế độ video call thôi, còn cậu chủ toàn gọi điện bình thường. Thế mà hôm nay phá lệ, chắc chắn là muốn ông làm cầu truyền hình đi.

Tống Thành nói ngắn gọn: “Tôi muốn nhìn rõ hơn.”

Hà Văn Nhĩ cẩn thận xoay chiều camera, chiếu thẳng về phía An Nhiên. Ông còn cẩn thận dùng ngón tay nhăn nheo phóng to hình ảnh để Tống Thành nhìn rõ cả khuôn mặt đang đỏ bừng, đầm đìa mồ hôi của cô.

Không hề hay biết việc trồng cây của mình đang bị Hà Văn Nhĩ tường thuật trực tiếp tại hiện trường cho điểm cầu NC Building, An Nhiên vẫn ngang nhiên xoay ngang xoay dọc cái cây một hồi. Để chọn được dáng cây ưng ý, cô không ngại đứng lên ngồi xuống, có lúc lại đứng khom lưng, vểnh mông như một bà cụ để làm việc. Toàn bộ hình ảnh lọt vào camera của Hà Văn Nhĩ, bên kia Tống Thành lặng lẽ bấm nút ghi hình.

Hắn nhìn cô vật lộn một lúc lâu đến tận giữa trưa nắng lên tới đỉnh đầu, trong lòng cũng cảm thấy sốt ruột thay cô.

Cuối cùng, Tống Thành ra chỉ thị ngắn gọn: “Nghỉ ăn cơm đi thôi”

Nói xong, hẳn cũng tắt máy. Trưa nay còn phải đi ăn với đối tác, hẳn không thể tới muộn, đành luyến tiếc đứng lên Hà Văn Nhĩ tắt máy xong cũng từ xe cút kít nhảy xuống, đi về phía An Nhiên. Ông phải ra tay hỗ trợ cô một chút để cô còn nhanh được nghỉ ăn cơm. An Nhiên đặt được cây đúng vị trí, ủ rơm và cỏ khô xong thì tưới nước đúng định lượng.


Xong xuôi đâu đấy, cô vui vẻ hớn hở cảm ơn Hà Văn Nhĩ, rủ ông cùng đi lĩnh tiền công Vốn dĩ trang trại trả công theo tháng, nhưng An Nhiên là trường hợp đặc biệt, Hà Văn Nhĩ dặn phải trả cô công theo ngày.

Thế là An Nhiên kiếm được một trăm bảy mươi lăm ngàn đầu tiên từ túi của Tống Thành. Cô hí hửng vui sướng, nghĩ rằng số tiền ý nghĩa này phải dùng đế mua cái gì đó thú vị mới được.

Bọn họ không trở về nhà, Hà Văn Nhĩ cũng không muốn để An Nhiên ăn trưa cùng những người nông dân trong trang trại. Ô bèn lái xe đưa cô đến một căn nhà g: đó. Căn nhà này vẫn nằm trong diện tích của trang trại nhưng lại ở trên sườn đồi. Đây là nơi Tống Thành thường nghỉ lại mỗi khi tới thăm thú nơi này.

Trên đường đi, An Nhiên thấy một bà già đang khom lưng gánh một thúng gì đó, cô liền kêu Hà Văn Nhĩ dừng xe, chạy tới h: thăm. Thì ra bà cụ vừa thu hoạch củ cải đỏ, đang gánh về nhà kho. Chắc chắn đây là người của nhà tình thương mà Tống Thành nhận vào làm. Bọn họ tùy theo sức lực mà nhận việc tương ứng, Hà Văn Nhĩ nói Tống Thành chỉ tạo cơ hội cho mọi người lao động để họ giữ được lòng tự trọng, không quan tâm họ làm được bao nhiêu.

Những củ cải đỏ tươi vừa nhổ nằm trong thúng trông thật thích mắt. An Nhiên liên mang chỗ tiền mình vừa kiếm được ra, mua mấy củ. Bà cụ kinh ngạc, rau củ ở đây đâu có bán ra ngoài cho người lạ. Nhưng thấy Hà Văn Nhĩ gật đầu ra tín bà đành bán vậy.

Ông ấy là quản gia, thường xuyên qua lại nơi này nên bà biết.

Bà cụ nhặt cho An Nhiên mấy củ ngon nhất, cô đưa cho bà hết chỗ tiền của mình, làm bà lại kinh ngạc lần nữa, vội xua tay nói: “Không đâu… Mấy củ này chỉ hết độ hai chục nghìn thôi”

An Nhiên tủm tỉm cười, dúi tiền vào tay bà, nói: “Chỗ còn thừa cháu biếu bà. Bà cứ cầm đi”

Sau đó, cô ôm chỗ củ cải lên xe, tiếp tục lên đường.

Bà cụ đứng ngẩn ra bên thúng củ cải, trên tay cầm mấy tờ tiền mà run rẩy.







Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.